Thiết kế bài soạn lớp Lá - Dạy hát bài: “Múa cho mẹ xem”

* Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát: Múa cho mẹ xem, tên bài nghe hát:Niềm vui gia đình, tên trò chơi âm nhạc: Cảm thụ âm nhạc tên bài hát

- Trẻ biết cách VĐMH theo lời bài hát “ Múa cho mẹ xem”

- Trẻ hiểu nội dung bài hát Niềm vui gia đình là 1 tổ ấm có bố mẹ và các con và có những kỷ niệm, dành cho nhau những tình cảm yêu thương.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi: Cảm thụ âm nhạc .

* Kỹ năng:

- Trẻ nghe trọn vẹn bài hát

- Trẻ biểu diễn mạnh dạn tự tin.

- Trẻ nhớ lời bài hát và cách vận động đúng nhịp của bài hát,

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.

* Thái độ

- Trẻ hào hứng thamgia các hoạt động * Đồ dùng của cô:

Nhạc 1 số bài “Niềm vui gia đình, Múa cho mẹ xem ”

Xắc xô, loa, máy tính

* Đồ dùng của trẻ:

- Nhạc chơi cảm thụ âm nhạc.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Dạy hát bài: “Múa cho mẹ xem”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN 4 THÁNG 10
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Nhanh
Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm Nhạc
- NDTT: Dạy VĐMH bài hát “ Múa cho mẹ xem”
- NDKH: Nghe hát : Niềm vui gia đình
- TC: Cảm thụ âm nhạc
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát: Múa cho mẹ xem, tên bài nghe hát:Niềm vui gia đình, tên trò chơi âm nhạc: Cảm thụ âm nhạc tên bài hát
- Trẻ biết cách VĐMH theo lời bài hát “ Múa cho mẹ xem”
- Trẻ hiểu nội dung bài hát Niềm vui gia đình là 1 tổ ấm có bố mẹ và các con và có những kỷ niệm, dành cho nhau những tình cảm yêu thương.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi: Cảm thụ âm nhạc .
* Kỹ năng:
- Trẻ nghe trọn vẹn bài hát
- Trẻ biểu diễn mạnh dạn tự tin.
- Trẻ nhớ lời bài hát và cách vận động đúng nhịp của bài hát,
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
* Thái độ
- Trẻ hào hứng thamgia các hoạt động
* Đồ dùng của cô:
Nhạc 1 số bài “Niềm vui gia đình, Múa cho mẹ xem”
Xắc xô, loa, máy tính
* Đồ dùng của trẻ:
- Nhạc chơi cảm thụ âm nhạc.
1.Ổn định tổ chức: 
- Cô cho trẻ Xúm xít xúm xít
- Cô và trẻ trò chuyện về gia đình.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* HĐ1:Vận động minh họa bài hát “Múa cho mẹ xem”.
Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát “Múa cho mẹ xem”. 
- Hỏi trẻ :
+ Chúng mình vừa nghe bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Để bài hát hay hơn thì các con sẽ làm gì?
+ Các con sẽ vận động như thế nào?( Cô hỏi ý tưởng vận động của trẻ và cho trẻ thực hiện ý tưởng của mình)
- Cô chốt: Có rất nhiều cách vận động để cho bài hát hay hơn và hôm nay cô cũng có 1 cách vận động cho bài hát đó là múa minh họa theo giai điệu của bài hát đấy! 
- Lần 1 : Cô hát + VĐ minh họa 
- Lần 2: Cô hát + VĐ minh họa kết hợp phân tích động tác:
 + “ Hai bàn tay của em” ( cô đưa tay ra phía trước úp mở).
 + “ Đây em múa cho mẹ xem” ( Cô hái đào hai bên kết hợp nhún chân).
 + “ Hai bàn tay của em” ( Tay cô đưa ra phía trước úp mở)
