Thiết kế giáo án lớp Lá năm 2017 - Chủ đề: Động vật

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất :

- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản : bò, trườn, chạy, nhảy, tung, bắt .

- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật.

- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt,cá đối với sức khoẻ con người.

2. Phát triển nhận thức :

- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.

- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.

- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống ( thức ăn, sinh sản, vận động ) của các con vật.

 

doc35 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá năm 2017 - Chủ đề: Động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT
Thực hiện: 5 tuần
Từ ngày 5/12/2016 đến 7/1/2017
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất :
- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản : bò, trườn, chạy, nhảy, tung, bắt.
- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật.
- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt,cá đối với sức khoẻ con người.
2. Phát triển nhận thức :
- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống ( thức ăn, sinh sản, vận động) của các con vật.
- Biết so sánh kích thước của 3 đối tượng và diễn đạt kết quả .
- Nhận được số lượng, vị trí, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 8.
- Biết phân nhóm và tìm dấu hiệu chung.
3.Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi.
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn.
- Nhận biết chữ cái qua tên các con vật.
- Kể được chuyện về một số con vật gần gũi.
4. Phát triển tình cảm – xã hội :
- Yêu thích các con vật nuôi.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quý hiếm.
- Biết bảo vệ chăm sóc vật nuôi sống gần gũi trong gia đình.
- Tập cho trẻ một số kỹ năng và phẩm chất sống phù hợp : mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao
5. Phát triển thẫm mỹ : 
- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật.
- Có thể làm ra sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà qua vẽ nặn, cắt xé dán xếp hình về các con vật theo ý thích.
II. MẠNG NỘI DUNG
Vật nuôi trong gia đình
- Tên, giới tính, dáng vẻ bên ngoài, màu sắc, kích thước...
- Cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, vận động, sinh sản.
- Quan sát, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hai con vật.
- Quan hệ với môi trường sống, cách kiếm ăn, vận động của một số con vật.
- Ích lợi, cách tiếp xúc, đảm bảo, an toàn và vệ sinh.
Động vật sống dưới nước
- Tên, dáng vẻ bên ngoài, màu sắc, kích thước...
- Cấu tạo,thức ăn, nơi sống, vận động, sinh sản.
- Quan sát, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hai con vật.
- Quan hệ với môi trường sống, cách kiếm ăn, vận động của một số con vật.
- Ích lợi, cách tiếp xúc, đảm bảo, an toàn và vệ sinh.
Động vật sống trong rừng
- Tên, sở thích dáng vẻ bên ngoài, màu sắc, kích thước...
- Cấu tạo, thức ăn, nơi sống, vận động, sinh sản.
- Quan sát, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hai con vật.
- Quan hệ với môi trường sống, cách kiếm ăn, vận động của một số con vật.
- Ích lợi, cách tiếp xúc, cách bảo vệ để không bị tuyệt chủng, đảm bảo, an toàn và vệ sinh.
Một số loại côn trùng
Tên gọi, dáng vẻ bên ngoài, màu sắc, kích thước...
Cấu tạo,thức ăn, nơi sống, vận động, sinh sản.
- Quan sát, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hai con vật.
- Quan hệ với môi trường sống, cách kiếm ăn, vận động của một số con vật.
- Ích lợi, cách tiếp xúc, cách bảo vệ để không bị tuyệt chủng, đảm bảo, an toàn và vệ sinh.
- Tác hại và cách phòng chống một số côn trùng có hại. Phòng một số bệnh do côn trùng gây ra.
Một số loại chim
- Tên gọi, hình dáng vẻ bên ngoài, màu sắc, kích thước...
Cấu tạo,thức ăn, nơi sống, vận động, sinh sản, Tiếng hót.,,,
- Quan sát, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hai con .
- Quan hệ với môi trường sống, cách kiếm ăn, vận động của một số con vật.Chim nuôi và chim hoang dã.
