Thiết kế bài học lớp Lá - Tuần 13 - Nhánh 3: Các nghề phổ biến quen thuộc
I/ Mục tiêu:
- Trẻ biết tập đúng động tác.
- Phát triển thể cơ tay, cơ chân và lực cho trẻ
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục và có thói quen tập thể dục sáng.
II / Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy học:
Cô : sân sạch sẽ, gậy thể dục , nhạc thể dục
Trẻ: thuộc bài tập, gậy thể dục
III/ Tích hợp:
- Âm nhạc : “cháu thương chú bô đội”
IV/ Tổ chức hoạt động:
Nhánh 3: Các nghề phổ biến quen thuộc TUẦN 13: Từ 14/11 – 18/11/2016 * ĐÓN TRẺ (Cả tuần) - Trao đổi với phụ huynh về tình hình tiếp thu bài của trẻ - Trò chuyện về một số nghề phổ biến, quen thuộc *THỂ DỤC SÁNG (Cả tuần) I/ Mục tiêu: - Trẻ biết tập đúng động tác. - Phát triển thể cơ tay, cơ chân và lực cho trẻ - Giáo dục trẻ thích tập thể dục và có thói quen tập thể dục sáng. II / Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô : sân sạch sẽ, gậy thể dục , nhạc thể dục Trẻ: thuộc bài tập, gậy thể dục III/ Tích hợp: - Âm nhạc : “cháu thương chú bô đội” IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi theo nhạc hát bài “cháu thương chú bô đội” khởi động tay, chân * Hoạt động 2: Trọng động - Hô hấp: Ngửi hoa. - Tay: Hai tay giang ngang gập khửu tay - Bụng: Đứng cúi gập người về trước. - Chân: Hai tay chống hông, quay người sang trái, sang phải. - Bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau *Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở đều Trẻ làm theo yêu cầu của cô Trẻ tập Trẻ đi nhẹ nhàng * HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (Cả tuần) - Quan sát trang phục của chú bộ đội - Chơi trò chơi: lộn cầu vòng - Trò chuyện về một số nghề: bộ đội,công an, Bác sỹ... - Chơi trò chơi ô tô và chim sẻ - Vệ sinh sân trường * HOẠT ĐỘNG GÓC (Cả tuần) I/ Mục tiêu: - Trẻ biết phân vai chơi,chơi đúng vai chơi của mình, biết đàm thoại khi chơi. - Phát triển kỹ năng chơi theo nhóm - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau. II / Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô: bàn ghế ,đồ dùng ở các góc Trẻ: Đồ dùng,đồ chơi ở các góc III/ Tích hợp: - Âm nhạc : Cô giáo miền xuôi - Văn học: Bé làm bao nhiêu nghề IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: ổn định - Cho trẻ đọc hát bài “cô giáo miền xuôi” * Hoạt động 2: khám phá - Cho trẻ chọn góc chơi - Xây dựng : Xây doanh trai bộ đội . - Phân vai: Bán hàng – Nấu ăn. - Học tập : Xem tranh chuyện, kể chuyện theo tranh, so hình - Nghệ thuật : Nặn vẽ , cắt dán các dụng cụ của nghề bác sĩ. - Thiên nhiên : Chơi tưới cây, chăm sóc cây. - Cho trẻ về góc chơi - Cô hướng dẫn trẻ chơi - Cô bao quát lớp * Hoạt động 3: nhận xét - Cô đến từng góc chơi nhận xét,tuyên dương kết thúc : cho trẻ thu dọn đồ đung đồ chơi Trẻ hát Trẻ về góc chơi Trẻ chơi Trẻ nghe và vỗ tay Trẻ thu dọn đồ chơi Thứ 2, ngày 14 tháng 11 năm 2016 Phát triển thể chất: ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN LÙI. I/ Mục tiêu: - Trẻ biết khéo léo trong vận động “ đi nối bàn chân tiến lùi” theo yêu cầu của cô - Rèn cho trẻ tính khéo léo, nhanh nhẹn linh hoạt trong môn vận động - Giáo dục trẻ ham thích vân động cho cơ thể khỏe mạnh II/Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô: sân rộng sạch sẽ ,ghế thể dục Trẻ : vòng thể dục III/ Tích hợp: Văn học: Chiếc cầu mới MTXQ: tìm hiểu một số ngề Âm nhạc: cháu yêu cô chú công nhân