Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Đề tài: Làm quen chữ cái i - T - c

I/ Mục đích yêu cầu:

1. Kiến Thức:

 - Trẻ nhận biết, phát âm và phân biệt chữ cái I,t,c. Biết tạo nét chữ.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng so sánh, nhận biết chữ cái trong từ, trong câu.

 - Phát triển khẳ năng quan sát , tư duy ở trẻ. Biết chơi các trò chơi có chứa chữ cái I,t,c.

3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, biết giữ gìn vệ sinh trước và sau khi ăn.

 - Giáo dục trẻ yêu thích học chữ cái.

II/ Chuẩn bị:

1. Môi trường hoạt động: Tại lớp học

2. Đồ dùng:

+ Thiết kế pp, nhạc các trò chơi.

+ Các nét chữ, mẫu chữ I,t,c, rổ đựng.

+ Tranh chứa chữ cái I,t,c, bút lông, bút màu, hạt nút

3. Phương pháp : Quan sát, luyện tập, trò chơi.

4. Nội dung tích hợp : Khám phá, thể chất, tạo hình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Đề tài: Làm quen chữ cái i - T - c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG MẦM NON QUÔC TẾ
 –&—
CHỦ ĐỀ : THỰC VẬT
ĐỀ TÀI : LÀM QUEN CHỮ CÁI I-T-C.
 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HẢI
 LỚP : PANDA 5
 NGÀY DẠY : 03 /11/ 2016
 NĂM HỌC : 2016 - 2017
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến Thức:
 - Trẻ nhận biết, phát âm và phân biệt chữ cái I,t,c. Biết tạo nét chữ.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng so sánh, nhận biết chữ cái trong từ, trong câu.
 - Phát triển khẳ năng quan sát , tư duy ở trẻ. Biết chơi các trò chơi có chứa chữ cái I,t,c. 
3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, biết giữ gìn vệ sinh trước và sau khi ăn.
 - Giáo dục trẻ yêu thích học chữ cái.
II/ Chuẩn bị:
 Môi trường hoạt động: Tại lớp học
Đồ dùng: 
+ Thiết kế pp, nhạc các trò chơi.
+ Các nét chữ, mẫu chữ I,t,c, rổ đựng.
+ Tranh chứa chữ cái I,t,c, bút lông, bút màu, hạt nút
Phương pháp : Quan sát, luyện tập, trò chơi.
 Nội dung tích hợp : Khám phá, thể chất, tạo hình.
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
 Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố : “Qủa gì áo tím mình tròn
 Bung với đậu thịt nấu ăn ngon lành” ? ( Quả cà tím )
- Cho trẻ xem tranh “ Quả cà tím”. 
Trò chuyện cùng trẻ về các loại rau, củ , quả .
=> Giáo dục trẻ ăn ăn uống đầy đủ chất, biết giữ gìn vệ sinh trước và sau khi ăn.
 Hoạt động 2 : Những chữ cái dễ thương.
Cho trẻ đọc từ “Quả cà tím” dưới tranh.
- Cô hỏi trẻ “ Quả cà tím” có mấy tiếng ?
- Cho trẻ đếm xem trong từ “Quả cà tím ” có bao nhiêu chữ cái ? Tìm chữ cái đã học trong từ “Quả cà tím”, và phát âm lại.
- Cô giới thiệu cho trẻ làm quen nhóm chữ cái I,t c.
* Làm quen chữ cái i
 - Cô giới thiệu với trẻ về chữ i in thường, phát âm cho trẻ nghe.
 - Hướng dẫn cách phát âm chữ i. 
 - Cô cho lớp, nhóm, cá nhân trẻ phát âm, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ i.
=> Cô khái quát lại : Cấu tạo của chữ i gồm có hai nét : Một nét thẳng đứng và một dấu chấm phía trên. 
* Mở rộng: 
- Ngoài chữ i in thường ra các con còn biết có chữ i nào khác nữa?
