Thiết kế bài soạn lớp Lá năm học 2016 - Chủ đẻm: Nghề nghiệp

I. Nuôi dưỡng:

1. Ăn uống:

- Trẻ được ăn một số món nấu từ thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm.

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm,thông qua các hành vi văn minh trong ăn uống

2. Chăm sóc giấc ngủ:

- Trẻ được ngủ đúng giờ, đúng giấc.

- Nhắc nhở trẻ cởi bớt áo khi nằm ngủ

II. Vệ sinh:

1. Vệ sinh cá nhân

- Trẻ có kỹ năng rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh

- Dạy trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết

 

docx83 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá năm học 2016 - Chủ đẻm: Nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: NGHỀ NGHIỆP
(Thời gian thực hiện 5 tuần từ ngày: 07/11 – 09/12/2016)
I. TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ
 Nhánh 1: Nghề xây dựng
 (1 tuần từ ngày 07/11 – 11/11/2016)
 Nhánh 2: Ngày vui của cô giáo
 (1 tuần từ ngày 14/11 – 18/11/2016)
 Nhánh 3: Nghề nông
 (1 tuần từ ngày 21/11 – 25/11/2016)
 Nhánh 4: Nghề y
 (1 tuần từ ngày 28/11 – 02/12/2016)
 Nhánh 5 : Nghề tài xế
 (1 tuần từ ngày 05/12 – 09/12/2016)
II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Vòng, bóng, đích, ghế thể dục, vật cản nhảy xa, vạch kẻ ....
- Đồ dùng, tranh thơ, truyện đầy đủ để trẻ học toán và văn học
- Lô tô, tranh ảnh về chủ điểm nghề nghiệp
- Đàn ghi các bài hát: “cháu yêu cô chú công nhân, mẹ của em ở trường, em yêu cây xanh, một sợi rơm vàng, xe chỉ luồn kim, bông hoa mừng cô, đưa cơm cho mẹ đi cày, hạt gạo làng ta ....’
- Vở tạo hình, keo nước, bút màu, bảng con, giấy màu, kéo...
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRẺ
- Trẻ biết trò chuyện theo chủ đề, chủ điểm nghề nghiệp
- Trẻ biết so sánh về chiều cao sắp thứ tự của 3 đối tượng.
- Trẻ biết được hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Trẻ biết đếm đúng các nhóm có 3 đối tượng.
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng vẽ, cắt, dán, xé, nặn trong hoạt động tạo hình.
- Trẻ biết đọc các bài thơ: “cô giáo của con, bé làm bao nhiêu nghề, làm bác sỹ ”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết tên các nhân vật trong chuyện: “sự tích quả dưa hấu, người bán mũ rong”
- Trẻ biết một số nghề nghiệp của những người thân trong gia đình
- Trẻ biết hát theo nhạc các bài hát: “cháu yêu cô chú công nhân, mẹ của em ở trường, em yêu cây xanh, một sợi rơm vàng”
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VSDD
CHỦ ĐẺM: NGHỀ NGHIỆP
( Thời gian thực hiện từ ngày đến 07/11 – 09/12/2016)
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Tổ chức hoạt động
Kết quả
I. Nuôi dưỡng:
1. Ăn uống: 
- Trẻ được ăn một số món nấu từ thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm,thông qua các hành vi văn minh trong ăn uống
2. Chăm sóc giấc ngủ:
- Trẻ được ngủ đúng giờ, đúng giấc.
- Nhắc nhở trẻ cởi bớt áo khi nằm ngủ
II. Vệ sinh:
1. Vệ sinh cá nhân
- Trẻ có kỹ năng rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Dạy trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết
2. Vệ sinh môi trường:
- Trẻ có thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường sạch sẽ
3. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi
- Trẻ biết lau chùi và sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng đúng nơi quy định.
III. Chăm sóc sức khỏe
- Dạy trẻ khi ra đường biết đội mũ nón, khẩu trang, mặc áo khoác
IV. An toàn:
- Tránh không chơi các trò chơi như pháo hoa, súng bắn, dao, kéo....
V.Chăm sóc trẻ khuyết tật: 
- Không có
- 100% trẻ ăn ngon miệng các loại thức ăn do nhà trường chế biến
- 100% trẻ thực hiện tốt các hành vi văn minh trong ăn uống
- 100 % trẻ ngủ đúng giờ, đúng giấc
- 100% trẻ biết cởi bớt áo khi ngủ
- 100 % trẻ có kỹ năng vệ sinh
- 100% trẻ được ăn mặc gọn gàng, thuận tiện khi hoạt động
- 100 % trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
- 100 % trẻ biết lao động cùng cô vào chiều thứ 6
