Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Vệ sinh môi trường

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nhận biết được ý nghĩa của môi trường, biết cách bảo vệ môi trường, biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (như rác thải, lũ luộc, phá rừng )

 * Biết và không ăn một số thứ có hại cho sức khoẻ

2. Kĩ năng:

 - Phát triển kĩ năng quan sát, tư duy, chú ý, so sánh

 * Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày

 3. Thái độ:

 - Biết bảo vệ môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động học.

 MẠNG NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Vệ sinh môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ:VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
 Tuần 10. Thực hiện từ 02 tháng 11 đến 06 tháng11 năm 2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Nhận biết được ý nghĩa của môi trường, biết cách bảo vệ môi trường, biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (như rác thải, lũ luộc, phá rừng)
	* Biết và không ăn một số thứ có hại cho sức khoẻ
2. Kĩ năng:
	- Phát triển kĩ năng quan sát, tư duy, chú ý, so sánh 
	* Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
	3. Thái độ:
	- Biết bảo vệ môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động học.
	 MẠNG NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG
Môi trường là gì.
- Trò chuyện cùng trẻ vê môi trường là gì
- Cho trẻ quan sát tranh, ảnh về môi trường
- Cắt dán những hình ảnh về môi trường xanh, sạch, đẹp
- Tô màu tên chủ đề vệ sinh môi trường
- Hát bé quét nhà
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
- Cách bảo vệ môi trường
- Trò chuyện về cách bảo vệ môi trường
- Thực hành bảo vệ môi trường
- Xây cửa hàng bán thực phẩm
- Chăm sóc cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên.
- 
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Trò chuyện về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trừơng
- Quan sát video về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 
- Vẽ tranh môi trường quanh bé
- Cửa hàng bán thực phẩm sạch
 III – KẾ HOẠCH TUẦN.
Môn
Thứ 2
Ngày 02/11/15
Thứ 3
Ngày 3.11.14
Thứ 4
Ngày 5.11.15
Thứ 5
Ngày6.911.15
Thứ 6
Ngày 7.11.15
Thể dục buổi sáng
Thứ 3, 4,5, 6 tập bài đồng diễn toàn trường.
Thứ 2, tập các động tác bài tập phát triển chung
- Đ/tác tay vai: tay đưa ra trước dang ngang
- Đ/tác chân: Tay đưa lên câo đưa ra trước, gập gối
- Đ/tác bụng lườn: tay đưa lên cao nghiêng sang hai bên.
- Đ/tác bật nhảy: bật tại chỗ
HĐ ngoài trời
- TC. Kéo co
- TC. Chơi với cát
- Nhặt lá vàng rơi
- TC: bịt mắt bắt dê
- TC. Nu na nu nống
- TC. Kéo co
- TC. Nu na nu nống
- TC. chồng nụ chồng hoa
- TC. Tay đẹp
- TC. mèo đuổi chuộc
- TC. Chơi tự do
Hoạt động học
VĂN HỌC
KPKH
LQCV
TOÁN
ÂM NHẠC
Thơ.Bé quét nhà
Vệ sinh môi trường.
Làm quen chữ cái u,ư
Xác định được vị trí của một vật so với một vật khác 
Trước sau, trên dưới, phải trái so với bạn khác
 Bé quét nhà
Hoạt động góc
- Chọn góc chơi, thoả thuận vai chơi, cách chơi
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi
- Nghe kể chuyện sơn tinh thuỷ tinh
* Phân vai: Cửa hàng bán thực phẩm sạch
 ( Rau, củ, quả, thịt cá, tôm, cua, cá)
* Học tập: Cắt dán một số hình ảnh về môi trường xanh, sạch đẹp, hình ảnh gây ô nhiễm môi trường, làm truyện tranh( Hình ảnh, kéo, hồ dán)
* Nghệ thuật: Vẽ tranh môi trường quanh bé (giấy A4, bút màu,).
