Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề 5: Bé yêu cây xanh và những ngày tết vui vẻ

- Cô đón trẻ với thái độ ân cần và trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ

- Trò chuyện về những việc trẻ làm trong 2 ngày cuối tuần

- Trò chuyện về quá trình phát triển của cây.

- Trò chuyện về cây xanh và môi trường sống: cây cần những điều kiện tự nhiên nào để phát triển, cây sống ở những đâu, trong điều kiện tự nhiên như thế nào? Lợi ích của cây xanh đối với môi trường và con người,

- Cô cho trẻ chuyển đội hình từ 4 hàng dọc đi theo vòng tròn kết hợp đi thường, đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi bằng mé bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. Trẻ về 4 hàng dọc.

- Trẻ tập thể dục theo nhạc

 

doc72 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề 5: Bé yêu cây xanh và những ngày tết vui vẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC THUỴ
******˜&™******
SỔ SOẠN BÀI
CHỦ ĐỀ 5
BÉ YÊU CÂY XANH VÀ NHỮNG NGÀY TẾT VUI VẺ
Thời gian thực hiện: 6 tuần từ ngày 11/01/2016 đến ngày 26/02/2016
Chủ đề nhánh: 
- Nhánh 1: Quá trình phát triển của cây
- Nhánh 2: Bé biết những loại quả nào?
- Nhánh 3: Cũng bé tìm hiểu về các loại rau
- Nhánh 4: Bé thích loài hoa nào?
- Nhánh 5: Bé vui đón Tết
- Nhánh 6: Ẩm thực và lễ hội
Lớp : MGL A6
Giáo viên : Lương Vân Anh
Đỗ Thị Thanh Tuyền
Năm học: 2015 - 2016
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần I): Quá trình phát triển của cây
Thời gian thực hiện: Từ ngày 11/01/2016 đến ngày 15/01/2016
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Thanh Tuyền
Tên hoạt động
Thứ 2
(11/01/2016)
Thứ 3
(12/01/2016)
Thứ 4
(13/01/2016)
Thứ 5
(14/01/2016)
Thứ 6
(15/01/2016)
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Cô đón trẻ với thái độ ân cần và trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Trò chuyện về những việc trẻ làm trong 2 ngày cuối tuần
- Trò chuyện về quá trình phát triển của cây.
- Trò chuyện về cây xanh và môi trường sống: cây cần những điều kiện tự nhiên nào để phát triển, cây sống ở những đâu, trong điều kiện tự nhiên như thế nào? Lợi ích của cây xanh đối với môi trường và con người, ...
Thể dục sáng
- Cô cho trẻ chuyển đội hình từ 4 hàng dọc đi theo vòng tròn kết hợp đi thường, đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi bằng mé bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. Trẻ về 4 hàng dọc.
- Trẻ tập thể dục theo nhạc
Hoạt động học
*1-TDGH
- Bật qua chướng ngại vật.
- Ném bóng vào rổ.
*2-Văn học
- Truyện: Truyện của hoa phù dung.
( Chỉ số 85)
*LQCV
- Trò chơi với chữ cái L, M, N
( Chỉ số 91)
*1-KPXH
- Tìm hiểu về quá trình phát triển của cây.
( chỉ số 39)
*2-GDÂN
- Dạy hát: “Em yêu cây xanh”.
- Nghe hát: “Cây trúc xinh"
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
*1-LQVT
- Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo.
.
*1-Tạo hình
- Vẽ trang trí trên băng giấy.
Hoạt động góc
- Góc Phân vai: Góc trọng tâm
+ Chuẩn bị: Ngoài những đồ chơi sẵn có, chuẩn bị thêm nilon, kéo, nguyên liệu để trẻ làm nem, làm sa lat rau củ quả, rau tươi, túi nilon, dập gim để trẻ xếp rau; sổ khám bệnh, que chỉ, dụng cụ che mắt
+ Cửa hàng ăn uống
+ Bán hàng: Siêu thị mini
+ Góc bác sĩ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân phòng bệnh lây nhiễm (cúm, sốt xuất huyết, quai bị, chân – tay – miệng)
- Góc xây dựng: 
+ Chuẩn bị: gạch, xốp, lắp ghép, hoa, cây cảnh, bộ đồ chơi lắp ghép, đu quay, cầu trượt...