- 100% trẻ cóý thức khi ra đường
- 100 % trẻ không chơi những nơi nguy hiểm, trẻ được đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động
- Tổ chức cho trẻ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều
- Tổ chức cho trẻ ngủ trưa 
- Tổ chức cho trẻ thực hiện trước sau khi ăn, sau khi ngủ dậy
- Giáo dục mọi lúc mọi nơi
- Tổ chức tại các nhóm lớp vào chiều thứ 6 và sau các buổi hoạt động góc
- Phối hợp với phụ huynh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ
* ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ:
1. Tình hình sức khỏe:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kỹ năng của trẻ:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1
TUẦN 10 : NGHỀ XÂY DỰNG
( Thời gian từ 07/ 11 đến 11 / 11 / 2016 )
 Thứ
HĐộng
2
3
4
5
6
Đón trẻ TDS
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về những điều cần thiết. Nhắc trẻ chào hỏi lễ phép, nghe nhạc thiếu nhi
- Thể dục sáng: Tập Erobic
Hoạt động học
PTTC
Đi bước dồn bước
PTTM
Tạo hình :
cắt dán cái thang cho chú công nhân
PTNN
Thơ : bé làm bao nhiêu nghề
PTNT
Dạy trẻ so sánh về chiều cao sắp thứ tự của 3 đối tượng
PTTM
DH: Cháu yêu cô chú công nhân
NH: Xe chỉ luồn kim
TC: Ai nhanh nhất
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ: Quan sát và cảm nhận không gian ngoài trời, lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi, nghe kể chuyện, đọc thơ, hát, trò chuyện một số nghề phổ biến quen thuộc.
- TCVĐ: Bác nông dân và đàn bò, tín hiệu
- Đồng dao: Rềnh rềnh ràng ràng, dích dích dắc dắc
- Chơi tự do trên sân.
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi bán hàng, phòng khám bệnh, lớp học
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, trường học, bệnh viện, nhà máy, xếp hình
- Góc học tập: Phân biệt các hình khối, làm sách tranh truyện về nghề, xem tranh sách, chơi với các chữ số, chữ cái
- Góc nghệ thuật: Làm dụng cụ, đồ dùng, sản phẩm của nghề, chơi với đất nặn, vẽ, xé dán. Làm quà tặng cô giáo, hát múa biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động chiều
Trò chuyện về nghề xây dựng
Hoàn thành sản phẩm chủ đề
Ôn bài cũ
Hoàn thành vở toán
Vệ sinh lớp, đồ dùng đồ chơi - Nêu gương cuối
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
NHÁNH 1: NGHỀ XÂY DỰNG
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 07/11 – 11/11/2016)
 MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết trò chuyện về chủ đề.
- Trẻ biết so sánh về chiều cao sắp thứ tự của 3 đối tượng.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ: “bé làm bao nhiêu nghề”
- Trẻ biết cắt dán cái thang cho chú công nhân.
- Trẻ biết hát theo nhạc bài hát: “cháu yêu cô chú công nhân”
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Phát triển vận động, luyện kĩ năng đi bước dồn bước cho trẻ.
- Luyện cho trẻ kỹ năng cắt dán.
- Luyện kỹ năng cảm nhận âm nhạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi chơi, khi học và khi ăn uống.
- Trẻ biết chào hỏi, nói năng lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi.
- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
NHÁNH 1: NGHỀ XÂY DỰNG
(Thời gian thực hiện: Từ 07/11 đến 11/11/2016)
Nội Dung
Yêu cầu
Chuẩnbị
Cách tiến hành
I. Góc phân vai:
- Siêu thị của bé
- Phòng khám chữa bệnh
II. Góc xây dựng lắp ghép:
- Xây dựng công viên cây xanh
III. Góc nghệ thuật:
- Làm dụng cụ nghề xây dựng
IV. Góc học tập:
- Xem sách, báo, tranh ảnh về nghề nghiệp
- Trẻ biết thể hiện vai chơi 
- Biết phối hợp các nhóm chơi với nhau.
- Trẻ biết xây dựng công viên
- Trẻ biết bố cục mô hình hợp lý, sáng tạo
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng tạo hình để vẽ, tô màu, cắt, dán để làm nghề xây dựng
- Trẻ xem và hiểu được tranh ảnh về nghề nghiệp
*Lưu ý:
- Cô cần bổ sung và thay đổi các gợi ý cho các buổi chơi
- Bổ sung nguyên vật liệu cho từng buổi chơi
- Một số mặt hàng siêu thị
- Bộ dụng cụ phòng khám 
- Gạch, cây xanh, cây hoa, ghế đá, khu vui chơi ....
