Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề 8: Quê hương - Bác hồ kính yêu - Trường tiểu học

- Trò chuyện về những việc trẻ làm trong 2 ngày cuối tuần

- Trò chuyện về các danh lam thắng cảnh của Hà Nội: Chùa Một cột, Tháp Rùa, Văn Miếu.

- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, , đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc

- Tập thể dục theo nhạc bài cô dạy em bài thể dục buổi sáng, bé yêu biển lắm, bé khỏe, bé ngoan.

 

doc53 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề 8: Quê hương - Bác hồ kính yêu - Trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC THỤY
******˜&™******
SỔ SOẠN BÀI
CHỦ ĐỀ 8
QUÊ HƯƠNG - BÁC HỒ KÍNH YÊU - TRƯỜNG TIỂU HỌC
Thời gian thực hiện: 4 tuần từ ngày 25/04/2016 đến ngày 20/05/2016)
Chủ đề nhánh: 
- Nhánh 1: Bé yêu Hà Nội
- Nhánh 2: Đồ dùng học sinh tiểu học
- Nhỏnh 3: Trường tiểu học của bé
- Nhánh 4: Chúng cháu mừng sinh nhật Bác
Lớp : MGL A6
Giáo viên : Lương Vân Anh
 Đỗ Thị Thanh Tuyền
Năm học: 2015 - 2016 
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần I): Bé yêu Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/04/2016đến ngày 29/04/2016
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Thanh Tuyền
Tên hoạt động
Thứ 2
(25/04/2016)
Thứ 3
(26/04/2016)
Thứ 4
(27/04/2016)
Thứ 5
(28/04/2016)
Thứ 6
(29/04/2016)
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Trò chuyện về những việc trẻ làm trong 2 ngày cuối tuần
- Trò chuyện về các danh lam thắng cảnh của Hà Nội: Chùa Một cột, Tháp Rùa, Văn Miếu..
Thể dục sáng
- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, , đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc
- Tập thể dục theo nhạc bài cô dạy em bài thể dục buổi sáng, bé yêu biển lắm, bé khỏe, bé ngoan.
Hoạt động học
1-TDGH
- Bật qua vật cản.
- Ném trúng đích nằm ngang.
2-Văn học
- Truyện: Sự tích Hồ Gươm. 
(Chỉ số 120)
1-LQCV
- Ôn chữ cái đã học: g, y, s, x 
2. TẠO HÌNH
- Vẽ nhân vật trong truyện cổ tích mà cháu thích 
1-KPXH
- Tìm hiểu thủ đô Hà Nội.
2-GDÂN
- VĐTN: " Yêu Hà Nội"
- Nghe hát : Nhớ mùa thu Hà Nội
- TCÂN: Tai ai tinh
1-LQVT
- Ôn tập: Khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ
1-Tạo hình
- Bài 13: Cắt xé dán theo chuyện cổ tích
Hoạt động góc
- Góc Phân vai : Chỉ số 49
+ Chuẩn bị: Ngoài những đồ chơi sẵn có, chuẩn bị thêm nilon, kéo, băng dính để trẻ làm nem, rau tươi, túi nilon, dập gim để trẻ xếp rau; sổ khám bệnh, que chỉ, dụng cụ che mắt
+ Cửa hàng ăn uống
+ Bán hàng: Siêu thị mini
+ Góc bác sĩ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân phòng bệnh lây nhiễm (cúm, sốt dịch)
- Góc xây dựng: Góc trọng tâm
+ Chuẩn bị: gạch, xốp, lắp ghép, hoa, cây cảnh, bộ đồ chơi ghép hoa...
+ Xây dựng: Hồ Gươm
- Góc học tập: 
+ Chuẩn bị: lôtô các đồ dùng của học sinh tiểu học, giấy vẽ, 
+ Nhận biết, thêm bớt các nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 10, vẽ cho đủ số lượng, xếp chữ, tô nét, nối hình từ các nét chấm mờ và tô màu bức tranh
- Góc văn học: Chỉ số 117
+ Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về chủ đề, kéo, hồ dán
+ Làm sách về chủ đề quê hương, Bác Hồ, trường tiểu học, diễn rối tay, kể chuyện sáng tạo, đọc sách, thơ... về chủ đề
- Góc nghệ thuật: 
+ Chuẩn bị: Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp màu, bảng...