+ Xây dựng công viên mùa xuân
- Góc học tập: 
+ Chuẩn bị: lôtô các loại rau, hoa, quả, giấy vẽ, tranh, bộ ghép chữ, vở tập viết chữ, bộ sách con học giỏi, tên các loại rau củ quả in rỗng để trẻ tô màu
+ Nhận biết, thêm bớt các nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 9, vẽ cho đủ số lượng, xếp chữ, tô nét, nối hình từ các nét chấm mờ và tô màu bức tranh
- Góc văn học: 
+ Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về chủ đề, kéo, hồ dán
+ Làm sách về chủ đề thực vật, tết
- Góc nghệ thuật: 
+ Chuẩn bị: Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp màu, bảng, dụng cụ âm nhạc
+ Hát, vẽ, nặn về chủ đề thực vật
- Góc tiếng Anh: 
+ Chuẩn bị: Lô tô hình ảnh về các loại hoa quả, bút sáp, giấy vẽ, hồ dán, kéo
+ Trẻ đọc tên hoa quả, vẽ tranh về hoa quả, cắt và dán tranh vào đúng từ chỉ hoa quả tương ứng
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết
- Trò chơi: Kéo co
- Chơi tự do
- Kể chuyện: Quả bầu tiên
- Trò chơi: cáo và thỏ
- Chơi tự do
- Quan sát vườn rau
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
- Quan sát cây nhãn
- Trò chơi: nhảy bật tách chân qua các vòng
- Chơi tự do
- Quan sát cây sấu
- Trò chơi: tung bắt bóng
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ theo bài: tập tầm vông, chiếc đèn ông sao...
- Ôn chữ cái: L, M, N 
- Quà tặng cuộc sống: Chuyện của 2 hạt mầm
- Viết bảng từ 1–9
- Rèn kỹ năng tự bảo vệ: Khi người lạ cho quà 
( chỉ số 24)
- Hoạt động lao động: Tưới cây
- Nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tuần 1- Thứ 2 ngày 11 tháng 01 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TDGH
- Bật qua 3 chướng ngại vật.
- Ném bóng vào rổ.
1. Kiến thức
- Dạy trẻ bật qua vật cản cao 15cm
- Trẻ biết nhún mạnh khi bật để không chạm vào vậtc ản
2. Kỹ năng
- Phát triển cơ chân.
- Rèn luyện sự khéo léo mạnh dạn tự tin trong luyện tập.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức kỷ luật.   
- Sân tập bằng phẳng. 
- 6 vật cản cao 15cm
- Băng nhạc, xắc xô.
- 10 quả bóng, 2 rổ to để ném
1. Hoạt động 1: Ổn định: Hát bài “quả”
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Khởi động: làm đoàn tàu đi các kiểu chân: đi mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm về ga (4 hàng dọc).
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Tay: tay đưa ra phía trước lên cao (4x8 nhịp).
- Bụng: đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân (2x8 nnhịp).
- Chân: ngồi khuỵu gối, tay đưa cao ra phía trước (4 x 8 nhịp).
- Bật: bật tiến về phía trước (8-10 lần).
* VĐCB: 
- Cô giới thiệu tên bài vận động.
- Cô giới thiệu tên vận động, làm mẫu 2 lần, lần 2 cô giải thích động tác: TTCB: 2 tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh bật, 2 tay đưa ra trước, lăng nhẹ xuống dưới, ra sau, đồng thời gối hơi khuỵu, người hơi cúi về phía trước, nhún 2 chân, bật qua vật cản, tay hất đưa ra trước, khi chạm đất gối hơi khuỵu. Sau khi bật qua 3 vật cản đến vạch lấy bóng ném vào rổ, lên nhặt bóng để vào rổ cũ và về cuối hàng
- Mời 2 trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem.
- Lần lượt cho cả lớp tập (2 lần) cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ
c. Hồi tĩnh
- Đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập
3. Hoạt động 3: Kêt thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-VĂN HỌC
Truyện: Truyện của hoa phù dung
( chỉ số 85)
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện: Truyện kể về loài hoa phù dung kiêu căng vì mình có thể biến đổi thành nhiều màu, nhưng cuối cùng nó cũng hiểu cái tài biến màu là nhờ vào ánh nắng mặt trời chứ không phải của chính nó
2. Kỹ năng
- Mở rộng vốn từ cho trẻ
- Rèn kỹ năng nói cả câu, đủ ý, mạch lạc, rõ ràng
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú
- Tranh minh hoạ truyện
- Nhạc bài: " màu hoa"
1. Hoạt động 1: Ổn định
- Hát bài: " Màu hoa"
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Kể chuyện
- Cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe lần 1 không có tranh 
- Cô kể lần 2 có sử dụng tranh minh hoạ.
b. Đàm thoại - kể trích dẫn
- Tên truyện là gì? ( chuyện hoa phù dung)
- Hoa phù dung có màu sắc như thế nào? ( Kể cũng lạ... trong vắt)
- Phù Dung đã hỏi suối điều gì? ( Này, nhà thông .... như tớ không?)