- Bi tít, kéo, giấy màu, giấy A4, hồ dán
- Tranh ảnh, bút sáp màu
* Hoạt động 1: Thỏa thuận và bàn bạc trước khi hoạt động 
(5’ - 7')
Cô cùng trẻ hát bài: "Cháu yêu cô chú công nhân"
- Cô giới thiệu với trẻ các góc chơi, các trò chơi ở mỗi góc
- Các bác công nhân hôm nay sẽ xây công viên cây xanh...
- Các cô bán hàng siêu thị sẽ bán các loại hàng siêu thị...
- Góc nghệ thuật sẽ làm dụng cụ nghề xây dựng ...
- Góc học tập sẽ xem sách báo tranh ảnh về nghề nghiệp
* Hoạt động 2: Quá trình hoạt động (25 - 30')
Cô đến từng góc để gợi ý hướng dẫn trẻ chơi. Tạo tình huống hướng giúp trẻ thể hiện tốt các vai chơi mà mình nhận.
- Góc phân vai: Cho trẻ làm cô bán hàng và khách hàng đi mua siêu thị. Nếu trẻ còn lúng túng thì cô vừa chơi vừa hướng dẫn trẻ chơi.
- Góc xây dựng: Cô quan sát trẻ chơi, hướng dẫn trẻ cách xây công viên cây xanh, giúp trẻ cách bố cục công trình hợp lý.
- Các góc khác cũng tiến hành tương tự: Cô bao quát vừa cùng chơi với trẻ để hướng dẫn trẻ chơi
* Hoạt động 3: Nhận xét kết thúc hoạt động (5 – 7')
Cô đến từng nhóm nhận xét vai chơi của trẻ. Cho trẻ tập trung về góc chơi nào đó mà hôm đó tạo được nhiều sản phẩm đẹp. Cô nhận xét chung, góp ý để lần sau trẻ chơi hay hơn.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi cùng cô
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2016
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ
Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. 
Trao đổi với phụ huynh về những điều cần thiết
THỂ DỤC SÁNG 
Tập Erobic 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Lĩnh vực phát triển thể chất
ĐỀ TÀI: Đi bước dồn bước
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên vận động và nắm được kỹ thuật đi bước dồn bước
2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ kĩ năng đi bước dồn bước, xác định được hướng đi.
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng tập trung, chú ý ở trẻ.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết lắng nghe và chú ý
- Trẻ hứng thú, tích cực tập luyện và có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học.
II.Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ cùng của trẻ
- Sàn nhà sạch sẽ, bằng phẳng
- Ghế băng
- Trang phục gọn gàng
 * NDTH: Âm nhạc, Toán
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu (2-3')
Hỏi trẻ: 
- Các bác công nhân đang chuẩn bị lên đường đi xây nhà cao tầng đấy.
- Các con có muốn đi cùng các bác công nhân đi xây nhà cao tầng không?
2. Nội dung:
2.1: Khởi động (3-4')
- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” kết hợp đi các kiểu đi của chân, mũi bàn chân, gót chân, đi thường, chạy nhẹ và đứng thành 2 hàng ngang dãn cách đều sau đó điểm danh 1-2 rồi cho di chuyển thành 4 hàng 
- Thực hiện bài tập phát triển chung trên nền nhạc “Nắng sớm”
2.2: Trọng động 
2.2.1: BTPTC ( 3-4')
- ĐT tay: 2 tay dang ngang, đưa lên cao và hạ xuống 
- ĐT chân: 2 tay dang ngang, đưa ra phía trước đồng thời khụy đầu gối.
- ĐT bụng: 2 tay dơ lên cao, cúi gập người xuống đồng thời 2 tay chạm vào mũi bàn chân.
- ĐT bật: 2 tay chống hông bật tách chụm liên tục.
2.2.2: VĐCB (10-12') 
- Giới thiệu bài tập: "Đi bước dồn bước"
- Cô làm mẫu
+ Lần1: Không phân tích
- Cô vừa thực hiện vận động gì?
+ Lần 2: Kết hợp phân tích kỹ thuật
+ Tư thế chuẩn bị: Cô ở tư thế đi mắt nhìn về phía trước. 
+ Trẻ thực hiện:
- Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện (Cô động viên và chú ý sửa sai cho trẻ)
- Chia trẻ làm 2 đội thi đua nhau: Đội bạn trai và đội bạn gái.
+ Củng cố: Các con vừa được tập bài tập gì? 
- Cho 2 trẻ thực hiện củng cố lại bài tập.
2.2.3: Trò chơi vận động “Chuyền bóng” (3-4') 
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
2.3: Hồi tĩnh
- Trẻ đi nhẹ 2 - 3 vòng
3. Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương động viên trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi, chạy theo các kiểu chân khác nhau
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi 2 - 3 lần
