Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

1.Phát triển nhận thức:

* Khám phá xã hội:

MT 22: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân

- Họ tên, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân

- Ngày sinh nhật của mình

* Khám phá khoa học:

MT 13: Bước đầu biết sử dụng các giác quan để khám phá

- Chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.

- Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờ để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng. (Công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi – 1 số phương tiện giao thông – đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa quả quen thuộc)

- Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. - Thu thập thông tin từ đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như: xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng

2. Phát triển thề chất :

 * Dinh dưỡng và sức khỏe:

MT 9: Thực hiện được 1 số công việc tự phục vụ khi được nhắc nhở

- Thực hiện một sốvcông việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn

+ Rửa tay, lau mặt, súc miệng

+ Tháo vớ, cởi quần áo .

- Sử dụng chén, muỗng, ly đúng cách.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHÒNG GD - ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
 TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI
 aïïb
 KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG
 CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN CỦA BÉ
 (5 TUẦN)
 (Từ ngày 3/10/2016 đến ngày 4/11/2016)
 TUẦN 9
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
 Ngày thực hiện:
 Từ ngày 31/10/2016 đến ngày 4/11/2016 
 GIÁO VIÊN DẠY: PHẠM THỊ HÀ
 LỚP: MẦM 3
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ
1.Phát triển nhận thức:
* Khám phá xã hội:
MT 22: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân
- Họ tên, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân
- Ngày sinh nhật của mình
* Khám phá khoa học:
MT 13: Bước đầu biết sử dụng các giác quan để khám phá
- Chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
- Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờđể nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng. (Công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi – 1 số phương tiện giao thông – đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa quả quen thuộc)
- Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. - Thu thập thông tin từ đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như: xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng
2. Phát triển thề chất :
 * Dinh dưỡng và sức khỏe:
MT 9: Thực hiện được 1 số công việc tự phục vụ khi được nhắc nhở
- Thực hiện một sốvcông việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn
+ Rửa tay, lau mặt, súc miệng
+ Tháo vớ, cởi quần áo.
- Sử dụng chén, muỗng, ly đúng cách.
* Phát triển vận động
MT 2: Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động
- Thực hiện các bài tập phát triển chung – các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
+ Đi bước dồn ngang kết hợp ném xa bằng một tay.
MT 4:Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
+ Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng hai tay.
MT 5: Trẻ phối hợp tốt tay mắt khi tung, đập, ném bóng, .
- Ném xa bằng một tay
MT 6: Trẻ vận động nhanh nhẹn, khéo léo khi chạy nhanh, bò, trườn, trèo, bật.
- Bật tiến về phíatrước
3. Phát triểnngôn ngữ :
* Nghe:
MT 27: Thực hiện được theo người lớn yêu cầu đơn giản, liên tiếp.
Trẻ hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản, ví dụ : “Cháu hãy lấy quả bóng ném vào rổ”
* Nói:
MT 32: Trẻ bắt chước được. Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra cho bản thân
Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu hiểu biết của bản thân
Ví dụ như: đi thăm ông bà, đi chơi, xem phim, tham quan.
MT 34: Sử dụng các từ lịch sự trong giao tiếp với cô giáo và các bạn
Nói và thể hiện cửchỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Sử dụng các từ “Vâng ạ” “Dạ” “Thưa”
* Làm quen với việc đọc và viết:
MT 36: Làm quen với 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống
Bước đầu trẻ làm quen với 1 số ký hiệu: Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ, tín hiệu đèn
4. Phát triển thẩm mỹ :
MT 47: Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát.
Vận động theo ý thích khi hát, nghe các bài hát quen thuộc. (Múa, vận động minh họa, vỗ tay theo phách, theo nhịp..) Chú ý nghe nhạc, nghe hát
5. Phát triển tình cảm – xã hội :
* Phát triển tình cảm:
MT40: Thể hiện ý thức,ý thích về bản thân
- Biết chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích của mình.
* Phát triển kỹ năng xã hội:
MT 43: Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội
- Thực hiện được một số qui định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời ba mẹ.
- Cử chỉ lời nói lễ phép: biết chào hỏi, nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở. 
- Chú ý khi nghe cô và bạn nói.
- Chờ đến lượt mình
- Cùng chơi hòa thuận với các bạn các trò chơi theo nhóm nhỏ.
- Yêu ba mẹ, anh, chị, em.
- Nhận biết hành vi: đúng, sai, tốt, xấu.
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
Tuần 1 & 2: Tôi là ai
Từ ngày 3/10 – 14/10/2016
Tuần 3 & 4: Cơ thể tôi
Từ ngày 17/10 – 24/10/2016
Chủ đề: BẢN THÂN CỦA BÉ
(5 Tuần)
(từ 3/10 – 4/11/2016)
Tuần 5: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
(Từ ngày 31/10 – 4/11/2016)
 MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
Thứ ba
1/11/2016
PTTC:
TDGH
Chạy chậm 60 – 80m, bật tiến về phái trước
Thứ hai
31/10/2016
PTNT
KPKH: Làm quen với 4 nhóm thực phẩm
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
TUẦN 9
(Từ 31/10 – 4/11/2016)
Thứ tư
2/11/2016
PTTM
TH: Nặn vòng tay (ĐT)
Thứ sáu
4/11/2016
PTTM
GDAN: 
NDTT: VĐ “Tay thơm tay ngoan” 
NDKH: NH “Bàn tay mẹ”
TCAN: Ai đoán giỏi
Thứ năm
3/11/2016
PTNN
NDTT: Trò chuyện về những người chăm sóc bé.
MẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH
 Thứ
Thời điểm
Thứ hai
17/10
Thứ ba
18/10
Thứ tư
19/10
Thứ năm
20/10
Thứ sáu
21/10
Đón trẻ
- Nắm tình hình sức khỏe của trẻ.Tạo cho trẻ sự phấn khởi khi bước vào một ngày mới.
- Cô ân cần khi đón trẻ vào lớp, nhắc nhở lễ giáo, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Cho trẻ làm quen với đồ dùng đồ chơi trong chủ điểm.
- Cho trẻ nghe nhạc, làm quen bài thơ, bài hát trong chủ đề.
