Thiết kế bài học lớp Lá - Phát triển nhận thức - Đề tài: Nhận biết “Một số bộ phận trên cơ thể” - Chủ đề: Bé và các bạn

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và gọi tên đúng các bộ phận: mắt, mũi, miệng.

- Trẻ biết được tác dụng của các bộ phận đó.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của cô

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm.

 - Phòng học sắp xếp gọn gàng, đồ dùng sắp xếp hợp lý, thuận tiện khi sử dụng.

2. Đồ dùng của cô.

- Nhạc “ Cô và mẹ ”, “Head, shouders, knees and toes”( lời Việt).

- 2 đường hẹp, tranh ngôi nhà

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Phát triển nhận thức - Đề tài: Nhận biết “Một số bộ phận trên cơ thể” - Chủ đề: Bé và các bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP BẮC GIANG
TRƯỜNG MN MỸ ĐỘ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÁO ÁN 
Hoạt động 
Đề tài 
Chủ đề 
Loại tiết 
Đối tượng
Số lượng 
Thời gian 
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Người soạn và dạy
: Phát triển nhận thức.
: NB “Một số bộ phận trên cơ thể”
: Bé và các bạn 
: Cung cấp kiến thức mới
: Trẻ 25 - 36 tháng
: 15 trẻ 
: 15 phút
: 
:
: Dương Kim Huệ 
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên đúng các bộ phận: mắt, mũi, miệng.
- Trẻ biết được tác dụng của các bộ phận đó.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của cô 
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm. 
 - Phòng học sắp xếp gọn gàng, đồ dùng sắp xếp hợp lý, thuận tiện khi sử dụng.
2. Đồ dùng của cô.
- Nhạc “ Cô và mẹ ”, “Head, shouders, knees and toes”( lời Việt)..
- 2 đường hẹp, tranh ngôi nhà
3. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ một gương măt, các bộ phận mắt, mũi, miệng rời
- Kính, mũ, khẩu trang nhiều hơn số lượng trẻ
- Quần áo đầu tóc gọn gàng, tâm thế thoải mái
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú
( 2 phút)
- Cô tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc bài “Head, shouders, knees and toes”(2 lần).
Hỏi trẻ: Bài hát nhắc đến những bộ phận nào trên cơ thể chúng ta?
(Cô gợi ý trẻ ngồi quanh cô)
- Cô giới thiệu nội dung bài mới: nhận biết mắt, mũi, miệng của bé.
- Trẻ hứng thú tham gia VĐ với cô và các bạn.
- Tập thể trẻ trả lời (miệng, mũi, mắt, tai, vai)
2. Hoạt động 2: Bài mới (12 phút)
* Hoạt động 1:Tìm hiểu về mắt, mũi, miệng.
- Cô và các con vừa nghe một bài hát rất vui nhộn nói về mắt, mũi, miệng đấy! mời các con về chỗ ngồi để cùng tìm hiểu về mắt, mũi, miệng nhé!	
- Con hãy nhìn xem cô đang làm gì đây? ( nhắm mắt lại) Yêu cầu trẻ làm cùng cô, “nhắm mắt lại, mở mắt ra” ( Ú òa)
+ Khi nhắm mắt lại các con có nhìn thấy gì không? Muốn nhìn thấy cô và các bạn các con phải làm gì?
+ Mắt của các con đâu? Hãy chỉ tay vào mắt của mình nào! Các con có mấy mắt? ( Hai mắt nên còn gọi là đôi mắt )
+ Cho trẻ nói từ “Đôi mắt”. “Đây là đôi mắt”, mời trẻ nói to từ “đôi mắt”( tập thể, cá nhân)
+ Mắt dùng để làm gì? Các con nhớ không được dụi mắt nhé và khi đi đường nắng bụi nhớ đeo kính để bảo vệ đôi mắt
- “Nhắm mắt lại!”( Cô cho trẻ ngửi mùi mít cô đã chuẩn bị sẵn trong một chiếc hộp nhỏ) Hỏi trẻ đoán xem mùi gì? Có thơm không? 
+ Tại sao các con ngửi được mùi mít? Cái gì giúp các con ngửi được?