- Suối trả lời phù dung như thế nào? ( Không, ....)
- Phù dung đã nói với các bạn hoa khác như thế nào? ( Đó,.. thiên tài nhé)
- Các bạn hoa khác nghĩ gì về phù dung? ( Hoa kim anh... kính nể lắm)
- Khi mặt trời đi vắng thì màu sắc của phù dung như thế nào? ( Nhưng vào 1 ngày nọ... trắng nhợt thôi)
- Phù dung đã nghĩ gì? ( Phù dung lẩm bẩm... tài năng của ta rồi)
- Suối đã nói gì với phù dung? ( Nghe thế... mình xem nào)
- Cuối cùng phù dung đã hiểu ra điều gì? (Phù dung ngắm... của ta ư )
- Giáo dục trẻ: Không nên kiêu căng tự mãn, phải biết khiêm tốn
c. Xem hoạt hình
- Cô cho trẻ xem hoạt hình: " Chuyện của hoa phù dung"
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Chơi: " Gieo hạt"
Tuần 1- Thứ 3 ngày 12 tháng 01 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQCV
Trò chơi với chữ L,M,N
( Chỉ số 91)
1. Kiến thức:
- Nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ đã học: L,M,N
 - Nhận ra âm và các chữ trong từ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng, phân biệt được sự khác nhau giữa các chữ cái trong nhóm
3. Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
- Bài thơ: Anh chuột chũi (in khổ lớn)
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có các chữ cái rời.
- 4 ngôi nhà bằng bìa, mỗi ngôi nhà có gắn 1 chữ cái trẻ đã học ( L,M,N, B)
- Trò chơi "ô chữ kỳ diệu" trên vi tính
1. Hoạt động 1: Ổn định
- Hát:" Vịt con học chữ"
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giải đố về các chữ cái
- Cô nói đặc điểm của chữ - trẻ nói tên chữ cái
- Cô cho 1 trẻ lên nhìn chữ và nói đặc điểm của chữ để các trẻ còn lại đoán tên chữ
b. Trò chơi ôn tập
+ Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh
- Chia làm 2 đội, mỗi đội sẽ tìm và gạch chân 1 nhóm chữ cái theo yêu cầu trong bài thơ" Họ nhà cam quýt" 
+ Trò chơi 2: Ô chữ kỳ diệu
- Chia trẻ làm 2 đội, các đội dùng xắc xô dành quyền trả lời
- Các ô chữ được xắp xếp theo 1 quy luật nhất định, trẻ phải tìm ra quy luật đó và chọn 1 trong những chữ cái gợi ý điền vào ô trống
+ Trò chơi 3: Tìm nhà
- Mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái đã học (L,M,N,B,D, Đ ), khi có tín hiệu tìm nhà thì trẻ sẽ về ngôi nhà có chữ cái giống trên thẻ chữ của mình
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 4 ngày 13 tháng 01 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-KPXH
Tìm hiểu về quá trình phát triển của cây
( chỉ số 39)
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết được quá trình phát triển của cây
- Trẻ biết được để cho cây phát triển tốt cần được chăm sóc như thế nào
2. Kỹ năng
- Rèn trẻ nói câu đủ thành phần
- Mở rộng vốn từ cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ yêu cây, biết được lợi ích của cây
- Cho trẻ gieo hạt vào cốc từ trước và quan sát sự phát triển của cây từ hạt
- Tranh ảnh về quá trình phát triển của cây trình chiếu trên PP
- Video clip về sự phát triển của cây cà chua
- 2 mô hình phát triển của cây từ hạt, hình mũi tên
- Bộ tranh ảnh về cây cắt rời
1. Hoạt động 1: Ổn định:
 Chơi: " Gieo hạt"
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Trò chuyện:
- Cho trẻ kể tên những loại cây có ở lớp
- Muốn có những loại cây này, chúng ta phải làm gì?
