Thiết kế bài học lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Bài dạy: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo thước đo
I. Mục tiêu
1-Kiến thức
* Đối với tre 4 tuổi
- Trẻ biêt đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo (thước đo)
* Đối với trẻ 5 tuổi
- Trẻ biêt đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo (thước đo). Qua đó nhận biết sự khác biệt về kích thước của các đối tượng sẽ cho kết quả đo khác nhau
2- kỹ năng
* Đối với trẻ 4 tuổi
-Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, điểm tương ứng
* Đối với trẻ 5 tuổi
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, điểm tương ứng
-Phát triển tư duy của trẻ
-Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay
3- Tư tưởng
- Trẻ hứng thú thăm gia học bài, học có nền nếp, giáo duc trẻ biết bảo vệ, giữ gin di tích, yêu mến kính trọng Bác Hồ
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÀI DẠY: ĐO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO THƯỚC ĐO Ngày soạn Ngày dạy I. Mục tiêu 1-Kiến thức * Đối với tre 4 tuổi - Trẻ biêt đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo (thước đo) * Đối với trẻ 5 tuổi - Trẻ biêt đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo (thước đo). Qua đó nhận biết sự khác biệt về kích thước của các đối tượng sẽ cho kết quả đo khác nhau 2- kỹ năng * Đối với trẻ 4 tuổi -Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, điểm tương ứng * Đối với trẻ 5 tuổi - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, điểm tương ứng -Phát triển tư duy của trẻ -Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay 3- Tư tưởng - Trẻ hứng thú thăm gia học bài, học có nền nếp, giáo duc trẻ biết bảo vệ, giữ gin di tích, yêu mến kính trọng Bác Hồ II. Chuẩn bị 1. đồ dùng của cô: Đồ vật để đo, thước đo - Khôí chữ nhật - Bút dạ que chỉ 2. Đồ dùng của trẻ -Mỗi cháu có 1 rổ học dụng cụ đo (1 thước đo, 1 đối tượng để đo) III. Nội dung tích hợp - Âm nhạc - Toán IV. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Hôm nay có các cô đến thăm lớp chúng mình đấy hãy nổ một chàng pháo tay chào đón các cô nào và các cô còn mang đến cho lớp một câu đố nữa đấy chúng mình cùng lắng nghe xem câu đố gì nhé 2. Bài mới Hoạt động 1: Ôn dài ngắn - Hôm nay cô cho cả lớp mình đi thăm nông trại của bác nông dân đấy chúng mình có thích không nào? - À các con ơi đường đến nông trại bác nông dân gồm có 4 cây cầu đấy - Chúng mình cùng quan sát xem 4 cây cầu này như thế nào với nhau?( Không bằng nhau ) - Vì sao con biết? - ( Cây cầu số1 ngắn hơn cây cầu số 2,cây cầu số 2 dài hơn cây cầu số 1) - ( Cây cầu số 3 ngắn hơn cây cầu số 4,cây cầu số 4 dài hơn cây cầu số 3) - Đúng rồi 4cây cầu này có độ dài khác nhau đấy, nhưng cô không biết 4 cây cầu này dài ngắn bằng bao nhiêu lần bàn chân của các cháu vì vậy khi đi trên cầu chúng mình sẽ đi bằng cách đi nối gót chân từ đầu cầu bên này đến đầu cầu bên kia ( cô gọi 2 trẻ lên đo và nói kết quả đo) => Các con ơi vì cây cầu ngắn hơn sẽ đi được ít lần hơn, cây cầu dài hơn sẽ đi được nhiều lần hơn đấy các con a, các đối tượng có kích thước khác nhau được đo bằng một đơn vị đo sẽ cho ta kết quả đo khác nhau đấy. Hoạt động 2: Day trẻ đo - Các con ơi chúng mình đã đến nông trại của bác nông dân rồi đấy, nông trại của bác nông dân có rất nhiều hoa quả đấy,chúng mình cùng quan sát lên đây bác nông dân đã hái cho cô cháu mình quả gì đây nhỉ? - Chúng mình thấy quả dưa chuột này như thế nào? - Để biết quả dưa chuột này dài hay ngắn chúng mình phải làm như thế nào? (Đo) -Vạy hôm nay cô sẽ dậy các con thao tác đo một đối tượng bằng một đơn vị đo - Để lớp mình ai cũng biết cách đo chúng mình cùng quan sát cô đo nhé * Cô đo mẫu. - Đầu tiên cô sẽ sử dụng thước đo, cô cầm thước đo bằng tay trái, tay phải cô cầm bút(cô vùa đo vừa phân tích) cô đo từ trái qua phải cô đặt chiều dài của thước đo trùng lên chiều dài của quả dưa chuột sao cho phía trên phía dưới trùng khít, mép trái của thước đo trùng với mép trái của quả dưa chuột cô kẻ một