Thiết kế giáo án lớp Lá - Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, là sự mở cửa cho trẻ thơ đi những bước chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị nghệ thuật phong phú, chứa đựng trong tác phẩm văn học. Là sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thủa ấu thơ, là hành trang cho trẻ trên suốt đường đời, bởi lẽ những hình ảnh được lưu giữ trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ đối với trẻ thơ. Vì thế văn học không chỉ góp phần làm giàu tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến với trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có sự lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của mình. Qua đây nhằm từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ về những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu nhạc điệu, những cung bậc cảm xúc trong những câu chuyện, bài thơ. Ở lứa tuổi mầm non trẻ đang học làm người. Vì thế, cần cho trẻ nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của con người. Giúp trẻ hiểu được các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù đạo đức như: “Ngoan - hư, tốt - xấu, thiện - ác” quả là một việc làm khó khăn.

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, nhưng việc làm thế nào để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực thì đây quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Cùng với sự thay đổi liên tục của bậc học mầm non đây cũng chính là điều kiện tốt giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực để thu hút trẻ vào hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú, không gò bó. Xuất phát từ thực tế trên tôi nhận thấy văn học có ý nghĩa vô cùng lớn trong công tác giáo dục trẻ mầm non. Đây cũng chính là mục tiêu luôn thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/PHẦN MỘT - PHẦN MỞ ĐẦU
I/ 1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, là sự mở cửa cho trẻ thơ đi những bước chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị nghệ thuật phong phú, chứa đựng trong tác phẩm văn học. Là sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thủa ấu thơ, là hành trang cho trẻ trên suốt đường đời, bởi lẽ những hình ảnh được lưu giữ trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ đối với trẻ thơ. Vì thế văn học không chỉ góp phần làm giàu tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến với trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có sự lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của mình. Qua đây nhằm từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ về những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu nhạc điệu, những cung bậc cảm xúc trong những câu chuyện, bài thơ. Ở lứa tuổi mầm non trẻ đang học làm người. Vì thế, cần cho trẻ nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của con người. Giúp trẻ hiểu được các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù đạo đức như: “Ngoan - hư, tốt - xấu, thiện - ác” quả là một việc làm khó khăn. 
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, nhưng việc làm thế nào để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực thì đây quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Cùng với sự thay đổi liên tục của bậc học mầm non đây cũng chính là điều kiện tốt giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực để thu hút trẻ vào hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú, không gò bó. Xuất phát từ thực tế trên tôi nhận thấy văn học có ý nghĩa vô cùng lớn trong công tác giáo dục trẻ mầm non. Đây cũng chính là mục tiêu luôn thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”
II/ 2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài:
 Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về đạo đức, thẩm mỹ, ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non giáo dục đạo đức cần được gắn chặt với giáo dục thẩm mỹ, cần giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội đồng thời phải giáo dục trẻ biết làm theo tấm gương tốt, biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn học nghệ thuật. Bởi vì, sáng tạo thẩm mỹ trở thành mục tiêu bản chất của văn học nghệ thuật. “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lý” (Biêlinski). Vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là điều kiện tốt để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Theo nhà văn V. G.Biêlinski gọi tình cảm thẩm mỹ là cội nguồn của mọi cái đẹp, mọi cái vĩ đại. Những hình tượng tươi sáng của tác phẩm văn học, những bức tranh sinh động giàu nhạc điệu, giàu chất thơ, những từ ngữ sinh động biểu cảm trẻ thơ đều rất thích. Trẻ cảm nhận được cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật, ghi nhớ dễ dàng, nhanh chóng những câu chuyện, bài thơ... Từ đó, trẻ có khả năng hiểu, khả năng nghe và sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để thể hiện nhận thức, tình cảm của mình trước cuộc sống. Bên cạnh đó, qua tác phẩm văn học, trẻ còn cảm nhận được cái đẹp trong mối quan hệ giữ người với người. Đó là tình cảm giữa những người thân ruột thịt, tình cảm giữ bạn bè với nhau, học trò với cô giáo, lòng kính yêu lãnh tụ, tình thân thiết quý mến giữa con người với con người. Tác phẩm văn học bên cạnh việc thoả mãn nhu cầu về nhận thức còn là nơi bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ thơ. Trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học, các giác quan của trẻ ngày càng trở nên tinh tế, nhạy bén, các năng lực quan sát, cảm nhận khái quát ngày càng phát triển. Trẻ không những nhận ra cái đẹp, cái hay của tác phẩm mà còn biết khám phá ra cái đẹp, cái hay của thế giới, của cuộc sống. Trẻ dễ dàng nhạy cảm với vẻ đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, ánh trăng lung linh huyền dịu, một tia nắng, do đó cũng không bao giờ nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, luôn luôn căm phẫn, đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và tha thiết yêu thương, hướng về cái tốt, cái đẹp.