+ Hát, vẽ, nặn về chủ đề quê hương, Bác Hồ, trường tiểu học 
- Góc dân gian: 
+ Chuẩn bị: giỏ, sỏi, que mốt, quả bóng tennis
+ Cắp cua bỏ giỏ, mèo đuổi chuột, ném vòng cổ chai...
Hoạt động ngoài trời
- Kể chuyện: Sự tích con giồng cháu tiên
- Trò chơi: Kéo co
- Chơi tự do
- Thăm quan Đền Lý Thường Kiệt
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
- Trò chuyện về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Trò chơi: Bịt Mắt đánh trống
- Chơi tự do
- Kể chuyện : " Ông Gióng"
- Trò chơi: nhảy bật tách chân qua các vòng
- Chơi tự do
- Trò chuyện về cầu Long Biên và sông Hồng
- Trò chơi: tung bắt bóng
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ theo bài: Yêu Hà Nội, múa với bạn Tây Nguyên...
- Quà tặng cuộc sống: “Không có gì là mãi mãi”
- Viết bảng từ số từ 1 - 10
- Hoạt động tự chọn
- Xem hoạt hình: “Sự tích Hồ Gươm”
- Hoạt động lao đông
- Kỹ năng sống: Gìn giữ di tích lịch sử
- Nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tuần 1- Thứ 2 ngày 25 tháng 04 năm 2016
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TDGH
- Bật qua vật cản
- Ném trúng đích nằm ngang
1. Kiến thức 
- Dạy trẻ biết bật qua vật cản, ném trúng đích nằm ngang
2. Kỹ năng
- Rèn tố chất khéo léo và mạnh
- Phát triển cơ chân
3. Thái độ
- Trẻ biết tuân theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ học hứng thú
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát
- Vật cản dài 50cm, cao 15-20 cm, rộng 5-6 cm
- 2 vòng tròn làm đích
- 10 túi cát
1. Hoạt động 1:Ổn định tổ chức
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Khởi động: làm đoàn tàu đi các kiểu: đi mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm về ga (4 hàng dọc).
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Tay: tay đưa ra phía trước lên cao ( 2x8n)
- Bụng: đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân (2x8n).
- Chân: khuỵu gối,tay đưa phía trước (4x8n)
- Bật: bật tiến về phía trước (8-10 lần).
* VĐCB: - Cô giới thiệu tên bài vận động và làm mẫu
+ Lần 1: không giải thích.
+ Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: Cô đứng trước vạch, 2 tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh bật, 2 tay đưa ra phía trước, lăng nhẹ xuống đất, ra sau, đồng thời gối hơi khuỵ, người hơi cúi về phía trước, nhún 2 chân, bật qua vật cản, tay hất ra trước, khi chạm đất, gối hơi khuỵ, nhắc trẻ nhún mạnh để bật cao lên qua được vật cản, sau đó, đứng trước vạch, nhặt bao cát ném vào vòng đích, ném xong lên lấy bao cát về cất rồi đi về cuối hàng
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu, cô và cả lớp sửa sai
- Lần 1+2: Cả lớp thực hiện.Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ.
- Lần 3+4: Trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua. 
c. Hồi tĩnh: 
- Đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập, hít thở sâu.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-VĂN HỌC
Truyện: "Sự tích Hồ Gươm"
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung truyện: nguồn gốc tên gọi “Hồ Gươm” hay Hồ Hoàn Kiếm
2. Kỹ năng: 
- Mở rộng vốn từ cho trẻ
- Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc đủ câu, rõ ý.
3. Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
- Giáo dục trẻ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
- Tranh minh hoạ truyện trên PP
- Hoạt hình: “Sự tích Hồ Gươm”
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Đọc bài ca dao: " Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" 
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Kể chuyện
- Cô giới thiệu tên truyện, kể lần 1 không sử dụng tranh 
- Cô kể lần 2 sử dụng tranh minh họa trên PP
b. Đàm thoại - kể trích dẫn
- Tên truyện là gì? (Sự tích Hồ Gươm) 
- Ai đã cùng nhân dân nổi lên để đánh giặc Minh? ( Ngày xưa... đánh đuổi chúng)
- Nhân lúc rảnh rỗi, những người lính của Lê Lợi đã làm gì? Họ đã tìm thấy cái gì? ( Năm ấy sau một trận đánh lớn... một người lính lên tiếng)
- Người đã cho Lê Lợi mượn gươm để đánh giặc là ai? (Nghe tiếng nói lạ... Ta là Long Quân...dâng cho Lê Lợi)
- Sau khi có gươm thần, nghĩa quân của Lê Lợi đã đánh giặc như thế nào? ( Từ khi có gươm thần... thanh bình , yên vui)
- Sau khi lê Lợi đánh xong giặc Minh, Long Quân đã sai rùa vàng đòi gươm ở đâu? ( Một năm sau... rồi nặn xuống nước)
- Vì sao hồ đó lại có tên là hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm? (Từ đó, để tỏ lòng... Hồ Gươm)
- Sau khi nghe câu chuyện, con có cảm nghĩ gì?