 + “ Như hai con bướn xinh xinh” ( Tay cô đưa sang hai bên kết hợp nhún chân)
 + “ Khi em giơ tay lên” ( hai tay cô đưa lên đầu đồng thời tay để ngửa)
 + “ Là bướm xinh bay múa” ( Cô nghiêng người qua hai bên)
 + “ Khi em giơ tay xuống” ( Tay cô để trước ngực).
 + “ Là con bướm đậu trên cành hồng” ( Tay cô giơ lên cao và vẫy).
- Cho trẻ hát + biểu diễn cùng cô từ đầu đến hết bài hát.
- Cô mời luân phiên từng tổ, nhóm, cá nhân lên thể hiện vận động
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ bằng hình thức cho trẻ lên vận động lại cùng cô.
=> Giáo dục trẻ: Biết yêu thương, quý trọng ông bà, bố mẹ.
*HĐ 2:Nghe hát: “Niềm vui gia đình”.
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả 
- Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa hát bài hát gì?Do ai sáng tác?
- Lần 2 : Cô hát cùng giai điệu của bài hát kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa hát bài hát gì?Do ai sáng tác?
+ bài hát nói về điều gì?
- Lần 3: Cô và trẻ cùng hát và hưởng ứng theo giai điệu của bài hát
*HĐ3: Trò chơi: Cảm thụ âm nhạc
- Cách chơi: Cô cho trẻ xúm xít bên cô và cô sẽ mở 1 bản nhạc nối các đoạn có giai điệu khác nhau. Nhiệm vụ của các con là sẽ nghe và vận động theo giai điệu của bài hát theo ý thích của mình.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét khen trẻ
3. KÕt thóc
- Cô nhận xét, khen trẻ. Bây giờ các con hãy hát vang bài hát “ Giấu tay” và đi ra ngoài.chuyển hoạt động.
Lưu ý
..
.
.
.
.
.
..
Chỉnh sửa năm ..
.
.
..
.
....
.
..
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQV Chữ Cái
Làm quen với chữ cái a, ă , â
* Kiến thức:
- Trẻ biết chữ cái a, ă, â trong từ
- Trẻ biết cấu tạo Chữ cái a,ă,â : + Chữ “a” có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín,và 1 nét sổ thẳng.
 + Chữ “ă” có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín,và 1 nét sổ thẳng ,có mũ ngược trên đầu.
+ Chữ “â” có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín,và 1 nét sổ thẳng, một cái mữ trên đầu.
- Trẻ biết tên gọi của chữ cái: a, ă, â.
- Trẻ nhận biết các chữ cái viết thường, viết hoa, in thường, in hoa.
- Trẻ biết điểm giống và khác nhau của chữ cái a, ă, â : - Giống nhau: cùng có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét sổ thẳng.
- Khác nhau: 
+ Chữ “a” không có dấu trên đầu.
+ Chữ “ă” có mũ ngược trên đầu.
+ Chữ “â” có mũ trên đầu.
 + Khác nhau ở tên gọi và cách phát âm.
* Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt, so sánh được điểm giống và khác nhau giữa 3 chữ a ,ă, â : 
+ Giống nhau: cùng có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét sổ thẳng.
- Khác nhau: 
+ Chữ “a” không có dấu trên đầu.
+ Chữ “ă” có mũ ngược trên đầu.
+ Chữ “â” có mũ trên đầu.
 + Khác nhau ở tên gọi và cách phát âm.
- Nhận dạng được chữ cái a, ă, â. 
- Trẻ phát âm được đúng chữ cái a, ă, â.
- Mạnh dạn trả lời các câu h ỏi của cô.
- Biết phối hợp với nhau trong các trò chơi theo nhóm, tổ.
* Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Chơi đoàn kết với bạn.
* Đồ dùng của cô:
  - Thẻ chữ cái a, ă, â và trẻ, tranh có từ kèm theo: Cái bát, đôi tất, khăn quàng, đĩa vcd hỗ trợ hoạt động dạy trẻ LQVCC
* ĐD của trẻ:
Mỗi trẻ một rổ đựng đồ dùng có thẻ chữ cái a, ă, â
1. Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ xúm xít bên cô
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết giao mùa, những việc cần làm khi thay đổi thời tiết.
- Cô giới thiệu vào bài. 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* HĐ1 : Làm quen chữ a – ă – â
 Cô cho trẻ ngồi về 4 tổ.
+ Chữ a
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh cái bát và giới thiệu từ ‘ Cái bát’
- Cô đọc từ và cho trẻ đọc theo
- Cô giới thiệu chữ cái ‘ a ’ trong từ
- Cô phát âm và cho trẻ phát âm theo ( lớp,tổ,cá nhân)
- Cho trẻ nêu nhận xét về cấu tạo chữ “a”?
- Cô chốt: Chữ “a” có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín,và 1 nét sổ thẳng, cô cho trẻ nói lại cấu tạo chữ “ a”
 - Cô giới thiệu chữ “a” in hoa,in thường, chữ “a” viết thường.
- Trẻ phát âm chữ “a” dưới nhiều hình thức.( tổ, nhóm, cá nhân)
 + Chữ ă
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh khăn quàng và giới thiệu từ ‘ Khăn quàng’ 
- Cô đọc từ và cho trẻ đọc theo
- Cô giới thiệu chữ cái ‘ ă ’ trong từ
- Cô phát âm và cho trẻ phát âm theo ( lớp,tổ,cá nhân)
- Cho trẻ nêu nhận xét về cáu tạo chữ “ă”?
- Cô chốt: Chữ “ă” có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín,và 1 nét sổ thẳng ,có mũ ngược trên đầu.cô cho trẻ nói lại cấu tạo chữ “ ă”
 - Cô giới thiệu chữ “ă” in hoa,in thường, chữ “ă” viết thường.
- Trẻ phát âm chữ “ă” dưới nhiều hình thức.( tổ, nhóm, cá nhân)
- Cho trẻ qua sát xung quanh lớp tìm chữ “ă” có trong các đồ dùng đồ chơi trong lớp.
 + Chữ â
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh cái bát và giới thiệu từ ‘ Đôi tất’
- Cô đọc từ và cho trẻ đọc theo
- Cô giới thiệu chữ cái ‘ â’ trong từ
- Cô phát âm và cho trẻ phát âm theo ( lớp,tổ,cá nhân)
- Cho trẻ nêu nhận xét về cấu tạo chữ “â”?
- Cô chốt: Chữ “â” có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín,và 1 nét sổ thẳng và có 1 cái mũ ở trên đầu, cô cho trẻ nói lại cấu tạo chữ “ â”
 - Cô giới thiệu chữ “â” in hoa,in thường, chữ “â” viết thường.
- Trẻ phát âm chữ “â” dưới nhiều hình thức.( tổ, nhóm, cá nhân)
*HĐ2: So sánh chữ: a-ă-â.
- Cô hỏi trẻ đặc điểm giống nhau và khác của 3 chữ cái a,ă,â.
- Giống nhau: cùng có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét sổ thẳng.
- Khác nhau: + Chữ “a” không có dấu trên đầu.
 + Chữ “ă” có mũ ngược trên đầu.
 + Chữ “â” có mũ trên đầu.
 + Khác nhau ở tên gọi và cách phát âm.
* HĐ 3 : Trò Chơi
TC1: Chữ gì biến mất.
- Cách chơi: Trẻ quan sát trên màn hình tivi hình ảnh các chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â và khi có một chữ cái bất kì biến mất trẻ nói thật nhanh tên chữ cái đó.
TC2: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô. 
- Cách chơi: Cô phát âm đến chữ nào thì trẻ tìm nhanh thẻ chữ cái đó hoặc cô nói đặc điểm chữ cái nào, trẻ giơ thẻ và phát âm chữ cái đó.
3. Kết thúc: 