vạch sát mép phải của thước đo, rồi nhấc thước đo ra, tiếp theo cô đặt thước đo sao cho mép trái của thước đo trùng với vạch bút rồi lại dùng bút kẻ một vạch sát với mép phải của thước đo,Cứ như vậy cô đo hết chiều dài của quả dưa chuột ( sau khi đo xong cô cho trẻ đếm chiều dài của quả dưa bằng bao nhiêu lần chiều dài của thước đo và đặt thẻ số tương ứng) - Cô vừa đo xong quả dưa chuột rồi các con hẫy nhìn thật tinh lên đây xêm chiều dài của quả dưa chuột dài bằng mấy lần chiều dài của thước đo? - Để biểu thị cho 7 lần thước đo cô phải đặt thẻ số mấy? - 1 trẻ lên gắn thẻ số tương ứng * Ai khéo nhất - Nghe tin lớp mình rất giỏi bác nông dân muốn lớp mình hãy đo hộ bác nông dân chiều dài của những quả bí xanh dài bằng mấy lần của thước đo đấy chúng mình hẫy giúp bác nông dân đo nhé - Cô cho trẻ đo quả bí xanh như phần làm mẫu của cô - Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý nhắc trẻ cách đặt thước đo và thao tác đo, sau đó đếm và đặt thẻ số tương ứng * Cho trẻ đo thực tế - Các con ơi trong nông trại bác nông dân gồm có 2 hằng rào không biết chiều dài của 2 hằng rào dài bằng mấy lần của thước đo cô muốn mời 2 bạn lên đo giúp cô nào ( 2 trẻ lên đo và gắn thẻ số tương ứng) => Các con ạ! Để đo một đối tượng chúng ta có thể sử dụng rất nhiều vật để làm thước đo nhưng thước đo có cm là thước đo chính xác nhất! Hoạt động 3: Luyện tập * Trò chơi 1: Đội nào giỏi hơn - Hôm nay cô thấy các con rất ngoan và giỏi cô sẽ thưởng cho lớp chúng mình một trò chơi Trò chơi “Đội nào giỏi hơn” trên đây cô có 2 bức tranh vẽ con đường vào nông trại cô muốn mời 2 đội mỗi đội 3 bạn các cháu sẽ có nhiệm vụ bật qua những chiếc vòng và lấy khối chữ nhật để đo, 2 khối chữ nhật này có chiều dài bằng nhau đấy, đội số 1 sẽ đo con đường số 1, đội 2 sẽ đo con đường số 2, khi đo xong các cháu đếm xem chiều dài của con đường mình đo dài bằng bao nhiêu lần khối chữ nhật và gắn thẻ số tương ứng nhé. Đội nào đo khéo và chính xác đội đó sẽ chiến thắng, trò chơi diễn ra trong một bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc thì trò chơi cũng kết thúc - Cô kiểm tra kết quả đo của trẻ * Trò chơi: bé đo bưu thiếp - Các cháu ạ sắp đến 20/11 rồi các bác nông trại có gửi đến cho cô 1 tấm bưu thiếp chúc mừng các cô đấy,các cháu có muốn làm những tấm bưu thiếp giống như các bác ở nông trại để tặng cho các cô nhân ngay 20/11 không nào? - Để làm được những tấm bưu thiếp giống như các bác ở nông trại trước tiên các cháu phải đo chiều rộng và chiều dài của bưu thiếp, sau đó các cháu tô mầu thật đẹp để tặng các cô nhé - cô chia lớp mình làm 3 nhóm mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng để đo nhé 3. Kết thúc: Hát bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân” -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Có ạ -Trẻ trả lời -trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -trẻ nói kết quả đo - Trẻ lắng nghe -Quả dưa chuột ạ -Dài ạ -(2-3 trẻ) trả lời -Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe -Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ đếm -trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - 2 trẻ lên đo chiều dài của 2 hằng rào -Trẻ hưng thú tham gia -Trẻ đo và gắn thẻ số -có ạ -Đại diện nhóm trưởng đo và tô mầu -Trẻ hát V. Đánh giá sau tiết dạy: 1. Sự thích hợp với khả năng của trẻ ........................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Sự hứng thú và tích cực tham gia ........................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Tên những trẻ có những biểu hiện tích cực đặc biệt trong hoạt động ............................................................................................................................................................................................................................................................................ 4.Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động ............................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_thao_tac_do.doc