- Ích lợi, cách tiếp xúc, cách bảo vệ để không bị tuyệt chủng, đảm bảo, an toàn và vệ sinh.
- Trồng nhiều hoa và cây xanh cho các loài chim có lợi sinh sản và trú ẩn.
ĐỘNG VẬT
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
PT nhận thức
Làm quen với toán
- thêm bớt trong phạm vi 8
- So sánh to nhỏ
- So sánh dài ngắn
- Bướm lớn lên như thế nào
- Ôn xác định phía phải, trái của con vật
Khám phá khoa học 
- Biết tên gọi của các con vật
- Biết một số đặc điểm khác nhau của các con vật
- Nơi ở và đặc điểm của chúng
PT thẩm mĩ
Âm nhạc: 
- Hát,múa vận động theo nhạc các bài hát về động vật
Nghe hát các bài hát dân ca về chủ đề động vật
- Hát và vận động: “thương con mèo”, “cá vàng bơi”, “ chú voi con ở bản Đôn”, “Con Cào Cào”, “Thật là hay”
Tạo hình: 
- Sử dụng các vật liệu khác nhau đề cắt,dán,vẽ, xếp hình về các con vật, nặn thức ăn cho chúng
PT thể chất
Dinh dưỡng - sức khoẻ
- Trò chuyện về lợi ích của thực phẩm và các món ăn trong trường MN đối với sức khoẻ của trẻ 
- Luyện tập và thực hiện các công việc tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, chơi, vs cá nhân, cách giữ gìn vệ sinh thân thể,lớp học,thói quen vệ sinh,văn minh trong ăn uống, sinh hoạt
Nhận xét và tránh các vật dụng,nơi nguy hiểm trong nhà.
Vận động;
- Rèn luyện các kỹ năng đi, chạy, nhảy, leo, trèo: đi kiễng chân, đi nối gót, bò bằng tay, cẳng chân, đập bắt bóng...
- Luyện tập phát triển các nhóm cơ,hô hấp,vận động tinh: tập thở,tập cử động,và điều khiển khéo léo các ngón tay qua các bài tập hoặc các công việc tự phục vụ hàng ngày, các thao tác khi tham gia các trò chơi ( xâu dây giầy, cài cúc áo, xâu hạt, xếp hình) 
PT ngôn ngữ
Quan sát,trò chuyện về các con vật
- Đặt và trả lời các câu hỏi về các con vật
Đọc thơ,kể chuyện diễn cảm về chủ điểm động vật
- Nhận biết các ký hiệu chữ viết qua từ 
- Xêm tranh, ảnh sách báo về động vật 
PT tình cảm- xã hội
- Tham gia các sở thú
- Chăm sóc các vật nuôi trong gia đình
- Yêu thườn các con vật, biết tránh xa những con vật nguy hiểm.
- Sắp xếp đồ dùng,đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.
- giữ gìn vệ sinh nơi mình đang ở
- Hợp tác với các bạn,giúp đỡ bạn, giúp đỡ cô giáo
- Thực hiện một số quy định của gia đình
ĐỘNG VẬT
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Tuần 1: Từ ngày 05/12/2016 - 10/12/2016
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất :
- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản : bò, trườn, chạy, nhảy, tung, bắt.
- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật.
- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt,cá đối với sức khoẻ con người.
2. Phát triển nhận thức :
- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống ( thức ăn, sinh sản, vận động) của các con vật.
- Nhận được số lượng, vị trí, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 7.
- Biết phân nhóm và tìm dấu hiệu chung.
2. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi.
- Nhận biết chữ cái qua tên các con vật.
- Kể được chuyện về một số con vật gần gũi.
3. Phát triển tình cảm – xã hội :
- Yêu thích các con vật nuôi.
- Biết bảo vệ chăm sóc vật nuôi sống gần gũi trong gia đình.
