Thiết kế bài học lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu một số loại hoa: Hoa hồng - Hoa cúc – Hoa mai – Hoa đồng tiền

I. Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phân biệt được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo, hình dáng, màu sắc và lợi ích của hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa đồng tiền

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ về các từ chỉ đặc điểm các loại hoa: cuống hoa, đài hoa, nhụy hoa,

2/ Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát: nhìn, ngửi, sờ, chú ý lắng nghe và phán đoán

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, ghi nhớ, trả lời trọn câu

- Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi

3/ Thái độ:

- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ và yêu quý các loài hoa

II. Chuẩn bị:

1/ Đồ dùng của cô:

- Slide 1,2: Tiêu đề

- Slide 3: Đoạn phim về một số loài hoa

- Slide 4, 5: So sánh

- Slide 6: Kết thúc

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu một số loại hoa: Hoa hồng - Hoa cúc – Hoa mai – Hoa đồng tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực phát triển Nhận thức
Hoạt động khám phá khoa học
Đề tài: Tìm hiểu một số loại hoa: Hoa hồng - Hoa cúc – Hoa mai – Hoa đồng tiền
I. Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo, hình dáng, màu sắc và lợi ích của hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa đồng tiền
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ về các từ chỉ đặc điểm các loại hoa: cuống hoa, đài hoa, nhụy hoa,
2/ Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát: nhìn, ngửi, sờ, chú ý lắng nghe và phán đoán
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, ghi nhớ, trả lời trọn câu
- Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi
3/ Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ và yêu quý các loài hoa
II. Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng của cô:
- Slide 1,2: Tiêu đề
- Slide 3: Đoạn phim về một số loài hoa
- Slide 4, 5: So sánh
- Slide 6: Kết thúc
2/ Đồ dùng của trẻ:
- 4 hộp quà đựng hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa đồng tiền
- 4 tranh: cây hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa mai
- 10 hoa cúc, 10 hoa đồng tiền, 10 hoa mai, 10 hoa hồng cắt rời để trẻ chơi
- 8 khung ảnh để trẻ chơi ghép tranh
* Tích hợp:
- Âm nhạc: Bài hát “ Lý cây bông”, Màu hoa
- Đồng dao: Con kiến
- Thơ: Mùa xuân của bé, Hoa kết trái,
- Trò chơi: Gieo hạt
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động1: Ổn định- trò chuyện
* Ổn định:
- Cho trẻ chơi trò chơi Gieo hạt
* Trò chuyện:
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Trong dịp tết vừa rồi nhà các con có chưng những loại hoa gì?
- Cô mời các con xem một đoạn phim nói về các loài hoa nhé!
 - Cô tắt phim và hỏi trẻ: Các con vừa xem đoạn phim nói về gì?
 - Đó là những loại hoa nào ai có thể kể lại?
Hoạt động 2: Cho trẻ tìm hiểu về các loài hoa: Hoa mai, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền
* Giới thiệu:
- Cô cũng đã chuẩn bị những món quà tặng cho các nhân ngày đầu năm, cô mời đại diện 3 nhóm lên nhận quà
- Các con mở quà xem các cô đã tặng gì?
- Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu những loài hoa đó nhé!
* Tìm hiểu hoa mai
- Cô đố! Cô đố!
- “ Hoa gì 5 cánh
 Có màu vàng tươi
 Hễ thấy hoa cười
 Biết là tết đến” ?
- Bạn nào cầm hoa mai trên tay đưa lên cô xem nào?
- Mời một số trẻ nhắc lại
- Hoa mai có những đặc điểm gì?
- Bạn nào phát hiện ra hoa mai có đặc điểm gì nữa?
- Cánh hoa mai như thế nào?
- Hoa mai là loại hoa cánh gì?
- Hoa mai nở vào mùa nào?
- Hoa mai được dùng để làm gì?