Ngoài ra, tiếp xúc với tác phẩm văn học còn là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo, nuôi dưỡng và phát triển những ước mơ cao đẹp của trẻ thơ. Tiếp xúc với tác phẩm văn học, vốn từ của trẻ được mở rộng. Trẻ được biết cả những từ mới mà trong cuộc sống bình thường trẻ ít hoặc không hề biết và sử dụng. Sở dĩ trẻ được mở rộng vốn từ qua tiếp xúc với tác phẩm văn học là vì: Qua văn học, trẻ luôn được mở rộng nhận thức mà sự mở rộng nhận thức bao giờ cũng gắn chặt với mở rộng vốn từ. 
Qua tiếp xúc với tác phẩm văn học trẻ còn được rèn luyện khả năng nói đúng câu, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng thông qua các hình thức như trả lời câu hỏi của cô, tập kể lại truyện, thơ Từ đó trẻ học được cách diễn đạt biểu cảm, cách miêu tả, so sánh ngắn ngọn, cách nói câu giàu hình ảnh. Vì vậy việc chọn lựa, việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm cần được giáo viên quan tâm sao cho tác phẩm văn học phát huy được tối đa tác dụng của nó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mục tiêu và nhiệm vụ quang trọng của đề tài này là trẻ hứng thú, tiếp thu bài tốt khi tham gia vào hoạt động.
I/ 3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp lá 1. 
I/ 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Trường MG là một trường đóng trên địa bàn xã vùng khó khăn, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào nương rẫy. Toàn xã có 7 dân tộc sinh sống và trên 800 hộ dân sống thưa thớt trên các rẻo đồi. Trình độ dân trí thấp. Chính vì điều đó mà làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt học tập và vui chơi của trẻ. Là một giáo viên mầm non giảng dạy ở vùng khó khăn điều kiện thực tế như vậy, nên bản thân tôi thiết nghĩ rằng mình phải làm thế nào để đẩy mạnh tinh thần phát huy cái đẹp về đạo đức, tâm hồn vào dạy trẻ xem đó là động lực thúc đẩy góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Dưới hình thức tổ chức làm quen với tác phẩm văn học như trước đây vốn kiến thức của trẻ thu hoạch được trong giờ hoạt động đạt kết quả chưa cao vì các mắt xích kiến thức còn quá lõng lẽo vì vậy mà muốn được thể hiện và quan tâm nên những hình ảnh tươi đẹp, giàu cảm xúc trong các tác phẩm văn học phải thực sự trẻ được khám phá những điều mới lạ về kiến thức cần thiết thì trẻ thoả mãn được nhu cầu tìm hiểu khám phá, vì vậy giáo viên là người giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, xúc tích nhất cũng chính là vấn đề quan trọng mà người giáo viên như tôi lưu tâm để dạy trẻ trong lớp tôi chủ nhiệm và những quan niệm đó được tôi biến thành hành động để trình bày trước hội đồng sư phạm nhà trường về sáng kiến của tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
 Nghiên cứu vấn đề này là để tìm cách vận dụng phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ trong lớp tôi chủ nhiệm làm quen với tác phẩm văn học đạt kết quả cao.
