Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Đếm đến 6 – Nhận biết nhóm có 6 đối tượng Nhận biết số 6 – Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6

1/ Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ biết đếm đến 6 và nhận biết nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6. Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6.

- Trẻ biết xếp tương ứng 1 – 1, biết xếp từ trái qua phải.

- Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình như: Bàn ghế, giường tủ, chén, ly, thìa, xoong nồi

b. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1, xếp từ trái qua phải.

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

c.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, biết bảo vệ và giữ gìn các đồ dùng trong gia đình.

2/ Chuẩn bị:

- Đồ dùng của trẻ: 6 cái ly, 6 cái dĩa, thẻ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

- Đồ dùng chơi trò chơi: Nhóm đồ dùng có số lượng 3,4,5,6 như: bàn, ghế, chén, rổ, nồi, giỏ, chảo, ấm

- Tranh, đồ dùng để nối, tô màu, gắn để được số lượng là 6.

- Đồ dùng của cô: 6 cá ly, 6 cái dĩa ;các thẻ số từ 1 đến 6 ( to hơn của trẻ )

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Đếm đến 6 – Nhận biết nhóm có 6 đối tượng Nhận biết số 6 – Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN THAO GIẢNG 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 / 11
 Chủ đề: Gia đình.
 Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình
 Hoạt động: Làm quen với toán
 Đề tài: Đếm đến 6 – Nhận biết nhóm có 6 đối tượng
 Nhận biết số 6 – Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6.
 Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
 Giáo viên thực hiện: Lê Thị Bích Liên
 Ngày thực hiện: 31/10/2016
1/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 6 và nhận biết nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6. Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6.
- Trẻ biết xếp tương ứng 1 – 1, biết xếp từ trái qua phải.
- Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình như: Bàn ghế, giường tủ, chén, ly, thìa, xoong nồi
b. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1, xếp từ trái qua phải.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
c.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, biết bảo vệ và giữ gìn các đồ dùng trong gia đình.
2/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng của trẻ: 6 cái ly, 6 cái dĩa, thẻ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Đồ dùng chơi trò chơi: Nhóm đồ dùng có số lượng 3,4,5,6 như: bàn, ghế, chén, rổ, nồi, giỏ, chảo, ấm
- Tranh, đồ dùng để nối, tô màu, gắn để được số lượng là 6.
- Đồ dùng của cô: 6 cá ly, 6 cái dĩa ;các thẻ số từ 1 đến 6 ( to hơn của trẻ )
3/ Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, luyện tập.
4/ Tổ chức hoạt động:
a. Ổn định:
- Đọc bài : “Cái bát xinh xinh” và trò chuyện cùng trẻ :
+ Các con vừa đọc bài thơ gì ? ( Bài thơ cái bát xinh xinh )
+ Trong bài thơ có nhắc đến đồ dùng nào ? ( Cái bát ) 
+ Cái bát dùng để làm gì ? ( dùng để đựng cơm ăn )
+ Ngoài những cái bát thì bạn nào hãy kể thêm một số đồ dùng mà các con biết ? ( Cái ly, thìa, nồi, bàn ghế)
 Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng như ly, chén, thìa, nồi xoong,Các đồ dùng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. 
+ Khi sử dụng các đồ dùng thì các con phải như thế nào ? ( Biết giữ gìn cẩn thận và bảo quản đồ dùng, khi sử dụng xong phải cất đúng nơi quy định, xếp gọn gàng )
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
 Các con thấy hôm nay lớp mình có nhiều đồ dùng không ? Các con hãy cùng nhau đi quan sát xung quanh lớp xem lớp mình có những đồ dùng gì và có số lượng là mấy nhé !
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp có đồ dùng gì và gắn số tương ứng 9 đồ dùng có số lượng 3,4,5 )
- Cô và cả lớp cùng kiểm tra, nhận xét. 
- Cô động viên, khen ngợi trẻ.
Hoạt động 2: Đếm đến 6 – Nhận biết nhóm có 6 đối tượng - Nhận biết số 6 – Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6 .
 Các con vừa được đếm nhóm đồ dùng trong phạm vi 5. Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng- nhận biết số 6 – nhận biết thứ tự trong phạm vi 6.
 Cô tạo tình huống: Các con ơi, các con có biết sắp đến ngày gì không ? Đó là ngày 20.11 ngày tết của thầy cô đấy. Ngày đó sẽ tổ chức một bữa tiệc để chào mừng ngày của các thầy các cô, cho nên cần chuẩn bị một số đồ dùng. Các con hãy giúp cô mua những đồ dùng về nhé ( trẻ đi lấy rổ kết hợp đọc bài thơ: “Chiếc bàn em học” và về chỗ ngồi )
- Các con xem đã mua được những gì ? ( cái ly, cái dĩa ) 
- Các con hãy cùng cô kiểm tra xem đã đủ đồ dùng để chuẩn bị cho bữa tiệc chưa nhé .
- Các con hãy xếp tất cả số ly ra thành hàng ngang và xếp từ trái qua phải.
- Các con hãy lấy 5 cái dĩa ra xếp, xếp theo hàng ngang từ trái qua phải, xếp tương ứng 1- 1; 1 cái ly tương ứng là 1 cái dĩa.
- Các con đếm lại xem có đúng là 5 cái dĩa không nhé ? ( trẻ đếm )
- Các con hãy xem số lượng dĩa và số lượng ly như thế nào với nhau ?(không bằng nhau 
- Vì sao con biết là không bằng nhau ? 
- Nhóm nào nhiều hơn ? ( Nhóm ly ) Nhiều hơn là mấy ? ( Là 1)
- Nhóm nào ít hơn ? ( Nhóm dĩa ) ít hơn là mấy ? ( là 1 )
- Cô muốn số lượng ly và số lượng dĩa bằng nhau thì phải làm thế nào ? ( Thêm vào 1 cái ly nữa ) 
Cô nói: Để số lượng ly và dĩa bằng nhau thì có 2 cách đó là bớt đi 1 cái ly hoặc thêm vào 1 cái dĩa. Nhưng hôm nay cô và các con cùng tạo 2 nhóm có số lượng bằng nhau bằng cách là thêm vào 1 cái dĩa nữa nhé! ( cho trẻ thêm 1 cái dĩa )
- Vậy 5 cái dĩa thêm 1 cái dĩa là mấy cái dĩa ? ( Là 6 ) Cho trẻ nhắc lại: 5 thêm 1 là 6.
- Số lượng dĩa và ly đã bằng nhau chưa ? ( Bằng nhau ) 
- Các con cùng đếm kiểm tra lại : 1,2,3,4,5,6 có tất cả là 6 cái dĩa ; 1,2,3,4,5,6 có tất cả là 6 cái ly. 
- Hai nhóm đều bằng nhau là mấy ? ( Là 6 ) . 
- Để chỉ số lượng 6 cái dĩa, 6 cái ly cô dùng thẻ số mấy ? ( số 6 ) 
 Hôm nay cô cho các con làm quen số 6: Cô giới thiệu số 6; cho cả lớp , tổ , cá nhân phát âm số 6.
- Cô phân tích cấu tạo số 6
- Cho trẻ dùng thẻ số 6 gắn vào.
 Bây giờ cô phải lấy 1 cái dĩa để xếp vào bàn để chuẩn bị cho bữa tiệc . Cô mời cả lớp đếm lại xem còn bao nhiêu cái dĩa ?
- Cho trẻ đếm: 1,2,3,4,5 cái dĩa; có tất cả là 5 cái diã. Để chỉ số lượng 5 cái dĩa dùng thẻ số mấy ? ( số 5 )
+ Cô lấy 1 cái dĩa nữa ? Cô mời các con cùng đếm lại xem còn mấy cái dĩa ? 
- Cho trẻ đếm: 1,2,3,4 cái dĩa; có tất cả là 4 cái diã . Để chỉ số lượng 4 cái dĩa dùng thẻ số mấy ? ( số 4 )
+ Cô lấy 1 cái dĩa nữa ? Cô mời các con đếm lại xem còn bao nhiêu cái dĩa? Cho trẻ đếm: 1,2,3 cái dĩa có tất cả là 3 cái diã .Để chỉ số lượng 3 cái dĩa dùng thẻ số mấy ? ( số 3 )
+ Cô lấy 1 cái dĩa nữa để xếp bàn tiệc ? Các con đếm lại xem còn bao nhiêu cái dĩa ? Trẻ đếm: 1,2 cái dĩa; có tất cả là 2 cái diã. Để chỉ số lượng 2 cái dĩa dùng thẻ số mấy ? ( số 2 )