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Quan sát thời tiết
- TCVĐ: Thả đỉa ba ba
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Chơi bán hàng, phòng khám bệnh, lớp học
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, trường học, bệnh viện, nhà máy, xếp hình
- Góc học tập: Phân biệt các hình khối, làm sách tranh truyện về nghề, xem tranh sách, chơi với các chữ số, chữ cái
- Góc nghệ thuật: Làm dụng cụ, đồ dùng, sản phẩm của nghề, chơi với đất nặn, vẽ, xé dán. Làm quà tặng cô giáo, hát múa biểu diễn văn nghệ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chuyện: Nghề xây dựng
- Chơi tự chọn
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
ĐỀ TÀI: Cắt dán cái thang cho chú công nhân
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng kéo, giấy màu để cắt, dán cái thang cho chú công nhân
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng cắt dán, quan sát, ghi nhớ cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức kỉ luật, biết nghe lời cô
- Trẻ biết yêu quý sản phẩm mình tạo ra
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ cùng của trẻ
- Gíao án
- Giá trưng bày sản phẩm trẻ
- Nhạc các bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Vở, bút màu cho trẻ
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu ( 2-3')
- Cô cho trẻ hát cùng cô bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
 - Trò chuyện về bài hát
2. Nội dung	
. Hoạt động 1: "Quan sát tranh" (3-4') 
+ Các con thấy công việc của chú công nhân là làm gì nhỉ?
+ Ngoài việc xây nhà cao tầng còn làm gì nữa?
+ Để ngôi nhà được đẹp hơn thì chú công nhân phải làm gì nhỉ?
+ Vậy để quét sơn ở nhà cao tầng, những nơi cao chú công nhân phải dùng đến cái gì?
+ Các con có muốn cắt dán cái thang cho chú công nhân không?
 2.2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu
+ Cô có giấy màu màu gì đây?
+ Tay phải cô cầm gì? Tay trái cô cầm gì?
+ Cô cắt cái thang cho chú công nhân như thế nào?
+ Cô dán cái thang cho chú công nhân như thế nào?
2.3. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
+ Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện
+ Chỉnh tư thế cho trẻ với trẻ ngồi sai
+ Các con ơi! Thời gian sắp hết rồi! các con hãy nhanh tay lên nào!
+ Cô thấy bạn nào cũng đã tạo được cho mình sản phẩm rồi đấy! Các con hãy mang lên và trưng bày sản phẩm của mình nào!
2.4. Họat động 4: Đánh giá, nhận xét
- Trưng bày sản phẩm:
+ Cô cho từng tổ lên treo sản phẩm của mình để tránh trẻ xô đẩy nhau.
+ Cô để giá treo tranh vừa tầm tay trẻ có thể chỉ và giới thiệu tranh của mình.
- Củng cố, nhận xét :
+ Các con ơi! Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao con thích?
+ Con hãy lên giới thiệu về bức tranh của mình nào!
+ Cô giáo củng cố kiến thức cho trẻ đồng thời nhận xét và khen ngợi trẻ.
- Giáo dục trẻ:
+ Khi vẽ xong phải lau tay sạch sẽ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.
+ Biết trân trọng sản phẩm mình tạo ra
- Kết thúc: Cô cùng trẻ làm chim bay cò bay đi ra sân
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhận xét
- Trẻ mang sản phẩm của mình giới thiệu và nhận xét.
- Trẻ chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Vẽ phấn
- TCVĐ: Nu na nu nống
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Chơi bán hàng, phòng khám bệnh, lớp học
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, trường học, bệnh viện, nhà máy, xếp hình
- Góc học tập: Phân biệt các hình khối, làm sách tranh truyện về nghề, xem tranh sách, chơi với các chữ số, chữ cái
- Góc nghệ thuật: Làm dụng cụ, đồ dùng, sản phẩm của nghề, chơi với đất nặn, vẽ, xé dán. Làm quà tặng cô giáo, hát múa biểu diễn văn nghệ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hoàn thành sản phẩm
- Chơi tự chọn
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
ĐỀ TÀI: Thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ: “Thợ nề, ”
