Thiết kế dạy học lớp chồi - Nhánh 1: Một số nghề phổ biến trong xã hội

 I. Mục tiêu:

 - Trẻ hát đều, hát phối hợp với các động tác nhịp nhàng, đều đặn

 - Thuộc động tác , tập thành thạo

 - Trẻ đứng thẳng hàng ngay ngắn.

 II.Chuẩn bị:

 - Nơi tập rộng rãi

 - Nhạc, vòng thể dục

III.Tích hợp:

 -Âm nhạc: Bài Cháu đi mẫu giáo

 IV.Tổ chức hoạt động:

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế dạy học lớp chồi - Nhánh 1: Một số nghề phổ biến trong xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
( Từ tuần 11- 15)
NHÁNH 1: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
 TUẦN 11: TỪ 31/10 – 4/11/2016 
* Đón trẻ
(Cả tuần)
 - Đón trẻ vào lớp. Nhắc trẻ xếp gọn đồ dùng cá nhân, chào ông bà, cha mẹ, cô giáo khi đến lớp.
 - Đón trẻ vào lớp. Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (có bức tranh lớn về nghề nghiệp)
 - Trò truyện với trẻ về một số nghề trong xã hội 
THỂ DỤC SÁNG 
( Cả tuần)
 	 I. Mục tiêu:
 	 - Trẻ hát đều, hát phối hợp với các động tác nhịp nhàng, đều đặn
 	- Thuộc động tác , tập thành thạo
 	- Trẻ đứng thẳng hàng ngay ngắn.
 	 II.Chuẩn bị:
 	 - Nơi tập rộng rãi
 	 - Nhạc, vòng thể dục
III.Tích hợp:
 	-Âm nhạc: Bài Cháu đi mẫu giáo
 IV.Tổ chức hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn theo nhạc kết hợp đi, chạy với 
các kiểu: Đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, đi 
khom lưng, chạy chậm xong chuyển đội hình thành 3 
hàng ngang.
 Hoạt động 2: trọng động
- ĐT hô hấp: Gà gáy (2l x 4n) 
- ĐT tay: Hai tay giang ngang, gập vào vai. (2l x 4n) 
- ĐT bụng: Hai tay chống hông xoay người 90 độ (2l x 4n) 
- ĐT chân: Hai tay giơ cao, đưa về trước, khụy gối. (2l x 4n) 
- ĐT bật: Hai tay chống hông bật tại chỗ (2l x 4n) 
3.Hồi tĩnh:
 -Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
* Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương
- Trẻ đi chạy theo hiệu lệnh 
của cô.
Cháu tập đúng đều
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
( cả tuần)
* Tổ chức hoạt động:
- Thứ 2: Trò chơi: Trốn tìm
- Thứ 3: Trò chơi: Xe về bến 
- Thứ 4: Trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ
- Thứ 5: Trò chơi vận động: kéo co 
- Thứ 6: Trò chơi vận động: ai nhanh hơn
HOẠT ĐỘNG GÓC
(cả tuần)
I/ Mục tiêu:
- Cháu biết công việc ở từng góc 
- Trẻ biết phân vai chơi. 
- Biết kê dọn bàn ghế phụ cô, dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
II/ Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Xây doanh trại
- Góc phân vai: Bán cửa hàng ăn uống, thực phẩm 
- Góc học tập: Xem tranh ảnh nghề nghiệp...
- Góc nghệ thuật: Cháu vẽ, nặn, xé, dán dụng cụ các nghề...
III/ Tích hợp: Âm nhạc (Cháu yêu cô chú công nhân), tạo hình.
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Giới thiệu
Cô giới thiệu các góc chơi như sau:
- Góc xây dựng: Các khối gạch xây hàng rào. Xây cây cầu bắt qua sông
- Góc phân vai: Cháu đóng vai người bàn cửa hàng ăn uống, thực phẩm
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề nghề nghiệp...
- Góc nghệ thuật: Cháu vẽ, nặn, xé, dán về chủ đề nghề nghiệp...
Hoạt động 2: Tham gia góc chơi
- Các cháu thỏa thuận các góc chơi. 
Cháu hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” 
+ Cháu về góc chơi, cô đến phân nhóm trưởng.
+ Cô quan sát nhập vai chơi với các cháu theo từng góc.
- Cháu góc nào ngồi góc đó cô đến nhận xét từng góc.
Hoạt động của trẻ
- Quan sát, cháu lắng nghe
 - Chơi.
- Lắng nghe.
Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2016
