Thiết kế bài dạy lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Chủ điểm: Tết - Mùa xuân - Đề tài: Dạy hát “Bé chúc tết”
I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ được tên tác phẩm, tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca và hiểu được nội dung bài hát “Bé chúc tết”. Hứng thú nghe cô hát và phản ứng nhanh với nhạc hiệu trò chơi.
- Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát
- Phát triển giọng hát, khả năng cảm thụ âm nhạc, tai nghe âm nhạc.
- Giáo dục trẻ yêu âm nhạc, yêu ca hát.
II.CHUẨN BỊ:
*Đồ dùng của cô:
-Đàn, nhạc không lời bài “Ngày tết quê em” và một số bài hát chủ điểm Tết- Mùa xuân.
-Phong màn, sân khấu, một số dụng cụ âm nhạc : đàn, trống, micro cho trẻ biểu diễn.
*Đồ dùng của trẻ:
- micro
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON VẠN HƯNG -----&----- Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Chủ điểm: Tết- Mùa xuân MT 89:Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Đề tài:Dạy hát “Bé chúc tết” –Tác giả: Vũ Hoàng Ngày dạy:16/01/2016 Người dạy: Đỗ Quốc Anh Năm học: 2015 - 2016 I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: - Trẻ nhớ được tên tác phẩm, tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca và hiểu được nội dung bài hát “Bé chúc tết”. Hứng thú nghe cô hát và phản ứng nhanh với nhạc hiệu trò chơi. - Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát - Phát triển giọng hát, khả năng cảm thụ âm nhạc, tai nghe âm nhạc. - Giáo dục trẻ yêu âm nhạc, yêu ca hát. II.CHUẨN BỊ: *Đồ dùng của cô: -Đàn, nhạc không lời bài “Ngày tết quê em” và một số bài hát chủ điểm Tết- Mùa xuân. -Phong màn, sân khấu, một số dụng cụ âm nhạc : đàn, trống, micro cho trẻ biểu diễn. *Đồ dùng của trẻ: - micro III.PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP: 1.Phương pháp: * Phương pháp chính: - Luyện tập * Phương pháp phụ trợ: - Làm mẫu, sửa sai. 2. Biện pháp: - Câu đố, trò chơi. IV.TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Dạy hát “Bé chúc xuân” - Cô cho trẻ xem bức tranh, có hoa đào hoa mai, bánh chưngCho trẻ đoán xem hình ảnh này có trong bài hát nào? - Mở một đoạn nhạc dạo để trẻ nhận ra giai điệu bài hát “Bé chúc tết”. Mời trẻ đón tên bài hát, tên tác giả. - Cô củng cố lại tên bài hát “Bé chúc tết”, của tác giả “Vũ Hoàng” -Muốn hát không bị nhầm lời và hát đúng giai điệu mời caùc con lắng nghe cô hát. - Cô hát diễn cảm lần một không có nhạc đệm. + Cháu có nhận xét gì về giai điệu của bài hát này? - Bài hát này hát giai điệu vui tươi, dí dỏm. Các con chú ý xem cô hát bắt đầu câu nhạc ở phần nào khi kết hợp nhạc nhé. - Cô hát lần hai kết hợp nhạc đệm. - Cô thông báo đã gần đến tết. Lớp ta sẽ tổ chức lễ hội múa hát mừng xuân. Cô và các bạn sẽ cùng luyện tập để tham gia lễ hội. - Cô và cả lớp hát theo nhạc lần 1. - Cô và cả lớp hát theo nhạc lần 2. - Hát theo nhiều hình thức khác nhau nhau (theo tổ, nhóm, cá nhân, hát theo hình thức biểu diễn văn nghệ). Cô chú ý, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ. Hoạt động 2: Nghe hát “Ngày tết quê em ”, tác giả “Từ Huy” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ nhún nhảy, vận động theo giai điệu bài hát. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Nghe hay – đoán tài”. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Để lễ hội múa hát mừng xuân thêm phần tươi vui, lớp chúng ta sẽ tổ chức trò chơi âm nhạc, đó là trò chơi “Nghe hay- đoán tài” - Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội sẽ có 1 chuông báo. Cô sẽ cho cả 3 đội nghe 1 đoạn giai điệu bài hát trong chủ điểm Tết –Mùa xuân, khi có hiệu lệnh bắt đầu trẻ sẽ suy nghĩ và đoán xem đó là bài hát gì. Đội nào trả lời được sẽ bấm chuông. Trả lời đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. - Luật chơi: Nghe hiệu lệnh bắt đầu mới được bấm chuông. Đội nào bấm chuông trước sẽ được trả lời, trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời lại cho đội bạn. Kết thúc đội nào được thưởng nhiều hoa nhất là đội thắng cuộc. - Cho trẻ chơi. - Cô nhận xét và cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô. - Trẻ quan sát và trả lời. - Trẻ lắng nghe và trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Cả lớp hát - Hát theo tổ, nhóm, cá nhân - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ chú ý lăng nghe và thu dọn đồ dùng
File đính kèm:
- Am_nhac_Hat_Be_chuc_tet.doc