- Cô chính xác: Các loại cây đều được gieo từ hạt, được con người chăm bón và nhờ ánh sáng, nước, đất, không khí, các cây sẽ lớn lên, ra hoa, kết quả
- Cho trẻ quan sát cây rau cải
+ Đây là cây gì? Trồng để làm gì?
+ Cho trẻ kể tên những món ăn được chế biến từ cây cải
- Cho trẻ xem cây ớt và nhận xét
- Cô giới thiệu về cây cà chua và nói về quá trình phát triển của cây
+ Công việc đầu tiên con làm gì?
+ Sau khi gieo hạt xong, có điều gì lạ xảy ra?
+ Sau khi hạt nảy mầm ta phải làm gì?
+ Khi được chăm sóc, cây nảy mầm như thế nào? ( Cho trẻ xem hình cây non)
+ Đem cây vào phòng kín, lấy nilon bịt lại thì điều gì sẽ xảy ra? ( khô héo và chết)
+ Cô chính xác
- Khi cây phát triển, cây như thế nào ( có nhiều lá, nhiều cành), cho trẻ xem hình ảnh cây trưởng thành
- Khi cây trưởng thành cây sẽ cho chúng ta những gì? ( cho hoa, quả)
+ Cây cà chua sẽ cho quả gì?
+ Cho trẻ xem hình vòng tròn khép kín về sự phát triển của cây cà chua
+ Cho trẻ tóm tắt quá trình phát triển của cây cà chua từ hạt
b. Củng cố: 
+ Trò chơi 1: " Gọi đúng tên tranh"
- Cho trẻ nhìn tranh và mô tả
+ Trò chơi 2: " Xếp tranh"
- Cho trẻ ghep tranh từ các mảnh tranh cắt rời
+ Trò chơi 3: Thi đội nào nhanh
- Chia trẻ làm 3 nhóm, các nhóm thi xếp tranh theo thứ tự từ lúc là hạt cho đến lúc thành cây
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-GDÂN
- Dạy hát: “Em yêu cây xanh”.
- Nghe hát: “Cây trúc xinh"
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
1.Kiến thức
- Trẻ trả lời được tên bài hát, tên nhạc sĩ, hát thuộc bài hát, hát đúng, nhịp nhàng theo nhạc.
2.Kỹ năng
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn.
3.Thái độ
- Trẻ nhận ra được bài hát đã nghe (hát cùng cô nếu trẻ thuộc).
- Đàn máy băng casset.
-ghế để trẻ chơi trò chơi
1.Hoạt động 1. Ổn định
- Trò chuyện về cây xanh
2.Hoạt động 2. Bài mới:
* Dạy hát: “Em yêu cây xanh”.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1 - Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 - Giảng giải nội dung bài hát :bài hát nói đến 1 bạn nhỏ rất thích trồng nhiều cây xanh để cho môi trường thêm đẹp, có nhiều bóng mát và không khí trong lành
- Cô cho trẻ đọc lời bài hát 2 lần
- Cô cho cả lớp hát 2, 3 lần
- Cô cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm, cá nhân
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần trẻ hát)
*Nghe hát: Cây trúc xinh:
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần có nhạc.
+ Cô giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói khisver đẹp của cây trúc
- Cô hát lần 2: có múa phụ họa.
*Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu cách chơi.+ Trẻ đi vòng tròn và hát về chủ đề thực vật. Khi cô hô “Ai nhanh, ai nhanh” trẻ phải tìm 1 ghế và ngồi vào. Trẻ nào không tìm được ghế thì bị loại. 
+ Mỗi lần chơi, Cô chuẩn bị số ghế ít hơn số trẻ là 1
- Cô cho trẻ chơ 3- 4 lần
- Nhận xét sau khi chơi
3.Hoạt động 3.Kết thúc”
- Nhận xét tuyên dương trẻ
Tuần 1- Thứ 5 ngày 14 tháng 01 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQVT
Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo.