- Giáo dục: Trẻ biết tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống yêu hòa bình của dân tộc, trẻ biết về danh thắng của đất nước.
c. Xem phim hoạt hình: “ Sự tích Hồ Gươm” 
- Cô mở phim: “Sự tích Hồ Gươm” cho trẻ xem
3. Hoạt động 3: Kết thúc- Hát bài : " Yêu Hà Nội" 
Tuần 1- Thứ 3 ngày 26 tháng 04 năm 2016
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQCV
Ôn các chữ cái đã học: G, Y, S, X
1. Kiến thức:
- Nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ đã học: G, Y, S, X
- Nhận ra âm và các chữ trong từ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng, phân biệt được sự khác nhau giữa các chữ cái trong nhóm
3. Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
 - Lô tô tranh về hoa quả có chứa chữ G, Y, S, X
- Trò chơi "ô chữ kỳ diệu" trên vi tính
- Các nét chữ G, Y, S, X được cắt rời
- 2 bảng nỉ
- 3 bông hoa, 3 loại quả để cho trẻ chơi ghép nét tạo chữ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Đọc thơ: "Có kẻ lách vào vườn"
2. Hoạt động 2: Bài mới
+ Trò chơi 1: Giải đố về các chữ cái
- Cô nói đặc điểm của chữ - trẻ nói tên chữ cái
- Cô cho 1 trẻ lên nhìn chữ và nói đặc điểm của chữ để các trẻ còn lại đoán tên chữ
+ Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh
- Chia làm 2 đội, mỗi đội sẽ tìm tranh theo chủ đề tết - mùa xuân có chứa chữ cái theo yêu cầu ( một đội tìm nhóm chữ S, X, 1 đội tìm nhóm G, Y )
+ Trò chơi 3: Ô chữ kỳ diệu
- Chia trẻ làm 2 đội, các đội dùng xắc xô dành quyền trả lời
- Các ô chữ được xắp xếp theo 1 quy luật nhất định, trẻ phải tìm ra quy luật đó và chọn 1 trong những chữ cái gợi ý điền vào ô trống
+ Trò chơi 4: Ghép nét tạo chữ
- Chia trẻ thành 6 nhóm, các nhóm sẽ dùng các nét được cắt rời để ghép thành chữ cái, mỗi nhóm sẽ được yêu cầu ghép 1 chữ khác nhau
- Nhóm nào ghép được nhiều chữ đúng nhất thì sẽ thắng cuộc
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyện hoạt động
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-TẠO HÌNH
- Vẽ nhân vật trong truyện cổ tích mà cháu thích 
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ nhân vật trong truyện cổ tích mà trẻ yêu thích
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bố cục, tô màu
- Rèn kỹ năng nhận xét bài
3. Thái dộ: 
- Trẻ học hứng thú
- Mẫu của cô: 5 mẫu (Vua Lê lợi trả gươm, Mai An Tiêm, Cậu bé trong truyện Quả bầu tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Cô Tấm cho bống ăn, Tích chu)
- Vở vẽ
- Bút màu
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: 
đọc đồng dao
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giải thích - hướng dẫn
- Cho trẻ kể tên các truyện cổ tích mà trẻ biết hoặc đã được học, các nhân vật
- Giới thiệu nội dung bài: Vẽ nhân vật theo truyện cổ tích mà cháu thích
- Cho trẻ quan sát các mẫu của cô, hỏi trẻ nội dung bức tranh, cách xé dán
+ Tranh vua Lê trả gươm “Sự tích Hồ Gươm”: hỏi trẻ tranh vẽ nhân vật nào, trong truyện nào?