- Ph¸t triÓn kh¶ n¨ng diÔn ®¹t b»ng lêi nãi khi trả lời câu hỏi của cô.
3.Thái độ :
- Giáo dục trẻ phải biết yêu quý, biết ơn và nghe lời cô giáo dạy 
- Có ý thức trong học tập, tham gia sôi nổi các hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ cùng của trẻ
- Máy vi tính, soạn chương trình pourpwer có hình ảnh về nội dung bài thơ " Bé làm bao nhiêu nghề "
- Ghế cho trẻ ngồi theo tổ
* NDTH: ÂN, MTXQ
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - Giới thiệu( 2-3')
- Cho xem video về các nghề nghiệp
- Trò chuyện về đoạn video mà trẻ được xem
2. Nội dung:
2.1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe (4 - 5')
- Cô đọc diễn cảm lần 1: Thể hiện tình cảm
- Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa
2.2: Đọc trích dẫn- Đàm thoại (5 -7 ') 
* Đàm thoại và đọc trích dẫn để làm rõ nội dung bài thơ: 
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? 
+ Đến lớp các con được cô giáo cho các con chơi bao nhiêu là nghề?
+ Bé được chơi làm thợ nề, công việc của thợ nề là làm gì nhỉ? 
- Cô đọc trích dẫn đoạn thơ:
 “Bé làm bao nhiêu nghề
Bé chơi làm thợ nề
 Xây lên bao nhà cửa”
+ Bé được làm nghề gì mà đào lên thật nhiều than nhỉ?
- Cô đọc trích dẫn:
 “Bé chơi làm thợ mỏ
 Đào lên thật nhiều than”
+ Còn công việc của thợ hàn thì làm gì?
 “Bé chơi làm thợ hàn
 Nối nhịp cầu đất nước”
+ Bé làm bác sỹ công việc của bác sỹ là làm gì?
 “Bé chơi làm thầy thuốc
 Chữa bệnh cho mọi người”
+ Còn công việc của cô nuôi thì làm gi?
 “Bé chơi làm cô nuôi
 Xúc cơm cho cháu bé”
+ Mỗi ngày ở nhà trẻ các con được cô giáo cho làm rất nhiều nghề chiều mẹ đến đón về các con lại là ai nhỉ?
 “Mỗi ngày ở nhà trẻ
 Bé làm bao nhiêu nghề
 Chiều mẹ đến đón về
 Bé lại là cái  Cún’’
2.3: Dạy trẻ đọc thơ (10 - 15')
- Cô cho cả lớp đọc thơ
- Tổ đọc thơ
- Nhóm đọc (nhóm bạn trai và nhóm bạn gái)
- Cá nhân đọc (Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai, sửa cách đọc)
+ Củng cố: Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai?
- Giáo dục: mỗi người đều có công việc và nghề nghiệp khác nhau, các con phải yêu quý và tôn trọng những nghề nghiệp của mọi người
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần cuối.
3. Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi " Ai nhanh hơn" 
- Trẻ hát vận động cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc
- Tổ đọc
- Nhóm đọc
- Cá nhân đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Quan sát cái máy cày
- TCVĐ: Rềnh rềnh ràng
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Chơi bán hàng, phòng khám bệnh, lớp học
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, trường học, bệnh viện, nhà máy, xếp hình
- Góc học tập: Phân biệt các hình khối, làm sách tranh truyện về nghề, xem tranh sách, chơi với các chữ số, chữ cái
- Góc nghệ thuật: Làm dụng cụ, đồ dùng, sản phẩm của nghề, chơi với đất nặn, vẽ, xé dán. Làm quà tặng cô giáo, hát múa biểu diễn văn nghệ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn bài cũ
- Chơi tự chọn
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Dạy trẻ so sánh về chiều cao sắp thứ tự của 3 đối tượng
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết so sánh, sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng 
- Biết sử dụng từ ngữ cao nhất – thấp hơn – thấp nhất để diễn tả sự khác nhau về chiều cao của 3 đối tượng
 2. Kỹ năng 
- Trẻ so sánh và sắp xếp chiều cao của 3đối tượng đúng theo yêu cầu của cô 
- Trẻ diễn tả được sự khác nhau về chiều cao của 3 đối tượng.
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách và đúng luật chơi
 3 .Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học
- Biết chia sẻ, đoàn kết khi chơi 
- Biết yêu quý kính trọng người lao động, biết thể hiện tình cảm đối với người lao động qua tác phẩm âm nhạc.
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ
- Giao án
- Bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân
- 3 n

File đính kèm:

  • docxchu_diem_nghe_nghiep.docx