1. Kiến thức
- Dạy trẻ đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước đo
- Trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa kết quả đo và độ dài các đối tượng
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng đo các đối tượng, nêu kết quả, nói được mối quan hệ giữa kết quả đo và độ dài các đối tượng
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú
- Mỗi trẻ 1 khối gỗ có chiều dài 5 cm, 3 băng giấy: xanh dài 40cm, vàng dài 45cm, đỏ dài 50cm,
bộ thẻ số từ 1-10
- Đồ dùng của cô giống trẻ 
1. Hoạt động 1: Ổn định
- Hát bài màu hoa
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Ôn tập
- Cho trẻ ôn kỹ năng đo, cách xác định kết quả đo
b. Hình thành mối quan hệ giữa kết quả đo và độ dài các đối tượng
- Cho trẻ so sánh chiều dài các đối tượng để tìm mối quan hệ
- Cho trẻ đo từng đối tượng bằng cùng 1 thước đo, sau đó lấy chữ số tương ứng đặt vào từng đối tượng
- Cho trẻ so sánh các kết quả đo, dựa vào kết quả của hoạt động đo từng đối tượng trước đó để tìm ra mối quan hệ giữa kết quả đo và độ dài các đối tượng
- Cô chính xác hoá kết quả, khái quát hoá kết quả để tìm ra mối quan hệ: Đối tượng nào dài hơn thì đo được nhiều lần hơn, đố tượng nào ngắn hơn thì đo được ít lần hơn và ngược lại.
c. Luyện tập
- Cô cho trẻ chọn các đối tượng đo khác nhau và đo các đối tượng đó bằng cùng 1 thước đo, sau khi nêu kết quả cô cho trẻ dựa vào kết quả đo để xác định xem đối tượng nào dài hơn, đối tượng nào ngắn hơn.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 6 ngày 15 tháng 01 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TẠO HÌNH
Vẽ trang trí trên băng giấy
1. Kiến thức
- Dạy trẻ cách vẽ trang trí trên băng giấy
2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng trang trí xen kẽ
- Củng cố kỹ năng sắp xếp theo quy tắc 1-1
3. Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
- Mẫu của cô: 3 mẫu.
- Vở vẽ, bút màu đủ cho trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định 
- Hát:" Màu hoa"
- Đàm thoại dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giải thích - hướng dẫn
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét nội dung bức tranh ( tranh vẽ trang trí, băng giấy được trang trí như thế nào, màu sắc, cách bố cục )
- Cô gợi ý để trẻ nói về cách trang trí 
+ Mẫu 1: Cứ 1 chiếc lá đến 1 bông hoa, xen kẽ nhau cho đến hết băng giấy
+ Mẫu 2: Cứ 1 hình tam giác xen kẽ 1 hình tròn
+ Mẫu 3: Cứ 1 quả cam xen kẽ 1 quả ớt
- Hỏi ý định trang trí của trẻ
- Cho trẻ chọn 1 trong 3 mẫu để trang trí
b. Trẻ thực hiện
- Cô quan sát, xử lý tình huống 
- Khuyến khích trẻ hoàn thành bài.
c. Trưng bày, sản phẩm 
- Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét bài của mình , bài của bạn
- Cô nhận xét những bài nổi bật, đặc biệt.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần II): Bé biết những loại quả nào?
Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/01/2016 đến ngày 22/01/2016
Giáo viên thực hiện:: Lương Vân Anh
Tên hoạt động
Thø 2
(18/01/2016)
Thø 3
(19/01/2016)
Thø 4
(20/01/2016)
Thø 5
(21/01/2016)
Thø 6
(22/01/2016)
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Cô đón trẻ và trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Trò chuyện về những việc trẻ đã làm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần
- Trò chuyện về các loại quả: Hình dáng, màu săc, vị, lợi ích...
Thể dục sáng
- Cô cho trẻ chuyển đội hình từ 4 hàng dọc đi theo vòng tròn kết hợp đi thường, đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi bằng mé bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. Trẻ về 4 hàng dọc.
- Trẻ tập thể dục theo nhạc.
Hoạt động học
*1-TDGH
- Ném trúng đích nằm ngang 
TC- Nhảy lò cò
*2-Văn học
- Thơ: Họ nhà cam quýt. 
( chỉ số 74)
*1-LQCV
Ôn các chữ cái đã học: B, D, Đ, L, M, N 
*1-KPXH
- Bé biết gì về các loại quả?
*2-GDÂN
- Dạy hát: “Hoa kết trái”.
- Nghe hát: Ngày mùa
- TC: Tiếng hát ở đâu
*1-LQVT
- Đếm đến 9, nhận biết các nhóm có số lượng là 9. Nhận biết số 9.