- Trẻ chọn nhóm chơi, chơi tự do, chơi dân gian.
- Cô chú ý những trẻ yếu, trẻ thụ động, trẻ hiếu động.
Thể dục sáng
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ xếp 3 hàng dọc.
- Cho trẻ đi vòng tròn: đi mép chân tay giang ngang, đi gót chân tay chống hông, đi mũi bàn chân tay đưa lên cao.
-Đi luân phiên các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh
- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động 
- Tập kết hợp với bài hát “Nào mình cùng tập thể dục”
- Thở 3: thổi nơ bay
- Tay 1: Giấu tay
- Bụng – lườn 3: Quay người sang 2 bên
- Chân 2: Giậm chân tại chỗ
- Bật 1: Bật tại chỗ
* Hoạt động 3 Hồi tĩnh:
 - Chơi trò chơi pha nước chanh.
 - Đi thường hít sâu thở mạnh
 - Kết thúc 	
Tiêu chuẩn bé ngoan
1. Đi học đúng giờ
2. Ăn không làm đổ
3. Ăn hết suất
Giáo dục lễ giáo
- Nhắc nhở trẻ chào cô chào ba mẹ khi vào lớp, khi ra về
- Rèn trẻ biết tiết kiệm nước khi đi vệ sinh, rửa tay, chải răng.
- Giáo dục cháu lễ phép với người lớn, chào hỏi khi có khách đến lớp.
Hoạt động ngoài trời
Mục đích – yêu cầu:
Trẻ biết ra sân tiếp xúc với thiên nhiên, nắng sớm, vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, tạo tâm thế vui tươi phấn khởi cho trẻ đi đến lớp.
Rèn luyện cho trẻ kĩ năng quan sát, thích ứng những sự vật hiện tượng xung quanh
Gd trẻ chơi nhẹ nhàng không xô đẩy giành đồ chơi với bạn, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa sạch tay khi dính bẩn
Chuẩn bị:
Địa điểm: sân trường rộng thoáng 
Một số đồ chơi cho trẻ ra sân chơi: dây thun, phấn, nắp chai, bóng...
Tiến hành
Nhắc nhở trẻ mang giầy dép định hướng trước khi ra sân.
Cô giới thiệu thời tiết trong ngày.
Quan sát: 
 Thứ 2: Quan sát thời tiết
Dẫn trẻ vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”.
 Cô gợi ý hỏi cho cháu trả lời:
+ Các con đang đứng ở đâu?
 + Nhìn lên bầu trời xem hôm nay như thế nào? Nhiều mây hay ít mây
 + Thời tiết hôm nay như thế nào? Nóng hay lạnh.
 + Các con thấy trong người như thế nào?
 + Sáng đi học, con phải mặc quần áo như thế nào?
GD trẻ biết mặc quần áo dài khi ra ngoài, đội nón mũ để tránh gió, bụi.
TCVĐ: Kết bạn
Cách chơi: Cô và trẻ cùng hát, khi kết thúc bài hát, cô nói “kết bạn”, trẻ phải tìm được bạn nắm tay nhau lại.
Luật chơi: Trẻ phải tìm được bạn cho mình, nói đúng tên của bạn
Tổ chức cho trẻ chơi.
Chơi tự do.
- Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi cô chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời.
 - Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ vào rửa tay.
Thứ 3: Quan sát môi trường xanh sạch đẹp
- Cho trẻ đi dạo, đọc thơ. Hỏi về bầu trời hôm đó
 + Sân trường như thế nào?
 + Để sân trường được sạch đẹp các con cần phải làm gì?
+ Vậy các con biết môi trường sạch đẹp giúp gì cho cơ thể mình không?
- Giáo dục: cháu biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi
TCVĐ: Tìm khăn
Cách chơi: Cô đặt 1 chiếc khăn ở sau lưng 1 bạn bất kì, trẻ đi tìm và đoán xem khăn ở chỗ bạn nào
Luật chơi: Trẻ phải tìm được, nói đúng tên của bạn
Chơi tự do.
- Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi cô chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời.
 - Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ vào rửa tay.
 Thứ 4: Đồ dùng phục vụ bản thân
- Cả lớp cùng hát 1 bài
- Cho trẻ chơi chiếc túi kì lạ
- Đàm thoại về đồ dùng trẻ lấy được:
+ Đây là cái gì?
+ Cái ca để làm gì?
+ Bàn chải để làm gì?
+ Kem để làm gì?
- Tên gọi đồ dùng? Cách sử dụng? Lợi ích?
- Muốn cho đồ dùng cá nhân của mình luôn sạch sẽ thì phải làm sao?
- Giáo dục cháu giữ gìn đồ dùng vệ sinh cá nhân.
TCVĐ: Kéo co
-Cô nói cách chơi – luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- GD trẻ khi chơi không xô đẩy bạn.
Chơi tự do:
Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi cô chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời.
Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ vào rửa tay.
Thứ 5: 5 giác quan của cơ thể
- Cho trẻ đi dạo, đọc thơ. Hỏi về bầu trời hôm đó.
- Đàm thoại về đề tài.
- Cô gợi ý, khuyến khích trẻ trả lời
 + Cơ thể chúng ta có mấy giác quan?
 + Đó là những giác quan nào?
 + Mắt được gọi là gì? Dùng để làm gì
 + Mũi được gọi là gì? Dùng để làm gì ?
 + Lưỡi được gọi là gì? Dùng để làm gì ?
 + Tai gọi là gì? Dùng để làm gì ?	
 + Da được gọi là gì? 
- Giáo dục: trẻ bảo vệ các giác quan của mình.	
TCVĐ: Trời nắng trời mưa.
Cách chơi: Cô dẫn trẻ đi chơi và hát 1 bài. Khi cô nói trời mưa thì trẻ chạy nhanh về nhà theo cô.
Luật chơi: Trẻ nào chưa chạy về nhà sẽ bị nhảy lò cò.
Chơi tự do:
Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi cô chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời.
Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ vào rửa tay.
 Thứ 6: Trẻ trải nghiệm các giác quan
Cùng trẻ nhắc lại 5 giác quan trên cơ thể.
Cho trẻ chơi các trò chơi “Ngửi hoa” (Khứu giác)
Trò chơi “Đôi mắt diệu kì” (Thị giác)
Trò chơi “Âm thanh to – nhỏ” (Thính giác)
Trò chơi “Con muỗi” (Xúc giác)
Cô tổ chức cho trẻ chơi
GD trẻ biết bảo vệ các giác quan cũng như các bộ phận trên cơ thể mình.
TCVĐ: Đôi bạn
+ Cách chơi: trẻ đi tự do, khi có hiệu lệnh “Tìm đúng bạn của mình nào”, những trẻ có bông hoa giống nhau sẽ chạy lại nắm tay nhau.
+ Luật chơi: Trẻ phải tìm đúng bạn của mình.
-Tổ chức cho trẻ chơi vài lần
- Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi cô chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời.
 Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ vào rửa tay.
Chơi tự do:
- Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi cô chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời.
 Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi, cho trẻ vào rửa tay.
Hoạt động có chủ đích
PTNT
KPKH
Làm quen với 4 nhóm thực phẩm
PTTC:
TD: Chạy chậm 60 – 80m, bật tiến về phía trước
PTTM
TẠO HÌNH
Nặn vòng tay (ĐT)
 PTNN
PTNN
Trò chuyện Về những người chăm sóc bé
PTTM
ÂM NHẠC
NDTT: VĐ “Tay thơm tay ngoan”
NDKH: NH “Bàn tay mẹ”
TCAN: Bé đoán giỏi
Hoạt động vui chơi
Mục đích – yêu cầu chung : 
Trẻ biết tên các góc chơi, tham gia vào các góc chơi theo sự hướng dẫn của cô.
Rèn sự khéo léo của đôi tay, rèn các kĩ năng thông qua những trò chơi, tích cực tham gia chơi cùng cô và bạn.
Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của đồ chơi, qua đó giáo dục cháu biết giữ gìn và bảo quản đồ chơi, không ném không ngậm đồ chơi.
