Thiết kế bài dạy lớp Lá - Chủ đề: Cơ thể tôi
* Kiến thức:
- 5 Tuổi: Trẻ xác định được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng (Có sự định hướng) ( MT 25)
- 4 Tuổi: Trẻ nhận biết được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng.
* Kĩ năng:
- 5 tuổi: Phát triển tư duy, khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- 4 Tuổi: Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ, trẻ đếm to, rõ ràng qua các nhóm đồ vật.
*Thái độ
- Giáo dục cháu biết trật tự trong giờ học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
*Cô:
- Búp bê, đôi dép, mũ, thảm cỏ, cặp.
* Trẻ:
- Chiếu trẻ ngồi,búp bê, mũ, thảm cỏ nhỏ.
* NDTH:âm nhạc: Ồ, sao bé không lắc.
Người thực hiện:Hà Thị Thủy Thứ ba , ngày 27 tháng 09 năm 2016 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC LQVT Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng (Có sự định hướng) * Kiến thức: - 5 Tuổi: Trẻ xác định được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng (Có sự định hướng) ( MT 25) - 4 Tuổi: Trẻ nhận biết được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng. * Kĩ năng: - 5 tuổi: Phát triển tư duy, khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - 4 Tuổi: Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ, trẻ đếm to, rõ ràng qua các nhóm đồ vật. *Thái độ - Giáo dục cháu biết trật tự trong giờ học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. *Cô: - Búp bê, đôi dép, mũ, thảm cỏ, cặp. * Trẻ: - Chiếu trẻ ngồi,búp bê, mũ, thảm cỏ nhỏ. * NDTH:âm nhạc: Ồ, sao bé không lắc. * Hoạt động 1: Luyện tập xác địnhphía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng - Cô tổ chức cho trẻ hát bài hát: Ồ, sao bé không lắc - Trò chuyện qua với trẻ về nội dung bài hát: + Các con vừa hát xong bài hát gì? + Trong bài hát có nhắc tới những bộ phận gì? + Ngoài tay ra thì trên cơ thể chúng ta còn có những bộ phận nào nữa? - Mời 1- 2 trẻ kể tên các bộ phận trên cơ thể - Giáo dục trẻbiết chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể, giữ gìn sức khỏe. - Hôm nay sẽ có một bạn tới thăm lớp mình, các con cùng chào đón bạn nhé! - Các con nhìn thử xem bạn mang trang phục gì tới lớp nào? + Trên đầu bạn có gì đây? + Dưới chân của bạn mang gì? + Bạn đeo cặp ở đâu nhỉ? + Thế phía trước bạn cầm gì đây? * Hoạt động 2: Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng (Có sự định hướng) * Xác định phía trước, phía sau: - Cô mời 1 trẻ lên chơi ngồi vào ghế ở giữa lớp. Cô nói “Trời tối, cả lớp nhắm mắt lại, cô lấy búp bê đặt ở phía trước và gấu bông đặt ở phía sau của bạn lên chơi và sau đó cô nói “Trời sáng“ cả lớp mở mắt ra quan sát và ghi nhớ xem cô vừa đặt đồ chơi gì và ở phía nào của của bạn. - Tương tự cô mời 3 trẻ lên đứng thẳng hàng, lấy bạn ở giữa làm đối tượng và hỏi trẻ về vị trí của từng bạn so với bạn ở giữa, cô thay đổi vị trí của các bạn và hỏi trẻ. * Xác định phía trên, phía dưới: - Cô sử dụng búp bê, trên đầu búp bê đội mũ, dưới chân búp bê cô đặt một thảm cỏ và cho trẻ nhận biết, xác định vị trí của các đồ vật. * Tổ chức cho trẻ thực hiện: - Cô phát cho mỗi trẻ một con búp bê, một cái mũ, một thảm cỏ và cho trẻ thực hiện đặt các đồ vật xen kẽ các vị trí theo yêu cầu của cô. - Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ. - Động viên khuyến khích trẻ thực hiện. - Cô giúp đỡ những nhóm trẻ còn lúng túng. Hoạt động 3 :Luyện tập - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi luyện tập: * TC: Về đúng chỗ - Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh về đúng chỗ Phía sau cô hoặc phía trước cô, thì trẻ về đúng vị trí đó. -Tổ chức trẻ chơi 2-3 lần - Cô sửa sai cho trẻ thực hiện chưa được. - Động viên khuyến