- Tập cho trẻ một số kỹ năng và phẩm chất sống phù hợp : mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao
4. Phát triển thẫm mỹ : 
- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật.
- Có thể làm ra sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà qua vẽ nặn, cắt xé dán xếp hình về các con vật theo ý thích.
5. Phát triển thẫm mỹ : 
- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
Hoạt
động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô hướng dẫn trẻ cát đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Trò chuyện về đặc diểm, cấu tạo, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình.
- Cho trẻ chơi tự do
TDBS
- Hô hấp 2: Hít thở sâu kết hợp tay giang ngang bắt chéo trước ngực
- Tay vai 3: Hai tay đưa sang ngang.
- Chân 2: Đứng dậm chân tại chổ.
- Bụng 1: Đứng chân rộng bằng vai, cúi người về trước , tay chạm ngón chân.
- Bật 1: Bật tại chổ.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát đàn gà.
- TCVĐ: ô tô và chim sẽ
- Quan sát con chó
- TCVĐ: Thổi bóng.
- Quan sát con mèo
-TCVĐ: Mèo và chim sẽ
- Quan sát con vịt
- TCVĐ: Ô tô và chim sẽ
- Quan sát thời tiết
- TCVĐ: Mèo và chim sẽ.
Hoạt động có chủ đích
PTTC
- Bật liên tục vào vòng, vượt qua chướng ngại vật.
PTNT
- Trò chuyện về một số vật nuôi trong gia đình.
PTTM
- Vẽ con gà 
PTTM
-Hát và vận động: chú mèo con
PTNT
Đếm đến 8, thêm bớt trong phạm vi 8
PTNN
- Thơ: Mèo đi câu cá
LQCC: I,t,c
Hoạt động góc
Góc Phân vai: Gia đình - Bác sĩ thú y
Góc Xây Dựng: Xây trại chăn nuôi.
 Góc Nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các vật nuôi trong nhà, tô màu, vẽ các con vật ở nhà
Góc học tập-sách: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các con vật nuôi trong gia đình, phân loại vật nuôi trong nhà, làm album về vật nuôi trong nhà.
 Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, vật nuôi.
Hoạt động chiều.
- TCDG: oẳn tù tì.
- Ôn một số con vật nuôi trong gia đình
-TCDG: lộn cầu vồng
- Làm quen bài hát thương con mèo.
- GD trẻ rửa tay sau khi chơi.
- Ôn bài hát Thương con mèo.
- GD trẻ biết đi đường đúng lề bên phải.
- Làm quen bài thơ mèo đi câu cá
- Chơi: “ Tập tầm vông”
- Cho trẻ chơi tự do
- Hát những bài hát đã học.
- TCDG: oẳn tù tì
- Nhận xét bé ngoan cuối tuần
II. MẠNG NỘI DUNG
Vật nuôi trong gia đình
Tên gọi
- Tên, giới tính, dáng vẻ bên ngoài, màu sắc, kích thước...
Đặc điểm nổi bật
- Cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, vận động, sinh sản.
- Quan sát, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hai con vật.
Mối quan hệ
- Quan hệ với môi trường sống, cách kiếm ăn, vận động của một số con vật.
- Ích lợi, cách tiếp xúc, đảm bảo, an toàn và vệ sinh.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
 	 * Làm quen MTXQ
 - Trò chuyện về một số vật nuôi trong nhà
 * Làm quen với toán:
 - Đếm đến 8, nhận biết con số 8
* Tạo hình: Vẽ con gà.
* Âm nhạc:
- Hát và vận động: Chú mèo con
- Nghe hát: Gà gáy le te
- TCAN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất
Phát triển
ngôn ngữ
Phát triển tình cảm xã hội
* Dinh dưỡng ,sức khỏe
- Trò chuyện, giáo dục dinh dưỡng về các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
- Rửa tay,trước, sau khi ăn, đánh răng
- Luyện tập hành vi văn minh trong ăn uống
*Vận động: 
- Bật liên tục, vượt chướng ngại vật.