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
 MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
I/ Mục tiêu
- Trẻ biết được trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau và biết kể tên 1 số nghề. Biết công việc của mỗi nghề, sản phẩm của nghề đó và mối liên hệ giữa 1 số nghề.
- Trẻ có kỹ năng nhận biết sản phẩm của nghề. Phát triển cho trẻ tư duy, ngôn ngữ, vốn hiểu biết.
- Giáo dục trẻ yêu mến, quý trọng đối với các nghề trong xã hội.
II/Chuẩn bị:
- Cô:Tranh vẽ về 1 số nghề ( thợ may, bác sỹ, thợ xây, giáo viên)
- Tr ẻ: Sản phẩm và đồ dùng của 1 số nghề.
III. Tích hợp:
- Âm nhạc: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Toán “Đếm số lượng"
- Văn học: “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Làm quen chữ cái
- ATGT, BVMT.
IV/ Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định 
- Cô cho lớp đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ” 
- Các con vừa đọc bài thơ gì ?
- Trong bài thơ nói em bé đã chơi làm những nghề gì ?
- Ngoài những nghề trong bài thơ con còn biết những nghề gì nữa ?
- Cô hỏi 1 số trẻ về công việc, nghề nghiệp của bố mẹ trẻ.
- Để xem có những nghề nghiệp gì phổ biến trong xã hội, và ở địa phương mình đang ở, hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về 1 số nghề . 
* Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ về 1 số nghề phổ biến 
* Nghề xây dựng:
- Cô cho lớp hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân”
- Trong bài hát nói chú công nhân làm gì ?
- Những người công nhân xây nhà ta gọi chung là nghề gì ?
- Nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ?
- Cô chú công nhân trong tranh đang làm gì ?
- Dưới bức tranh cô có từ “ thợ xây”.
- Cho trẻ đọc .
- Để xây được những ngôi nhà, mái trườngcô chú công nhân cần phải có những gì ?
- Vậy con thấy công việc của cô chú công nhân ntn ?
- Sản phẩm của cô chú làm ra là gì ?
- Vậy công việc của các chú có quan trọng không ?
- Ở lớp mình có bạn nào có bố làm công nhân xây dựng nhà cửa ?
- Giáo dục trẻ yêu quý người lao động.
* Nghề thợ may:
- Trong bài hát nói chú công nhân xây nhà, còn cố công nhân làm gì ?
- Nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ?
- Trong tranh vẽ các cô đang làm gì ?
- Những người may quần áo ta gọi là nghề gì ?
- Ở lớp mình có cha, mẹ bạn nào là thợ may quần áo không?
- Dưới tranh có từ “ thợ may” ra cho trẻ đọc .
- Dụng cụ làm việc của những người thợ may là gì ?
- Con thấy công việc hàng ngày của người thợ may là làm gì ?
- Sản phẩm của họ làm ra là gì ?
- Nếu không có những người thợ may thì ta có quần áo để mặc không ?
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo khi mặc.
* Nghề bác sĩ:
- Ở nhà các con nếu chẳng may có người bị bệnh thì phải làm gì ?
- Đi khám bệnh ở đâu ?
- Nhìn xem cô có bức tranh vẽ ai đây ?
- Bác sỹ đang làm gì ?
- Dưới tranh có từ “ bác sỹ” cho trẻ đọc.
- Vậy công việc của bác sỹ là làm gì ?
- Để khám chữa bệnh cho mọi người bác sỹ cần có những dụng cụ gì ?
- Nếu không có bác sỹ mọi người sẽ như thế nào ?
- Cô giáo dục trẻ lòng quý trong với bác sỹ.
*Nghề giáo viên:
- Hằng ngày ở trường, ở lớp ai đã là người chăm sóc, dạy dỗ các con ?
- Công việc hàng ngày của thầy cô giáo là gì ?
- Khi làm việc thầy cô giáo có những dụng cụ gì để phục vụ cho cô giáo ?
- Các con có yêu quý cô giáo của các con k. ?
- Ngoài những nghề mà cô và các con vừa tìm hiểu, các con còn biết những nghề nào khác nữa ?
- Bố mẹ con làm nghề gì ?
- Mai mốt con lớn con thích làm nghề gì, vì sao ?