Cô nhận xét, khen trẻ , cho trẻ cất đồ dùng và đi ra ngoài
Lưu ý
.
.
Chỉnh sửa năm ..
.
Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPXH
Những người thân trong gia đình bé.
* Kiến thức:
- Trẻ biết thông tin về những người thân trong gia đình. + Bố mẹ ông, bà, anh, chị, em tên gì, công việc của từng người trong gia đình, nơi ở, sở thích của những người trong gia đình.
- Trẻ hiểu gia đình đông người là gia đình có ông bà, bố mẹ, anh, chị, em,và gia đình ít người có bố mẹ,em.
* Kỹ năng:
- Trẻ nêu được đặc điểm,nghề ngiệp,sở thích của người thân trong gia đình một cách rõ ràng
- Biết được gia đình đông là gia đình có 5 người, gia đình ít con là gia đình có 3 người
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
* Thái độ
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động
- Trẻ biết quan tâm,giúp đỡ hơn những người thân trong gia đình
* Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh về gia đình
 + Tranh gia đình ít người.
 + Tranh gia đình nhiều người.
* Đồ dùng của trẻ:
- 2 bức tranh gia đình để chơi trò chơi.
1. Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ ngồi hình chữ U và trò chuyện
- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* HĐ1 : xem hình ảnh và đàm thoại về gia đình
- Cô cho trẻ xem hình ảnh gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về các bức ảnh
+ Hình ảnh nói về điều gì?
+ Gia đình trong bức ảnh có bao nhiêu người?
+ Gia đình này đang làm gì?..
- Bạn nào có thể lên giới thiệu về gia đình mình với cô và cả lớp?
+ Trong gia đình bạn có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của những người thân trong gia đình (bố, mẹ, và bé thường làm những việc gì?)
+ Sở thích của mọi người như thế nào?
*HĐ2: Tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ
- Cô cho trẻ xem 2 bức tranh về gia đình: Gia đình lớn có ông, bà, bố, mẹ và các con. Gia đình nhỏ có bố, mẹ và các con
+ Cho trẻ nhận xét sự khác nhau giữa 2 bức tranh.
- Cho trẻ biết như thế nào là gia đình lớn thế nào là gia đình nhỏ
- Phân biệt ông bà nội và ông bà ngoại. Gia đình ít con và gđ nhiều con.
- GD: Trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình
* HĐ 3 : Trò Chơi củng cố
- TC1: Tô màu bức tranh gia đình 
Cách chơi:
+ Cho trẻ chơi mỗi nhóm tô màu gia đình nhỏ và gia đình lớn
- Tổ chức cho trẻ chơi.
3. Kết thúc: 
Cô nhận xét, khen trẻ và hát bài “ Cả nhà đều yêu” đi ra ngoài
Lưu ý
..
Chỉnh sửa năm ..
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQV Toán
Chia nhóm có số lượng 6 ra thành 2 phần bằng các cách khác nhau
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách chia 6 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.
- Trẻ biết cách chia các đối tượng có số lượng 6 làm 2 phần có 3 cách: 1-5, 2-4, 3- 3.
- Trẻ biết gộp các nhóm theo các cách chia trên thì có kết quả là 6
- Biết cách chơi trò chơi.
* Kỹ năng:
- Trẻ so sánh được 2 nhóm đối tượng,tạo nhóm trong phạm vi 6.
- Trẻ đếm gộp được 2 nhóm và nêu được kết quả.
- Trẻ chọn và gắn được các thẻ số tương ứng với số lượng.