- Cô cầm hoa mẫu của mình khẳng định lại: Hoa mai có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Cánh hoa mai màu vàng, có 5 cánh, mềm, mịn, và mỏng. Hoa mai là loại hoa cánh tròn. Hoa mai nở vào mùa xuân và được dùng để làm cảnh, chưng ở trong nhà nhân các ngày lễ tết
* Tìm hiểu hoa hồng
 - Lắng nghe! Lắng nghe!
 - Thân cành có nhiều gai
 Hương thơm tỏa sớm mai
 Trắng, hồng, nhung nhiều loại
 Tên gọi là hoa gì ?
- Bạn nào cầm hoa hồng đưa lên cho cô và cả lớp xem nào!
- Mời một số trẻ nhắc lại
- Hoa hồng có những đặc điểm gì?
- Ai phát hiện ra hoa hồng có đặc điểm gì nữa?
- Ai biết một số màu của hoa hồng kể cho cô và cả lớp nghe?
- Cánh hoa hồng như thế nào?
- Hoa hồng là loại hoa cánh gì?
- Các con ngửi thử xem hoa hồng có mùi gì?
- Hoa hồng nở vào mùa nào?
- Hoa hồng dùng để làm gì?
- Cô đưa hoa mẫu lên và khẳng định lại: Hoa hồng có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. Cánh hoa hồng dày, nhiều cánh úp vào nhau, mềm, mịn. Hoa hồng là loại hoa cánh tròn, có nhiều màu, có mùi thơm nhẹ, được dùng để trang trí, để tặng trong các ngày lễ tết, và làm nước hoa.
* Tìm hiểu hoa cúc
- Hoa gì tươi thắm sắc vàng
Cánh dài thường nở muộn màng vào thu ?
- Ai có hoa cúc đưa lên nào!
- Cho trẻ nhắc lại
- Hoa cúc có những đặc điểm gì?
- Ai phát hiện ra đặc điểm khác của hoa cúc?
- Cánh hoa cúc như thế nào?
- Hoa cúc là loại hoa cánh gì?
- Đài hoa làm nhiệm vụ gì?
- Cuống hoa cúc như thế nào?
- Các con ngửi xem hoa cúc có mùi gì?
- Cho trẻ chuyền tay nhau để ngửi và sờ hoa
- Hoa cúc nở vào mùa nào?
- Hoa cúc dùng để làm gì?
- Cô đưa hoa mẫu lên và khẳng định lại: Hoa cúc có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa; cánh hoa cúc có màu vàng, nhiều cánh, dày, cánh bên ngoài dài hơn cánh ở bên trong; hoa cúc là loại hoa cánh dài, có mùi thơm nồng, dùng để chưng làm cảnh. 
* Tìm hiểu hoa đồng tiền
- Hoa gì màu đỏ
 Êm mượt như nhung
 Xếp tròn xung quanh
 Nhị vàng ở giữa ?
- Ai phát hiện ra những đặc điểm của hoa đồng tiền?
- Ai có phát hiện khác?
- Rất giỏi!
- Ai phát hiện ra đặc điểm khác nữa?
- Hoa đồng tiền là loại hoa cánh gì?
- Nhụy hoa đồng tiền có màu gì?
- Đài hoa đồng tiền như thế nào?
- Thân hoa đồng tiền như thế nào?
- Hoa đồng tiền được dùng để làm gì?
- Cô khẳng định: Hoa đồng tiền có cuống, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa; cánh hoa đồng tiền mỏng, mịn màng, bên ngoài dài, bên trong ngắn;hoa đồng tiền là loại hoa cánh dài, hoa được dùng để trang trí, để tặng nhau nhân các ngày lễ, tết
Hoạt động 3: So sánh
* Sự giống và khác nhau:
+ Hoa Mai và hoa hồng:
- Hoa mai và hoa hồng giống nhau ở điểm nào?
- Thế khác nhau ở điểm nào?
+ Hoa cúc và hoa đồng tiền:
- Vậy hoa đồng tiền và hoa cúc giống nhau ở điểm nào?
- Khác nhau ở điểm nào các con?
 * Củng cố:
- Vừa rồi các con được làm quen với những loại hoa nào?
- Vì sap chúng ta phải trồng nhiều loại hoa các con?
- Muốn như vậy thì mọi người và chúng ta phải làm gì?
- Cho trẻ đọc thơ và về cất hoa đứng thành 2 tổ
 Hoạt động 4: Trò chơi
- Trò chơi 1: Hoa nào cây ấy
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội sẽ lên gắn hoa vào cây tương ứng, trẻ gắn cây nào hoa ấy. Bạn đầu hàng lên bật qua vạch và lấy hoa gắn lên cây, sau đó về đứng ở cuối hàng để bạn kế tiếp lên gắn
Luật chơi: Đội nào gắn nhanh và đúng đội đó sẽ chiến thắng
- Cho trẻ chơi 2 lần
- Trò chơi 2: Ghép tranh
Cách chơi: Cô chuẩn bị một tranh mẫu và các mãnh ghép của tranh để trẻ đối chiếu và ghép lại giống với bức tranh của đội mình.
Luật chơi: Mỗi đội ghép 2 bức tranh. Đội nào ghép đúng và nhanh sẽ chiến thắng
- Cho trẻ chơi
Hoạt động 5: Kết thúc
Cho trẻ đọc bài thơ“ Mùa xuân của bé ” và nghỉ