I/ 5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo, bồi dưỡng thường xuyên, phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các giờ hoạt động của trẻ trên lớp để có biện pháp tác động đến đề tài. Về vấn đề lý luận nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo. Nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở lớp lá 1.
II/PHẦN THỨ HAI - PHẦN NỘI DUNG:
 II/ 1. Cơ sở lý luận – cơ sở pháp lý:
Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp trẻ cảm nhận về tác phẩm, cảnh đẹp của quê hương, đất nước, hiểu được cuộc sống lao động của con người trong xã hội, nhận ra cái đẹp trong cuộc sống. Văn học giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, tính trung thực, lòng nhân ái, sự biết ơn Văn học còn giáo dục cho trẻ những hình tượng nghệ thuật trong sáng, những từ ngữ ngợi cảm, những bức tranh thiên nhiên phong phú, đầy màu sắc có tác dụng rất lớn đến tâm hồn trẻ là một bộ phận của văn hoá tinh thần. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi luôn nghĩ rằng việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có tác dụng góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người Việt trong thời đại mới. Đây là những vấn đề quan trọng mà người giáo viên mầm non như tôi luôn lưu tâm.
Để thực hiện tốt những nội dung nêu trên tôi xây dựng một số bước cần thực hiện khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như sau:
* Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung của tác phẩm cần truyền đạt cho trẻ.
* Bước 2: Xem tác phẩm cung cấp cho trẻ cần sử dụng thủ thuật và nhóm phương pháp nào là phù hợp 
* Bước 3: Cách thức sử dụng thủ thuật của các nhóm phương pháp khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 
* Bước 4: Kết quả đạt được trên trẻ khi giáo viên sử dụng thủ thuật và các nhóm phương pháp phối kết hợp với nhau.
* Bước 5: Hướng khắc phục khi sử dụng các thủ thuật và các phương pháp
* Bước 6: Kế hoạch thực hiện một số thủ thuật và các nhóm phương pháp cho thời gian tiếp theo trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Căn cứ vào Thông tư số 23/2010/TT-BGD&ĐT, ngày 23/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc ban hành Quy định Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và Công văn số 481/BGDĐT-GDMN ngày 29/01/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi yêu cầu khi cuối độ tuổi mẫu giáo cần đạt được những yêu cầu mà bộ chuẩn đã quy định.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ nắng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Muốn trẻ em phát triển một cách toàn diện theo và cho việc học tập suốt đời. Như vậy trẻ muốn phát triển toàn diện cần có sự kết hợp trong công tác giáo dục của cả ba môi trường “Gia đình, nhà trường và xã hội” nếu làm được điều này thì chất lượng giáo dục của trẻ ngày một nâng lên.
Từ những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý nêu trên là một giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm trước nhà trường về công tác chăm sóc – giáo dục của trẻ 5 tuổi tôi luôn cố gắng để thực hiện cho có hiệu quả việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ góp phần thực hiện nhiệm chung giáo dục chung của nhà trường.
II/ 2. Thực trạng 
 a. Thuận lợi - Khó khăn.
- Nhờ vào các đợt bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ và nhiệm vụ cụ thể của từng năm học do nghành giáo dục mầm non huyện nhà tổ chức.
- Nhờ vào những buổi dự giờ thao giảng, được sự đóng góp ý của đồng nghiệp nên tôi đã học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho giờ dạy ngày càng tốt hơn.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục.
- Trường nằm ngày trung tâm của xã, thuận lợi cho việc đưa đón trả trẻ. Cảnh quang nhà trường thoáng mát, sạch đẹp từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
- Về cơ sở vật chất: Là một trường nằm ở vùng sâu, vùng xa nên về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ một lúc chưa có thể tạo ngay môi trường tốt để trẻ học tập mà phải khắc phục và cải biến dần dần.