*1-Tạo hình
- Xé và dán vườn cây ăn quả
Hoạt động góc
- Góc Phân vai
+ Chuẩn bị: Ngoài những đồ chơi sẵn có, chuẩn bị thêm nilon, kéo, băng dính để trẻ làm nem, rau tươi, túi nilon, dập gim để trẻ xếp rau; sổ khám bệnh, que chỉ, dụng cụ che mắt
+ Cửa hàng ăn uống
+ Bán hàng: Siêu thị mini
+ Góc bác sĩ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân phòng bệnh lây nhiễm ( cúm, sốt dịch)
- Góc xây dựng: Góc trọng tâm
+ Chuẩn bị: gạch, xốp, lắp ghép, hoa, cây cảnh, bộ đồ chơi ghép hoa
+ Xây dựng vườn hoa cây cảnh
- Góc học tập: 
+ Chuẩn bị: lôtô các loại rau, hoa, quả, giấy vẽ, bộ chơi ghép chữ, từ chỉ tên các loại hoa quả in rỗng
+ Nhận biết, thêm bớt các nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 8, vẽ cho đủ số lượng, xếp chữ, tô nét, nối hình từ các nét chấm mờ và tô màu bức tranh
- Góc văn học: 
+ Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về chủ đề, kéo, hồ dán, rối tay, rèi que
+ Làm sách về chủ đề động vật, diễn rối tay, kể chuyện sáng tạo, đọc sách, thơ... về chủ đề 
- Góc nghệ thuật: 
+ Chuẩn bị: Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp màu, bảng...
+ Hát, vẽ, nặn về chủ đề thực vật
- Góc tiếng Anh: 
+ Chuẩn bị: Lô tô hình ảnh về các loại hoa quả, bút sáp, giấy vẽ, hồ dán, kéo
+ Trẻ đọc tên hoa quả, vẽ tranh về hoa quả, cắt và dán tranh vào đúng từ chỉ hoa quả tương ứng
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát cây soài
- Trò chơi: cướp cờ
- Chơi tự do
- Quan sát cây soài
- Trò chơi: cướp cờ
- Chơi tự do
- Quan sát cây soài
- Trò chơi: cướp cờ
- Chơi tự do
- Quan sát cây soài
- Trò chơi: cướp cờ
- Chơi tự do
- Quan sát cây soài
- Trò chơi: cướp cờ
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Tập tầm vông
- Rèn kỹ năng tự bảo vệ: Trèo cây nguy hiểm lắm (chỉ số 22)
- Rèn kỹ năng gấp quần áo
- Chơi tự chọn
- Quà tặng cuộc sống: Hai làng trồng dưa
- Ôn nhạc: Hoa trường em
- Hoạt động lao động: lau giá đồ chơi
- Nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tuần 2- Thứ 2 ngày 18 tháng 01 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TDGH
- Ném trúng đích nằm ngang 
TC- Nhảy lò cò
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ ném trúng đích nằm ngang
2. Kỹ năng :
- Phát triển cơ tay, cơ chân
3. Thái độ :
  - Giỏo dục trẻ cú tớnh kỹ luật trật tự trong giờ học. 
- xắc xô
- 10 túi cát, rổ đựng tỳi cỏt
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Khởi động: làm đoàn tàu đi các kiểu: đi mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm về ga (4 hàng dọc).
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Tay: tay đưa ra phía trước lên cao ( 4 x8n)
- Bụng: đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân (2x8n).
- Chân: khuỵu gối,tay đưa phía trước (4x8n)
- Bật: bật tiến về phía trước (8-10 lần).
* VĐCB: 
- Cô giới thiệu tên bài vận động và làm mẫu
+ Lần 1: khụng giải thớch.
+ Lần 2: vừa làm vừa giải thớch.
Nhảy lũ cũ lờn vạch, đứng trước vach, TTCB: cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, đồng thời giơ tay cầm túi cát ngang tầm mắt, mắt nhỡn thẳng vào đích. Khi có hiệu lệnh ném cô gập khuỷu tay và ném mạnh vào đích. Sau đó nhặt túi cát đi về cuối hàng. 
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu cô và cả lớp sửa sai
- Lần 1+2: Cả lớp thực hiện.Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ.
- Lần 3+4: Trẻ thực hiện dưới hỡnh thức thi đua. 
- Cụ nhận xột , khen ngợi trẻ
c. Hồi tĩnh:
- Đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-VĂN HỌC
- Thơ: Họ nhà cam quýt. 
( chỉ số 74)
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ.
- Bước đầu biết đọc thơ diễn cảm
2. Kỹ năng
- Mở rộng vốn 

File đính kèm:

  • docMGL_Chu_de_Tet_va_mua_xuan.doc
Giáo Án Liên Quan