- Cô giáo dục trẻ biết quý trong tất cả những nghề nghiệp trong xã hội, mỗi nghề tạo ra những sản phẩm khác nhau
* Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố
- Cho trẻ chơi trò chơi "Ai nhanh hơn"
- Cô cho lớp hát đi về thành 2 hàng dọc sau vạch xuất phát. - Cho hai bạn lên bóc thăm chọn nghề dán lên bảng.
- Cô có 2 cái bảng cho 2 đội trên bảng dán hình của các nghề mà 2 đội vừa bóc thăm được nhiệm vụ của 2 đội sẽ phải tìm những dụng cụ, sản phẩm của nghề gắn lên bảng cho đội mình.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ bật qua các chướng ngại vật và chọn dụng cụ, đồ dùng, sản phẩm sao cho đúng với từng nghề.
- Cô kiểm tra kết quả chơi của 2 đội cô nhận xét.
* Kết thúc: Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Lớp đọc
Trả lời
Trẻ kể 
Trẻ kể
Lớp hát
Xây nhà
Xây dựng
Lớp quan sát
Xây nhà
Trẻ đọc
Gạch, cát, xi măng, bay
Trả lời
Những ngôi nhà đẹp
Trẻ trả lời
May quần áo
May đồ
Thợ may
Trẻ tìm
Trẻ đọc
Máy may, kéo, kim, chỉ
Trẻ kể 
Những bộ quần áo
Đi khám bệnh
Bác sỹ khám bệnh
Khám chữa bệnh
Trẻ kể
Trả lời
Lớp đọc
Trẻ kể
Trả lời
Trẻ kể
Trẻ kể
Lớp hát về 2 độiLớp chơi
Lớp chạy về
*Đánh giá cuối ngày: 
Thứ 3 ngày 01 th áng 11 năm 2016
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ: Giờ chơi của bé
I/ Mục tiêu:
- Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ Giờ chơi của bé.
 - Rèn cách phát âm, giọng đọc diễn cảm. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng mọi nghề trong xã hội.
II/ Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy học:	
+ Cô: Tranh minh họa
+ Trẻ: Tích cực học
III/ Tích hợp: Văn học (Bé làm nhiều nghề), âm nhạc ( Cháu yêu cô chú công nhân).
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu
- Lớp hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Đàm thoại về bài hát:
+ Bài hát tên gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con một bài thơ rất hay các con cùng lắng nghe nhé!
Hoat động 2: Đọc thơ
- Cô đọc lần 1 giới thiệu tên bài thơ: “Giờ chơi của bé”, tác giả “Phạm Thụy Quỳnh Anh”
- Nội dung bài thơ: 
+ Nội dung: Bài thơ kể về những hoạt động chơi của các bé ở lớp học mầm non với biết bao nhiêu nghề các bé yêu thích. 
- Cô đọc lần 2 ( từng đoạn) tóm nội dung:
+ Đoạn 1: “ Giờ họctham gia nào” (lời mời tham gia giờ chơi khi đã hết giờ học của các bạn nhỏ)
+ Đoạn 2: “mình làmđọc thơ” (các bạn nhỏ chơi đóng vai làm rất nhiều nghề: bác sỉ, y tá, thợ xây, cô giáo)
+ Đoạn 3: “Giờ chơitrẻ thơ”( thể hiện sự vui thích khi được đóng vai người lớn của các bé)
- Cả lớp đọc thơ.
- Tổ, nhóm.
- Từng tổ đọc.
- Cá nhân đọc thơ.
- Lớp đọc lại bài thơ.
Hoạt động 3: Đàm thoại
- Cô vừa cho các cháu đọc bài thơ gì ?
- Do ai sáng tác ?
- Trong bài thơ các bạn nhỏ đã đóng vai những ai ?
- các con thích nhất là đóng vai làm nghề nào ?
Hoạt động 4: Trò chơi
- Trò chơi: ô cửa bí mật.
- Hướng dẫn cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
Nhận xét :
- Trẻ hát.
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc.
- Từng tổ đọc.
- Cá nhân đọc thơ.
- Lớp đọc lại bài thơ.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
*Đánh giá cuối ngày: 
Thứ 4 ngày 02 th áng 11 năm 2016
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
So sánh, thêm bớt trong phạm vi 4
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh, thêm – bớt tạo nhóm số lượng trong phạm vi 4.
- Luyện kỹ năng đếm nhận biết phân biệt trong phạm vi 4
- Trẻ tập trung, chú ý và hứng thú tham gia các hoạt động
II/ Chuẩn bị :
Đồ dùng dạy học :
