Thiết kế bài dạy lớp Lá - Đề tài: Dạy thơ “Tay ngoan” - Chủ đề: Bản thân

I.Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc, diễn cảm và hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ nhận biết được một số công dụng của đôi bàn tay.

2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm bài thơ.

- Trả lời câu hỏi rõ ràng, đầy đủ.

- Lắng nghe kết hợp quan sát khi cô giáo đọc thơ.

3.Thái độ

- Hứng thú khi cô giáo đọc thơ và tổ chức trò chơi.

- Chú ý, tích cực hoạt động và thực hiện những yêu cầu của cô giáo.

- Biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ.

- Thân ái với bạn bè.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3850 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp Lá - Đề tài: Dạy thơ “Tay ngoan” - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Dạy thơ “Tay ngoan” – Vũ Thị Như Chơn
Chủ đề: Bản thân
Đối tượng: 5-6 tuổi
Số lượng: 35-40 trẻ
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn: 18/5/2016
Ngày dạy: 25/5/2016
Người thực hiện: Hoàng Thị Thủy
Đơn vị: CĐMN K36C
I.Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc, diễn cảm và hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ nhận biết được một số công dụng của đôi bàn tay.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Trả lời câu hỏi rõ ràng, đầy đủ.
- Lắng nghe kết hợp quan sát khi cô giáo đọc thơ.
3.Thái độ
- Hứng thú khi cô giáo đọc thơ và tổ chức trò chơi.
- Chú ý, tích cực hoạt động và thực hiện những yêu cầu của cô giáo.
- Biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ.
- Thân ái với bạn bè.
II.Chuẩn bị
- Rối hình bàn tay.
- Bài giảng bằng powerpoint.
- Nhạc bài hát “ Năm ngón tay ngoan”, “Tay thơm tay ngoan”.
- Rổ đựng, các đôi bàn tay với nhiểu màu khác nhau.
III. Cách tiến hành
Nội dung
DK th.gian
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ổn định lớp, gây hứng thú.
HĐ2: Nội dung trọng tâm
* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ
* Dạy trẻ đọc thơ.
* Trò chơi: “ Thi xem ai nhanh”
HĐ 3: Kết thúc
2-3 phút
5-6 phút
6-7 phút
12-13 phút
4-5 phút
1-2 phút
“Hôm nay lớp của chúng ta có một vị khách đặc biệt đến thăm. Các con hãy chú ý xem vị khách đó là ai nhé!
( Xuất hiện rối hình bàn tay) trò chuyện cùng trẻ.
- Cô giới thiệu bà thơ “Tay ngoan” do cô Vũ Thị Như Chơn sáng tác.
*Đọc thơ kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
*Đọc thơ kết hợp trực quan máy tính.
- Hỏi trẻ cảm nhận về bài thơ.
Cô củng cố: Đôi bàn tay có thể làm được rất nhiều việc như là múa, khoanh tay chào, chải răng, chơi trò chơi và làm toán nữa. Vì vậy để đôi bàn tay luôn sạch đẹp thì các con phải nhớ rửa tay hằng ngày, không chơi bẩn, phải cắt móng tay thường cuyên và rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
 * Đàm thoại trích dẫn:
Cô chia lớp thành 3 đội chơi, nghe câu hỏi và hiệu lệnh của cô để lắc sắc xô dành quyền trả lời. Phần thưởng là một ngôi sao. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều ngôi sao nhất sẽ chiến thắng.
- Bài thơ “Tay ngoan” do ai sáng tác?
- Đôi bàn tay trong bài thơ “Tay ngoan” được miểu tả như thế nào nhỉ?
- Khi có khách đến chơi nhà thì đôi bàn tay đã làm gì nhỉ?
- Bàn tay chơi trò chơi gì cùng với các bạn nhỉ?
- Vào mỗi buổi sáng thức dậy, đôi tay giúp chúng mình làm gì?
- Ngoài chải răng, bàn tay còn biết làm gì nữa các con nhỉ?
- Nhận xét trò chơi. Động viên khen trẻ.
- Cho cả lớp đọc 2-3 lần
- Cho từng tổ đọc
- Cho từng nhóm đọc(2-3 người)
- Cho cá nhân đọc.
Giữa mỗi lần cô sửa sai(nếu có) và nhận xét và cho trẻ nhận xét lẫn nhau.
Cho trẻ đọc nâng cao, đọc nối tiếp giữa các tổ.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 1 rổ đựng hình ảnh đôi bàn tay với nhiều màu khác nhau. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì đội 1 sẽ chọn bàn tay bên trái, đội 2 sẽ chọn bàn tay bên phải và dán lên bảng của đội mình.
- Luật chơi: Đội nào chọn đúng và dán đúng nhiều bàn tay nhất sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả. Nhận xét và động viên trẻ. (Nếu còn thừa thời gian có thể cho trẻ chơi lại).
- Cô nhận xét giờ học.
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Tay thơm tay ngoan” và kết thúc.
- Trẻ quan sát, lắng nghe và trò chuyện.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ trả lời
- Nêu cảm nhận
- “Vũ Thị Như Chơn”
- “Tay thò, tay thụt
Tay thụt, tay thò”
“Tay ngoan vòng đón
Khách đến chơi nhà”
- “Tay biết xòe ra
Ú a cùng bạn”
- “Tay ngoan buổi sáng. Chải răng trắng tinh”
- “Tay biết xếp hình, viết bài làm toán”.
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Cả lớp đọc
- Tổ đọc
- Nhóm đọc
- Cá nhân đọc
- Đọc nâng cao
- Lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Trẻ chơi
- Lắng nghe
- Lắng nghe cô
- Hát và kết thúc giờ học

File đính kèm:

  • docxbai_tho_Tay_Ngoan_Vu_Thi_Nhu_Chon.docx
Giáo Án Liên Quan