+ Tranh Mai An Tiêm trồng dưa hấu: “Sự tích quả dưa hấu”: Hỏi trẻ nội dung bức tranh, tranh vẽ nhân vật nào, theo truyện nào
+ Tranh cậu bé trồng hạt bầu trong: “ Quả bầu tiên”: Hỏi trẻ trong tranh vẽ ai,theo truyện nào
+ Tranh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giao chiến: Hỏi trẻ tên nhân vật, trong truyện cổ tích nào?
+ Tranh Tấm cho cá bống ăn: Hỏi trẻ tranh vẽ nhân vật nào, trong truyện nào
+ Tranh Tích Chu đuổi theo bà khi bà đã hóa thành chim: Hỏi trẻ tranh vẽ nhân vật trong chuyện nào, ngoài vẽ cảnh này, con còn muốn vẽ nhân vật trong hoàn cảnh nào nữa không?
- Gợi ý trẻ có thể vẽ thêm các chi tiết cho bức tranh thêm phong phú
- Hỏi trẻ thích vẽ nhân vật trong truyện cổ tích nào, vẽ như thế nào? 
b. Trẻ thực hiện: 
- Cô quan sát và hướng dẫn cho trẻ, gợi mở thêm cho trẻ.
c. Nhận xét - trưng bày sản phẩm
- Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét bài của mình , bài của bạn
- Cô nhận xét chung
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 4 ngày 27 tháng 04 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-KPXH
- Tìm hiểu thủ đô Hà Nội
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, nơi trẻ đang sống
- Trẻ biết 1 số danh thắng nổi tiếng của thủ đô
2. Kỹ năng:
- Mở rộng vốn từ cho trẻ
- Trẻ biết diễn đạt ý mạch lạc rõ ràng
3. Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
- Clip: hình ảnh về các danh lam thắng cảnh của thủ đô ( Văn Miếu, Tháp rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Lăng Bác, Phố cổ, Ô Quan Chưởng, Hồ Tây)
- Nhạc hoà tấu bài: “ Yêu Hà Nội”
- Trò chơi: “ Ai thông minh” trên vi tính
- Tranh các danh lam thắng cảnh của Hà Nội, mảnh ghép rời của các danh thắng đó ( Hồ Gươm, Khuê Văn Các)
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: Hát bài: Em yêu Hà Nội
2. Hoạt động 2: Bài mới
a.Trò chuyện
- Hỏi trẻ xem trẻ biết gì về Hà Nội
- Cô chính xác lại: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, có nhiều danh thắng nổi tiếng
- Hỏi trẻ xem trẻ đã được đi thăm những nơi nào của Hà Nội
- Hỏi trẻ xem trẻ biết những danh thắng nổi tiếng nào của Hà Nội
- Cho trẻ xem clip về Hà Nội và gọi tên về các danh thắng nổi tiếng: Hồ Gươm, lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột
 - Cô chính xác lại 
b. Củng cố
+ Trò chơi 1: Ai thông minh
- Cho trẻ xem các hình ảnh trên vi tính, sau đó chọn hình ảnh là danh thắng của Hà Nội
+ Trò chơi 2: Thi ghép tranh
- Chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội sẽ có nhiệm vụ ghép một bức tranh đã cho trước từ những mảnh ghép nhỏ
- Thời gian chơi là một đoạn nhạc, đội nào ghép được nhiều miếng ghép đúng hơn, và nhanh hơn sẽ chiến thắng
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-GDÂN
- VĐTN: " Yêu Hà Nội"
- Nghe hát : Nhớ mùa thu Hà Nội
- TCAN: Tai ai tinh
1. Kiến thức
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, nhịp nhàng của bài hát " Yêu Hà Nội"
- Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc lời, thuộc nhạc.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết vận động theo bài hát
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc theo bài hát
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú.
- Cô thuộc và hát đúng cao độ, trường độ 2 bài hát.
- Nhạc hoà tấu bài: Yêu Hà Nội, nhớ mùa thu Hà Nội
- Clips :" Nhớ mùa thu Hà Nội" do ca sĩ hát
- Vi tính, loa
- Mũ chóp
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: 
- Đọc ca dao: “ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ....Hỏi ai gây dựng lên non nước này”
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. VĐTN:" Yêu Hà Nội", Sáng tác: Bảo Trọng
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, giai điệu bài hát, nội dung bài hát: tình cảm của các bạn nhỏ dành cho Hà Nội
- Cô giới thiệu vận động: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp và làm mẫu 1 lần cho trẻ xem.
