Thiết kế giáo án lớp Lá - Khám phá xã hội: Tìm hiểu các giác quan

I/ Mục đích :

-Trẻ nhận biết và gọi tên được các giác quan và tác dụng của các giác quan.

-Rèn kỹ năng nói rõ ràng, nói mạch lạc, nói tròn câu.

-Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định

-Giáo dục trẻ biết giữ gìn bản thân mình , biết chăm sóc bản thân.

II/ Chuẩn bị :

 -Tranh :tai , mắt , mũi , miệng, tay.

 -Bông hoa , quả cam, đường

III/ Tổ chức hoạt động:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Khám phá xã hội: Tìm hiểu các giác quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KPKH: TÌM HIỂU CÁC GIÁC QUAN
.
I/ Mục đích :
-Trẻ nhận biết và gọi tên được các giác quan và tác dụng của các giác quan.
-Rèn kỹ năng nói rõ ràng, nói mạch lạc, nói tròn câu.
-Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn bản thân mình , biết chăm sóc bản thân.
II/ Chuẩn bị :
 -Tranh :tai , mắt , mũi , miệng, tay.
 -Bông hoa , quả cam, đường
III/ Tổ chức hoạt động:
Các hoạt động
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
*HĐ1: Tìm hiểu về các giác quan.
-Cô tập trung trẻ lại hát và vận động cùng trẻ bài “ồ sao bé không lắc”
 -Cô trò chuyện:
 +Nhừng bộ phận nào được hát trong bài hát? (trẻ kể)
 +Ngoài ra trên cơ thể con còn có những bộ phận nào?( trẻ kể)
-Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ và chuyển hoạt động 
@ Tai:
-Cô tạo tình huống “trời tối”, cô lắc xắc xô
+Đó là âm thanh gì?
+Vì sao con biết?
+ Tai có ích gì cho chúng ta?
+ Để bảo vệ tai thì chúng ta sẽ làm gì?
-Cô giáo dục và giới thiệu: tai giúp ta nghe được âm thanh nên gọi là thính giác
- Cô cho lớp đọc tai là thính giác
@ Mắt :
-Cô nói tay đâu , tay đâu?( cho trẻ che mắt lại)
 +Các con có nhìn thấy gì không?
 +Mắt để làm gì?
+ Làm thế nào để bảo vệ mắt?
-Cô giáo dục và giới thiệu: mắt giúp ta nhìn thấy mọi vật xung quanh , nên ta gọi là thị giác
- Cô cho lớp đọc mắt là thị giác
@ Mũi:
-Cô cho trẻ nhắm mắt lại , cô bóc vỏ cam rồi dấu đi 
-Cô hỏi :
 + Con thấy có mùi gì lạ ở lớp mình?( mời trẻ trả lời)
 +Nhờ đâu con biết thơm mùi cam?
+ Để bảo vệ mũi con sẽ làm gì?
-Cô giới thiệu : mũi giúp ta nhận biết mùi hương và gọi là khướu giác(cho trẻ nhắc lại)
@ Miệng :
-Cô cho trẻ nếm ít đường
 +Con thấy thế nào?
 +Nhờ đâu con biết đường ngọt? (miệng , lưỡi)
+ Để miệng lưỡi các con luôn sạch sẽ thì mình phải làm gì?
-Cô giới thiệu: miệng giúp ta nhận biết được các vị ngọt, chua, cay , đắng và gọi là vị giác ( cho trẻ nhắc lại)
@ Tay:
-Cô cho trẻ sờ vào trong túi và đoán xem trong túi có đồ vật gì ?
+Trẻ đoán đồ vật?
+Nó như thế nào?
+Vì sao con biết?
+ Để bàn tay luôn sạch sẽ chúng ta cần làm gì? Và không làm gì?
-Cô giới thiệu:tay để cầm nắm , sờ mó các vật , nhờ lớp da ta biết đượcvật cứng ,mềm, nóng , lạnh .và gọi là súc giác.( cho trẻ nhắc lại)
-Cô cho trẻ nhắc lại các giác quan.
- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ ngửi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ nếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ sờ
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ nhắc lại
*HĐ2: Trò chơi 
* Trò chơi 1: “gọi tên các giác quan”
- Cách chơi:Cô nói tên các giác quan trẻ chỉ vào bộ phận trên cơ thể trẻ và ngược lại
- Luật chơi: trẻ chỉ không đúng các giác quan không được khen
* Trò chơi 2: “vẽ các giác quan”
- Cách chơi: Cô treo 2 bức tranh chưa có vẽ các giác quan, khi có hiệu lệnh bắt đầu cháu thứ nhất chạy lên vẽ một giác quan, chạy về đập vào tay bạn rồi chạy về cuối hàng bạn thứ 2 chạy lên vẽ 1 giác quan, cứ thế đội nào vẽ xong và đầy đủ các giác quan thì đội đó chiến tháng
- Luật chơi: mỗi bạn chỉ vẽ 1 giác quan
- Trẻ chơi
- Sau lần chơi cô nhận xét tuyên dương 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện vẽ
-Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docTim_hieu_cac_giac_quan.doc
Giáo Án Liên Quan