Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề bác sỉ, cô giáo
Đón trẻ vào lớp
- Trò chuyện với trẻ về các giác quan trên cơ thể
- Ổn định lớp,điểm danh.
*Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, kiểng chân, nhón chân .
*Trọng động:
+ Hô hấp “Thổi bóng”
+ Tay : Đánh xoay tròn 2 cánh tay
+ Chân : Đưa chân ra trước, ra sau, sang ngang
+ Bụng : Quay người sang 2 bên.
+ Bật: Bật tách chân, khép chân
Hồi tĩnh: “Gió thổi, cây nghiêng”
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 14 ( Từ ngày 5/12 đến 9/12/2016) CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP Chủ đề nhánh: Nghề bác sỉ, cô giáo Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Chơi Thể dục sáng - Đón trẻ vào lớp - Trò chuyện với trẻ về các giác quan trên cơ thể - Ổn định lớp,điểm danh. *Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, kiểng chân, nhón chân. *Trọng động: + Hô hấp “Thổi bóng” + Tay : Đánh xoay tròn 2 cánh tay + Chân : Đưa chân ra trước, ra sau, sang ngang + Bụng : Quay người sang 2 bên. + Bật: Bật tách chân, khép chân Hồi tĩnh: “Gió thổi, cây nghiêng” Hoạt động học GDPTTC VĐCB:Ném trúng đích bằng 1 tay TCVĐ: Ném bóng vào rổ GDPTNT So sánh 2 nhóm số lượng trong phạm vi 6 GDPTTM DH:Cô giáo miền xuôi VĐ: Nghe nhạc “ Đi học” GDPTNN Làm quen chữ: Cái u,ư GDPTTC-KNXH Bé tìm hiểu nghề bác sỉ, giáo viên Chơi ngoài trời -Quan sát: Trò chuyện tìm hiểu nghề bác sỉ +TCVĐ :Bịt mắt bắt dê -Quan sát Trò chuyện về bài hát “ Cô giáo miền xuôi” + TCVĐ: Thả đĩa ba ba -Quan sát: Trò chuyện tìm hiểu nghề giáo viên +Trò chơi: dân gian bỏ dẻ -Quan sát: Trò chuyện ước mơ của bé về ngành nghề trong xã hội +Trò chơi: Chạy tiếp sức -Quan sát: Nhặt rác ở khu vui chơi trường mầm non +Trò chơi: Tự do Chơi hoạt động ở các góc + Góc phân vai: Cô giáo bán hàng doanh trại bộ đội, phòng khám bác sỉ, cô giáo, cửa hàng bách hóa, hoa quả, tổ chức sinh nhật.. + Góc xây dựng: Xếp hình doanh trại bộ đội, xây dựng trường học.:, lắp ghép các mô hình bằng khối gỗ.. + Góc học tập: Chơi lô tô, so hình, đôminô đối góc. + Góc nghệ thuật: Tô màu,Vẽ, xé ,dán làm 1 số đồ dùng ,dụng cụ của nghề:Cắt dán ngôi sao trên mũ của bộ đội, công an, vẽ cô giáo, chú bộ đội ... + Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây.. + Góc vận động: Chơi các TCVĐ với bóng, vòng, booling, và các TCDG: bịt mắt bắt dê, búng thun,. Ăn, ngủ - Vệ sinh, thay quần áo, rửa tay đúng cách trước khi ăn. - Ăn trưa. - Vệ sinh răng miệng. - Ngủ trưa Chơi hoạt động theo ý thích TCDG Chèo thuyền GDPTTM Làm quen bài hát: Cô giáo miền xuôi GDPTNN Ôn chữ cái e, ê GDPTTC- KNXH Tìm hiểu nghề bác sỉ, giáo viên TCVĐ Ô tô và chim sẻ Nêu gương - Hát bài hoa bé ngoan. - Nhận xét lớp, nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm sổ BN - Động viên cháu chưa đạt. Trả trẻ - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về - Nhắc nhỡ trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC HÀNG NGÀY ĐÓN TRẺ: - Đón trẻ vào lớp - Trò chuyện với trẻ về trường mần non, về cô gióa của mình - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định - Ổn định lớp, điểm danh THỂ DỤC SÁNG: Khởi động: - Trẻ đi vòng tròn hát theo nhạc - Trẻ thực hiện các kiểu đi: xoay cánh tay - đi