- Về phụ huynh: Một số phụ huynh của học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho giáo viên.
- Về chương trình: Thay đổi liên tục, nên kinh nghiệm trong giảng dạy còn nhiều hạn chế, nên vẫn không tránh khỏi những khó khăn trong công tác giảng dạy đôi lúc tôi vẫn còn bỡ ngỡ chưa tiếp thu chương trình này một cách trọn vẹn lại sang chương trình khác có tính hoàn thiện hơn.
- Về đối tượng trẻ: Đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số phần đông là lần đầu tiên ra lớp nên quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn nhiều hạn chế. 
b. Thành công – hạn chế:
Như chúng ta đã biết quá trình phát triển và nhận thức của trẻ mầm non là một quá trình vận động và phát triển lâu dài. Con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những đam mê văn học mà đòi hỏi phải được học tập và hoạt động ngay từ lúc còn nhỏ thì những khả năng cảm thụ văn học mới được bộc lộ và phát triển một cách toàn vẹn.
Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, thì sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng chưa tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với hoạt động. Hiểu được những điều đó nên khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi luôn tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, hứng thú vào hoạt động. Vì thế giờ hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đạt kết quả cao. 
c/ Mặt mạnh – mặt yếu:
Ngay từ lúc còn nhỏ trẻ đã được nghe những bài thơ, câu chuyện thấm đượm tình người, thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Lớn lên một chút trẻ được sống trong thế giới kỳ diệu của những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích những ước mơ của trẻ cứ thế cháp cánh bay xa. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, trẻ luôn có những cảm xúc rất đặc biệt với những tác phẩm văn học ly kì nhiều tình tiết, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ thôi thúc trẻ tiếp cận và tiến gần với tác phẩm. Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc các tác phẩm văn học để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau, để lĩnh hội các khía cạnh của tác phẩm. Tạo cơ hội để trẻ khám phá tác phẩm qua: Quan đọc kể, nghe, hỏi, và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về tác phẩm.
d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: 
Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có vai trò rất lớn trong giáo dục đạo đức cho trẻ sẽ hình thành nhiều đức tính tốt như: Tình thân thiết quý mến giữa con người với con người, bạn bè với nhau, lòng kính yêu Bác Hồ biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, biết lắng nghe ý kiến của người lớn, biết nhường nhịn kiên nhẫn và lòng kiên trì, biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó hình thành thái độ đúng đắn với công việc ở trẻ. Chính vì vậy trong các giờ hoạt động của trẻ tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm luôn gần gũi, trao đổi cùng trẻ để giúp trẻ tháo gỡ những vướng mắc. Ngoài ra giáo viên thường xuyên tiếp xúc trao đổi cùng phụ huynh về quá trình học tập vui chơi của trẻ trên lớp qua đó phụ huynh cùng với giáo viên phối kết hợp để giúp trẻ thực hiện tốt hơn trong các lĩnh vực. Ngoài ra giáo viên làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tạo điệu kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng:
Nghiên cứu đề tài Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học từ năm học 2015 – 2016 thông qua các giờ hoạt động như: hoạt động có chủ đích, giờ dạo chơi thăm quan, giờ hoạt động góc, lúc đón trả trẻ được tôi khảo sát, kiểm tra đánh giá trẻ lớp tôi đạt kết quả như sau:
Số trẻ
Tích cực, hứng thú trong hoạt động
Năm học: 2015 – 2016
28
Tốt
28
Khá
28
Trung bình
28
Yếu
Từ kết quả trên tôi đưa ra một số biện pháp, giải pháp để thực hiện tại lớp nhằm giúp trẻ hứng thú trong khi làm quen với tác phẩm văn học như sau:
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 
Từ thực trạng và kết quả khảo sát để đưa ra mục tiêu chính của biện pháp, giải pháp là đánh giá việc sử dụng một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở lớp lá 1.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Từ những thực tế ở trên để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen làm quen với tác phẩm văn học bản thân sẽ đưa ra một số biện pháp, giải pháp sau để thực hiện.