- Trẻ chơi
- Trò chơi gieo hạt
- Trẻ kể: Hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa ly,
- Trẻ xem
- Một số loại hoa
- Hoa mai, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa lan
- Đại diện 3 nhóm lên nhận quà
- Trẻ mở quà và trả lời: Hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa đồng tiền
- Trẻ lắng nghe 
- Đố gì? Đố gì?
- Hoa mai
- Trẻ đưa hoa mai lên và phát âm “ Hoa mai”
- Trẻ nhắc lại từ “Hoa mai”
- Hoa mai có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa
- Hoa mai có 5 cánh, cánh hoa mai màu vàng
- Cánh hoa mai mỏng, mềm, mịn
- Hoa mai là hoa cánh tròn
- Hoa mai nở vào mùa xuân
- Hoa mai dùng để làm cảnh, trang trí
- Trẻ lắng nghe
- Nghe gì? Nghe gì?
- Hoa hồng
- Trẻ đưa lên và phát âm “ Hoa hồng”
- Trẻ phát âm “Hoa hồng”
- Hoa hồng có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa
- Hoa hồng có nhiều màu
- Màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu hồng phấn, màu cam,..
- Mềm, mịn, dày 
- Hoa hồng là hoa cánh tròn
- Hoa hồng có mùi thơm nhẹ
- Mùa xuân và các mùa trong năm
- Trang trí, làm nước hoa
- Trẻ lắng nghe
- Hoa cúc
- Trẻ đưa lên và phát âm “Hoa cúc”
- Hoa cúc có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa
- Hoa cúc có màu vàng, nhiều cánh, 
- Cánh hoa cúc nhỏ, mềm, thon dài, bên ngoài dài hơn bên trong
- Hoa cúc là loại hoa cánh dài
- Bảo vệ, nâng đỡ các cánh hoa
- Nối liền thân, bên dưới đài hoa, có màu xanh, cứng chắc
- Mùi thơm nồng
- Trẻ thực hiện
- Mùa thu
- Hoa cúc dùng để trang trí, để làm cảnh
- Trẻ lắng nghe
- Hoa đồng tiền
- Hoa đồng tiền có cuống hoa, đài hoa, nhụy hoa, cánh hoa
- Hoa đồng tiền có màu đỏ, nhiều cánh
- Cánh hoa đồng tiền ở ngoài to dài, ở gần nhụy nhỏ ngắn hơn
- Là loại hoa cánh dài
- Nhụy hoa đồng tiền có màu vàng
- Có màu xanh, cứng, chắc, ôm lấy cánh hoa
- Dài, tròn, 
- Cắm vào bình để trang trí
- Trẻ lắng nghe
- Giống nhau: Đều là loại hoa cánh tròn, có cuống, đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa, đều dùng để trang trí
- Khác nhau: Hoa mai có 5 cánh, hoa hồng có nhiều cánh; cánh hoa mai nhỏ, mỏng, cánh hoa hồng to, dày hơn, Hoa mai không dùng làm nước hoa còn hoa hồng dùng làm nước hoa, hoa mai 1 màu, hoa hồng có nhiều màu
- Giống: Đều là hoa cánh dài, có cuống, đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa.Đều dùng để trang trí
Đều có nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, thon dài, đều có cuống cứng chắc ôm lấy cánh hoa. 
- Khác: cánh hoa cúc dày hơn cánh hoa đồng tiền, hoa cúc có mùi thơm nồng hơn hoa đồng tiền 
- Hoa mai, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền
- Để có nhiều hoa đẹp, để trang trí, để tặng nhau trong các ngày lễ, tết
- Trồng thật nhiều hoa, chăm sóc, bón phân, tưới nước
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ nghỉ
Hoạt động ngoài trời 
 Quan sát : Cây hoa thọ
 Trò chơi động: Bé thích hoa mai
 Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành
 Chơi tự do: Chơi xích đu, cầu trượt, nhặt lá vàng làm hoa, chơi bóng, đá kiện, ném vòng cổ chai, ô ăn quan, cờ lúa ngô
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm của cây hoa thọ
Trẻ biết màu sắc đặc trưng của cây hoa thọ và nó dùng để chưng và trang trí
2/ Kỹ năng:
Phát triển kĩ năng quan sát, chú ý
Diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia trả lời câu hỏi
Rèn luyện cho trẻ tính khéo léo, phản xạ nhanh, tính kỉ luật, nguyên tắc trong khi chơi. 
Phối hợp với các bạn trong trò chơi tập thể
3/ Thái độ:
Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn, không xô đẩy, chen lấn trong khi chơi.
Biết bảo vệ , chăm sóc các loài hoa