thường - đi bằng gót chân - đi bằng mũi chân- đi khụy gối - đi nhanh - chạy. Hô hấp: thổi bóng ( 2 -3 lần) - Chuyển đội hình hàng ngang Trọng động: Tay: Tay đưa ra trước, ra ngang TTCB: đứng khép châ, tay thả xuôi N1: chân phải bước sang ngang, tay đưa ra ngang bằng vai N2: đưa 2 tay ra trước N3: như nhịp 1 N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên b. Chân: Đưa từng chân ra phía trước ( cẳng chân vuông góc vời đùi) TTCB: đứng khép chân, tay chống hông N1: đưa chân ra phía trước, cẳng chân vuông góc với đùi N2: về TTCB N3: đổi chân N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên c. Bụng: Đứng nghiêng người sang bên TTCB: đứng khép chân, tay thả xươi N1: bước chân phải sang ngang, 2 tay gập sau gáy N2: nghiêng người sang phải N3: nghiêng người sang trái N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên d. Bật: Bật tách khép chân TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi N1: bật tách 2 chân sang 2 bên, tay dang ngang N2: về TTCB N3: như nhịp 1 N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên Hồi tỉnh: TC “ Gió thổi cây nghiêng” Thứ hai 5/12/2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo dục phát triển thể chất VĐCB:Ném xa bằng 1tay TCVĐ: Ném bóng vào rổ I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: -Trẻ biết ném xa bằng 1 tay. - Trẻ biết lực cánh tay đẩy đi xa. -Thực hiện bài tập phát triển chung nhịp nhàng. 2. Kĩ năng: -Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ quan sát, chú ý, ghi nhớ động tác. -Rèn tố chất: nhanh nhen, khéo léo 3. Thái độ: -Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, kỷ luật. -Biết vâng lời cô hứng thú với giờ học. II. Nội dung tích hợp: Trò chuyện III. Chuẩn bị -Dụng cụ:Túi cát -Nhạc một số bài hát trong chủ đề nghề nghiệp IV. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - gây hứng thú * Trò chuyện: - Vừa rồi cô gặp bác sỉ Thỏ. Bác sỉ Thỏ nói với cô rằng bà của bạn Sóc bị ốm, bác sỉ thỏ chạy đến nhà bạn sóc để khám bệnh cho bà nhưng khoảng đường đến nhà bạn sóc rất xa, hiểm trở có rất nhiều con đường bác sỉ cần sự giúp đỡ của các bạn nhỏ hướng dẫn đường đi để đến nhà bạn sóc khám bệnh cho bà nhanh nhất có thể. Các con có muốn giúp bác sỉ Thỏ đến nhà để khám bệnh bà của bạn sóc không nào? - Bây giờ, chúng ta làm thành một đoàn tàu đưa bác sỉ thỏ về khám bệnh cho bà của bạn sóc nhé! * Khởi động -Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu:đi bình thường, đi bằng gót chân,đi bằng mũi chân.Kết hợp với bài "Đi tàu lửa" -Cho trẻ về 3 hàng. cho trẻ giãn hàng - Cho trẻ đi vòng tròn, kiểng chân, đi bằng gót chân, đi nâng cao đùi, chạy bước nhỏ * Hô hấp : gà gáy Hoạt động 2: Trọng động Bài tập phát triển chung( 2lx8n): Tập bài "Nào chúng ta cùng tập thể dục" - Đường đến nhà bạn sóc rất xa và vất vả, chúng ta cùng tập thể dục để đôi chân khỏe cơ thể luôn khỏe mạnh. a. Tay 2: Tay đưa ra trước, ra ngang( 2lx8n) TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi N1: chân phải bước sang ngang, tay đưa ra ngang bằng vai N2: đưa 2 tay ra trước N3: như nhịp 1 N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên b. Chân 4: Đưa từng chân ra phía trước “ cẳng chân vuông góc vời đùi” (3l x 8n) TTCB: đứng khép chân, tay chống hông N1: đưa chân ra phía trước, cẳng chân vuông góc với đùi N2: về TTCB N3: đổi chân N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên c. Bụng 3: Đứng nghiêng người sang bên ( 2lx8) TTCB: đứng khép chân, tay thả xươi N1: bước chân phải sang ngang, 2 tay gập sau gáy N2: nghiêng người sang phải N3: nghiêng người sang trái N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên d. Bật 2: Bật tách khép chân( 2lx8n) TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi N1: bật tách 2 chân sang 2 bên, tay dang ngang N2: về TTCB N3: như nhịp 1 N4: về TTCB Nhịp 5678 đổi chân và thực hiện như trên *Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay - Bác sỉ thỏ đã khám bệnh cho bà của bạn sóc, bạn sóc thì phải chăm bà nấu cháo cho bà ăn và nhiều công việc khác như cho cá ăn và có rất nhiều ao cá khác chưa cho ăn có ai giúp bạn sóc cho cá ăn. Các con có muốn giúp bạn Sóc không? Hồ nhà bạn Sóc rộng lắm. Do đó, các con phải ném thức ăn ra thật xa thì những chú cá mới ăn được. Muốn thế, các con hãy cùng cô luyện tập. Bây giờ, cô sẽ tập cho các con bài tập “ném xa bằng một tay”. -Cô làm mẫu lần 1:( không phân tích) - Cô làm mẫu lần 2: vừa làm mẫu vừa phân tích. Tư thế chuẩn bị: cô đứng chân trước, chân sau trước vạch xuất phát. Tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Thực hiện: đưa tay từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném đi xa. Sau đó đến lượm túi cát để vào chổ củ và đi về hang đứng. - Cô làm mẫu lần 3: cô phân tích chỗ khó: Tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Đưa tay từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném đi xa. Cô cho trẻ khá lên thực hiện. Cô cho cả lớp thực hiện và quan sát trẻ nhắc nhở, sửa sai cho trẻ. Vừa rồi các con học rất giỏi và ngoan, bạn nào cũng ném rất xa. Chắc chắn, bạn nào cũng có thể giúp được bạn Sóc. Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con trò chơi “ thi ai ném giỏi” Cách chơi: cô chia làm 2 đội A, B mỗi đội 5 bạn đội A cầm túi cát màu đỏ, đội B cầm túi cát màu xanh. Đội nào ném xa nhất thì đội đó được 1 bông hoa đội nào được bông hoa nhiều nhất đội đó sẽ thắng cuộc. Luật chơi: Đội nào ném xa nhất thì đội đó được 1 bông hoa, đội nào được bông hoa nhiều nhất đội đó sẽ thắng cuộc. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ Các con chơi rất giỏi cô sẽ thưởng cho các bạn 1 trò chơi nữa đó là trò chơi “ Ném bóng vào rổ” Trò chơi vận động :" Ném bóng vào rổ”.Trên đây của cô có rất nhiều quả bóng. Nhiệm vụ của các đội là bật qua những chiếc vòng này cầm 1 quả bóng ném vào rổ của đội mình sẽ mang về 1 điểm, ném sai không có điểm. Sau đó về cuối hàng đứng bạn tiếp theo sẽ lên, thời gian quy định là 1 bản nhạc, sau khi bản nhạc kết thúc đội nào ném bóng vào rổ được nhiều quả bóng nhất đội đó sẽ dành chiến thắng. Chúng mình đã rõ chưa. -Chúng mình đã sẵn sàng chưa.321 bắt đầu. -Hết giờ cô kiểm tra kết quả của 2 đội và tuyên bố đội thắng cuộc Hoạt động 3: Hồi tỉnh - Cho lớp chơi “ uống nước” Hoạt động 4: - GDTT: Muốn có cơ thể khỏe mạnh thì c/c phải làm gì? À đúng rồ c/c phải nhớ thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhé để có cơ thể khỏe mạnh nhé. - NX – Cắm hoa - Trò chuyện - Trẻ trả lời -Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện cùng cô -Trẻ thực hiện -Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ thực hiện thi đua - Trẻ thực hiện thi đua - Trẻ chơi - Trẻ chú ý - Trẻ thực hiện *CHƠI NGOÀI TRỜI 1. Quan sát: Quan sát: Trò chuyện nghề bác sỹ a.Mục đích - Trẻ biết được một số công việc chính, đồ dùng, trang phục và nơi làm việc của bác sĩ. - Biết được đặc thù của công việc mà các y bác sỹ thường làm là chăm sóc và điều trị bệnh cho các bệnh nhân. - Biết được trong cuộc sống nghề y rất quan trọng và cần thiết. - Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng - Giáo dục: trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người làm trong nghề y nói riêng và các nghề trong xã hội nói chung. b.Chuẩn bị - Tranh ảnh c.Tiến hành * Đàm thoại: - Cô và trẻ đọc bài đồng dao về các nghề - Chúng mình vừa đọc bài đồng dao nói đến những nghề gì? - Thế các con có biết nghề chăm sóc sức khỏe làm công việc gì không? - Nhìn xem nhìn xem trên tay cô cầm tranh gì đây? - Tại sao con biết là nghề bác sĩ - Trang phục của bác sỹ có đặc điểm gì? - Bác sĩ làm việc ở đâu nhỉ? - Bác sĩ làm những công việc gì? (Khám - chữa bệnh, chăm sóc người bệnh, kê đơn thuốc... - Khi khám bệnh Bác sĩ cần những dụng cụ gì? - Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì? Vì sao? - Nếu như bệnh nhân đến khám bệnh con sẽ nói với bệnh nhân như thế nào? - Khi khám bệnh bác sĩ phải như thế nào? - Vậy con có biết nghề khám chũa bệnh cho mọi người gọi đó là nghề gì không? GD: Hàng ngày bác sĩ làm việc ở bệnh viện. Khi làm việc bác sĩ mặc quần áo trắng, đội mũ màu trắng có chữ thập đỏ công việc hàng ngày khám bệnh cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quí và kính trọng các bác sỹ và các cô y tá các con nhớ chưa? - Muốn trở thành bác sĩ thì chúng mình phải làm gì ? Cô gióa dục trẻ ngoan ngoãn giỏi nghe lời cô giáo 2. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê a. Mục đích: - Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn - Giáo dục tinh thân đoàn kết và tính kỷ luật b. Số trẻ: Theo nhóm 4-7 trẻ c. Luật chơi đơn giản: cho các trẻ cùng oẳn tù tì, ai thua sẽ phải bịt mắt lại và đuổi bắt các bạn. Các bạn chỉ được chạy trong vòng tròn, không được chạy ra ngoài vòng tròn. d. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ bắt đầu” cháu giả làm “dê” di chuyển trong vòng tròn và thỉnh thoảng giả tiếng kêu “ be-e-e..”cháu bịt mắt nghe thấy tiếng “dê” kêu thì di chuyển đến phía đó và tìm cách bắt lấy “dê”, “ dê” có quyền di chuyển hoặc chạy đi khi người bịt mắt đã chạm vào người mình cho đến khi bị bắt giữ lại. Trò chơi tiếp tục trong vòng 2-3 phút, nếu người bịt mắt không tìm thấy được dê thì người bịt mắt thua. Trò chơi lại tiếp tục như từ đầu bằng một cháu khác bịt mắt. *CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC 1. Yêu cầu : - Trẻ vui chơi tự nguyện, hứng thú, biết được tên các góc chơi và các việc cần làm. - Không chạy giỡn hay la ồn. - Trẻ biết liên kết các nhóm chơi với nhau - Biết phân vai chơi đúng chủ đề, chủ điểm. 2. Chuẩn bị : - Bố trí sắp xếp các góc chơi hợp lý: + Góc phân vai : Các đồ chơi nấu ăn, hoa quả, mô hình bánh sinh nhật, các loại bánh làm bằng biti’s + Góc xây dựng: Hàng rào, cây xanh, hoa kiểng, ĐC, các đồ chơi lắp ráp. + Góc nghệ thuật : chì màu, màu nước, mạc cưa, . + Góc học tập: Trẻ đọc truyện, xem tranh ảnh về một số nghề nghiệp, chơi đôminô đối góc, chơi so hình. + Góc thiên nhiên: Cây kiểng, dụng cụ tưới, chăm sóc cây + Góc vận động: bóng, booling, dây thun, khăn bịt mắt - Cả lớp hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày”. - Lớp mình có mấy góc chơi? ( 6 góc ) - Gồm các góc nào? ( phân vai, nghệ thuật, ) + Góc phân vai : - Các con chọn 1 bạn làm cô giáo, 1 bạn làm bác sỉ, 1 bạn làm y tá, các bạn còn lại làm bệnh nhân. - Học sinh được ba mẹ đưa đến trường học. - Cô giáo dạy các bạn múa hát, kể chuyện. - Mẹ dẫn con đi học rồi về đi chợ mua đồ ăn, về nhà nấu ăn. Ba đến đón con về cả nhà cùng ăn cơm nè. - Các con chơi trò tổ chức sinh nhật cho bạn, đến cửa hàng mua bánh kem cho bạn, mua quà tặng bạn,.... + Góc xây dựng : - Các con sẽ xây vườn hoa - Các con phân công 1 bạn xây nhà, bạn xây hàng rào. + Góc nghệ thuật : - Các con sẽ hát hay đọc thơ về chủ đề nghề nghiệp, nặn cái cuốc, vẽ dụng cụ lao động, tô màu tranh các bạn đang vui chơi.. + Góc thiên nhiên : - Các con sẽ tưới cây, bắt sâu cho lá. + Góc học tập : - Các con sẽ chơi lôtô, đomino, so hình . + Góc vận động: - Các con chơi các trò chơi với bóng, vòng, chơi các TCDG như bịt mắt bắt dê, búng thun,... - Các con phân công Nhóm trưởng nhé ! Nhóm trưởng sẽ quan sát các bạn: xem ai quậy phá đồ chơi làm ảnh hưởng các bạn khác, bạn nào không chơi. Để nói cho cô hay. Đọc đồng dao về góc chơi - Trẻ chơi. Cô theo dõi hướng dẫn trẻ. - Hết giờ chơi. Cô đến từng góc chơi, gọi nhóm trưởng nhận xét góc chơi của mình. Cho từng góc thu dọn đồ chơi - Cô tập trung trẻ NX lại – cắm hoa. *HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ TRƯA - Vệ sinh ăn trưa - Cô giới thiệu món ăn giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất - Nhắc trẻ cất bát thìa vào đúng nơi quy định, uống nước sau khi ăn, lau mặt sau giờ ăn - Vệ sinh ngủ trưa - Cô cho trẻ cất dép gọn gàng vào giá dép. - Cô cho trẻ nắm trên giường nhắc nhở trẻ nằm đúng tư thế. *CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH TCDG: CHÈO THUYỀN I. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: Trẻ biết chèo thuyền 2.Kỹ năng: Rèn luyện vận động nhịp nhàng, linh hoạt, mềm dẻo của tay, lưng , bụng ,lườn 3.Thái độ: - Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật II.CHUẨN BỊ : - Lau sạch nền nhà hoặc quét sạch sân chơi. III.TIẾN HÀNH -Trò chơi: “ Chèo thuyền” a.Luật chơi: khi chèo thuyển đội nào bị nức thuyền thì đội đó coi như bị thua cuộc b. Cách chơi: Cho trẻ gồi xuống đất thành hàng dọc theo từng nhóm từ 5 đến 10 trẻ. Cho chân trẻ dạng hình chữ V, em nọ ngồi sát em kia, 2 tay bám vào vai bạn ngồi trước.Mình hơi gập chúi về phía trước, rồi lại ngửa người ra phía sau, vừa đẩy vừa nói : “Chèo thuyền, hò dzô ta.Chèo thuyền, dzô ta!” đội nào làm đứt thuyền đội đó coi như bị thu cuộc. *NÊU GƯƠNG - Hát bài hoa bé ngoan - Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan -Nhận xét lớp, chấm bé đạt 2 hoa vào sổ -Động viên bé chưa đạt -Hát kết thúc *TRẢ TRẺ - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, sử sang quần áo, đầu tóc gọn gàng. - Nhắc nhở trẻ chào cô, ba mẹ khi ra về ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba 6/12/2016 Giáo dục phát triển nhận thức HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động: Làm quen với toán Đề tài: Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong pv6 Chủ đề lớn: Nghề nghiệp Chủ đề nhỏ: Nghề bác sỉ, cô giáo I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết nhóm có 6 đối tượng, Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. 2. Kỹ năng: - Phát huy tính tích cực và chủ động và phát triển tư duy cho trẻ. 3. Thái độ: - Biết giữ gìn đồ dùng học tập. Kính trọng cô giáo II.Nội dung tích hợp: Trò chuyện III. Chuẩn bị - Thẻ số 1 đến 6, chấm tròn để chơi trò chơi IV. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - gây hứng thú - Cùng trẻ trò chuyện về chủ đề nghề nghiệp. -Các con biết không mỗi nghề nghiệp cũng có sản phẩm lao động riêng sản phẩm đó để phục vụ nhu cầu đời sống cho chúng ta. Trời tối trời sáng, cho trẻ quan sát những quả bí và quả ngô đó là sản phẩm lao động của bác nông dân Hoạt động 2. Phát triển bài: * Ôn NB số lượng và các chữ số trong phạm vi 6. - Chúng mình quan sát và thấy sản phẩm của bác có những gì? - Cho trẻ đếm số lượng và đặt thẻ số tương ứng. - Cô kiểm tra kết quả. Khen trẻ. * Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. - Chúng mình vừa được quan sát những quả bí, ngô rất rất bổ dưỡng thơm ngon, ngoài những quả bí, ngô cô sẽ cho các con thêm quả chuối. Nhiệm vụ của các bạn so sánh quả chuối với quả bí, quả bí với quả ngô nha quả nào nhiều hơn quả nào ích hơn nhé. - Chúng mình xem trong rổ cô có gì? - Cô yêu cầu trẻ xếp 6 quả bí ra thành một hàng ngang xếp từ trái sang phải - Cho trẻ đếm lại nhóm quả bí và chọn thẻ số tương ứng - Cho trẻ xếp 5 quả ngô xếp tương ứng 1-1 và chọn thẻ số phù hợp - 2 nhóm này thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? Nhóm nào ít hơn, ít hơn là mấy? - Muốn nhóm quả bí và quả ngô bằng nhau phải làm thế nào? - Cho trẻ thêm 1 quả ngô. - Yêu cầu trẻ so sánh lại 2 nhóm - Bây giờ 2 nhóm này thế nào với nhau? - Phải đặt thẻ số mấy? - Cho trẻ đếm lại cả 2 nhóm - Cô cho trẻ bớt đi 2 quả bí - Cho trẻ đếm nhóm quả bí và đặt thẻ số tương ứng - Có 6 bớt 2 còn mấy? - 2 nhóm này lại thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều hơn, ít hơn. nhiều hơn, ít hơn là mấy? - Muốn cho nhóm ngô bằng nhóm quả bí chúng mình phải làm thế nào? - Cho trẻ bớt 1quả ngô và đếm lại - Tương tự cô bớt 3, 4, 5 cho trẻ nhận xét - Nhận xét khen trẻ. * Luyện tập. - Cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem tổ nào nhanh. - Cách chơi: chuẩn bị sẵn các chấm tròn cho 3 đội. Sau đó cho các tổ bật vào các vòng lên dán thêm sao cho đủ 6 chấm tròn - Luật chơi: khi bật không được đạm vào vòng, không được nhảy qua vòng - Cho trẻ chơi trò chơi. 3. Kết thúc: Cô kiểm tra kết quả, khen trẻ. - Nhận xét giờ học, cắm hoa - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ đếm SL và đặt thẻ số - Trẻ chú ý lắng nghe - Quả bí và thẻ số. - Trẻ vừa xếp vừa đếm - Trẻ xếp tương ứng, đếm và đặt thẻ số. - Không bằng nhau. -
File đính kèm:
- tim_hieu_nghe_bac_si_giao_vien.doc