IV/ Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc, đi nối đuôi nhau thành vòng tròn theo nhạc kết hợp các kiểu đi như: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy nhanh về 3 hàng khởi động tiếp tay, vai, mình chân * bài tập phát triển chung - Hô hấp: Ngửi hoa (2 lần 8 nhịp) - Tay: Hai tay giang ngang gập khửu tay(2 lần 8 nhịp) - Bụng: Đứng cúi gập người về trước. (2 lần 8 nhịp) - Chân: Hai tay chống hông, quay người sang trái, sang phải (4 lần 8 nhịp) - Bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau(2 lần 8 nhịp) *Vận động cơ bản - Cô giới thiệu tên vân động - cô thực hiện lần 1 Lần 2 : giải thích TTCB: Đứng chân chếch hình chữ vê khi có hiệu lệnh 1-2 thì bước chân phải lên trước sau bước tiếp chân trái nối chạm vào gót chân phải, bước tiếp theo mũi chân phải chạm gót chân trái, cứ như vậy cô bước cho đến đích.Khi đi 2 tay giang ngang để giữ thăng bằng, mắt nhìn thẳng về phía trước đầu hơi cúi. - Cô cho trẻ ở 2 hàng lần lượt lên thực hiện - Cho trẻ thực hiện lại với hình thức thi đua. * Hoạt động 3: Trò chơi vận động - Cho lớp chơi trò chơi vận động “ ném bóng vào rổ” - Cô nêu luật chơi,cách chơi - Cô cho lớp chơi 3-4 lần + Hồi tĩnh: cho lớp chơi trò “ gieo hạt” và đi lại nhẹ nhàng, hít thở đều. Nhận xét tiết học tuyên dương Lớp khởi động cùng cô Tập cùng cô Lớp đọc đi về 2 hàng Lớp quan sát Lớp thực hiện Lớp chơi Thứ 3, ngày 15 tháng 11 năm 2016 Phát triển ngôn ngữ: LÀM QUEN NHÓM CHỮ U, Ư I/ Mục tiêu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư, phân biệt được các chữ cái qua các nét chữ, hình dáng - Phát triển kỹ năng nghe, ghi nhớ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, quý trọng các nghề, tập trung chú ý,tích cực trong giờ học. II/Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô: tranh vẽ có chứa từ thẻ chữ ư, ư Trẻ: Tranh lô tô chứa chữ u, ư, thẻ chữ u, ư III/ Tích hợp: - Âm nhạc :cháu yêu cô chú công nhân - Văn học: Bé làm bao nhiêu nghề - Toán: đếm số nghề trong tranh IV/ Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định - Cho lớp hát bài “Bé làm bao nhiêu nghề” - Trong bài thơ nhắc đến những nghề nào các con? - ngoài các nghề bạn vừa kể ra thì các con còn biết nghề gì nữa? - Cô giáo dục: trẻ yêu quý, quý trọng những nghề nghiệp trong xã hội. * Hoạt động 2: làm quen chữ cái u, ư - Cho trẻ hát vỗ tay bài “ cháu yêu cô chú công nhân” - Trong bài hát nói chú công nhân làm gì ? - Chú công nhân xây nhà cần những dụng cụ gì ? - Sản phẩm của chú công nhân xây dựng làm ra là gì ? - Nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ? - Cô chú công nhân đang làm gì ? - Chú công nhân cầm gì trên tay để xây nhà ? - Dưới bức tranh cô có từ “ Chú công nhân xây dựng” - Cô cho trẻ tìm những chữ cái đã học trong từ” chú công nhân xây dựng” * làm quen chữ u: - Hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen với 1 chữ cái mới nữa đó là chữ “ u” - Cô rút thẻ chữ u ra giới thiệu. - Cô đọc mẫu và nêu cách phát âm - Cô cho lớp đọc - Cô cho vài trẻ đọc lại - Chữ u nhìn ntn, có những nét nào? - Chữ u gồm 1 nét cong dưới và 1 nét xổ thẳng. - Cô giới thiệu chữ u viết thường. - Cô cho cả lớp đọc lại chữ u, tổ, nhóm,cá nhân đọc lại Cho trẻ truyền tay nhau đọc * Làm quen chữ ư: - Cô cầm thẻ chữ ư lên giới thiệu - Cô đọc mẫu và phân tích cách đọc. - Cô cho lớp chuyền tay nhau thẻ chữ ư quan sát và đọc - Chữ ư nhìn ntn? - Chữ ư gồm 1 nét