Mục đích – yêu cầu từng góc :
 Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng cá nhân
- Trẻ biết tên các đồ chơi trong góc.
- Trẻ biết tự vai chơi, biết dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với bạn.
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi ngoan với bạn.
Góc học tập: Chọn thực phẩm đúng nhóm
Trẻ biết gọi tên thực phẩm.
Ghép lô tô thực phẩm vào đúng nhóm.
Biết giữ gìn đồ chơi sạch sẽ.
Góc nghệ thuật: Xé dải giấy dán tóc cho bạn, làm thiệp 
Trẻ biết chọn màu tóc để dán, làm thiệp tặng mẹ, cô, bà.
Rèn kĩ năng xé,dán, rèn khéo léo của đôi tay
Trẻ biết ngồi ngay ngắn trên ghế, cầm bút bằng tay trái, tay phải giữ giấy.
Góc xây dựng: Xây khu vui chơi, khu nhà của bé.
Trẻ biết dùng những nguyên vật liệu để xây dựng khu vui chơi, khu nhà của bé.
 Rèn kĩ năng xếp, gắn lá, gắn hoa.
Giữ gìn đồ chơi, khi xây xong biết nhận xét, thưởng thức sản phẩm.
Góc thiên nhiên: chơi với vỏ ốc, nắp chai
 Trẻ biết dùng nắp chai hoặc vỏ ốc để xếp các hình theo ý thích.
Rèn óc sáng tạo qua cách trẻ tạo ra những sản phẩm.
 GD trẻ không ngậm đồ chơi vào miệng.
Chuẩn bị : 
Góc phân vai: đồ chơi như: giày dép, trang phục, đồ dùng cá nhân quen thuộc.
Góc học tập: lô tô thực phẩm
Góc nghệ thuật : Giấy màu, màu vẽ, hồ dán
Góc xây dựng : Khối gỗ, cây xanh, hoa, nhiều ngôi nhà.
Góc thiên nhiên : một số loại nắp chai, vỏ ốc
Tiến hành
Hoạt động 1 :
Chơi trò chơi “Bóng tròn to”.
Giới thiệu giờ hoạt động.
Hoạt động 2 :
- Cô giới thiệu các góc chơi, gợi ý trẻ vào góc chơi.
1/ Góc phân vai: 
Gợi ý: Trẻ phân vai chơi mẹ con hoặc cha con, cùng nhau đi mua đồ.
2/ Góc học tập: 
Gợi ý: Trẻ chọn thực phẩm và ghép cho đúng theo từng nhóm.
 3/ Góc nghệ thuật: 
Gợi ý: trẻ dùng giấy màu xé thành dải để dán thành tóc, vẽ hình ảnh bé thích lên thiệp, dán một số hình học tạo thành tấm thiệp.
 4/ Góc xây dựng: 
Gợi ý: dùng những nguyên vật liệu để xây dựng thành khu vui chơi, khu nhà của bé.
5/ Góc thiên nhiên: 
Gợi ý: dùng nắp chai hoặc vỏ ốc để xếp các hình theo ý thích.
Hoạt động 3 :
Cho trẻ vào các góc cô bao quát trẻ trong khi chơi.
- Thông báo sắp hết giờ-hết giờ.
- Cô nhận xét các góc,
- Cho trẻ hát 1 bài hát trong chủ đề hoặc đọc đồng dao sau đó trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
Trò chơi 1: Gieo hạt
“Gieo hạt – cúi người gõ các ngón tay xuống sàn nhà
 Nảy mầm – đứng thẳng người
 Một nụ - chụm 1 tay lại
 Hai nụ - chụm 2 tay lại
 Một hoa – hai hoa: xòe 2 bàn tay ra
 Hoa nở - hoa tàn: úp ngược 2 bàn tay xuống.
 Gió thổi – cây ngiêng: Đưa 2 tay lên cao, đung đưa 2 tay.
Lá rụng: trẻ ngồi xuống và nói “rào rào
Trò chơi 2: Oẳn tù tì
Cách chơi: chơi theo từng cặp, nếu người này ra cây kéo thì sẽ thắng người ra cái bao (kéo cắt bao), còn đối phương ra cây búa thì người chơi thua (búa đập được cây kéo) và búa sẽ thua bao (búa bị bao vây chặt). Trong trường hợp các người chơi ra giống nhau thì sẽ hòa.
Trò chơi 3: Trời sáng trời tối
Cho trẻ giả thành đàn gà con đi kiếm ăn, tay giang ngang vẫy vẫy, miệng kêu “chip, chip”. Khi nghe cô nói “trời tối”, trẻ ngối xuống đất nghiêng đầu và áp 2 tay vào má và nhắm mắt ngủ. Sau đó cô “trời sáng”, trẻ khum tay trước miệng bắt chước tiếng gà trống “Ò ó o”.