+ Cô lấy 1 cái dĩa nữa ? Các con đếm lại xem còn bao nhiêu cái dĩa ? Trẻ đếm: 1cái dĩa; có tất cả là 1 cái diã. Để chỉ số lượng 1 cái dĩa dùng thẻ số mấy ? ( số 1 )
- Để chỉ 1 cái dĩa dùng thẻ số mấy ? ( số 1 )
+ Cô lấy 1 cái dĩa nữa ? Vậy còn mấy cái dĩa ? ( hết ) 
- Vậy còn xuất hiện gì ? ( dãy số )
- Xuất hiện dãy số: 1,2,3,4,5,6 ; Cho cả lớp đọc dãy số: số1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6 và đọc ngược lại: số 6, số 5, số 4, số 3, số 2, số 1.
- Các con hãy nhìn vào dãy số cà cho cô biết số liền trước số 3 là số mấy ? ( số 1,2 )
- Số liền sau số 5 là số mấy ? ( số 6 ) 
- Cho trẻ đọc dãy số một lần nữa ( đọc xuôi đọc ngược và cất thẻ số ) 
- Cô phải lấy số chén để xếp vào bàn ( trẻ lấy xếp vào rổ và đếm đến hết )
Hoạt động 3: Luyện tập
 Các con ơi , ngoài ra cô có mua thêm một số đồ dùng nữa các con xem đó là gì ? Cho trẻ lên đếm và tìm gắn số tương ứng.
- Cô chuẩn bị: 6 cái ly; 6 cái thìa, 6 cái chén, 6 cái giỏ
 Sau một thời gian chuẩn bị cho bữa tiệc nên mọi người rất mệt , hãy chơi một trò chơi thư giãn nhé !! 
- Cả lớp cùng đứng lên vỗ tay, dậm chân, lắc mông, cuộn tay theo số lượng yêu cầu: Vỗ tay, dậm chân, lắc hông , cuộn tay đủ số lượng là 6.
- Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ.
Hoạt động 4: Trò chơi củng cố
 Trong bữa tiệc có nhiều khách nên vẫn còn thiếu đồ dùng để xếp bàn tiệc, cô nhờ các con hãy đi siêu thị mua giúp cô thêm một số nhóm đồ dùng nữa. Ở siêu thị có nhiều nhóm đồ dùng có số lượng khác nhau. Nhiệm vụ của các con là phải chọn mua nhóm đồ dùng nào có số lượng là 6.
- Cho trẻ gọi tên một số nhóm đồ dùng: cái nồi, cáo chảo, cái rổ, cáo chén, cái dĩa
*Trò chơi 1: “Đi siêu thị” 
+ Cách chơi: Cô chia làm 2 đội, thi đua bật qua các vòng lên mua nhóm đồ dùng có số lượng 6 và gắn vào bảng của đội mình. Sau cùng một thời gian đội nào lấy được nhiều và đúng số lượng yêu cầu sẽ là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Khi bật vào các vòng, chân không giẫm vào vòng và phải bật đều vào các vòng, mỗi lượt lên chỉ lấy 1 nhóm đồ dùng. Khi bạn mua xong và chạy về tới hàng thì bạn khác mới được lên thực hiện.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra, nhận xét, động viên, tuyên dương trẻ.
 Các con rất giỏi đã mua đúng nhóm đồ dùng theo đúng yêu cầu của cô để kịp tổ chức cho bữa tiệc. Nào bây giờ các con cùng đi dự tiệc với cô nào.
- Cho trẻ hát 1 bài và đi vòng tròn kết thành 3 nhóm: Hát bài “ đồ dùng bé yêu” nhạc sĩ Lê Minh Châu
* Trò chơi 2: “Bé thông minh nhanh trí”
 Đã đến bàn tiệc rồi, trước khi vào nhập tiệc thì cô có tổ chức một trò chơi nho nhỏ, các con có muốn chơi không ? Trò chơi có tên là: Bé thông minh nhanah trí
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm: nhóm màu xanh, màu đỏ, màu vàng, nhóm màu cam. Cho trẻ thực hiện yêu cầu:
+ Nhóm màu xanh: Khoanh tròn nhóm đồ dùng có số lượng 6 và nối với số tương ứng. 
+ Nhóm màu đỏ: Dán đồ dùng vào các ô tương ứng với ô số ở phía dưới.
+ Nhóm màu vàng: Tô màu nhóm đồ dùng để được số lượng là 6.
+ Nhóm màu hồng: Gắn các lô tô đồ dùng để được số lượng là 6.
- Sau thời gian là 1 bài hát nhóm nào thực hiện nhanh và đúng, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Cô nhận xét kết quả của 4 nhóm; động viên tuyên dương trẻ.
c. Kết thúc hoạt động:
- Đọc bài thơ “ Tập đếm” kết hợp đi vòng tròn.
“1 cái kéo
2 cái ca
Thìa có 3
Mũ 4 cái
Bé lại đếm
5 con chim
Bé đến tìm
Con số 6”

File đính kèm:

  • docGiao_an_LQVT_so_6_tiet_1.doc