Thiết kế bài học lớp Lá - Hoạt động: Đọc thơ - Đề tài: Bác bầu bác bí
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ cảm nhận được âm điệu, biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Bác bầu bác bí”, tham gia đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ đọc thơ to, rõ ràng. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động.
- Trẻ biết anh em trong một nhà phải thương yêu và nhường nhịn nhau, biết ăn các loại rau quả để cơ thể khỏe mạnh , hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị :
+ Slide nội dung bài thơ
+ Nhạc không lời.
3. Tiến hành hoạt động:
a. Hoạt động mở đầu:
- Tạo tình huống một cháu đi bán bầu, bí.
Chị ơi! Bán cho tôi một trái bầu, một trái bí với.
+ Các con đã được ăn canh bầu bí chưa?
KẾ HỌACH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011 Hoạt động: Đọc thơ Đề tài: “ Bác bầu bác bí” 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ cảm nhận được âm điệu, biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Bác bầu bác bí”, tham gia đọc thơ diễn cảm. - Trẻ đọc thơ to, rõ ràng. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động. - Trẻ biết anh em trong một nhà phải thương yêu và nhường nhịn nhau, biết ăn các loại rau quả để cơ thể khỏe mạnh , hứng thú tham gia hoạt động. 2. Chuẩn bị : + Slide nội dung bài thơ + Nhạc không lời. 3. Tiến hành hoạt động: a. Hoạt động mở đầu: - Tạo tình huống một cháu đi bán bầu, bí. Chị ơi! Bán cho tôi một trái bầu, một trái bí với. + Các con đã được ăn canh bầu bí chưa? b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ, cô đọc cho trẻ nghe - Muốn biết bầu và bí nấu với gì để ngon và bổ, cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ “ Bác bầu, bác bí” - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1: Đọc diễn cảm - Cô đọc cho trẻ nghe lần 2: kết hợp xem hình ảnh minh họa trên màn hình. * Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác? + Bầu bí được trồng ở đâu các con? Nhìn xuống mặt ao, bác bầu, bác bí thấy gì? TD: “Bác bầu bác bí............cá tôm bơi lội” + Bác bí đã nghĩ gì? D: “Bác bí nghĩ ngợi............ăn vào thật mát” + Vì sao phải rửa sạch đôi tay hàng ngày? + Qua bài thơ này các con cảm nhận điều gì? * Giáo dục: Biết giữ gìn đôi tay để tránh bênh tay chân miệng. * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc hai lần - Từng nhóm đọc - Thi đua bạn gái, bạn trai - Cá nhân xung phong lên đọc - Cô sửa sai kịp thời, động viên trẻ đọc thơ tốt * Trò chơi : “ Đội nào giỏi nhất” - Trẻ chia làm 3 nhóm đọc thơ nối tiếp theo yêu cầu của cô - Động viên và tuyên dương trẻ. c. Hoạt động kết thúc: - Chơi “ Lộn cầu vồng”. * Đánh giá cuối ngày: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................... RỬA TAY (Phạm Mai Chi, Hoàng Dân) Miếng xà phòng nho nhỏ Em xát lên bàn tay Nước máy đây trong vắt Em rửa đôi bàn tay. Khăn mặt đây thơm phức Em lau khô bàn tay Đôi bàn tay bé bé Nay rửa sạch, xinh xinh Tất cả lớp chúng mình Cùng giơ tay vỗ vỗ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011 Hoạt động: TẠO HÌNH Đề tài : Trang trí cánh thiệp xinh 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Trẻ biết dử dụng những nguyên vật liệu để trang trí thiệp tặng bà, tặng mẹ, tặng cô, tặng chị.nhân ngày lễ 20/10. - Trẻ biết bóc keo và sắp xếp bố cục nguyên vật liệu để dán, trang trí thiệp. - Trẻ trật tự trong giờ học, hợp tác với nhau trong giờ học 2. CHUẨN BỊ: - Thiệp mẫu của cô, hình ảnh về các tấm thiệp đẹp. - Nguyên vật liệu tận dụng. - Hình ảnh người thân trong gia đình. - Nhạc nền. 