 - Đàm thoại, trò chuyện về đặc điểm, cấu tạo và lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình.
- Thơ mèo đi câu cá
Chơi trò chơi xây dựng: Xây trại chăn nuôi.
Tham gia các hoạt động và cùng chơi với bạn
Cất dọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi
VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
ĐÓN TRẺ
I. YÊU CẦU
- Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp.
- Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định.
- Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặt gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích.
III. HƯỚNG DẪN
- Trẻ đến lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết chào khách, bạn đến thăm lớp.
- Rèn trẻ có thói quen phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Cô gợi ý để trẻ tự chọn đồ chơi, chọn hoạt động trẻ yêu thích. Dạy trẻ một số trò chơi đơn giản, chuẩn bị đồ dùng học tập cùng cô.
HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN
I. YÊU CẦU:
 	- Trẻ chơi tự chọn một số đồ chơi dể cất, dể lấy.
- Trẻ biết chọn đồ chơi theo ý thích, có ý thức giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi và cất đúng nơi quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng, đồ chơi dễ lấy dễ cất và phù hợp với chủ điểm “động vật”: Truyện tranh, bóng, đồ chơi xếp hình, hột hạt, tranh để trẻ tô màu.
III. HƯỚNG DẪN:
- Sau khi đón trẻ vào lớp cô hướng trẻ vào các hoạt động mà trẻ thích: Trò chơi xây dựng, trò trơi học tập, trò chơi dân gian, trò chơi vận động
- Nhắc nhở, khuyến khích trẻ xếp đồ chơi, lau kệ
- Gợi ý và đặt một số câu hỏi về vật nuôi? 
- Con biết gì những con vật đó, chúng sống ở đâu? ... để trẻ trả lời.
- Hướng trẻ vào các hoạt động, chuẩn bị cho hoạt động chung trong ngày.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
BÀI THỂ DỤC THÁNG 12
I. YÊU CẦU:
- Trẻ tập đúng các động tác và nhịp nhàng theo nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Băng nhạc bài thế dục tháng 12.
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ.
III. HƯỚNG DẪN:
1. Khởi động: Đi chạy vòng tròn, đi bằng gót chân, mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, chuyển đội hình 3 hàng ngang theo tổ.
- Tập bài khởi động theo nhạc với các động tác: Xoay cổ tay, xoay vai, xoay eo, xoay gối.
2. Trọng động: Mỗi động tác tập 2 lần x 8 nhịp 
- Hô hấp 2: Hít thở sâu kết hợp tay giang ngang bắt chéo trước ngực
- Tay vai 3: Hai tay đưa sang ngang.
- Chân 2: Đứng dậm chân tại chổ.
- Bụng 1: Đứng chân rộng bằng vai, cúi người về trước , tay chạm ngón chân.
- Bật 1: Bật tại chổ.
3. Hồi tĩnh: 
- Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
ĐIỂM DANH
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên của bạn vắng mặt trong tổ, được nghe cô trò chuyện về Bản thân.
- Trẻ biết được tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày, biết kể về một số công việc đã làm được để giúp mẹ trong những ngày nghỉ ở nhà.
II. CHUẨN BỊ:
- Sổ theo dõi trẻ.
III. HƯỚNG DẪN:
- Ổn định trẻ và điểm danh.
- Cô hướng dẫn tổ trưởng báo cáo bạn vắng mặt trong tổ của mình, vắng bao nhiêu bạn? 
- Gợi ý để trẻ kể về công việc của trẻ khi ở nhà.
- Cô phổ biến nội dung giáo dục trong tuần.
- Đưa tiêu chuẩn bé ngoan của ngày để trẻ hứng thú buớc vào ngày học mới.
- Động viên trẻ đi học đều.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết một số yêu cầu khi quan sát, biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng.
- Hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời những câu hỏi của cô.