+ Cô : Đồ dùng đồ chơi có số lượng trong p.v4.
+ Trẻ : Sách toán, bút chì.
III/ Tích hợp : Âm nhạc (tập đếm), văn học ( tình bạn).
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu 
- Hát “ Tập đếm”
- Cô trò chuyện về nội dung bài hát. Hôm nay cô và các con cùng ôn lại các số đã được học nhé!
Hoạt động 2: Ôn số 1, 2,3,4
- Cho trẻ xem tranh có số lượng 1, 2,3 cá nhân đếm đặt số, tập thể đếm lại.
Hoạt động 3: Thêm bớt và nhận biết phân biệt trong phạm vi 4
- Cho trẻ lấy 4 cái nón ra xếp thành hàng ngang (không đếm)
- Lấy 3 cái áo xếp thành hàng ngang, mỗi non một áo.
- Đếm xem có bao nhiêu cái nón , bao nhiêu cái áo ?
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- So sánh số 3 với số 4 số nào lớn hơn? số nào đứng sau?
- Muốn nhóm áo bằng nhóm nón ta phải làm thế nào?(thêm 1 cái áo)
- Đếm lại số nón và số áo
- Nhận xét 3 thêm 1 bằng 4.
- Cô chốt lại 3 thêm 1 bằng 4, cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần
- So sánh 1 và 4; nhóm nào nhiều hơn? nhiều hơn là mấy? nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- Thêm 1 cái áo và đếm – so sánh hai nhóm đã bằng nhau chưa? Đặt thẻ số tương ứng.
 => Cô cất một cái nón đi.Cho trẻ đếm lại.
Hoạt động 4: Trò chơi
- Trò chơi 1: “ Ai nhanh hơn”.
- Cô giới thiệu luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Trò chơi 2: “ Kết bạn”.
- Giới thiệu luật chơi
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Theo dõi, gợi ý, động viên.
Nhận xét :
- Hát.
- Lắng nghe.
- Trẻ đếm.
- Trẻ xếp.
- Trẻ đếm
- So sánh, trả lời.
-Trẻ chơi
*Đánh giá cuối ngày: 
Thứ 5 ngày 3 tháng 11 năm 2016
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
 CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI
I. Mục Tiêu:
- Trẻ thể hiện được nội dung bài hát kết hợp biết vận động theo nhạc các bài hát có nội dung nói về các chú bộ đội.
- Rèn khả năng nghe và đàm thoại cho trẻ
- Giáo dục trẻ ngoan, biết nghe lời cô.
II. Chuẩn bị
+ Cô: Nhạc nền bài hát. Trống lắc, 4-5 chiếc vòng.
+ Trẻ: Tích cực học 
III. Tích hợp:
 - Văn học:câu đố “chú bộ đội”
 - MTXQ: Tìm hiểu về các nghề phổ biến
IV. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 Hoạt động 1: Ổn định
Cô đố cô đố:
Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù giữ nước coi thường hiểm nguy
 Là ai vậy các con?
- Các chú bộ đội đóng quân ở đâu?
- Các chú bộ đội thường mặc trang phục màu xanh, trên tay giữ khẩu súng để canh giữ hòa bình cho quê hương đất nước. 
- ngoài nghề bộ đội ra thì các con còn biết nghề nào nữa
- trong cuộc sống thì các con thường gặp rất nhiều nghề, tất cả các nghề đều cao quý và có ích cho xã hội vì vậy các con phải biết yêu quý và kính trọng biết giúp đỡ mọi người xung quanh các con biết chưa nào?
Hoạt động 2: Hát + vận động
- Cô hát cho trẻ nghe một đoạn, đố trẻ tên bài hát? Tên tác giả? 
- cô hát lần 1: nội dung bài hát nói về tình yêu thương của các em nhỏ đối với chú bô đội ở nơi rừng sâu và hải đảo canh giữ cho quê hương đất nước được hòa bình
- cô hát lần 2 
- cô cho lớp hát + tổ + nhóm + cá nhân
* vận động:
- Lần 1: cô hát và vận động mẫu cho trẻ xem 
- Cô hát và vận động lần 2 kết hợp phân tích động tác minh hoạ theo lời bài hát. 
 Động tác 1: 2 tay cô chống hông kèm dặt gót chân sang 2 bên nhịp nhàng theo lời bài hát ( chú ý cô đặt gót nhịp đầu tiên vào từ “chú”)
Tương ứng với câu hát: “ Cháu thươngbiên giới”
 Động tác 2: Cô đưa 2 tay sang phải 2 bàn tay vẫy mềm mại theo nhịp bài hát, rồi đổi bên
Tương ứng với câu hát “Cháu thươngđảo xa”