* Xây dựng: Xây cửa hàng ( Các khối gỗ, cây xanh, hàng rào)
* Thiên nhiên: Chăm sóc hoa ở góc thiên nhiên. (Nước, dụng cụ tưới nước, giỏ rác) 
- Đóng chủ đề
- Kể chuyện sáng tạo
Giờ ăn
- Biết rửa tay trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn, biết đánh răng sau khi ăn xong
Giờ ngủ
Trẻ ngủ ngon giấc, không nói chuyện, đùa nghịch trong giờ ngủ
A. MÔÛ CHUÛ ÑEÀ
I. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của cô:
 - Tranh hình ảnh về môi trường xanh sạch đẹp và môi trường bị ô nhiễm
	 - Chữ rổng vệ sinh môi trường
	 - Hệ thống câu hỏi.
	2. Chuẩn bị của trẻ.
	- Tìm hiểu về vệ sinh môi trường qua gia đình và người thân
	II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG	
1. Kích thích hứng thú:
- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về môi trường
- Con biết gì về môi trường hảy kể cho cô và các bạn cùng nghe?
- Môi trường có ý nghĩa như thế nào với con?
- Theo các con như thế nào là môi trường bị ô nhiễm
2. Kích thích khám phá:
- Tuần này cô cháu mình cùng tiềm hiểu về vệ sinh môi trường vậy các con muốn tiềm hiểu điều gì về môi trường.
+ Môi trường là gì?
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
+ Cách bảo vệ môi trường
- Để hưởng ứng chủ đề mới cô cháu mình cùng vận động theo bài hát “Bé quét nhà”
B. Khám phá chủ đề
 	 	 Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2015
HOẠT ĐỘNG. LQVH
Đề tài: BÉ QUÉT NHÀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Thuộc thơ, thể hiện diễn cảm bài thơ bé quét nhà. Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ. Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua bài thơ.
	2. Kĩ năng
- Phát truyển kỹ năng quan sát, so sánh, chú ý ghi nhớ cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm
	3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, biết quan tâm giúp đỡ bố mẹ
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ
III. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1. Hướng trẻ vào bài
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Bé quét nhà”
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Còn có một bài thơ Bé quét nhà hôm nay cô cháu mình cùng làm quen nhé
* Hoạt động 2. Dạy thơ bé quét nhà
- Cô đọc thơ diễn cảm 1 lần
- Giớ thiệu tên bài thơ, tên tác giả
- Đọc thơ lầ 2 qua tranh thơ chữ to
- Giới thiệu một số hình ảnh thay thế cho từ
* Trích dẫn giảng giải nội dung bài thơ
- Bài thơ nói về một bạn nhỏ quét nhà bằng chổi rơm cho nhà luôn sạch và bạn nhỏ không hái hoa bẻ cành giẩm lên cỏ, bạn nhỏ còn không chơ ở những nơi mất vệ sinh nguy hiểm
2. Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác
- Bạn nhỏ quét nhà bằng gì?
- Bé quét nhà như thế nào?
- Trong bài thơ bé không làm những gì?
- Trong bài thơ cô dặn bé điều gì?
- Ở nhà con là gì giúp mẹ?
Giáo dục cháu qua nội dung bài học
3. Bé đọc bài thơ:
- Luyện cho trẻ đọc thơ 
- Cho các nhóm đọc bài thơ.
- Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ
- Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.
- Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.
- Cho trẻ đọc thơ diễn cảm theo lớp tổ, cá nhân
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
* Hoạt động 3. Luyện tập
- Vẽ chổi rơm
- Cho trẻ chuyển đội hình về bàn và vễ chổi rơm
- Nhận xét sản phẩm của cháu
**********************
Thứ 3, ngày 03 tháng 11 năm 2015
HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ
ĐT: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I . Mục tiêu giáo dục 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người , nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ( rác thải, lũ luộc, chặt phá rừng..., biết cách bảo vệ môi trường xung quanh bé .
* Biết và không ăn một số thực phẩm có hại cho sức khoẻ
	2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy , ngôn ngữ, thực hành theo yêu cầu
- Có hành vi bảo vệ môi trường
	3. Thái độ
- Biết tránh xa nhưng nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không chơi ở nơi mất vệ sinh , nguy hiểm
- Tích cực tham gia vào hoạt động học
II. Chuẩn bị
- Vi deo về nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường
- Hình ảnh về vệ sinh môi trường
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho trẻ xem 1 đoạn video về câu ‘sơn tinh, thuỷ tinh’
- Các con vừa xem câu chuyện gì ?
- Hàng năm thuỷ tinh làm gì để đánh lại sơn tinh ?