- Biết được đặc điểm, hình dáng, ích lợi của từng đối tượng quan sát.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, vật thật, trò chơi, cho đối tượng quan sát phù hợp với từng chủ đề.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động.
- Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát.
III. HƯỚNG DẪN
1. Quan sát có mục đích:
- Nêu đặc điểm, cấu tạo, màu sắc.
- Biết ích lợi của nó.
2. Trò chơi vận động: 
* Ô tô và chim sẽ
*Thổi bắt bóng
* Mèo và chim sẽ..
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết vào góc chơi, biết phân vai chơi cho các bạn cùng nhóm chơi, biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi.
- Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định, biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi, không giành đồ chơi với bạn.
- Phát triển óc sáng tạo, khả năng quan sát, giao tiếp cho trẻ.
1. Góc phân vai: “gia đình – bác sĩ thú y”
- Trẻ nhập vai khi chơi.
 	- Trẻ biết tự phân vai chơi, và phân công nhiệm vụ cho từng vai.
 	- Trẻ biết nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình, công việc của bác sĩ
2. Góc xây dựng: “Xây trại chăn nuôi”
 	- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây trại chăn nuôi và các chi tiết phụ khác.
3. Góc nghệ thuật: “hát, đọc thơ, tô màu, vẽ động vật
 	- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để nặn thức ăn cho các con vật. 
4. Góc thiên nhiên: “chăm sóc cây xanh, vật nuôi” 
5. Góc học tập: phân loại vật nuôi trong gia đình, làm ablum 
- Trẻ biết phân loại được nhóm gia súc và nhóm gia cầm
II. CHUẨN BỊ: 
1. Góc phân vai: Một số dụng cụ làm bếp, Bàn, ghế, vé số làm tiền. dụng cụ y tế
2. Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, cây xanh, hàng rào, bồn hoa..
3. Góc ngệ thuật: Giấy vẽ, màu sáp
4. Góc thiên nhiên: cây xanh, bình tưới
III. HƯỚNG DẪN:
* Ổn định:
- Hát: “gà trống, mèo con và cún con”
* Trò chuyện:
- Bài hát nói về gì?
- Cô gợi ý để trẻ tự kể về các con vật nuôi trong gia đình của mình
- Giờ hoạt động vui chơi hôm nay lớp mình chơi theo chủ đề gì? 
A. Thỏa thuận trước khi chơi:
1. Góc phân vai hôm nay thích chơi gì?
- Trò chơi gia đình có những ai?
- Khi chơi cần có ai?
- Bạn nào thích chơi góc phân vai?
2. Góc xây dựng hôm nay định xây gì?
- Xây nông trại của bé cần xây những gì? 
- Trong công trình cần có những ai?
- Chủ công trình làm nhiệm vụ gì?
- Chú công nhân làm gì?
- Khi xây cần có những nguyên vật liệu gì?
- Khi chơi phải như thế nào?
- Ai thích chơi góc xây dựng?
3. Góc nghệ thuật hôm nay chơi gì?
- các con định vẽ những con vật gì?
- Trong khi chơi phải như thế nào?
- Bạn nào thích chơi góc nghệ thuật?
4. Góc thiên nhiên chơi gì?
- Các con sẽ làm gì ở góc thiên nhiên
- Khi chơi cần chú ý gì?
- Vậy bạn nào thích chơi góc thiên nhiên?
 B- Quá trình chơi: 
- Trẻ vào các góc chơi đã chọn, thỏa thuận vai chơi, bầu nhóm trưởng.
- Trẻ thực hiện hoạt động góc. 
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, giúp trẻ nhập vai chơi, giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ trò chơi, dùng ngôn ngữ vai chơi gợi ý giúp trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ vai chơi. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ vai chơi.
- Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết góc chơi, đồng thời bao quát, xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi.
- Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng, sáng tạo của trẻ.