* Biện pháp thứ nhất : Nắm bắt kịp thời các văn bản của các cấp về chương trình giáo dục mầm non và các phương pháp hướng dẫn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Những năm đầu khi bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo Thông tư số : 17/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục mầm non, lúc bầy giờ trường mẫu giáo Hoa Đào, xã Krông Á đã bắt đầu thực hiện thí điểm tại khu vực trường chính. Vừa mới ra trường mặc dù đã được tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới lúc còn là sinh viên sư phạm song đưa vào thực tế tại lớp của mình là cả một vấn đề không dễ. Được trực tiếp giảng dạy tại trường mẫu giáo Hoa Đào từ năm 2009 đến nay, ở một điều kiện nhất định trong mấy năm qua là một thuận lợi cho bản thân song tôi luôn tìm hiểu những thay đổi về điều kiện của địa phương, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và thực tế của nhà trường để bản thân thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình. 
Trong những năm qua khi được tham dự các lớp tập huấn trong thời gian hè do phòng Giáo dục và Đào tạo M’Drak tổ chức bản thân luôn nắm bắt kịp thời các văn bản về việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ để đưa vào thực hiện tại đơn vị. Đối với việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đã được bồi dưỡng thường xuyên qua các chuyên đề - nhất là việc lựa chọn tác phẩm văn học, nội dung, phương pháp,để truyền thụ cho trẻ . Tuy rằng về yêu cầu cần đạt đối với trẻ thì tương tự nhau nhưng về hình thức tổ chức thì có thay đổi bởi thời gian gần đây có đưa lồng ghép chữ viết vào trong khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Chính những lý do nêu trên mà bản thân đã cố gắng nắm bắt kịp thời các văn bản, kế hoạch về những thay đổi của các cấp. Vừa là một giáo viên và là một tổ trưởng chuyên môn khối lá trong những năm qua đã nghiên cứu kỹ nội dung các tài liệu để triển khai trong khối và thực hiện có hiệu quả tại lớp. 
Với thời gian quy định tại Thông tư số:48/2011/TT-BGD&ĐT, ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định thời gian làm việc của giáo viên mầm non. So với ngày xưa giáo viên chỉ làm 01buổi/ngày, hiện nay phải làm đủ 8h/ngày. Ngoài thời gian gian trực tiếp giảng dạy trên lớp bản thân luôn trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tin học qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, qua thực tiễn nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công việc của mình. Tìm các câu chuyện có nội dung sinh động, hấp dẫn trên các tạp chí giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục Đăk lăk để đưa vòa truyền thụ cho trẻ. Hiện nay lớp học được trang bị đầy đủ các phương tiện để thực hiện giảng dạy trên máy tính, đối với các câu chuyện khó dùng máy tính để cho trẻ xem truyện theo các bức tranh sáng tạo để gây sự hứng thú cho trẻ. Có được kinh nghiệm đúc rút trong thời gian qua về kết quả của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại lớp mình phụ trách, có những trẻ lần đầu đến trường còn ngại giao tiếp với cô và bạn, không giám thể hiện khả năng của mình cho nên việc thu nhận kiến thức từ tác phẩm văn học do cô truyền thụ còn hạn chế. Đặc thù của địa phương có một số trẻ là người đồng bào Dân tộc thiểu số nên khi cô gọi lên kể chuyển trẻ còn chưa dám thể hiện vai, chưa kể được hết nội dung hoặc chưa nói chưa rõ lờiChính những lý do trên bản thân đã biết cách lựa chọn các nội dung phù hợp để truyền đạt cho trẻ - nhất là việc năm bắt kịp thời các văn bản của cấp trên để truyền thụ làm sao cho hiệu quả đây là một tron

File đính kèm:

  • docSKKN_mot_so_thu_thuat_giup_tre_hung_thu_trong_mon_van_hoc_lop_la.doc
Giáo Án Liên Quan