- Để đánh lại sơn tinh mà thuỷ tinh hàng năm phải dâng nước, làm mưa để đánh lại sơn tinh nên hàng năm thường xảy ra lũ luộc hạn háng làm ô nhiễm môi trường.
- Vậy các con có biết môi trường là gì không ?
- Giờ học hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về môi trường, tìm cách giúp cho sơn tinh chống lại thuỷ tinh nhé
2. Hoạt động 2: Khám phá
- Bạn nào kể cho cô và các bạn biết môi trường là gì ?
- Nơi chúng ta đang sống, đang học đều được gọi là môi trường 
- Các con thấy trường chúng ta trồng nhiều cây xanh không ? 
- Các con thấy ở đâu trồng nhiều cây xanh nửa ? đường phố
- Vì sao phải trồng nhiều cây xanh ? ( thoáng mát, không khí tronglành )
- Nếu môi trường bị ô nhiễm thì điều gì sẻ xảy ra ?
- Cho trẻ xem tranh về môi trường.
- Vây nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường ? ( trẻ kể)
- Theo các con rác thải có gây ảnh hưởng môi trường không ? vì sao ?
- Vì sao mưa lại ảnh hưởng đến môi trường ?
- Hàng ngày các con đã làm gì ảnh hưởng đến môi trường chưa ? vì sao ?
- Cho trẻ xem video về nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường
- Các con có yêu môi trường của chúng ta không ?
- Vậy các con làm gì để bảo vệ môi trường ? ( Trẻ trả lời)
- Cho trẻ xem tranh các bạn hành động để bảo vệ môi trường ?
* Giáo dục cháu quan nội dung bài học
3. Hoạt động 3. Luyện tập
- TC : Bé khéo tay.
- Chia trẻ thành 3 nhóm 
+ Nhóm 1 : Cắt dán tranh,hình ảnh một số nơi mất vệ sinh ..
+ Nhóm 2 : Lựa chọn hành vi đúng, gạch bỏ những hành vi sai
+ Nhóm 3 : Tô màu tranh môi trường xanh sạch đẹp.
- Nhận xét các nhóm thực hiện
- Cho trẻ vận động bài “ Ai đúng ai sai”.
 *********************************
 Thứ tư ngày 04 tháng 11 năm 2015
HOẠT ĐỘNG. LQCV
LÀM QUEN NHÓM CHỮ U-Ư
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. Nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ cái u,ư. Nhận biết được điểm giống và khác nhau của nhóm chữ u,ư
- Nhận biết được các chữ cái u,ư trong các từ 
2. Kĩ năng. Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy chú ý cho trẻ
- Rèn kĩ năng nhận biết và tô màu chữ cái u,ư in rổng.
3. Thái độ. Hứng thú tham gia vào giờ học
II. Chuẩn bị.
- Tranh tô mẫu của cô
- Vở tập tô của cháu, sáp màu
- Tranh chú đưa thư
III. Tiến trình hoạt động
* Hoạt động 1. Trò chuyện
- Cho trẻ vận động theo bài hát “Bác đưa thư vui tính”
- Các con vừa vận động theo bài hát gì?
- Các con biết vì sao bác đưa thư đi bằng xe đạp không?
- Vì bác đưa thư muốn tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội nên bác đưa thư đa đi làm bằng xe đạp đó các con.
- Vậy nhà bạn nào gần trường chúng ta đi học bằng phương tiện gì để tiết kiệm năng lượng nào? (đi bộ, đi xe đạp)
* Hoạt động 2. Làm quen u,ư
- Các con nhìn xem cô có bức tranh về ai đây? (Lính cứu hoả)
- Vậy hoả hoạn có ảnh hưởng đến môi trường không? Trẻ trả lời
- Dưới tranh có từ lính cứu hoả cho lớp phát âm
- Trong từ lính cứu hoả bạn nào tìm giúp cô những chữ cái mà các con đã được học (o,a)
- Lớp phát âm lại chữ cái đã học
- Trong từ lính cứu hoả có nhóm chữ cái u,ư hôm nay cô sẻ dạy cho các con 
* Chữ u
- Đố các con đây là chữ cái gì?