-Có thể cho trẻ giả nhiều tiếng con vật khác nhau.
Trò chơi 4: Chèo thuyền
-Luật chơi: Tất cả ngồi quay về một phía và cùng phối hợp động tác.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi xuống đất, chân dạng vừa phải giống “chữ V”, cháu nọ ngồi tiếp cháu kia đẩy người về phía trước, ngửa người ra phái sau hai tay bám vào vai bạn, vừa đẩy vừa nói “Chèo thuyền, chèo thuyền” ( làm động tác khoảng 10 lần).
Trò chơi 5: Đuổi bóng
- Luật chơi: Đuổi theo quả bóng lăn. Khi nào bóng dừng thì đứng lại.
-Cách chơi: Cô giáo cho trẻ đứng về một phía. Cô tung bóng cho trẻ lăn và yêu cầu trẻ chạy theo bóng lăn. Khi nào bóng dừng lại thì tất cả đứng lại
Tổ chức giờ ăn
Trước giờ ăn: 
Tổ trực nhật phụ cô xếp ghế, đặt bình hoa, trải khăn bàn.
Cô cho trẻ đi vệ sinh- rửa tay
Cô giới thiệu giờ ăn, trẻ đoán xem mình sẽ ăn gì?
Trong giờ ăn: 
Cô chia thức ăn (cơm, thức ăn mặn)
Ổn định trẻ ngồi ra ghế nhắc trẻ ngồi ngay ngắn.
Cô giới thiệu món ăn.
Gd cách ăn uống văn minh lịch sự: nhắc trẻ mời cô và các bạn, thức ăn rơi vãi phải để vào đĩa, khi ăn không nói chuyện.
Trẻ ăn hết cơm mặn, cô lấy thêm cơm canh.
Nhắc nhở trẻ ăn hết suất, cô động viên khuyến khích trẻ ăn chậm.
Sau giờ ăn: 
Ăn xong – trẻ ăn tráng miệng.
Trẻ đi xếp ghế ngồi của mình.
Trẻ vào lớp đi vệ sinh cá nhân.
Tổ chức giờ ngủ
Trước khi ngủ 
Cô nhắc trẻ đi vệ sinh. Cô giúp trẻ trải nệm, trẻ lấy gối của mình.
Hướng dẫn trẻ nằm trong mùng đúng nệm gối của mình.
Trong giờ trẻ ngủ 
Cô phải có mặt để theo dõi trẻ, sửa lại tư thế nằm cho trẻ thoải mái nhất.
Mở của sổ, khép cửa chính để tránh gió lùa
 Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với trẻ trong khi ngủ.
Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu.
Sau giờ ngủ: 
Trẻ nào dậy trước cô nhắc trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ làm những việc vừa sức như: cất nệm gối.
Cô mở của sổ tháo mùng xuống và dọn dẹp quét nhà vệ sinh lớp.
Hoạt động chiều
HD. TCM
TTVS
Lau mặt bằng khăn ướt
THNTH
-Góc nặn: Nặn vòng tay
- Góc dán: Dán hoa làm thiệp
- Góc thiên nhiên: Làm tranh bằng lá khô
- Góc tô màu: tô màu trang phục
ÔN LUYỆN
LĐVS
Hoạt động nêu gương
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 
- Trẻ thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan được cắm cờ
- Cuối tuần cháu đạt 4 cờ được 1 phiếu bé ngoan 
- Trẻ cảm thấy thích thú khi được cắm cờ
II/ CHUẨN BỊ:
Cờ, sổ bé ngoan
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
+ Nêu gương cuối ngày: 
- Cho trẻ hát, đọc thơ theo chủ đề.
- Trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan (từng tổ, cá nhân)
- Cho trẻ nhận xét ưu khuyết điểm của mình và của bạn
- Ý kiến nhận xét của các bạn tổ khác
- Cô nhận xét, nhắc nhở trẻ chưa đạt cần cố gắng
- Cho trẻ cắm cờ
- Cắm cờ tổ
- GD trẻ ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo và những người thân để là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
+ Nêu gương cuối tuần: 
- Cho trẻ hát bài “ Cả tuần đều ngoan ”.
- Trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan (từng tổ, cá nhân)
- Cho trẻ nhận xét ưu khuyết điểm của mình và của bạn
- Ý kiến nhận xét của các bạn tổ khác