cong dưới, 1 nét xổ thẳng và cái móc nằm ở trên nét thẳng phía bên phải. - Cô cho lớp, tổ, nhóm ,cá nhân đọc lại chữ ư - Cho trẻ truyền tay nhau đọc + So sánh: - Cô dán chữ u và chữ ư lên bảng - Chữ u và chữ ư giống và khác nhau ntn? - Giống nhau là đều gồm 1 nét móc dưới và 1 nét xổ thẳng. - Khác nhau là chữ u không Có móc , còn chữ ư có móc * Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái - Cô dán thẻ chữ u, ư lên bảng và cho lớp chơi quan sát xem chữ nào biến mất, chữ nào xuất hiện - cô phát cho mỗi trẻ 1 cái rổ, trong rổ có những chữ cái mới học xong và đã học, yêu cầu trẻ lấy chữ cái theo yêu cầu của cô, hoặc cô tả nét chữ trẻ nêu tên chữ và lấy chữ đó giơ lên và đọc lớn. - Cho lớp hát và đi về thành 3 tổ, trên mỗi tổ có 1 cái bảng trên bảng có dán chữ u, ư chia làm 2 cột và 1 rổ đựng tranh lô tô. 3 tổ cùng nhau tìm tranh lô tô có từ chứa chữ u, ư dán đúng cột chữ đó trên bảng xem tổ nào dán được nhiều và đúng. - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi của 3 tổ đếm nhận xét. - Cô phát cho 3 tổ mỗi tổ 1 bài thơ “chiếc xe lu” và cho trẻ tìm và gạch chân chữ u, ư trong bài thơ. - Cho trẻ phát âm lại những chữ vừa học. Kết thúc: Nhân xét tiết học, tuyên dương Lớp đọc Trẻ nghe Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ tìm Trẻ trả lời Trẻ đọc Trẻ đọc Trẻ so sánh Trẻ chơi Thứ 4, ngày 16 tháng 11 năm 2016 Phát triển nhận thức: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU VỚI KHỐI TRỤ (Chỉ số 115,116) I/ Mục tiêu: - Trẻ nhận biết tên khối cầu, khối trụ. Phân biệt được khối cầu khối trụ qua hình dạng 1 số đồ vật, đồ dùng có dang khối cầu, khối trụ - Phát triển cho tư duy, vốn hiểu biết - Giaó dục trẻ tập trung, chú ý, tích cực trong giờ học II/Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô: 3 khối cầu, 3 khối trụ có kích thước khác nhau, 1 số đồ vật có dạng khối cầu, khối trụ Trẻ: Mỗi trẻ 1 khối cầu, 1 khối trụ III/ Tích hợp: - Văn học: Bé làm bao nhiêu nghề - MTXQ: làm quen một số nghề IV/ Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1:ổn định - Cô cho lớp đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Đàm thoại về nội dung bài thơ - Cho trẻ quan sát ngôi nhà được xếp từ khối vuông và khối cầu, khối tam giác. - ngôi nhà được xếp bằng ngững khối gì? * Hoạt động 2: nhận thức Cô và trẻ hát bài "Qủa bóng tròn tròn". - Các bạn vừa hát bài gì? - Bài hát nói về vật gì? - Qủa bóng dùng để làm gì? - À các bạn ơi! Trong một ngày làm việc mệt mỏi nhất là các chú bộ đội thường chơi đá bóng để quên đi sự mệt mỏi, mặc khác các chú còn rèn luyện sức khỏe cho mình nữa đó các bạn. - Các bạn có thích chơi đá bóng không? - Khi chơi các bạn sẽ chơi như thế nào? - Chơi xong các bạn phải làm gì? - À khi chơi xong các bạn phải rửa tay chân sạch sẽ, khi rửa các bạn chú ý mình mở nước nhỏ vừa đủ dùng thôi nha. - Qủa bóng có hình dạng gì? - Thế quả bóng còn gọi là khối gì? - Để biết rõ hơn về điều này hôm nay cô sẽ cho các bạn làm quen với 2 khối đó là: Khối cầu, khối trụ nha. - Cho trẻ nhắc lại - Các bạn xem cô có gì đây? - Qủa bóng có hình dạng gì? - Qủa bóng có màu gì? - Qủa bóng còn gọi là khối cầu đó cầu đó các bạn. - Các bạn nhắc lại với cô "Khối cầu". - Cho trẻ tìm xung quanh lớp nơi nào có các vật giống khối cầu. - Cô đố các bạn khối cầu có lăn được không? - Để biết khối cầu có lăn được hay không bây giờ các bạn hãy lấy khối cầu trong rổ của