- Trẻ chơi được trò chơi.
- Trẻ thêm bớt,tạo nhóm được trong phạm vi 6
- Phát triển vốn từ
* Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động
* Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, 6 vòng thể dục,1 xắc xô,6 con thỏ làm bằng xốp, 1 ngôi nhà màu xanh,1 ngôi nhà màu cam
- Thẻ số từ 1 đến 6
- Các bài hát: Nhà của tôi, niềm vui gia đình, cả nhà đều yêu
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ chơi có củ cà rốt,thẻ số từ 1 – 6.
- 3 tranh vẽ đồ dùng để chơi trò chơi.
- bút dạ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ ngồi 4 tổ và cùng trẻ hát bài: “ Gà trống mèo con và cún con”
- Đàm thoại với trẻ về bài hát.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* HĐ1:Ôn thêm bớt trong phạm vi 6 
- Cô tạo tình huống qua trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
 + Trên tay cô có gì
- Các con đếm xem có bao nhiêu cái vòng?
- Luật chơi: Cô có 5 cái vòng và 6 bạn chơi, trẻ vừa đi vừa hát theo tiếng gõ xắc xô, khi nào cô gõ xắc xô to và nhanh thì trẻ phải nhảy vào vòng, mỗi vòng chỉ có 1 bạn, ai không có vòng thì sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô mời lần lượt từng tổ lên chơi
- Máy bạn có mấy vòng? Mấy bạn không có vòng?
- Để số bạn bằng số vòng thì chúng mình phải làm thế nào?
- 6 bạn bớt 1 bạn còn mấy bạn?
- Tương tự cô mời các đội khác lần lượt nên chơi.
*HĐ2: Dạy trẻ chia 6 đối tượng làm 2 phần bằng các cách khác nhau.
 + Chia tách theo ý thích.
- Các bạn thỏ rủ chúng mình đi chơi,các con cùng đi chơi với thỏ nào?
- Bạn thỏ đói bụng rồi, các con có biết bạn thỏ thích ăn gì không?.
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều cà rốt các con hãy lấy cho bạn thỏ nào.
- Cô cho trẻ đếm trong rổ của trẻ có bao nhiêu củ cà rốt?
- Để các bạn thỏ không chen nhau, cô đã chuẩn bị 1 đĩa có 2 ngăn các con hãy chia 6 củ cà rốt vào 2 ngăn để mời các bạn thỏ nhé.
- Cô đi bao quát xem cách chia của trẻ.
 + Các con chia như thế nào?
 + Ai có cách chia giống bạn?.
- Cô nhắc cách chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần
 + Chia tách theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ chia tách theo yêu cầu của cô và nhặt số thẻ tương ứng đặt vào cho đúng số lượng của từng phần
- Cô nhận xét cách chia, động viên khuyến khích trẻ
- Tiếp tục cho trẻ chia bằng nhiều cách khác nhau theo yêu cầu của cô.
 + 1 ngăn có 1 củ cà rốt, ngăn còn lại còn mấy củ?
 + 1 ngăn có 2 củ cà rốt, ngăn còn lại còn mấy củ?
 + 1 ngăn có 3 củ cà rốt, ngăn còn lại còn mấy củ?
- Mỗi cách chia gắn thẻ số nên tổng hợp
- Cô chốt lại: vậy để chia 6 củ cà rốt này làm 2 phần ta có 3 cách đó là chia 1-5, 2-4, 3- 3.
* HĐ 3 : Trò chơi ôn luyện
- TC 1: Thi xem tổ nào nhanh.
+ Cách chơi: Trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vùa hát các bài hát về gia đình, khi có hiệu lệnh “ Chia nhóm- chia nhóm” các bạn ở mỗi tổ chia làm 2 nhóm theo yêu cầu của cô.
Lần 1 : chia thành 2 nhóm đối tượng : 1 và 5.
Lần 2: chia thành 2 nhóm đối tượng : 2 và 4.
Lần 3: chia thành 2 nhóm đối tượng : 3 và 3.
