Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Quan sát con chim

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức:

- Trẻ nắm được tên gọi “ Con chim Bồ Câu”

- Trẻ biết được một số bộ phận của chim như: Đầu, mình , thân, đuôi

- Trẻ biết nơi sống và ích lợi của chim Bồ câu: Thường làm tổ trên cây , có thể được nuôi trong gia đình.

- Ích lợi: Nuôi để làm cảnh , chim biểu tượng cho Hoà bình.

2. Kỹ năng:

- Dạy trẻ nói đủ câu

- Biết xếp hình con chim bồ câu từ những mảnh ghép.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát , chú ý có chủ định.

- Biết sử dụng các giác quan để quan sát , biết lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.Ngôn ngữ:

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

4.Thái độ , tình cảm:

- Biết yêu quý và bảo vệ động vật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Quan sát con chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN : MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Chủ đề: Thế giới động vật.
Đề tài : Quan sát con chim.
  Đối tượng: Mầu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi) 
 Lớp 4C trường Mầm non Hoa Sữa.
 Số lượng ; 20 -25 trẻ.
Thời gian: 20-23 phút
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Người dạy : Phạm Thị Thanh Dung
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức:
- Trẻ nắm được tên gọi “ Con chim Bồ Câu”
- Trẻ biết được một số bộ phận của chim như: Đầu, mình , thân, đuôi
- Trẻ biết nơi sống và ích lợi của chim Bồ câu: Thường làm tổ trên cây , có thể được nuôi trong gia đình.
- Ích lợi: Nuôi để làm cảnh , chim biểu tượng cho Hoà bình.
2. Kỹ năng:  
-  Dạy trẻ nói đủ câu
- Biết xếp hình con chim bồ câu từ những mảnh ghép.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát , chú ý có chủ định.
- Biết sử dụng các giác quan để quan sát , biết lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.Ngôn ngữ:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
4.Thái độ , tình cảm:
- Biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng.
- Vật thật :Một con chim bồ câu thật, 
-  Que chỉ, thức ăn cho chim bồ câu ( Gạo, thóc, cám chim đỗ xanh ).
- Tranh về một số loài chim khác như: chim chào mào, vẹt, chim sẻ
- Bộ ghép hình con chim bồ câu để sử dụng trong trò chơi.
2. Địa điểm:
- Trong lớp
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cô đố cả lớp mình biết cô có gì đây?
- Có một bạn đã gửi cho chúng mình món quà này đấy, chúng mình có biết món quà đó là gì không ?
- Cô đố chúng mình biết đây là con chim gì?( hỏi tập thể và hỏi thêm khoảng 2 trẻ )
HĐ2: Cho trẻ quan sát kết hợp đàm thoại.
- Bây giờ các con quan sát bạn chim bồ câu xem bạn có những bộ phận gì?
 + Cô đố cả lớp đây là gì đây? ( cô chỉ khoanh vùng đầu)
 + Thế đầu chim bồ câu có những gì?
 + Mắt chim bồ câu dùng để làm gì ?
 + À đúng rồi đây là mỏ chim bồ câu đấy. Không biết mỏ chim bồ câu dùng để làm gì nhỉ ?
 + Chúng mình nhìn theo cô chỉ và đoán thử xem đây là gì?( cô khoanh vùng mình chim)
 + Cô giới thiệu với cả lớp đây là mình chim đấy! Thế bạn nào giỏi có thể cho cô và các bạn biết mình chim có những bộ phận gì?
 + Mình chim bồ câu gồm có cánh này .Cánh giúp chim có thể bay được đây! Chúng mình hãy dang tay làm cánh giống chú chim nào!
 + Thế cái gì giúp chim bồ câu có thể đi lại được đây?( cô chỉ vào chân chim bồ câu)
 + Chim bồ câu có mấy chân đây hả cả lớp?
 + Đuôi của bạn chim bồ câu như thế nào ? Có giống với đuôi của bạn mèo hay bạn chó không ?
 + Không biết bộ lông của bạn chim bồ câu thế nào nhỉ ?màu gì ? có mượt không ?
 - Chúng mình có biết bạn ý thích ăn gì không?
-Bây giờ cô sẽ mời một bạn lên cho bạn chim bồ câu ăn xem bạn ấy thích ăn gì nhé!.
Ah bạn chim bồ câu thích ăn cám, thóc
-Bạn chim bồ câu thường sống ở đâu? Àh bạn ấy thường sống trong rừng hoặc được nuôi trong gia đình đấy
=>KL: À cô và chúng mình vừa được timh hiểu về bạn chim bồ câu. Bạn chim bồ câu gồm có đầu, mình , đuôi này. Đầu gồm có mắt, mỏ này.Mình của chim bồ câu gồm cánh để bay , có hai chân để đi này.
 GIÁO DỤC
Các con ah. Chim bồ câu làm đẹp cho môi trường, làm bạn với con người. Vì vậy mọi người đều yêu quý chim bồ câu. Nếu nhà bạn nào nuôi chim bồ câu thig chúng mình nhớ nhắc bố mẹ cho chim ăn nhé!
HĐ3: Mở rộng.
Không chỉ có chim bồ câu. Trong thiên  nhiên còn có rất nhiều laọi chim khác nữa đấy. Ai biết tên lôài chim nào có thể kể cho cô và các bạn cùng nghe
-Ngoài nhưng loài chim mà các bạn vừa kể hôm nay cô cũng mang đến tranh về một số loài chim khác cho chúng mình xem đấy.( cô cho trẻ xem tranh của cô và giới thiệu tên chim).
HĐ4: Trò chơi.
Trò chơi 1 : Làm theo hiệu lệnh của cô.
+Cách chơi : Khi cô nói bộ phận nào của chim bồ câu trẻ nói công dụng và làm động tác miêu tả hành động của bộ phận đó.
VD: cô nói : “Chân bồ câu”
 Trẻ nói : “Dùng để đi” rồi bước mấy bước tại chỗ. 
Trò chơi 2: “ ghép hình”
Trong rổ của chúng mình là những miếng ghép hình nhỏ. Bạn chim bồ câu muốn chúng mình ghép những mảnh nhỏ thành hình chim bồ câu hoàn chỉnh. Bạn nào muốn xếp giỏi thi bây giờ hãy xem cô xếp mẫu nhé!( cô vừa xếp mẫu vừa hướng dẫn trẻ)
+ Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét kết quả chơi của trẻ.
-Hộp quà ạ.
 -Chim bồ câu ạh
 -Trẻ quan sát và trả lời theo những ý hiểu.
 - Đầu chim ạh
-Có mắt , có mỏ ah.

File đính kèm:

  • docgiao_an_MTXQ.doc
Giáo Án Liên Quan