- Cô giới thiệu chữ i in hoa, viết thường, viết hoa cho trẻ xem (cách đọc đều giống nhau).
- Cô cung cấp cho trẻ biết thêm các chữ cái in hoa thường dùng để viết đầu hàng, hoặc viết tên riêng.
* Làm quen chữ cái t.
 - Cô tạo tình huống cho trẻ làm quen chữ cái t.
 - Cô giới thiệu với trẻ về chữ t in thường, phát âm cho trẻ nghe.
 - Hướng dẫn cách phát âm chữ t. 
 - Cô cho lớp, nhóm, cá nhân trẻ phát âm, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Cho trẻ quan sát, nhận xét cấu tạo của chữ t.
=> Cô khái quát lại: Cấu tạo của chữ t gồm 2 nét, một nét thẳng đứng và một nét ngang.
* Mở rộng: Cô giới thiệu thêm cho trẻ biết chữ t in hoa,viết thường, viết hoa.
 So sánh chữ i – t : 
 Bài trắc nghiệm thông minh.
- Cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của chữ cái I,t qua bài trắc nghiệm thông minh.
=> Cô khái quát lại:
- Giống nhau: Đều có một nét thẳng đứng .
- Khác nhau:
 + Chữ i: Có một dấu chấm phía trên.
 + Chữ t: Có một nét ngang.
 + Khác nhau về cách phát âm.
- Lớp phát âm i-t
+ Trò chơi: Ghép nét chữ i - t bằng ngón tay.
* Làm quen chữ cái c.
 - Cô giới thiệu với trẻ về chữ c in thường, phát âm cho trẻ nghe.
 - Hướng dẫn cách phát âm chữ c. 
 - Cô cho lớp, nhóm, cá nhân trẻ phát âm, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Cho trẻ quan sát, nhận xét cấu tạo của chữ c.
=> Cô khái quát lại : Cấu tạo của chữ c gồm có một nét cong hở phải . 
* Mở rộng: Cô giới thiệu chữ c in hoa, viết thường, viết hoa cho trẻ xem. 
+ Trò chơi: Ghép nét chữ c bằng ngón tay.
 Hoạt động 3 : Bé tinh mắt nhanh tay.
- Luyện tập cá nhân : Cho trẻ lên tìm chữ cái I,t,c trên pp ( Chữ cái trong tên các loại rau, củ, quả.)
- Luyện tập cả lớp: 
 + Ghép chữ cái I,t,c : Trẻ lấy rổ có các nét chữ cái I, t, c và ghép các nét chữ theo yêu cầu của cô.
 Hoạt động 4 : Trò chơi.
 - Trò chơi 1: Bé thi tài
Chia trẻ làm 3 đội mỗi đội 1 bức tranh có chứa chữ viết mẫu và chữ còn thiếu, nhiệm vụ của 3 đội :
 + Đội màu đỏ: Dùng những hột hạt để tạo thành những chữ cái còn thiếu trong các từ, có trong bức tranh sao cho hoàn chỉnh.
 + Đội màu vàng: Tìm và nối các chữ cái I,t,c, sao chép các chữ cái còn thiếu trong các từ có trong bức tranh.
 + Đội màu xanh : Tìm các chữ cái còn thiếu gắn vào sao cho hoàn chỉnh, tìm đúng và tô màu chữ cái I,t,c theo yêu cầu.
 Kết thúc trò chơi đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất đội đó chiến thắng. 
 - Trò chơi 2: Ai nhanh hơn.
 + Cách chơi : Cô chuẩn bị 3 bài thơ chứa chữ cái i-t-c, Chia trẻ làm 3 đội, nhiệm vụ của trẻ bật chụm tách chân vào các vòng , sau đó lên lấy các hình vuông, tròn, tam giác gắn dưới các chữ cái theo yêu cầu của cô. 
 + Luật chơi : Khi bật không được chạm chân vào ô. Mỗi lần lên chỉ được lấy, gắn 1 hình vào chữ cái theo yêu cầu. Sau một bản nhạc đội nào tìm và gắn được nhiều chữ cái hơn, đúng yêu cầu sẽ chiến thắng. 
* Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

File đính kèm:

  • doclam_quen_chu_cai_i_t_c.doc
Giáo Án Liên Quan