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: a. Hoạt động mở đầu: -Cô cho trẻ xem những hình ảnh người thân trong gia đình - Trò chuyện về những hình ảnh vừa xem. b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Giới thiệu ngày lễ sắp đến và đàm thoại về vật mẫu + Trong gia đình mình các con thương ai nhất? +Tuần này có 1 ngày lễ sắp đến đó là ngày nào? Dành cho ai trong gia đình? + Gợi ý trẻ sẽ làm gì để tặng mẹ, tặng chị, tặng bà? - Cho trẻ xem vật mẫu và nêu nhận xét về hình dáng, màu sắccách trang trí thiệp. - Cô giới thiệu các nguyên liệu phù hợp để làm thiệp. - Cô chọn vật liệu phù hợp làm hoa, dán nơ và tấm bìa làm thiệp. Cô trang trí thêm bằng nhiều nét vẽ để tấm thiệp xinh hơn. - Cho trẻ nêu cách chọn vật liệu phù hợp với ý tưởng, bố cục sao cho hợp lí. * Hoạt động 2: Trẻ thực hành - Cho trẻ về nhóm thực hành, cô theo dõi và động viên trẻ thực hiện. Lưu ý phần bố cục. - Gợi ý cho trẻ trang trí thiệp phong phú và đẹp mắt. * Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ trưng bày sản phẩm, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn + Cô nêu nhận xét chung, gợi hỏi tình cảm của trẻ và mong muốn của trẻ sẽ tặng thiệp cho ai? Giáo dục: Trẻ biết thể hiện niềm vui, cảm xúc – tình cảm của trẻ khi làm sản phẩm để tặng người than mà trẻ yêu quý nhân ngày lễ. c. Kết thúc hoạt động: + Hát bài hát “ Cả nhà thương nhau”. * Đánh giá cuối ngày: .................... ......................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011 Hoạt động: GIÁO DỤC ÂM NHẠC Đề tài : Biểu diễn các bài hát về bản thân 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biểu diễn tốt 1 số bài hát: “Cái mũi”, “Càng lớn càng ngoan” , bài thơ “Rửa tay”, “vè trái cây” - Trẻ biết phối hợp tay chân và biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm để thể hiện bài hát - Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động. Trẻ cảm nhận giai điệu nhẹ nhàng của bài hát nghe: “ Anh trăng hoà bình” 2 . Chuẩn bị : + Nhạc nền các bài hát, trang phục 3. Tiến trình hoạt động: a. HĐMĐ: - Cô đố trẻ: + Cho trẻ quan sát và hỏi xem hôm nay lớp mình có gì đặc biệt? b. HĐTT: * HĐ 1: Biểu diễn các bài hát về bản thân - Cô tham gia làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục trẻ lên biễu diễn.. -Tốp ca : “Cái mũi” (Vận động minh hoạ) -Tam ca : “ Càng lớn càng ngoan” ( Vỗ theo nhịp ) -Đọc vè: “Vè trái cây” -Đọc thơ : “ Rửa tay” *HĐ 2 : Nghe hát “ Ánh trăng hòa bình” - Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát ( 1 lần) - Cô hát cho trẻ nghe “ Ánh trăng hòa bình” ( 2 lần) * Giáo dục: Trẻ biết yêu thương bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau. * HĐ 3 : Trò chơi : “Chuyền theo tiết tấu” - Cô cho trẻ ngồi vòng tròn cô mở đoạn nhạc, khi mở nhanh, trẻ sẽ chuyền nhanh 1 túi quà cho bạn, mở nhạc chậm sẽ chuyền chậm, khi tắt nhạc, túi quà đến tay bạn nào, bạn đó sẽ đoán xem trong đó có gì và mở ra cho cả lớp xem. - Cho trẻ chơi vài lần, cô nhận xét, tuyên dương. c. KTHĐ: - Cho trẻ nhảy múa theo giai điệu nhạc không lời. * Đánh giá cuối ngày: .................... ................................................................................................................................