- Cô phát âm mẫu u
- Luyện cho lớp, tổ, cá nhân phát âm chữ cái u
- Cho trẻ nêu cấu tạo chữ cái u
- Cô nhận xét sửa sai cho trẻ
- Giới thiệu chữ u in thường, viết thường và in hoa
* Chữ ư
- Đố các con đây là chữ cái gì?
- Cô phát âm mẫu ư
- Luyện cho lớp, tổ, cá nhân phát âm chữ cái ư
- Cho trẻ nêu cấu tạo chữ cái ư
- Cô nhận xét sửa sai cho trẻ
- Giới thiệu chữ ư in thường, viết thường và in hoa
* So sánh
- Điểm giống nhau và khác nhau giửa chữ cái u,ư là gì?
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ 
* Hoạt động 3. Luyện tập
- Tìm chữ theo yêu cầu. Cho trẻ nghe nhạc chuyển đội hình về chổ và lầy rổ ngồi theo đội hình chữ u
- Cô phát âm chữ cái trẻ tìm đưa lên và phát âm
- Cô nêu cấu tạo trẻ tìm chữ cái
- Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần thực hiện
- TC. Tìm chữ cái u,ư trong từ và gạch chân
- Chia lớp thành 3 tổ
- Mỗi tổ có một bức tranh to nhiệm vụ của các tổ là thi nhau chạy lên tìm các chữ cái u,ư trong từ và gạch chân.
- Trong thời gian là một bài hát đội nào tìm và gạch chân nhiều chữ cái u,ư trong từ hơn là đội đó chiến thắng.
- Nhận xét truyên dương trẻ sau mỗi lần chơi
- Cho trẻ thực hành tô chữ cái u,ư in rổng trong vở
- Nhận xét bài làm của trẻ.
 *************************************
Thứ năm ngày 05 tháng 11 năm 2015
HOẠT ĐỘNG. LQVT
ĐT. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA MỘT VẬT SO VỚI BẢN THÂN VÀ VẬT KHÁC
(Trên dưới, trước sau, phái trái)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, bên phải bên trái của bản thân trẻ và của vật khác.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng định hướng trong không gian cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
- Biết yêu quí bảo vệ môi trường
II Chuẩn bị.
- Lô tô học toán
III Tiến trình hoạt động
* Hoạt động 1. trò chuyện
- Trẻ đọc bài thơ bé quét nhà
- Bé quét nhà để làm gì?
- Vì sao bé phải quét nhà?
- Ngoài quét nhà ra thì các con làm gì để bảo vệ môi trường
* Hoạt động 2. Xác định vị trí của một vật so với bản thân và vật khác
a. Xác định vị trí trên, dưới, trước, sau của bản thân trẻ.
- Các con xem cô có gì đây?
- Bây giờ các con xem chùm bóng bay của cô di chuyển về hướng nào nhé
- Chùm bóng bay ở phía nào đây? Phía trên
- vì sao con biết đó là phía trên? Vì cao phải ngửa mặt lên mới nhìn thấy được
- Phía trên còn có gì nào? Quạt, trần nhà
- Trần nhà có sạch không?
- Dưới trần nhà có gì? Nền nhà, các con
- Vì sao con biết đó là phía dưới? Phải cuỗiuoongs mới nhìn thấy
- Cho trẻ đọc phía trên, phía dưới
- Chùm bóng bay của cô đâu rồi? Phía sau
- Vì sao con biết chùm bóng bay của cô ở phía sau? Vì không nhìn thấy được
- Bây giờ chùm bóng đang ở đâu? Phía trước
- Vì sao con biết đây là phía trước? Vì nhìn thấy được
- Cô chuẩn xác lại phía trên là phía cao hơn so với vật, muốn nhìn thấy vật đó từ phía trên chúng ta phải ngửa mặt lên thì mới nhìn thấy được.
- Phía dưới là phía ngược lại với phía trên thấp hơn muốn nhìn thấy vật ở phía dưới ta phải cuối đầu xuống thì mới nhìn thấy vật 
- Phía sau là phía mà mắt chúng ta không thể nhìn thấy được vật
- Phía trước là phía mà mắt chúng ta nhìn thấy vật rất là rổ ràng
b. Xác định bên phải, bên trái
- Các con xem chùm bóng bay của cô đang ở bên nào đây? Bên phải
- Vì sao con biết đó là bên phải
- Ngược lại với bên phải là bên gì?