+ Cái mũi của các con đâu? Chỉ tay lên cái mũi của các con nào! ( Yêu cầu trẻ nói tên “Cái mũi”)
+ Mũi của các con đâu? Sờ tay lên mũi của mình nào!Các con thử dùng tay bịt mũi của mình lại xem đìu gì xảy ra? ( Có thở được không?)
+ Mũi dùng để làm gì? ( để thở, để ngửi)
- Trẻ về chỗ ngồi 
- Trẻ quan sát cô và thực hiện theo cô
- Trẻ trả lời tập thể, 3-4 trẻ trả lời cá nhân
- Hai mắt, đôi mắt.
- Trẻ trả lời cá nhân, tập thể “mắt để nhìn”
- Trẻ làm theo hướng dẫn của cô
- Trẻ chỉ vào mũi của mình.
- Trẻ chỉ tay và nói tên cái mũi.
- Mũi để hít, để thở, để ngửi
+ Cho trẻ nói từ “ cái mũi” cá nhân, tập thể
+ Cho trẻ nếm mít, Mít có vị gì? Cái miệng của các con đang làm gì thế?
- Cái miệng đâu? Cùng chỉ tay vào miệng mình nào!
- Cô cho trẻ đọc tập thể, cá nhân “ Cái miệng”
- Cái miệng dùng để làm gì?( để nói, để ăn, để uống)
- Muốn cái miệng thơm tho sạch sẽ hàng ngày các con phải làm gi?
* Khái quát: Cô và các con vừa cùng nhau tìm hiểu về mắt, mũi và miệng !Đó là những bộ phận rất quan trọng của cơ thể chúng ta, mắt giúp chúng ta nhìn, mũi giúp ta thở, ngửi.., miệng để ăn, để uống , để nói. Ngoài mắt, mũi, miệng ra còn có rất nhiều các bộ phận khác nữa ( cho trẻ kể tên một số như tai, chân, tay, ..)
- Trẻ trả lời cá nhân, tập thể.
- Đang nhai, đang ăn mít ạ !
- Trẻ chỉ tay và nói tên cái mũi
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời : để ăn, để uống, để nói, để cười.
- Phải đánh răng, xúc miệng hàng ngày ạ !
- Trẻ trả lời.(tay, chân, mắt, mũi..)
- Trẻ trả lời cá nhân, tập thể
* Cô giáo dục trẻ Giữ vệ sinh mắt, mũi, miệng bằng cách đeo khẩu trang, đeo kính khi ra nắng, rửa mặt mũi, đánh răng hàng ngày sạch sẽ. Ăn uống đủ chất thịt cá trứng sữa rau quả để cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ lắng nghe.
* Trò chơi: 
- Cô sử dụng song loan cùng trẻ đọc vè (Gõ vào 3 tiếng cuối)
“Đôi mắt xinh để nhìn nhìn nhìn
Chiếc mũi xinh để ngửi ngửi ngửi
Cái miệng xinh để cười cười cười
Nào chúng ta cùng chơi trò chơi!”
+ Trò chơi 1 “ Khuôn mặt xinh”: 
Cô nói cách chơi và yêu cầu của trò chơi: mỗi bạn có một khuôn mặt em bé để trắng và các chi tiết mắt, mũi, miệng để rời, nhiệm vụ của các con là gắn mắt, mũi, miệng vào đúng vị trí để có một khuôn mặt xinh xắn
Cô cho trẻ tự lên lấy rổ, về chỗ gắn
Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả, hỏi lại trẻ đã gắn được những bộ phận nào, nói tên. Cô khen ngợi, động viên cả lớp.
+ Trò chơi 2: “Cùng đi chơi nào!”.
Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, đứng xếp hàng trước hai con đường hẹp, chuẩn bị đi chơi nên mỗi bé sẽ đi qua đường hẹp lấy một dụng cụ để bảo vệ mắt, mũi , miệng như mũ, kính, khẩu trangsau đó tự đeo cho mình . Cô kiểm tra lại xem các bạn đã lấy đủ cho mình chưa. 
- Cô nhận xét kết quả chơi, biểu dương hai đội
- Trẻ thực hiện
- Trẻ hứng thú tham gia chơi. Trẻ chỉ vào đúng bộ phận cô yêu cầu
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ tham gia chơi
3. Hoạt động 3: kết thúc (1 phút)
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Đi chơi” và đi ra ngoài
- Trẻ thực hiện.
P. Mỹ Độ, ngày 18 tháng 9 năm 2016
Người thực hiện
Dương Kim Huệ

File đính kèm:

  • docgiao_an_nhan_biet_mat_mui.doc
Giáo Án Liên Quan