Động tác 3: Cô lần lượt đưa từng tay gập trước ngực
Tương ứng với câu hát: “Cho chúng ..ở nhà”
Động tác 4: Cô làm đông tác hái đào 2 tay sang 2 bên, khi cô hái đào sang phải thì chân trái cô ký, khi hái đào sang trái thì chân phải cô ký
Tương ứng với câu hát: “Có mùa xuân .hoà bình”
Động tác 5: 2 tay cô đưa từ dưới qua đầu lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn theo tay.
Cô cho lớp + tổ + nhóm + cá nhân thực hiện
 Hoạt động 3: Nghe hát
- cô hát lần 1 kết hợp nhạc
- Màu áo chú bồ đội là màu xanh như màu xanh của lá cho dù các chú bộ đội đi hành quân rất xa gió bụi có làm phai màu áo chú nhưng lòng chú vẫn không thay đổi vẫn luôn yêu mến dân, 1 lòng bảo vệ quê hương đất nước.Đó cũng là nội dung của bài hát “ Màu áo chú bộ đội” 
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe 2 lần kết hợp thể hiện điệu bộ, cử chỉ minh họa theo lời bài hát.
 Hoạt động 4: Trò chơi “ Đoán xem ai hát”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi
- Cô nhận xét trò chơi
* Kết thúc: 
- Nhận xét – Tuyên dương lớp
- Đố gì? Đố gì?
- Chú bộ đội.
- Trẻ trả lời
- Bài hát “cháu thương chú bộ đội”
- Trẻ lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát.
Trẻ nghe
Trẻ chơi trò chơi
*Đánh giá cuối ngày: 
Thứ 6 ngày 4 tháng 11 năm 2016
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Tô màu chú cảnh sát giao thông
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết chia tô màu đẹp, sáng tạo, trẻ kể được một số nghề mà trẻ biết
- Trẻ có kỹ năng tô màu đẹp không lem ra ngoài
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề..
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô:- Một số tranh vẽ về công việc  các chú cảnh sát của các anh chị vẽ
                              - Nhạc và giá trưng bày sản phẩm
.- Đồ dùng của trẻ: Bút màu và tranh để trẻ tô.
III. Tích hợp:
Văn học: Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề
IV. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định
 Cho trẻ đọc bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề
- Trò chuyện: Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về nghề gì?
- Ngoài các nghề đó ra các con có biết còn nghề gì nữa không?
- Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề, nghề nào cũng có ích . Hôm nay cô sẽ cho các con tô màu chú cảnh sát giao thông, trước khi tô màu cô sẽ cho các con xem tranh của các anh chị lớp lớn tô màu nhé.
Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
- Trước khi tô cô sẽ cho các con đi xem sản phẩm của cô và của các anh chị nhé.
- Cô cho trẻ xem tranh
- Các con vừa xem gì?
- Các anh chị tô như thế nào?
-Cho trẻ xem tranh mẫu của cô
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: Cô hỏi ý tưởng của trẻ:
- Trước khi học cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi học
- Khi trẻ học cô mở nhạc cho cháu nghe.
- Cô động viên các cháu hoàn thành sản phẩm của mình
 Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cho các cháu lên bỏ sản phẩm  của mình vào giá trưng bày sau đó tham quan và nhận xét
- Các con có nhận xét gì về các tranh đó.
- Cháu thích tranh nào, vì sao?
- Động viên các cháu cố gắng bài của mình và những cháu chưa hoàn thành
*Kết thúc hoạt động
Nhận xét tuyên dương
Cho trẻ hát bài "cháu yêu cô chú công nhân” và nghỉ.
Trẻ đọc
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ nhận xét
*Đánh giá cuối ngày: 

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_11_lop_4_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan