Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện và một số quy định giao thông

Phát triển vận động:

- 2: Trẻ biết nghe và thực hiện các động tác theo nhạc

- 14: Có khả năng kiểm soát tốt vận động

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

- 7: Biết những nơi nguy hiểm (lòng đường phố; lòng đường làng; đường tàu) và không chơi gần đó.

- 11: Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện và một số quy định giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: "PHƯƠNG TIỆN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG”
Thực hiện trong 3 tuần từ ngày 21 /3/2016 đến ngày 08/4/2016
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển thể chất
* Phát triển vận động:
- 2: Trẻ biết nghe và thực hiện các động tác theo nhạc
- 14: Có khả năng kiểm soát tốt vận động
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- 7: Biết những nơi nguy hiểm (lòng đường phố; lòng đường làng; đường tàu) và không chơi gần đó.
- 11: Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm
- Trẻ tập bài thể dục sáng 
- Bò bằng bàn chân bàn tay, đi trên ghế thể dục, chạy chậm, bật qua vật cản
- Đi chạy theo tốc độ, hướng dích dắc theo hiệu lệnh
- Gọi tên một số đồ vật nguy hiểm
- Nhận biết những nơi nguy hiểm, phân biệt lòng đường, vỉa hè, đường ray
- Biết kêu cứu mọi người xung quanh giúp khi mình hoặc người khác gặp nạn
- Trẻ tập các động tác thể dục tập phối hợp theo nhạc bài hát: “Dậy đi thôi” và bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”..
- Trẻ thực hiện bài tập VDDCB “ Bước qua vật cản”, Đi trong đường hẹp”...
- HĐCCĐ: Tìm hiểu một số PT và quy định giao thông đường bộ, đường không, đường thủy...
Lĩnh vực phát triển nhận thức
* KPKH:
- 27: Phân biệt các đồ vật, phương tiện giao thông. Tìm ra dấu hiệu phân loại
* Toán:
- 38: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo
- 45: Biết cách sắp xếp các đối tượng theo quy tắc.Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc.
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm, cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng,đồ chơi quen thuộc
- Loại được một số đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại
-Đo đọ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
- So sánh và phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
- HĐCCĐ: Tìm hiểu một số ptgt và quy định giao thông..., HĐG:(Các góc chơi), HĐNT: Quan sát một số ptgt...
- Đo và so sánh độ dài của 3 đối tượng
- Toán: Thời gian
- HĐCCĐ: Sắp xếp theo quy tắc
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 
- 51: Nghe hiểu và thực hiện được các cử chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động (BC)
- 70: Nhận dạng chữ cái và phát âm được các âm đó
- 81: Đọc, kể theo truyện tranh đã biết
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp
- Nhận dạng chữ cái
- Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh
- Nghe và phân biệt,bắt chước được tiếng kêu của một số loại PTGT
- LQVCC: G,Y
- Tập kể chuyện theo tranh, các loại ptgt(mô hình)
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- 130: Biết sử dụng các loại vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- 126: Biết vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc( vỗ tay, nhún nhảy, múa..)
- Sử dụng nhiều vật liệu để làm ra 1 loại sản phẩm
- Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu à thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát...
- HĐG: Trẻ sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để làm mô hình ptgt...
- HĐCCĐ: Âm nhạc: Múa “Em đi chơi thuyền”...
Lĩnh vực phát triền tình cảm kỹ năng xã hội.
- 102: Nhận xét được một số hành vi đúng sai của người đối với môi trường
- Mô tả được hành vi đúng sai trong ứng xử với môi trường xung quanh..
- Giáo dục trẻ các hành vi ứng xử khi tham gia giao thông trong mọi hoạt động ..
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ:
“Một số phương tiện và quy định giao thông đường bộ”
(Thực hiện từ ngày 21/3 đến ngày 25/3/2016)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được các loại phương tiện giao thông quen thuộc như: Giao thông đường bộ (ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô...). Một số phương tiện giao thông địa phương (xe bò kéo, công nông,..).
- Biết được một số đặc điểm như: màu sắc, hình dáng, kích thước, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động...
- Trẻ biết phân nhóm phân loại một số phương tiện giao thông thông qua đặc điểm, cấu tạo, ích lợi, nơi hoạt động.
- Nhận biết một số dịch vụ phục vụ giao thông và công dụng từng loại phương tiện giao thông.
- Trẻ nhận biết và phân biệt được chữ cái g,y
- Trẻ biết xác định vị trí của đối tượng so với vật chuẩn
- Biết kể chuyện, đọc thơ về chủ đề giao thông “ Xe lu và Xe ca”
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh, phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của các loại phương tiện giao thông
- Biết phân loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động
- Luyện kỹ năng vẽ, nặn, xé, cắt dán cho trẻ về các loại phương tiện giao thông
- Luyện kỹ năng nghe và phát âm chữ cái, kỹ năng đọc, kể diễn càm thơ, chuyện và hát vận động các bài hát về phương tiện giao thông.
3. Thái độ:
 - Biết quý trọng người điều khiển giao thông, người phục vụ trên các phương tiện giao thông.
- Không đùa nghịch khi đi trên các loại phương tiện giao thông, trong gia đình và ngoài đường.
- Biết giữ gìn các loại phương tiện giao thông trong gia đình.
- Giữ an toàn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông. 
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH: “Một số PT và quy định giao thông dường bộ”
Thực hiện từ ngày 21/3/ 2016 đến ngày 25/3/2016
 Ngày
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Chơi với đồ chơi các phương tiện giao thông, tháo lắp các phương tiện, đọc sách về phương tiện giao thông
- Thể dục sáng: Tập các động tác theo bài hát “Dậy đi thôi”
Hoạt động học có chủ định
PTNT:
KPKH: Bé biết gì về phương tiện và quy định giao thông đường bộ
PTNT:
- Dạy trẻ cách so sánh độ dài của 3 đối tượng
PTNN: 
- Truyện: “Xe Lu và xe Ca »
PTTC: 
- Chạy và vượt qua chướng ngại vật 
PTTC: 
- DVĐ: Tàu lửa (tt)
- NH: Tàu anh qua núi
-TC: Tự chọn
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình đi du lịch,Bán vé máy bay,vé xe.Cửa hàng bán đồ ăn uống.
- Góc xây dựng: Xây bến xe Nam Đàn
- Góc nghệ thuật: Vẽ nặn, xếp, in hình, gấp hình, tô màu về các ptgt ,làm các loại PTGT từ các vỏ hộp. Hát múa đọc thơ kể chuyện về các phương tiện giao thông.
- Góc học tập: Nối các phương tiện giao thông đúng với bến,viết biển số xe.Phân nhám phân loại các phương tiện giao thông, 
- Góc trải nghiệm: Làm ô tô cùng chất liệu xem cái nào nổi cái nào chìm, pha nước màu, chất nào không tan trong nước, trải nghiệm với thác nước....
Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có mục đích: Quan đường làng trước cổng trường; Quan sát xe máy; Quan sát xe đạp; Giải câu đố về pt và LLGT, Hướng dẫn trẻ chơi” Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trò chơi vận động: Ô tô vào bến; Bánh xe quay; Ôtô và chim sẻ, Đoàn tàu nhỏ xíu, Ai về đích trước 
- Chơi tự do 
Hoạt động chiều
- Hoạt động có mục đích: Cắt dán ô tô buýt; Gắn các phương tiện giao thông về đúng đường; Nghe cô kể chuyên: Kiến con đi xe ô tô; HDTC: Về đúng bến nhà mình; Làm vở toán; Tập chơi các trò chơi dân gian 
- Chơi tự do ở các góc
- Bình cờ bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ NHÁNH:
“Một số phương tiện và quy định giao thông đường bộ ”
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tổ chức
I. Góc phân vai:
- Gia đình đi du lịch
- Quầy bán vé tàu, xe, máy bay
- Cửa hàng bán đồ ăn uống, 
II. Góc xây dựng
- Xây dựng bến xe Nam Đàn
III.Góc âm nhạc- tạo hình
- In hình, xé dán các PTGT và đường giao thông
- Làm bộ sưu tập về một số PTGT đường bộ
- Hát, đọc thơ, kể chuyện về các loại ptgt đường bộ
IV. Góc khoa học và toán: - Nối các PTGT đúng bến (nơi hoạt động).
- Viết biển số xe.
- Phân nhóm, phân Loại PTGT.
- Viết từ chỉ tên gọi các loại PTGT. 
V. Góc thiên nhiên
- Chăm sóc cây xanh
- In hình các loại ptgt
- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình như: Bố, mẹ, con cái chuẩn bị đồ dùng đi du lịch.
- Nhân viên bán vé tàu xe phải biết nói giá vé từng tuyến xe cho khách và giao vé, nhận tiền.
- Cửa hàng ăn uống nấu nhiều món ăn ngon phục vụ cho khách du lịch.
- Biết nói những lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc 
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để mô phỏng tái tạo lại mô hình bến xe có cổng ra vào, bãi đỗ xe khách, xe tải, xe buýt, xe con,nơi bán vé, nhà nghỉ, nhà cho nhân viên bảo vệ ở.
- Biết bố trí công trình hợp lý và sáng tạo.
- Trẻ biết dùng tay xé dán và phết hồ một cách cẩn thận, biết dùng giấy màu có màu sắc hài hòa phù hợp để xé dán...
- Trẻ quan sát các loại PTGT và nối đúng với nơi hoạt động của nó
- Biết viết các biển số xe về các loại PTGT
- Biết xếp lô tô các loại PTGT và viết từ chỉ gọi tên các loại PTGT đó
- Trẻ biết dùng các hình để in hình các ptgt
- Túi xách, máy chụp ảnh, tiền bằng lá, giấy.
- Lô tô tàu, xe ô tô, máy bay cho trẻ làm vé.
- Bộ đồ nấu ăn cho trẻ chơi cửa hàng ăn uống
- Khối xây dựng các lọai, gạch, hột hạt, sỏi, thảm cỏ, bồn hoa các loại cây xanh các loại ô tô, cột điện, đèn cao áp...
- Giấy A4, giấy màu, màu, hồ, kéo, khuôn in.
- Tranh ảnh, hoạ báo, giấy màu, hồ dán...
- Mũ múa, xắc xô,...
- Tranh, bút màu, bút chì cho trẻ.
- Lô tô các loại PTGT, bảng, phấn..
- Nước, khăn
- Khuôn nhựa hình các ptgt, chậu cát.
I. Trò chuyện gây hứng thú: ( 5’- 6’) 
- Cô cùng trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
- ô tô là ptgt đường gì?
- Có những loại ô tô gì?
- Sau khi chở người và chở hàng ,tối về ô tô đỗ ở đâu?
- Nam đàn đã có bến xe chưa?
- Hôm nay chúng ta sẽ xây bến xe nam đàn nhé!
- Muốn xây dựng bến xe chúng ta cần những nguyên vật liệu gì?
- Các bác định xây như thế nào?
- Gia đình muốn đi du lịch thì cần có gì?
 - Mua vé ở đâu?
 Người bán hàng phải như thế nào?
- Còn người mua hàng thì sao?
- Đi du lich cần mang theo những gì?
- đồ ăn bán ở đâu?
*Ở các góc chơi khác có rất nhiều trò chơi mời các gđ đi du lịch cùng đến tham gia như: vẽ nặn hát múa về các PTGT
II. Qúa trình hoạt động ( 25 – 30’) - Trẻ về góc tự phân vai chơi cho nhau, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ trong quá trình trẻ chơi.
 + Gia đình bác chuẩn bị đi đâu thế? (trẻ kể túi, va li, máy ảnh)
 + Gia đình bác định đi du lịch ở đâu? Đi bằng phương tiện gì? Lấy vé ở đâu?
- Đến cửa hàng: Các cô đang làm gì thế? Thực đơn của cửa hàng hôm nay có những món gì?...
 + Hôm nay cửa hàng bán những gì thế cô?
 + Cái này giá bao nhiêu tiền vậy?
 + Bác ơi, bác mua gì thế?...
Cô chú ý bổ sung thêm đồ dung đồ chơi trong quá trình trẻ chơi vào cuối tuần
- Trẻ về góc chơi và phân vai chơi với nhau:
- Trẻ xây và bố cục công trình theo ý thích của trẻ. Cô theo dõi và hướng dẫn gợi ý trẻ xây hoàn thành tốt công trình của mình.
+ Bác đang làm gì thế?
+ Bác thử nhìn lại xem hàng rào xây thẳng chưa? Hay bác xây ghế đá trước đường đi tôi thấy không hợp lí?
+ Bãi này dành cho loại xe gì?
(Xây riêng theo các loại xe)
+ Trồng cây xanh cần trồng như thế nào?...
- Gợi ý giúp cho trẻ xây công trình phức tạp dần.
Trẻ về góc lấy đồ dùng về cho góc chơi của mình.
- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ cách thực hiện các bài tập ở góc.
- Nhóm 1: Nối các PTGT đúng bến (nơi hoạt động).
- Nhóm 2: Viết biển số xe.
- Nhóm 3: Phân nhóm, phân Loại PTGT.
- Nhóm 4: Viết từ chỉ tên gọi các loại PTGT.
- Nhóm 5: Dùng sỏi để xếp chữ cái 
- Cô chú ý bổ sung thêm trò chơi mới vào tạo hứng thú cho trẻ
- Trẻ về nhóm chơi
Cô bao quát trẻ chơi hướng dẫn trẻ thể hiện đúng nội dung bài tập ở góc chơi, gợi ý trẻ nhập vai chơi. Động viên khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm sáng tạo và hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
Bổ sung nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động
- Cô hướng dẫn trẻ biết cách xếp thuyền sau đó thả thuyền trong chậu nước quan sát và giải thích vì sao thuyền đi được
III. Kết thúc hoạt động ( 5- 7’)
- Cô nhận xét các vai sau đó cùng đên tham quan bến xe Nam Đàn.
* TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỂ : “ Một số PT và quy định giao thông đường bộ” 
- Nội dung: Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về một số phương tiện và quy định giao thông phổ biến.
 - Yêu cầu: + Trẻ biết được các loại ptgt phổ biến quen thuộc.
 + Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết.
- Chuẩn bị: + Tranh ảnh , mô hình bằng nhựa1 số PTGT xung quanh lớp.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông( đội mũ bảo hiểm, ngồi yên khi xe đang chạy...
* Thể dục sáng: Tập với bài: “ Dậy đi thôi”
- Thứ 2, 4, 6: Tập các động tác kết hợp theo nhạc bài tập thể dục “ Dậy đi thôi“
- Thứ 3, 5 : Tập với các động tác theo hiệu lệnh 
1. Yêu cầu:
- Trẻ hứng thú tập theo hiệu lệnh động tác và lời ca. 
- Phát triển thể lực cho trẻ, phát triển cơ tay, lườn, bụng,...
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục và có ý thức khi tập
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài “ Dậy đi thôi“
- Sân bãi sạch sẽ
- Tâm thế của cô và trẻ, trang phục phù hợp với hoạt động 
3. Tiến trình hoạt động:
1. Khởi động: Trẻ nghe nhạc và đi từ trong lớp ra sân kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó cho trẻ về thành 4 hàng và tập các động tác của khởi động
2. Trọng động:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay: 
	 CB 1,3 2,4
+ ĐT1:Tay vai: (Tay dang ngang và đưa lên cao) 
 CB,4 1,3 2
+ ĐT2: Lườn bụng: Tay chống hông quay người sang hai bên 900: 
 CB,4 1,3 2
+ ĐT3:Chân: Tay đưa sang ngang, đưa thẳng về trước kết hớp khuy gối chân:
 CB,4 1,3 2 
+ ĐT4: Bật: Bật tách chụm: 
 CB, 1,3	 2
- Hồi tĩnh: Trẻ đi thành vòng tròn nhẹ nhàng theo bài: “ Gà trống, mèo con và cún con“
- Trẻ đi từ trong lớp theo sự hướng dẫn của cô và tập các động tác như lắc đầu, co nắm bàn tay, xoay cổ tay, cổ chân, lắc hông..
- Trẻ tập 2lx8 nhịp
- Trẻ tập 2lx8 nhịp
- Trẻ tập 2lx8 nhịp
- Trẻ tập 2lx8 nhịp
- Trẻ tập 2lx4 nhịp
 Thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2016
* Đón trẻ- Chơi tự do – Thể dục sáng
- Cô nhắc trẻ cất đồ dùng, chào bố mẹ vào lớp. Cho trẻ chơi tự do các góc trong lớp.
- Cho trẻ tập bài thể dục sáng theo nhịp điệu bài hát.
 * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Tìm hiểu một số phương tiện và quy định giao thông đường bộ
I. Mục đích- yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông, biết tên gọi đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của xe đạp, xe máy, ô tô,..biết nơi hoạt động của các loại phương tiện giao thông đó 
- Trẻ biết được một số luật lệ giao thông phổ biến trên đường bộ như:
+ Người đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải hoặc đi sát lề đường phía tay phải (Ở những nơi không có vỉa hè)
+ Khi đi qua ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu đèn hoặc sự điều khiển của cảnh sát giao thông và theo vạch chỉ đường dành cho người đi bộ. Trước khi qua đường phải dừng lại quan sát, khi có xe cộ đến gần thì không được đi qua. Không được chơi đùa ở vỉa hè, lòng đường.
2.Kỹ năng: 
- Rèn luyện khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định về một số LLGT đường bộ
- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng giải câu đố, nghe và phán đoán
Phát triển ở trẻ khả năng đặt câu hỏi, so sánh theo cặp, trao đổi thảo luận, bàn bạc phối hợp theo nhóm.
- Hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng phân nhóm theo đặc điểm và nơi hoạt động.
3.Thái độ: 
- Trẻ vui thích khi được cùng nhau khám phá về các phương tiện giao thông, có ý thức khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
 Đồ dùng cô
 Đồ dùng trẻ
- Sa bàn ngã tư đường phố 
- Tranh: Đường ở nông thôn, ngã tư không có tín hiệu đèn, chơi đùa dưới lòng đường, vỉa hè, đi trên PTGT
- Đèn giao thông, vẽ minh họa ngã tư đường phố trên sân
- Đàn oóc gan ghi âm các bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố” “ Em tập lái ô tô”... 
-Tâm thế thoải mái
-Chiếu trải trẻ ngồi
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:( 3-5’)
- Cho trẻ hát và vận động theo bài “Em tập lái ô tô”
- Trong bài hát nói đến những phương tiện giao thông gì?
- Các con còn biết những loại phương tiện giao thông gì nữa?
2.Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Cùng nhau khám phá( 7-10’)
- Cho trẻ tạo thành 3 nhóm
 Cô nêu cách chơi
- Có 3 loại phương tiện giao thông đựng trong hộp kín nhiệm vụ của mỗi đội phải lấy 1 hộp về mở ra xem và trao đổi, thảo luận với nhau trong thời gian 3 phút xem phương tiện trong hộp là phương tiện gì? có những đặc điểm gì? hoạt động ở đâu? tiếng kêu như thế nào? chạy bằng gì?
Sau đó những thành viên trong đội sẽ nói về những gì mà mình quan sát được và thảo luận với nhau.
Nếu chưa rõ thì đặt câu hỏi để đội bạn trả lời. nhóm nào đoán ra trước thì lắc xắc xô báo hiệu.
- Các nhóm khác cô khai thác tương tự nhưng với hình thức khác nhau. Sau mỗi lấn trẻ nói về phương tiện giao thông nào thì cô khái quát lại . Và mở rộng theo nhóm.
- Sau khi cả 3 nhóm giới thiệu về các ptgt của mình xong cô đặt ptgt vào nơi hoạt động của chúng trên mô hình để kiểm tra sự hiểu biết của trẻ (máy bay cô đặt chỗ đường đi nếu đúng thì trẻ nói đúng, không đúng thì trẻ nói không phải bay ở trên bầu trời)...
 So sánh 2 loại phương tiện giao thông
- Cho trẻ chơi trò chơi ptgt nào biến mất, ptgt nào xuất hiện.
* Xe đạp và xe máy
+ Ai có thể đặt câu hỏi để so sánh 2 phương tiện giao thông này?
- Chúng ta cùng trả lơì câu hỏi của bạn Thúy Nga 2 loại phương tiện này khác nhau ở điểm nào trước nhé.
+ 2 loại pt này giống nhau ở điểm nào?
- Tiến hành tương tự với : Xe máy và Ôtô.
- Các ptgt khác nhau về đặc điểm cấu tạo và nơi hoạt động. Nhưng chúng giống nhau ở điểm cùng là các loại ptgt dùng để chở người chở hàng hoá giúp chúng ta đến khắp mọi nơi trong nước cũng như trên thế giới để gặp gỡ người thân, bạn bè.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số quy đinh giao thông đường bộ(5-7’)
 - Khi đi qua ngã tư đường phố cần phải chú ý gì?
- Đèn màu đỏ, màu vàng bật lên thì phải thế nào?
- Đèn nào chúng mình được đi qua?
- Cho trẻ xem sa bàn ngã tư đường phố.
- Đây là mô hình gì?.
- Vì sao gọi đây là ngã tư đường phố?
- Có mấy con đường? Ở giữa ngã tư có gì?
- Vòng xuyến ở giữa để làm gì?
- Khi xe ô tô này muốn rẽ sang trái và sang phải ở ngã tư thì phải đi như thế nào?
- Rẽ tắt không đi qua vòng xuyến có được không?
- Xung quanh ngã tư có gì?
- Người đi bộ đi ở đâu? (Cho 1 trẻ lên đặt 2 người đi bộ vào phần đường trên mô hình)
+ Cho trẻ kiểm tra lại xem đúng chưa.
- Xe cộ đi ở đâu?
(Cho trẻ lên đặt ô tô, xe máy, xe xích lô vào mô hình)
- Cô đặt bên này đèn đỏ thì xe cộ và người đi bộ bên này phải làm gì?
- Vì sao người đi xe bên này phải dừng lại?
- Khi nào thì được đi qua đường?
- Ở ngã tư đường phố phần đường nào dành cho người đi bộ?
- Đây là biển báo gì?
(Cho trẻ xem thêm một số biển báo khác)
- Trên đường xe cộ và người đi lại phải như thế nào?
- Vì sao quy định người đi bộ đi trên vỉa hè, đi xe ở giữa lòng đường?
- Đèn hiệu và công an chỉ đường để làm gì?
- Ở ngã tư không có đèn hiệu giao thông khi đi qua ngã tư mọi người phải làm gì?
- Cô treo tranh quang cảnh đường phố và đường ở nông thôn, khi ngồi trên tàu xe
- Các con xem bức tranh vẽ gì?
- Người đi bộ đi ở đâu? Về phía tay nào?
- Các bạn nhỏ ra đường 1 mình được không? Vì sao?
- Có được chơi đùa, đá bóng, nhảy dây trên đường như các bạn này không? Vì sao?
- Khi ngồi trên xe máy phải có gì?
- Khi ngồi trên tàu xe phải như thế nào?
2.3. Hoạt động 2: Luyện tập - Củng cố(5-7”)
* Trò chơi: Bé nào sửa đúng
cô đưa các đặc điểm đúng sai của các ptgt
Ví dụ: Tàu hoả là ptgt đường bộ đúng hay sai?
- Tàu thuỷ là ptgt đường sắt đúng hay sai?
- Xích lô, xe đạp chạy bằng động cơ đúng hay sai?
- Người lái tàu gọi là phi công đúng hay sai?...
* Trò chơi: Gîi ý khÐo, tr¶ lêi nhanh
- Cách chơi: Các đội sẽ bàn bạc và nghĩ ra các động tác mô phỏng vận động của ptgt mình thích và tiếng động cơ của pt ấy. sau đó thể hiện lại cho các đội khác cùng xem. Các đội còn lại quan sát lắng nghe và tìm ra các bài hát, bài thơ nói về ptgt đó và cùng biểu diễn.
- Luật chơi: đội nào không tìm được câu đố, bài hát, bài thơ thì phải nhảy lò cò 1 vòng. 
*Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
- Cho trẻ làm ô tô xe máy, xe đạp, khi đi qua ngã tư đường phố đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi qua
3.Kết thúc: 
- Trẻ hát bài: Bạn ơi có biết”
- Trẻ hát và vận động 
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên các loại ptgt trẻ biết
- Trẻ tạo nhóm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách tìm hiểu sau đó tham gia tìm hiểu cùng cô và bạn.
- Trẻ đưa ra các phương án trả lời theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ đặt câu hỏi so sánh theo cặp và cùng nhau khám phá sự khác nhau và giống nhau của từng cặp ptgt.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đưa ra câu trả lời 
- Đèn xanh
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết
- Trẻ chơi trò chơi
-
 - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi và tham gia chơi cùng bạn
- Trẻ hát
 * HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Nội dung: - HĐCMĐ: Hướng dẫn trẻ chơi “Em đi qua ngã tư đường phố.
 - TCVĐ: Bánh xe quay.
 - Chơi tự do: Cô bao quát trẻ.
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động có chủ đích: : Hướng dẫ

File đính kèm:

  • doctoan_so_7_tiet_1.doc