- Cho cả lớp vỗ đệm cùng cô
- Cho luân phiên tổ, nhóm vận động cùng cô, cô chú ý sửa sai
- Cô cho cá nhân trẻ lên thực hiện vận động sáng tạo.
b. Nghe hát: "Nhớ mùa thu Hà Nội", sáng tác: Trịnh Công Sơn
- Cô giới thiệu tên bài hát, nội dung bài hát
- Lần 1: Cô hát hỏi tên bài hát.
- Lần 2: Cho trẻ nghe giai diệu
- Lần 3: Mở băng cho trẻ nghe.
c. Trò chơi:"Tai ai tinh"
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt .Một hoặc 2 trẻ được chỉ định hát.Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và nói tên người hát.Nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu núi sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hỏt 1 bài.
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 5 ngày 28 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQVT
Ôn tập: Khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ
1. Kiến thức
- Trẻ biết phân biệt đặc điểm các khối theo đặc điểm mặt bao bằng cả thị giác và xúc giác
2. Kỹ năng
- Rèn trẻ kỹ năng chộn khối theo xúc giác
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú
 - Các khối vuông, chữ nhật, khối cầu, khối trụ
- Đồ dùng, đồ chơi có dạng các khối trên
- Bộ đồ chơi lắp ghép
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức : Chơi “ Trời nắng - trời mưa”
2. Hoạt động 2: Ôn tập
* Trò chơi 1 "chiếc túi kỳ diệu": 
- Cô cho trẻ chọn đồ vật và đoán tên
- Giơ đồ vật trẻ chọn cho cả lớp xem có đúng không
- Đàm thoại về hình dáng xem đồ vật thuộc hình khối nào
- Cô đưa khối tương ứng ra cho trẻ so sánh
- Cho trẻ nhận xét về đặc điểm từng khối
- Cho trẻ so sánh đặc điểm các khối
- Cô chính xác lại
* Trò chơi 2: Tìm đồ vật có dạng khối vừa học
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp có những đồ vật nào có dạng khối đã học, cho trẻ giơ lên và nói đồ vật đó giống khối nào 
* Trò chơi 3: Ai khéo tay
- Chia trẻ về các nhóm để nặn khối, lắp ghép khối, xếp các đồ vật, công trình từ các khối...
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 6 ngày 29 tháng 04 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TẠO HÌNH
Cắt xé dán theo truyện cổ tích
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ cắt xé dán theo truyện cổ tích mà trẻ yêu thích
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cầm kéo cắt, kỹ năng xé dải và xé nhát một cho trẻ.
3. Thái dộ: 
- Trẻ học hứng thú
- Mẫu của cô: 3 mẫu
- Vở thủ công, hồ dán, giấy màu đủ cho trẻ
- Bút màu
1. Hoạt dộng 1: Ổn định tổ chức: 
- Hát bài: “Ước gì em có phép tiên”
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giải thích - Hướng dẫn
- Cho trẻ kể tên các truyện cổ tích mà trẻ biết hoặc đã được học, cho trẻ kể tên các nhân vật trong chuyện đó
- Giới thiệu nội dung bài: Cắt xé dán theo truyện cổ tích
- Cho trẻ quan sát các mẫu của cô, hỏi trẻ nội dung bức tranh, cách xé dán
+ Tranh Tháp Rùa “Sự tích Hồ Gươm”: hỏi trẻ tranh xé dán theo truyện nào, xé như thế nào? Trẻ còn thích tình tiết nào khác trong truyện này không?
+ Tranh: “Sự tích quả dưa hấu”: Hỏi trẻ nội dung bức tranh, tranh xé theo truyện nào, trong truyện còn có những nhân vật nào khác nữa
+ Tranh: “Quả bầu tiên”: Hỏi trẻ trong tranh có những gì, xé theo truyện nào, trẻ còn thích những cảnh nào, tình tiết nào khác trong truyện không
- Cô hỏi trẻ các bước để làm bức tranh 
- Gợi ý trẻ có thể vẽ thêm các chi tiết cho bức tranh thêm phong phú
- Hỏi trẻ thích xé dán truyện cổ tích nào, cách xé như thế nào? 
- Cho trẻ nhắc lại có những cách xé nào
b. Trẻ thực hiện: 
- Cô quan sát và hướng dẫn cho trẻ, gợi mở thêm cho trẻ.
c. Nhận xét - trưng bày sản phẩm
- Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét bài của mình , bài của bạn
- Cô nhận xét chung 
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần II): Đồ dùng học sinh tiểu học
Thời gian thực hiện: Từ ngày 02/05/2016 đến ngày 06/05/2016
Giáo viên thực hiện Lương Vân Anh
Tên hoạt động
Thứ 2
(02/05/2016)
Thứ 3
(03/05/2016)
Thứ 4
(04/05/2016)
Thứ 5
(05/05/2016)
Thứ 6
(06/05/2016)
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, trao đổi nhanh với phụ huynh về tỡnh hỡnh của trẻ
- Trò chuyện về những việc trẻ làm trong 2 ngày cuối tuần
- Trò chuyện về đồ dùng của học sinh tiểu học, bé cần chuẩn bị những gì để vào lớp 1
Thể dục sáng
- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, , đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc
- Tập thể dục theo nhạc bài "cô dạy em bài thể dục buổi sáng, bé khỏe bé ngoan, em yêu biển lắm, we like a party"
Hoạt động học
1-TDGH
- Bật chụm tách chân. 
- Đập bắt bóng
2-Văn học
- Truyện: Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
1-LQCV
- Làm quen với chữ cái V, R
1-KPXH
- Làm quen đồ dùng học sinh tiểu học.
2-GDÂN
- Dạy hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”.
- Nghe hát: Em yêu trường em
- TC: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
1-LQVT
Ôn sắp xếp theo quy tắc
1-Tạo hình
- Cắt và dán trang trí 4,5 loại đồ dùng học tập
Hoạt động góc
- Góc Phân vai ( chỉ số 50)
+ Chuẩn bị: Ngoài những đồ chơi sẵn có, chuẩn bị thêm nilon, kéo, băng dính để trẻ làm nem, rau tươi, túi nilon, dập gim để trẻ xếp rau; sổ khám bệnh, que chỉ, dụng cụ che mắt
+ Cửa hàng ăn uống
+ Bán hàng: Siêu thị mini
+ Góc bác sĩ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân phòng bệnh lây nhiễm (cúm, sốt dịch)
- Góc xây dựng: 
+ Chuẩn bị: gạch, xốp, lắp ghép, hoa, cây cảnh, bộ đồ chơi ghép hoa...
+ Xây dựng: trường tiểu học
- Góc học tập: 
+ Chuẩn bị: lôtô các đồ dùng của học sinh tiểu học, giấy vẽ, 
+ Nhận biết, thêm bớt các nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 10, vẽ cho đủ số lượng, xếp chữ, tô nét, nối hình từ các nét chấm mờ và tô màu bức tranh
- Góc văn học: 
+ Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về chủ đề, kéo, hồ dán
+ Làm sách về chủ đề quê hương, Bác Hồ, trường tiểu học
- Góc nghệ thuật: 
+ Chuẩn bị: Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp màu, bảng...
+ Hát, vẽ, nặn về chủ đề quê hương, Bác Hồ, trường tiểu học 
- Góc dân gian: 
+ Chuẩn bị: giỏ, sỏi, que mốt, quả bóng tennis
+ Cắp cua bỏ giỏ, mèo đuổi chuột, ném vòng cổ chai...
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát cây phượng
- Trò chơi: vòng quanh sô cô la
- Chơi tự do
- Quan sát cây phượng
- Trò chơi: vòng quanh sô cô la
- Chơi tự do
- Quan sát cây phượng
- Trò chơi: vòng quanh sô cô la
- Chơi tự do
- Quan sát cây phượng
- Trò chơi: vòng quanh sô cô la
- Chơi tự do
- Quan sát cây phượng
- Trò chơi: vòng quanh sô cô la
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ theo bài: em yêu cây xanh, gieo hạt, lá và gió
- Rèn kỹ năng tự bảo vệ: Không được chơi góc khuất vắng vẻ
- Rèn kỹ năng tự bảo vệ: Không được chơi góc khuất vắng vẻ
- Rèn kỹ năng tự bảo vệ: Không được chơi góc khuất vắng vẻ
- TCHT bài 26
- Rèn kỹ năng tự bảo vệ: Không được chơi góc khuất vắng vẻ
- Rèn kỹ năng tự bảo vệ: Không được 

File đính kèm:

  • docMGL_Chu_de_que_huong_Bac_Ho.doc
Giáo Án Liên Quan