khích. + Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Dạo chơi vườn hoa - TCHT: Tìm bạn - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Cháu biết tên các trò chơi trong ngày tết trung thu - Hứng thú tham gia vào hoạt động - Hiểu luật chơi, cách chơi của trò chơi, nhanh nhẹn và biết phối hợp với bạn. - Chơi theo ý thích một cách sáng tạo và hứng thú. - Sân chơi sạch sẽ, mũ, dép cho trẻ. * Dạo chơi vườn hoa: - Trước khi đi, cô dặn dò trẻ: khi ra sân không chạy lung tung, xô đẩy nhau, phải đi theo hàng, không ngắt hoa, bẻ cành - Cô cháu cùng hát “ Khúc hát dạo chơi”. - Trò chuyện cùng trẻ về vườn hoa trong trường. - Gợi hỏi trẻ trong vườn hoa có những loại hoa gì? - Hoa có những đặc điểm gì? - Hoa có ích lợi gì? - Để hoa luôn tươi tốt thì chúng ta sẽ làm gì? - Gợi ý trẻ quan sát các bồn hoa khác trong trường,và nêu nhận xét của mình. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh và hoa,không bứt lá bẻ cành. - Cô nhận xét chung là tuyên dương, khen ngợi trẻ. * Trò chơi học tập: tìm bạn - Cô giới thiệu trò chơi: tìm bạn - Cô phổ biến luật chơi: Cháu phải đi tìm bạn theo yêu cầu của cô. - Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát 1 bài hát. Khi trẻ dang hát hoặc hát hết bài, nghe cô ra hiệu lệnh: “tìm bạn, tìm bạn”. Trẻ đồng thanh “bạn nào, bạn nào?”, cô ra hiệu lệnh “tìm bạn khác giới” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình 1 bạn khác giới. Sau đó, các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói “đổi bạn”thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo yêu cầu của cô. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Giáo dục trẻ phải biết đoàn kết với nhau, phải có tinh thần đồng đội tính tập thể. - Cô bao quát động viên trẻ chơi tích cực. * Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích trong sân trường, với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát và quản trẻ chơi ngoan, an toàn. + Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIẾU - LQTV : + Bàn tay + Bàn chân + Bụng - Thực hiện vở bé làm quen toán - Chơi theo ý thích trong các góc chơi. - Trẻ nghe, hiểu và nói được từ bàn tay, bàn chân, bụng. -Trẻ đọc từ, rõ chính xác các từ Tiếng Việt: bàn tay, bàn chân, bụng. -Giáo dục trẻ biết yêu tiếng Việt - Trẻ biết thực hiện vở đúng yêu cầu. - Trẻ thực hiện đúng kĩ năng. Thực hiện đúng yêu cầu của bài tập. -Tranh: bàn tay, bàn chân, bụng. -Vở làm quen với toán * Làm quen từ tiếng việt:bàn tay, bàn chân, bụng. - Cho trẻ hát bài: “mừng sinh nhật” - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát - Trò chuyện với trẻ về các bộ phận của cơ thể bé. - GD trẻ biết bảo vệ thân thể, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. Cho trẻ quan sát tranh “bàn tay”. - Hỏi trẻ về bức tranh: các con có mấy bàn tay, một bàn tay có mấy ngón tay? - Cô đọc mẫu 3 lần và cho trẻ đọc “bàn tay”. - Tổ chức cho trẻ đọc nhiều lần theo nhiều hình thức khác nhau: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cho trẻ quan sát tranh “bàn chân” - Hỏi trẻ về nội dung bức tranh. - Cô đọc mẫu 3 lần và cho trẻ đọc từ “bàn chân” - Cô cho cả lớp đọc. - Cho trẻ đọc theo nhiều hình thức khác nhau. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Tương tự cho trẻ quan sát tranh và đọc từ tiếng việt “bụng”. -Cô cho trẻ nhắc lại từ tiếng Việt:bàn tay, bàn chân, bụng * TC củng cố: - Tổ chức cho trẻ chơi TC tranh gì biến mất. - Cô nhận xét và hỏi lại trẻ về các từ tiếng việt mới được làm quen và yêu cầu trẻ nhắc lại: bàn tay, bàn chân, bụng. *Thực hiện vở bé làm quen vời toán - Cho trẻ về bàn ngồi, cô hướng dẫn trẻ mở từng trang vở đến trang cần thực hiện. - Hướng dẫn trẻ cách thực hiện. - Tổ chức cho trẻ thực hiện. - Cô chú ý bao quát trẻ trong quá trình trẻ thực hiện. - Cô nhắc nhở trẻ ngồi, cầm bút đúng tư thế. - Sau khi trẻ thực hiện xong, cô nhắc nhở trẻ cất vở đúng nơi quy định. * Chơi theo ý thíchtrong các góc chơi - Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích trong các góc chơi. - Cô bao quát trẻ. - Giải quyết những mâu thuẩn của trẻ. + Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. Thứ tư, ngày 28 tháng 09 năm 2016 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC Làm quenchữ cái A, ă, â * Kiến thức - Trẻ nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ cái a, ă, â. - Trẻ tìm đúng chữ a, ă, â trong từ. * Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â. - Biết so sánh và nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa chữ cái a, ă, â.( MT 26) * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết yêu quý cơ thể. * Cô: - Thẻ chữ cái a, ă, â cho cô - Tranh vẽ có băng từ : cái tai, đôi mắt, ấm trà. * Trẻ : - Bút màu lông - Thẻ chữ cái a, ă, â. * Nội dung tích hợp - HĐ phát triển thẩm mỹ: Hát bài “khuôn mặt cười”. * Hoạt động 1: ổn định – gây hứng thú - Tổ chức cho cháu hát bài “ mừng sinh nhật”. - Cô và trẻ trò chuyện về các giác quan. * Hoạt động 2: Làm quen nhóm chữ cái a, ă, â * Làm quen chữ a - Cô đố các cháu: Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô Âm thanh, tiếng động nhỏ, to quanh mình. Là cái gì? (cái tai) - Cô cho trẻ xem tranh cái tai, dưới tranh cô có từ “ cái tai” - Cô đọc băng từ trong tranh 2 lần . - Cho trẻ đọc từ “ cái tai ” 2- 3 lần. - Cô giới thiệu trong băng từ “cái tai”: có nhiều chữ cái, cô rút chữ a ra. - Cô giới thiệu chữ, cấu tạo nét chữ a . - Cô phát âm mẫu 1 - 2 lần. - Cho trẻ phát âm ( Cô sữa sai cho trẻ phát âm được đúng hơn ) - Mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm. - Cô phân tích chữ a (Chữ “a” có 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phải nét cong tròn.) - Cô giới thiệu chữ a viết in và chữ a viết thường. - Cô cho cả lớp phát âm chữ a viết in và chữ a viết thường. * Làm quen chữ ă: - Cô đố trẻ: Cái gì một cặp song sinh Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh? ( đôi mắt) - Cô chiếu tranh đôi mắt, dưới tranh cô có băng từ “ đôi mắt” - Cô đọc mẫu từ “đôi mắt” 2- 3 lần. - Cô cho trẻ đọc “ đôi mắt” 2- 3 lần. - Hỏi trẻ trong băng từ đôi mắt có những chữ cái nào đã được học? - Cô giới thiệu cho trẻ chữ “ă”. - Cô phát âm mẫu 2- 3 lần. - Cho trẻ phát âm. - Mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm. - Cô phân tích chữ ă (Chữ “ă” có 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phải nét cong tròn, phía trên có dấu mũ cong ngược.) - Cô giới thiệu chữ ă viết in và chữ ă viết thường . - Cô cho cả lớp phát âm chữ ă viết in và chữ ă viết thường . * Làm quen chữ â: - Cô chiếu tranh ấm trà và hỏi trẻ: đây là cái gì? - Cô đọc mẫu cho trẻ nghe từ “ấm trà” 2- 3lần. - Cho trẻ đọc lại 2- 3 lần. - Cô chỉ vào từ “ ấm” và hỏi: từ ấm được bắt đầu bằng chữ cái nào? - Cô giới thiệu cho trẻ chữ “â”. - Cô phát âm mẫu 2- 3 lần. - Cho trẻ phát âm. - Mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm. - Cô phân tích chữ ă (Chữ “â” có 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phải nét cong tròn, phía trên có dấu mũ giống cái nón.) - Cô giới thiệu chữ â viết in và chữ â viết thường . - Cô cho cả lớp phát âm chữ â viết in và chữ â viết thường . - Cô cho trẻ so sánh khác nhau và giống nhau giữa chữ a, ă, â. - Giống : Đều có 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phải nét cong tròn. - Khác : + Chữ a không có dấu ở phía trên + Chữ ă có dấu mũ ngược ở phía trên. + Chữ â có dấu mũ xuôi ở phía trên. * Hoạt động 