-TC 2: Ai khéo hơn
 + Cách chơi: Trên bàn cô đã chuẩn bị 3 bức tranh vẽ về đồ dùng gia đình.các con hãy về chỗ lấy bút chia nhóm các đồ vật này thành 2 nhóm và viết chữ số tương ứng vào ô vuông.
- Trẻ thực hiện cô bao quát.
3. Kết thúc: 
 - Nhận xét giờ học, khen ngợi động viên trẻ. Đọc thơ “ Làm anh”
Lưu ý
Chỉnh sửa năm ..
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình
Vẽ người thân trong gia đình bé
( Đề tài).
* Kiến thức:
Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của người thân trong gia đình
- Trẻ biết cách vẽ, cách sắp xếp tạo bố cục cho bức tranh cân đối hợp lý.
* Kỹ năng:
- Trẻ cầm bút đúng cách, tô màu mịn, đẹp không chờm ra ngoài và ngồi đúng tư thế.
- Trẻ sử dụng thành thạo vẽ được các nét xiên, nét cong, nét thẳng để hoàn thành bài vẽ của mình.
* Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
* Đồ dùng của cô:
 1 số tranh gợi ý về đề tài Vẽ người thân trong gia đình bé.
+ Tranh 1: Vẽ Ông
+ Tranh 2; Vẽ bà
+ Tranh 3 : vẽ mẹ
Nhạc bài hát Gia đình nhỏ hạnh phúc to.
* ĐD của trẻ: vở tạo hình, bút sáp màu, bàn ghế
1. Ổn định tổ chức:
Trẻ ngồi gần cô, cho trẻ nghe bài hát “gia đình nhỏ hạnh phúc to”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cô giới thiệu bài học
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* HĐ1: Quan sát và đàm thoại.
Cho trẻ quan sát hình ảnh về những người thân trong gia đình và trò chuyện với trẻ về người thân.
- Cô đưa lần lượt từng bức tranh để gợi ý.
 + Bức tranh 1: Vẽ ông.
- Bức tranh vẽ ai? ( vẽ ông ).
- Tóc ông có màu gì? Da màu gì?.
- Quần áo của ông cô tô màu gì?.
- Trên tay ông đang cầm cái gì? ( Cái gậy để trống).
 + Bức tranh 2 : Vẽ bà.
- Cô có tiếp bức tranh gì ?
- Tóc bà cô tô màu gì? Mặt màu gì?.
- Quần áo cùa bà có màu gì?.
 + Bức Tranh 3: Vẽ mẹ.
- Thế còn bức tranh này thì sao?.
- Cô đã vẽ gì nhỉ?.
- Cô vẽ mẹ có khuôn mặt như thế nào? ( Tròn hay dài? ).
- Quần áo cô tô màu gì? Tóc có màu gì?
- Trên tay mẹ đang cầm cái gì?( cái bát).
+ Hỏi trẻ sẽ vẽ ai trong gia đình ?. 
 - Con sẽ vẽ như thế nào?
 - Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau vẽ bức tranh thật đẹp về những người thân bé yêu quý nhé.
 - Cô cho trẻ về chỗ ngồi và thực hiện 
*HĐ2: Trẻ thực hiện
- Cô bao quát theo dõi và gợi ý cho trẻ nhanh, tích cực khuyến khích trẻ vẽ thêm các chi tiết phụ. 
- Với trẻ tích cực cô đặt các câu hỏi gợi ý: Cằm của ông nội con có râu không? Mọi người trong nhà đang ngồi làm gì đây. 
* HĐ3: Tổ chức trưng bày, nhận xét sản phẩm 
- Cô cho trẻ treo sản phẩm của mình lên giá.
- Nêu ý kiến nhận xét 
- Con hãy quan sát và chọn ra sản phẩm mình yêu thích nhé? 
- Mời cá nhân trẻ lên nhận xét sản phẩm của bạn
- Mời trẻ có sản phẩm đẹp lên giới thiệu
- Trẻ đặt tên cho sản phẩm. 
- Trao đổi cách sửa chữa sản phẩm.
- Cô nhận xét, động viên tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc: 
Cô nhận xét, khen trẻ , hát bài “ Cả nhà thương nhau”
Lưu ý
Chỉnh sửa năm ..

File đính kèm:

  • docdobai_soan_thang_10.doc
Giáo Án Liên Quan