- Vì sao con biết đó là bên trái
- Bên phải là khi vật đó ở bên tay phải của chúng ta
- Bên trái là khi vật đó ở bên tay trái của chúng ta
* Hoạt động 3. Luyện tập
- Trò chơi: Phản ứng nhanh
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi
- Cho trẻ thực hành xác định vị trí trong vở toán
 Thứ 6 ngày 06 tháng 11 năm 2015
HOẠT ĐỘNG. ÂM NHẠC
ĐT. BÉ QUÉT NHÀ
NDTT. DẠY HÁT
NDKH. TRÒ CHƠI ĐOÁN TÊN BẠN HÁT
NGHE HÁT CÂY TRÚC XINH
I. Mục tiêu giáo dục
1. Kiến thức: 
- Biết tên bài hát Bé quét nhà, tên tác giả, thuộc bài hát và biết vận động minh hoa theo nội dung bài hát.
- Biết chơi trò chơi đoán tên bạn hát, chú ý láng nghe cô hát
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng hát đúng lời, đúng nhịp, rèn kĩ năng vỗ tay theo nhịp bài hát
3 Thái độ.
- Tích cực tham gia vào giờ học, biết giúp bố mẹ chăm sóc nhà cửa và bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
- Nhạc không lời bài “Bé quét nhà”
- Dụng cụ âm nhạc
- Mũ chóp
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cho trẻ xem video Mẹ bé quét nhà?
- Mẹ vừa làm gì?
- Vì sao mẹ lại quét nhà? Nếu nhà cửa bẩn thì ảnh hưởng đến điều gì?
- Hàng ngày các con có giúp bố mẹ bảo vệ môi trường ?
2. Hoạt động 2: Dạy hát, vận động theo nhạc.
- Có một bạn nhỏ còn biết giúp bố mẹ và ông bà của mình chăm sóc nhà cửa vậy các con có biết đó là bài gì không?
- Cô mở nhạc cho trẻ 1 lần
- Cô mở nhạc không lời cho trẻ hát theo nhạc 1 lần
- Luyện cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát
- Để bài hát thêm hay và sinh động cô mời các hát và vỗ tay theo nhịp bài hát nhé
- Cho trẻ hát và vỗ tay cùng dụng cụ âm nhạc.
- Ngoài vỗ tay ra để bài hát thêm hay các con vận động theo hình thức gì nửa?
- Cho trẻ vận động theo nhạc theo sở thích.
- Tóm tắc nội dung bài hát. Bài hát nói về em bé biết giúp đỡ bố mẹ, ông bà quét nhà để giữ cho nhà cửa luôn sạch đẹp giúp cho môi trường luôn xanh sạch đẹp
* Đàm thoại 
- Cô và các con vừa hát bài gì?
- Em bé giúp bà làm gì?
- Vì sao em bé phải quét nhà?
- Hàng ngày các con làm gì giúp bố mẹ chưa?
- giáo dục cháu qua nội dung bài học
- Cho cả lớp hát 2-3 lần.( Trẻ hát)
- Cho trẻ hát luân phiên theo tổ.
- Mời nhóm, cá nhân hát.
3. Hoạt động 3: Nghe hát, Cây trúc xinh 
- Mở nhạc cho trẻ nghe 1 lần
- Giới thiệu tên bài hát, nôi dung bài hát
- Mở nhạc cho trẻ nghe lần 2, cho trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát
4. Hoạt động 4: Trò chơi đoán tên bài hát.
- Trò chuyện cùng trẻ về cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi
- Kết thúc cho trẻ hát bé quét nhà ra chơi.
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Trưng bày sản phẩm của trẻ, cho trẻ giới thiệu với mọi người về những điều trẻ hiểu, trẻ thể hiện qua chủ điểm Vệ sinh môi trường.
- Đàm thoại giúp trẻ nhớ lại những điều đã được khám phá ở chủ điểm “ Vệ sinh môi trường
- Biểu diễn văn nghệ như: Đọc thơ bé quét nhà, kể chuyện gấu con bị đau răng, hát, múa bài sợi rơm vàng, những bài trẻ đã học, sưu tầm trong chủ điểm.
- Trẻ biểu đạt tình cảm của mình về những điều khám phá qua chủ điểm.
- Trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh
NHẬT KÝ SAU CHỦ ĐỀ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non.doc