3:Luyện tập: - TC: Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô - Cô ra hiệu lệnh tìm chữ cho trẻ chơi . - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Trong khi trẻ chơi cô hướng dẫn trẻ . +TC: Chữ gì biến mất. + TC: Tìm chữ theo dấu hiệu cho trước. - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. + Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Đồng dao: tay đẹp - TCDG: Tập tầm vông - Chơi với các đồ chơi ngoài trời. - Trẻ biết đọc đồng dao “tay đẹp” - Hiểu luật chơi, cách chơi của trò chơi dân gian. - Tham gia chơi trò chơi tích cực, chơi đúng luật, đoàn kết. - Sân chơi rộng, bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Mũ, dép gọn gàng. - Dây kéo * Đọc đồng dao “ tay đẹp ” - Cô tổ chức cho trẻ hát bài hát: cái mũi - Trò chuyện qua với trẻ về nội dung bài hát: + Các con vừa hát xong bài hát gì? + Trong bài hát có nhắc tới bộ phận gì? + Ngoài mũi ra thì trên cơ thể chúng ta còn có những bộ phận nào nữa? - Giáo dục biết chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể, giữ gìn sức khỏe. - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài đồng dao: tay đẹp - Cô cho trẻ đọc cùng cô 2-3 lần - Mời tổ,nhóm,cá nhân đọc. - Trò chuyện qua với trẻ về nội dung bài đồng dao. * Trò chơi dân gian “Tập tầm vông” - Cô giới thiệu tên trò chơi: Tập tầm vông - Cô phổ biến luật chơi cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô bao quát động viên trẻ chơi tích cực. * Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích trong sân trường, với đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát trẻ chơi, xử lý khi có tình huống xảy ra. - Kết thúc hoạt động cô nhận xét tuyên dương trẻ ngoan. ĐỘNG CHIẾU - LQT TV : + Mái tóc + Cằm + Cổ - Bổ sung vở tạo hình: vẽ, tô màu chân dung bé - Chơi tự do ở các góc -Trẻ biết các từ Tiếng Việtmái tóc, cằm, cổ. - Trẻ biết giữ quần áo, đầu tóc gọn gàng (CS 18) -Thông qua các từ Tiếng Việt trẻ phát âm rõ các từ Tiếng Việt, trẻ nghe và hiểu nghĩa các từ Tiếng Việt:mái tóc, cằm, cổ. - Trẻ biết thực hiện vở tạo hình theo yêu cầu của cô. - Trẻ chú ý trong giờ học thành thạo. - Tranh mái tóc, cằm, cổ. - Bàn, ghế trẻ ngồi. - vở tạo hình * Làm quen từ tiếng Việt: máitóc, cằm, cổ. - Tổ chức cho cháu hát: “ khuôn mặt cười”. - Trò chuyện về nội dung bài hát. - Bài hát nói về khuôn mặt như thế nào? - Các con có muốn khuôn mặt mình lúc nào cũng tươi vui không ? - Giáo dục biết chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể, giữ gìn sức khỏe. + Cô cho trẻ xem tranh bạn gái và chỉ vào mái tóc - Cô phát âm băng từ: mái tóc ( 3 lần ) - Cô tổ chức cho cả lớp phát âm ( 3 lần ) - Cá nhân phát âm ( 3 lần ). + Từ: “ cằm” - Cô tiếp tục chỉ vào cằm và phát âm mẫu cho trẻ. - Cô phát âm từ: cằm( 3 lần ) - Cô tổ chức cho cả lớp phát âm ( 3 lần ) - Tổ, nhóm, cá nhân phát âm + Tương tự cô cho trẻ làm quen từ “Cổ” - Cô hỏi lại trẻ về các từ tiếng Việt mới được làm quen và yêu cầu trẻ nhắc lại: mái tóc, cằm, cổ. * Bổ sung vở tạo hình: vẽ, tô màu chân dung bé - Cô cùng trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học - Cô phát vở tạo hình cho trẻ thực hiện . - Nhắc nhở trẻ về tư thế ngồi,tư thế cầm bút,kĩ năng tô màu cho trẻ - Tổ chức cho trẻ thực hiện - Cô bao quát,hướng dẫn,sửa sai cho trẻ. - Động viên khuyến khích trẻ. * Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn - Cô nhận xét lại. - Tuyên dương,động viên,khuyến khích trẻ. * Chơi theo ý thích trong các góc chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích trong các góc chơi. - Cô bao quát trẻ chơi, xử lý khi có tình huống xảy ra. + Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.
File đính kèm:
- co the toi tháng 9.docx