mình ra lăn thử xem. - Vì đường bao quanh của khối cầu là đường cong, không có gấp khúc nên chúng lăn được mọi phía. - Vậy khối cầu có đặt chồng lên nhau được không? - Để biết khối cầu có đặt chồng lên nhau được hay không bây giờ cô mời 2 bạn ngồi gần hãy quay mặt vào nhau và lấy khối cầu của mình đặt chồng lên khối cầu của bạn thử xem nha. - Khối cầu không được do các đường bao quanh khối cầu là đường cong, không có mặt phẳng nên chúng không đặt chồng lên nhau được. + Còn đây là gì? - Đây gọi là khối trụ đó các bạn. - Các bạn nhắc lại với cô "Khối trụ". - Cho trẻ tìm xung quanh lớp nơi nào có các vật giống khối trụ. - Cô đố các bạn khối trụ có lăn được không? - Để biết khối trụ có lăn được hay không bây giờ các bạn hãy lấy khối trụ trong rổ của mình ra lăn thử xem. - Vì đường bao quanh của khối trụ có 2 mặt phẳng nên khối trụ chỉ lăn được 2 phía (lăn về trước, lăn về sau), không lăn được mọi phía như khối cầu. - Vậy khối trụ có đặt chồng lên nhau được không? - Để biết khối trụ có đặt chồng lên nhau được hay không bây giờ cô mời 2 bạn ngồi gần hãy quay mặt vào nhau và lấy khối trụ trong rổ của mình ra chồng lên khối trụ của bạn thử xem nha. - Khối trụ đặt chồng lên nhau được do các đường bao quanh của khối trụ có 2 mặt phẳng. - Khối cầu và khối trụ có gì giống nhau? - Khối cầu và khối trụ có gì khác nhau? *Hoạt động 3: Luyện tập + Trò chơi: "Ai tinh mắt". - Cách chơi: Cô có 1 bức tranh trong đó có các hình có dạng khối cầu và khối trụ, cô sẽ mời lần lượt từng bạn lên chọn các hình có dạng khối cầu, khối trụ. - Luật chơi: Bạn nào chọn đúng sẽ được khen. *Hoạt động 4: củng cố - Cô cho 2 tổ thi đua nhau tìm khối cầu, khối trụ mỗi đội có nhiệm vụ bật qua các vòng lên tìm và bỏ vào rổ - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả 2 tổ nhận xét - Cô nhận xét tiết học, tuyên dương. Lớp đọc Trả lời Lớp quan sát Trẻ trẻ lời Trẻ kể Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ trả lời Lớp chơi Chỉ số 115. Loại được một số đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng không cùng loại; Chỉ số 116. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc. Thứ 5, ngày 17 tháng 11 năm 2016 Phát triển thẩm mỹ: Hát: CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI Nghe: MÙA XUÂN CÔ NUÔI DẠY TRẺ VĐ: MÚA TC: ĐOÁN TÊN BẠN HÁT. I/ Mục tiêu : - Trẻ hiểu nội dung bài hát, thuộc lời và hát đúng lời bài hát, đúng giai điệu nhịp điệu bài hát. - Trẻ có kỹ năng nghe, vận động theo giai điệu bài hát. - Giáo dục trẻ biết biết yêu quý, tôn trọng người lao động. II/Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô: nhạc cho trẻ ,hoa đeo tay Trẻ: hoa đeo tay III/ Tích hợp: - Văn học: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” - Toán: Đếm số bạn hát - Lồng ghép: VSCN,BVMT IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: ổn định - Cô cho lớp đọc bài thơ “ chú bô đội hành quân trong mưa” - Các con ơi cô và các con vừa đọc xong bài thơ nói về ai vậy? - À, đúng rồi nói về chú bộ đội .Cô cũng biết một bài hát nói về các em nhỏ thiếu nhi rất yêu thương các chú bộ đội. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con hát bài hát "Cháu thương chú bộ đội" của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến * Hoạt động 2: hát – vận động - Cô cho cả lớp cùng hát với cô cả bài 2 lần - Để bài hát thêm phần hay hơn thì các con phải kết hợp với phần múa nữa. - Lần 1: Cô múa mẫu cả bài với nhạc. - Lần 2: Cô múa mẫu từng động tác. "Cháu thương chú bộ đội": Hai tay đan chéo vào lồng ngực. "Nơi rừng sâu biên giới": Tay phải từ từ đưa lên cao. "Cháu thương chú bộ đội":Giống câu đầu. "Canh giữ ngoài đảo xa": Vừa nhảy vừa vỗ tay theo nhịp. "Cho chúng cháu ở nhà": Tay phải đập vào lồng ngực. "Vang trời xanh quê ta" Vỗ tay theo nhịp liên tục. - Lần 3: Cô dạy trẻ múa. - cho cả lớp múa, tổ, nhóm, cá nhân. * Hoạt động 3: nghe hát - Cô giới thiệu bài hát và hát cho lớp nghe lần 1. - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. - Cô hát cho lớp nghe lần 2 và vận động theo cô. * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc - Cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi đó là trò chơi có “đoán tên bạn hát” - Cô nêu luật chơi,cách chơi - Cô cho lớp chơi vài lần. Nhận xét tiết học, tuyên dương Lớp đọc Trẻ trả lời Lớp hát Tổ hát Lớp quan sát Trẻ thực hiện. Lớp nghe Trẻ hát và vận động theo cô Lớp chơi Thứ 6, ngày 18 tháng 11 năm 2016 Phát triển thẩm mỹ: VẼ CHÚ BỘ ĐỘI BẢO VỆ BIỄN ĐẢO (Đề tài) (Chỉ số113, 119) I/ Mục tiêu: - Trẻ biết phối hợp các nét để vẽ được món quà mà trẻ thích để tặng chú bộ đội, biết tô màu và bố cục tranh hợp lý. - Phát triển óc sáng tạo, kỹ năng tô màu không lem. - Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình, của bạn. II/Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô: tranh của cô về một số hình ảnh chú bộ đội ,trình chiếu, đang đứng gác,đang lao động đang tập luyện tập.., - Mẫu vẽ của cô, 3 mẫu tranh về hình ảnh các chú bộ đội ,đang đứng gác, đang lao động , bộ đội hải quân canh giữ miền biển - Giá treo sản phẩm, kẹp tranh cho trẻ Trẻ : giấy vẽ, sáp màu III/Tích hợp Văn học: Bé làm bao nhiêu nghề Âm nhạc: Cháu thương chú bộ đội Toán: Đếm số tranh Lồng ghép: BVMT, VSCN. IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định - Cô cho lớp hát bài “ Cháu thương chú bộ đội ” - Đàm thoại về nội dung bài hát * Hoạt động 2: Quan sát , phân tích tranh mẫu . - Cô dán lần lượt 3 bức tranh cô đã vẽ - Đàm thoại về nội dung từng bức tranh Bức tranh 1: chú bội đứng gác - các con nhìn xem bức tranh vẽ gì đây? - chú bộ đội đang làm gì? - chú mặc áo màu gì? Vai chú mang gì đây? - trong tranh còn có gì nữa? Bức tranh 2: chú bộ đội lao động - trong tranh có gì ? - quần áo chú như thế nào? - chú đang làm gì? Trong tranh còn có gì nữa Bức tranh 3: bộ đội hải quân canh giữ miền biển - tranh vẽ gì các bạn? - trong tranh có ai? - chú đang làm gì? - quần áo chú như thế nào? - trong tranh còn có gì nữa - Cô hỏi ý tưởng 2-3 trẻ * Hoạt động 3: Trẻ thực hành vẽ - Cho trẻ đọc bài thơ bé làm họa sỹ về chỗ ngồi. - Trẻ thực hành vẽ - Cô đi lại quan sát, gợi ý cho trẻ cách vẽ, cách tô phối hợp màu - Hướng dẫn, gợi ý cho những trẻ yếu - Nhắc nhở trẻ ngồi vẽ đúng tư thế, vẽ đúng bố cục tranh và tô màu cho đẹp. * Hoạt động 4: trưng bày, nhận xét sản phẩm - Cho trẻ mang sp lên giá trưng bày - Cho trẻ chọn sp mình thích nhận xét - Cô nhận xét sp của trẻ ( đẹp, chưa đẹp ) Nhận xét tiết học – tuyên dương Lớp hát Trả lời Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô Lớp đọc và đi về chỗ Lớp thực hành vẽ Lớp trưng bày sản phẩm Trẻ nhận xét Chỉ số113. Thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh. Chỉ số 119. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau;
File đính kèm:
- Giao_an_tuan_13_lop_5_tuoi.doc