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011 Hoạt động: ĐỌC THƠ Đề tài : Thỏ bông bị ốm 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Thỏ bông bị ốm”. - Trẻ đọc thơ to, rõ ràng. Phát triển vốn từ cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh ăn uống, không ăn bậy, giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh. 2. CHUẨN BỊ: - Slide câu chuyên - Nhac không lời. 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: a. Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ chơi trò chơi “ Con thỏ” b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động1: Giới thiệu bài thơ, cô đọc mẫu cho trẻ nghe - Giới thiệu bài thơ “ Thỏ bông bị ốm” - Cô đọc diễn cảm lần 1 - Cô đọc lần 2 có hình ảnh minh hoạ. * Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn + Cô vừa đọc bài thơ gì nào? Do ai sang tác? + Bạn thỏ bị gì? TD: “ Thỏ bông.đau quá” + Thỏ mẹ làm gì khi thỏ bông bị ốm? TD: “ Thỏ mẹ.bác sĩ khám” + Bác sĩ đã hỏi thỏ bông những gì? Thỏ bông trả lời như thế nào? TD: “ Bác sĩ..bờ ao” + Bác sĩ kết luận thỏ bông bị gì? TD: “ăn bậy”. * Giáo dục: Biết giữ vệ sinh ăn uống, không ăn bậy, giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh. * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc 2 lần. - Luân phiên từng nhóm đọc. - Thi đua bạn gái, bạn trai. - Cá nhân xung phong lên đọc thơ. - Cô sửa sai, động viên trẻ đọc tốt. · Trò chơi: “ Xem ai tài hơn” - Cho trẻ về nhóm hội ý chọn 1 đoạn thơ và diễn tả nội dung của đoạn thơ bằng cách thể hiện hành động nhân vật. c. Kết thúc hoạt động: Chơi “Kéo cưa lừa xẻ” * Đánh giá cuối ngày: .................... ......................................................................................................................................................................................................................................... Hoạt động: KHÁM PHÁ XÃ HỘI Đề tài: Trò chuyện về “Đôi bàn tay’’ 1. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết những hành động đúng về đôi bàn tay, biết thực hiện mô phỏng lại những hành động đúng Phát biểu to, rõ ràng, Trẻ có kĩ năng vẽ theo hình bàn tay Trẻ mạnh dạn, tự tin. Biết phối hợp làm việc theo nhóm. 2. Chuẩn bị: Một số hình ảnh về “Đôi bàn tay” Nhạc không lời “ Bàn tay”, giấy, bút chì 3. Tiến trình hoạt động : a. Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ cùng hát bài “Bàn tay” b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Trò chuyện về Đôi tay của bé + Mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì? + Tay dùng để làm gì nào? - Trẻ tự mô phỏng lại các hoạt động bằng chính đôi tay của mình - Xem slide về đôi bàn tay * Hoạt động 2: Đội nào nhanh hơn - Trẻ về hai đội bạn trai, bạn gái, cả hai đội hội ý và mô phỏng lại một hành động, đội còn lại sẽ đoán xem hành động đó là gì? Đội nào trả lời nhiều và đúng sẽ chiến thắng * Hoạt động 3: Tay xinh, tay khéo - Cho trẻ về bàn và dùng bút chì vẽ theo hình bàn tay của mình - Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình ở góc tạo hình * Giáo dục: + Các con phải làm gì để giữ đôi bàn tay sạch sẽ? Trẻ biết lợi ích của đôi bàn tay và giữ cho đôi bàn tay luôn sạch sẽ bảo vệ các giác quan và cơ thể mình, tránh các vật nguy hiểm, tránh bệnh tay chân miệng. `c. Hoạt động kết thúc: - Chơi “Kéo cưa lừa xẻ” * Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ tư ngày 0 5 tháng 10 năm 2011 Hoạt động: TẠO HÌNH Đề tài: Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái 1. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết được đặc điểm khác nhau trên khuôn mặt của bạn trai, bạn gái. Biết sử dụng những kỹ năng đã học để vẽ khuôn mặt bạn. Trẻ biết hợp tác cùng bạn, biết trân trọng sản phẩm của mình. 2. Chuẩn bị: Mẫu khuôn mặt bạn trai và bạn gái 3. Tiến hành: a/ Hoạt động mở đầu: Trò chơi “ Mảnh ghép bí mật” Cho trẻ chơi ghép hình bạn trai và bạn gái. Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, hình dáng, sở thích của bạn trai, bạn gái. b/ Hoạt động trọng tâm: * HĐ 1: Giới thiệu và vẽ mẫu khuôn mặt bạn trai, bạn gái Cô giới thiệu cho trẻ xem mẫu và vẽ khuôn mặt bạn trai, bạn gái cho trẻ xem. Cô vừa vẽ vừa phân tích, hướng dẫn cho trẻ Gợi ý trẻ vẽ thêm các chi tiết cho khuôn mặt bạn sinh động hơn. Cho trẻ nêu ý tưởng và cách thực hiện * HĐ 2: Trẻ thực hiện tạo sản phẩm: Trẻ về nhóm trổ tài. Cô quan sát động viên trẻ vẽ tốt * HĐ 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm: Trẻ thực hiện xong cho trẻ treo sản phẩm của mình, xem và nhận xét Gợi hỏi ý tưởng của trẻ sẽ làm gì khi tạo được sản phẩm đẹp mắt Tuyên dương trẻ. + Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể mình, yêu thương bạn bè và trân trọng sản phẩm tạo ra. c/ Hoạt động kết thúc: Cho trẻ chơi “ Tìm bạn” * Đánh giá cuối ngày: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011 Hoạt động: THỂ DỤC Đề tài: Bò bằng bàn tay và cẳng chân 3- 4m 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết dùng 2 bàn tay và cẳng chân để thực hiện động tác bò. Biết tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. - Trẻ biết phối hợp tay nọ chân kia để bò khoảng cách 3- 4m. - Trẻ biết hợp tác với nhau và trật tự khi tham gia hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Sân tập thể dục, gậy thể dục - Nhạc thể dục 3. Tiến trình hoạt động: a. Hoạt động mở đầu: * Khởi động: - Trẻ đi chạy theo cô với các kiểu chân. b. Hoạt động trọng tâm: * Trọng động: Bài tập phát triển chung - HH: Gà gáy ò ó o ... - TV: Hai tay ra trước, lên cao * - BL: Xoay người sang hai bên - C: Ngồi khụy gối * - B: Bật chụm tách chân ( 4lần 4 nhịp) (*)Động tác nhấn mạnh Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay và bàn chân qua 3 - 4m - Cho trẻ thực hiện động bò tự do trên nền - Cô theo dõi và động viên trẻ bò đúng kỹ thuật. Bò về phía trước, kết hợp tay nọ chân kia để bò, chú ý đặt sát 2 bàn tay và cẳng chân trên nền. - Tổ chức cho trẻ tập luyện ở các nhóm. - Cô theo dõi sửa sai kịp thời. * Trò chơi: Bé làm chú bộ đội tí hon - Cho trẻ lấy gậy nối lại thành cây dài làm vạch chuẩn giới hạn 3 - 4m - Chia trẻ làm 2 nhóm thi đua bò qua vạch chuẩn 3 –4m. - Cô theo dõi trẻ thực hiện bài tập. Động viên, tuyên dương trẻ bò tốt. * Trò chơi vận động: Lắc hông đi nào? - Cô cho trẻng lắc hông của cô, cô gõ trống 3 lần thì trẻ lắc hông 3 cái, cô gõ 5 lần thì trẻ lắc 5 cái... - Trẻ chơi cùng cô 3-4 lần c. Hoạt động kết thúc. Hồi tĩnh: Trẻ hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp. * Đánh giá cuối ngày: ............................................................................................................................. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm 2011 Hoạt động: THỂ DỤC Đề tài: Tập đội hình – đội ngũ 1. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết xếp hàng ngang, hành dọc theo yêu cầu của cô. Biết tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh Trẻ có kỹ năng chú ý và xếp hàng thẳng, biết going hàng ngang, hàng dọc bằng cách đứng đưa thẳng cánh tay. Trẻ mạnh dạn, tự tin và hợp tác với nhau khi tham gia các hoạt động. 2. Chuẩn bị: Nhạc thể dục. 3. Tiến trình hoạt động : a. Hoạt động mở đầu: * Khởi động: Cô mở nhạc cho trẻ cùng đi tự do theo cô kết hợp đi 2,3 kiểu chân. b. Hoạt động trọng tâm: * Trọng động: Trẻ dàn hàng tập thể dục theo nhạc, tập với gậy thể dục + Bài tập phát triển chung: HH : Gà gáy ò ó o... TV : Hai tay đưa ra trước lên cao. (4 lần 4 nhịp) BL : Hai tay đưa ra trước, quay người sang 2 bên. C : Ngồi khụy gối. Bật : Bật tách chân, khép chân. + Vận động cơ bản “Xếp hàng dọc – hàng ngang“ - Cô cho trẻ chơi tự do, cô dùng hiệu lệnh bằng trống lắc để tập trung trẻ thành 3 hàng dọc trước mặt cô. - Yêu cầu trẻ xếp theo từng tổ, trẻ đứng khép chân nhìn thẳng, cách bạn trước bằng 1 cánh tay trái. - Cho từng tổ luyện tập xếp hàng nhanh và đẹp. Tiếp tục cho trẻ xếp hàng nagng, dàn hàng rộng cách nhau bằng 2 cánh tay. * Thi đua: Trò chơi: Đội nào nhanh hơn? - Cho các đội thi tài xếp hàng dọc, hàng ngang theo yêu cầu của cô. Đội nào thực hiện đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. - Cô tuyên dương trẻ tốt. * Trò chơi vận động: “ Bắt bướm“. - Trẻ vừa đi theo cô vừa nhảy lên làm động tác bắt bướm. - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Động viên trẻ chơi tốt. c. Kết thúc hoạt động : * Hồi tĩnh: Trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp chân tay * Đánh giá cuối ngày: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ tư ngày 14 tháng 09 năm 2011 Hoạt động: TẠO HÌNH Đề tài: Vẽ đồ chơi bé thích 1. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết cảm nhận vẻ đẹp của một số đồ chơi trẻ thích, biết sử dụng những kỹ năng đã học để vẽ các nét thẳng, nét cong, nét xiên tạo thành đồ chơi. Trẻ biết cách cầm bút, biết rê bút và tô màu không lem ra ngoài. Trẻ biết hợp tác cùng bạn, biết trân trọng sản phẩm của mình, biết giữ gìn đồ chơi trong lớp. 2. Chuẩn bị: Một số đồ chơi thật, tranh vẽ về đồ chơi. 3. Tiến hành: a/ Hoạt động mở đầu: Cho trẻ hát “Lóp chúng mình” b/ Hoạt động trọng tâm: * HĐ 1: Giới thiệu tranh vẽ đồ chơi Cho trẻ xem tranh về đồ chơi và gợi hỏi trẻ về đặc điểm của các loại đồ chơi: hình dạng, màu sắc, kích thước... + Muốn vẽ ô tô bằng đồ chơi thì vẽ những nét gì? - Cho trẻ vẽ trên không các nét cơ bản. - Cho trẻ nhận xét cách vẽ một số đồ chơi khác như: búp bê, cầu tuột, xích đu + Khi vẽ xong các con phải làm gì để hình vẽ thêm đẹp? Tô màu như thế nào? - Cho trẻ nêu ý tưởng mình sẽ vẽ đồ chơi gì? - Cho trẻ nhắc lại một số kỹ năng vé các nét tạo thành đồ chơi. * HĐ 2: Trẻ thực hiện tạo sản phẩm: Trẻ về nhóm vẽ theo ý thích. Cô quan sát động viên trẻ vẽ tốt * HĐ 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm: Tẻ thực hiện xong mang tranh lên bỏ vào bì sản phẩm của minh Nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. Cô nêu nhận xét chung, gợi hỏi những cảm xúc của trẻ khi vẽ được những đồ chơi bé thích Tuyên dương trẻ. + Giáo dục trẻ biết thể hiện niềm vui khi được đến trường, đến lớp, biết bảo vệ đồ chơi, không làm hư hỏng đồ chơi.. c/ Hoạt động kết thúc: Cho trẻ chơi “ Bóng bay xanh” * Đánh giá cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GIAO AN THO.doc