- Cho trẻ cắm cờ cuối ngày;
- Cắm cờ tổ;
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ theo chủ đề
+ Mời 2 bạn lên hát;
+ Cô đọc tên những bạn từ 4 cờ trở lên, cho trẻ lên nhận phiếu bé ngoan dán vào sổ.
Hát bài “Đi học về”
GD trẻ biết chào cô cháo cha mẹ khi ra về.
Trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ.
- Cô trả trẻ thân mật, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, ba mẹ.
- Chơi tự do
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
 Thứ hai: 31/10/2016
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Tìm hiểu 4 nhóm thực phẩm
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi tên các thực phẩm có trong 4 nhóm chất (đạm, đường – chất bột, vitamin và chất khoáng, chất béo)
Kĩ năng: Trẻ tự tin mạnh dạn tham gia trả lời câu hỏi
Thái độ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động, hăng hái phát biểu trong giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh về các nhóm thực phẩm
CĐTH: Phát triển vận động thông qua trò chơi.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: ổn định giới thiệu
 - Cô và trẻ hát bài “Bé khỏe bé ngoan”
 - Các con vừa hát bài gì?
 - Các con muốn lớn và khỏe mạnh cần phải ăn gì?
 - Cô giáo dục trẻ ăn hết suất.
Hoạt động 2: Quan sát đàm thoại
 * Cô đưa tranh" Thịt cá, trứng, sữa" cho trẻ quan sát.
 + Cô có tranh vẽ gì đây?
 + Hàng ngày các con có được ăn những thức ăn này không?
 + Những thực phẩm cung cấp cho ta chất gì?
 - Đây là những thức ăn cung cấp chất đạm cho cơ thể chúng ta.Nếu chúng mình không ăn thịt cá,trứng , sữa thì cơ thể sẽ thiếu chất, gây suy dinh dưỡng và không lớn được.
 + Ngoài ra các con ở trường, ở nhà các con được ăn gì nữa? 
 + Những thực phẩm cung cấp chất gì?
 + Hàng ngày các con có được ăn những thức ăn này không?
 - Rau xanh,các loại củ, quả tươi rất tốt và cần thiết đối với cơ thể, các loại vitamin, muối khoáng này rất bổ ích. Nhờ chất này mà cơ thể chúng ta có thể chống lại một số bệnh, giúp mắt sáng, da trắng hồng.
 Trốn cô- cô đâu
 * Cô đưa tranh: gạo, ngô, khoai... ra cho trẻ quan sát
 + Cô có tranh vẽ gì đây?
 + Hàng ngày các con được ăn món gì nấu từ hạt gạo?
 + Đây là thực phẩm cung cấp chất gì?
 => Cơm, ngô, khoai, sắn là các loại hạt và củ cung cấp tinh bột , ngũ cốc cho cơ thể đấy.
 - Giáo dục trẻ biết khi ăn cơm chúng mình không được làm rơi vãi.
* Nhìn xem nhìn xem, cô có tranh gì đây?( Lạc, vừng, mỡ)
 + Trong tranh có những gì? 
 + Những thức ăn này cung cấp chất gì?
- Các con không được ăn quá nhiều chất béo vì ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể , gây bệnh khó tiêu, béo phì...
 => Tất cả các loại thức ăn thuộc 4 nhóm thực phẩm, mỗi chất có lợi ích khác nhau đối với cơ thể. Vì vậy các con phải ăn uống đầy đủ các chất.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô thấy các con giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi " Tìm đúng nhà"
- Cách chơi: Cô có 4 ngôi nhà với 4 nhóm thực phẩm khác nhau. Mỗi trẻ cầm 1 thẻ lô tô đủ 4 nhóm.Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì trẻ chạy nhanh về nhà có nhóm thực phẩm giống lô tô của trẻ.
 - Luật chơi: A

File đính kèm:

  • docgiao_an_thang_102016.doc