Giáo dục trẻ biết giữ gìn, yêu quý và bảo vệ môi trường, có thái độ thân thiện với môi trường, với bạn chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị cây hoa thọ để quan sát
- Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát
- Lá cây, dây ni lông, kiện, chai nhựa, vòng ném, bảng ô ăn quan, đá cuội, banh, phấn, ngựa vải
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt của của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định – quan sát
- Tập trung trẻ quanh cô, dặn dò trẻ:
 - Đến giờ gì các con?
- Khi ra sân chơi các con phải như thế nào?
- Cho trẻ hát “ Đi chơi” và đi ra sân
- Trẻ tập trung quanh cô
- Giờ hoạt động ngoài trời
- Chơi nhẹ nhàng, không la hét, chen lấn, xô đẩy bạn
- Trẻ hát và ra sân
 Quan sát Cây hoa thọ
- Cô đố! Cô đố!
- Đố các con biết “ Hoa gì nhiều tuổi để thờ, lá thơm phưng phức, nở màu vàng tươi ”
Cho trẻ quan sát. Cô trò chuyện với trẻ về cây hoa thọ
+ Cây hoa thọ ở đâu?
+ Cô cho trẻ quan sát trong vòng 2-3 phút
+ Các con có nhận xét gì về cây hoa thọ?
+ Cây hoa thọ có những bộ phận nào?
+ Các con thấy cánh hoa thọ như thế nào?
+ Lá hoa thọ như thế nào?
+ Cây hoa thọ sống được là nhờ đâu?
+ Rể và lá làm nhiệm vụ gì?
+ Theo các con phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ các loài hoa?
 - Đố gì? Đố gì?
 - Hoa thọ
 - Trẻ chỉ vào cây hoa thọ
 - Trẻ quan sát và trò chuyện
 - Cây có nhiều hoa, hoa có màu vàng, lá cây xanh, thơm
 - Hoa, lá, thân, rể, cành, 
 - Nhiều cánh,mềm, có màu vàng 
 - Có mũi nhọn, nhám, có gân lá, có màu xanh
 - Nhờ rể, nhờ lá
 - Rể hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây, lá quang hợp
 - Tưới nước, bón phân, không ngắt lá, bẻ cành
 Hoạt động 2: Trò chơi
1) Trò chơi vận động: Bé thích hoa mai
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
 Cách chơi: “ Một bạn sẽ lên đứng ở vòng tròn làm cái, đứng quay lưng về phía các bạn. Các bạn còn lại sẽ đứng sau 1 chiếc vạch ngang. Khi bạn làm cái vỗ tay 3 cái, các bạn đứng dưới vạch sẽ chạy lên, tiến lại gần bạn làm cái. Bạn nào tiến lên gần nhất sẽ được cầm tay bạn làm cái, vừa vỗ vào tay vừa nói “ Bé thích hoa mai”, khi đến chữ mai sẽ bỏ tay ra và chạy nhanh về vạch đích cùng các bạn khác”
 Luật chơi: Nếu trong quá trình chạy lên mà bị bạn làm cái nhìn thấy sẽ phải lên thay vị trí làm cái. Đọc đến chữ “mai” mà không chạy về kịp sẽ bị thua cuộc và lên thay làm cái. Nếu bạn đọc không nói hoa mai mà nói hoa hồng, hay các hoa khác thì bạn làm cái không được đuổi.
Cho trẻ chơi 4-5 lần
 2) Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành
- Cô giới thiệu tên trò chơi
Cách chơi: Cô chia trẻ thành nhiều 
nhóm. Một nhóm 3-4 trẻ.
Trong nhóm 1 bạn sẽ xòe tay ra, các bạn khác dùng ngón trỏ chỉ vào bàn tay của bạn đó, vừa chỉ vừa đọc bài đồng dao “ Chi chi chành chành”, đến câu “ U a u ấp” trẻ xòe tay sẽ nắm tay lại.
Luật chơi: Bạn nào bị chụp được sẽ phải 
xòe tay ra làm cái.
 - Cho trẻ chơi 5 – 6 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
3) Trẻ chơi tự do:
 - Cô giới thiệu các trò chơi, nhắc nhở trẻ khi chơi phải nhẹ nhàng, trật tự, không tranh giành đồ chơi. Sau khi chơi xong phải nhặt rác, rửa tay
- Cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt, nhặt 
lá vàng làm trâu, chơi cà kheo, vẽ phấn trên nền gạch theo ý thích, chơi ô ăn quan, chơi cờ lúa ngô, ném vòng cổ chai
- Cô theo dõi và chơi cùng trẻ
- Trẻ chơi
 Hoạt động 3: Kết thúc 
- Cô động viên, khen trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi, nhặt rác bỏ đúng nơi quy định.
Cho trẻ đi rửa tay và nghỉ
Trẻ thu dọn đồ chơi cùng cô, nhặt rác bỏ đúng nơi quy định.
Trẻ rửa tay và đi về lớp

File đính kèm:

  • doclam_quen_mot_so_loai_hoa.doc