C- Nhận xét góc chơi:
- Cô đến từng góc chơi để nhận xét hành vi, thái độ của từng vai chơi thể hiện qua trò chơi.
- Cô tập trung trẻ lại góc chơi tiêu biểu nhất, sau đó nhận xét góc chơi cho tất cả học tập rút kinh nghiệm.
4- Nhận xét giờ hoạt động góc: 
- Cô nhận xét các góc chơi, trò chơi, vai chơi tốt nhất để cả lớp học tập rút kinh nghiệm.
 * Kết thúc:
 	- Cô nhắc cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.
VỆ SINH – ĂN TRƯA
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết làm vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt.
- Trẻ ăn hết suất, khi ăn không nói chuyện, không làm đổ. Trẻ được nghe giới thiệu về các món ăn hàng ngày.
- Giáo dục trẻ về vệ sinh và văn minh trong ăn uống.
II. CHUẨN BỊ:
- Khăn ướt.
- Bàn ăn có khăn trải bàn và bình hoa.
III. HƯỚNG DẪN:
1. Vệ sinh cá nhân:
- Cô nhắc lại cho trẻ nhở các thao tác rửa tay bằng xà phòng để phòng chống một số bệnh, địa điểm để đi làm vệ sinh. Sau đó, cô cho từng tổ đi ra vệ sinh (trong lúc trẻ vệ sinh cá nhân cô bao quát chặt chẻ, giúp đỡ kịp thời cho những trẻ còn lúng túng trong thao tác vệ sinh).
2. Ăn trưa:
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn, giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong các món ăn, giáo dục trẻ trong khi ăn không nói chuyện và không làm đổ, nhai kỹ, ăn hết suất
- Khi trẻ ăn, cô bao quát, động viên, đồng thời giúp đỡ những trẻ ăn chậm, quan tâm đặc biệt đến những trẻ suy dinh dưỡng.
- Cô động viên trẻ biết cất tô đúng nơi quy định, giúp cô dọn bàn sau khi ăn.
VỆ SINH- NGỦ TRƯA
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết vệ sinh cá nhân, đánh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.
- Trẻ ngủ ngon, đủ giấc, chỗ nằm thoải mái, yên tĩnh.
II. CHUẨN BỊ:
- Khăn, bàn chải đánh răng có ký hiệu riêng cho từng trẻ.
- Chiếu, gối, lớp học sạch sẽ.
III. HƯỚNG DẪN:
1. Vệ sinh:
- Sau khi ăn cô nhắc trẻ vệ sinh cá nhân, tiêu tiểu, đánh răng, rửa mặt (cô bao quát khi trẻ làm vệ sinh để kịp thời giúp đỡ trẻ).
2. Ngủ trưa:
- Sau khi vệ sinh cô cho trẻ nhận gối về chỗ và ngủ, cô động viên trẻ nằm ngay ngắn, ngủ ngoan (cô có thể mở băng hát ru hoặc kể chuyện cho trẻ dễ ngủ)
- Khi trẻ ngủ cô giữ không gian yên lặng để trẻ ngủ yên giấc, bao quát và giúp đỡ những trẻ khó ngủ. 
VỆ SINH - ĂN XẾ
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết vệ sinh sạch sẽ sau khi ngủ dậy và trước khi ăn.
- Trẻ ăn ngon miệng và hết suất.
II. CHUẨN BỊ:
- Khăn, bàn chải đánh răng có ký hiệu riêng cho từng trẻ.
- Bàn ăn.
III. HƯỚNG DẪN:
1. Vệ sinh:
- Sau khi thức dậy cô nhắc trẻ giúp cô thu dọn gối chiếu, vệ sinh cá nhân, tiêu tiểu, đánh răng, rửa mặt (cô bao quát khi trẻ làm vệ sinh để kịp thời giúp đỡ trẻ).
2. Ăn bữa phụ:
- Cô cho trẻ về bàn ăn, giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong các món ăn, kích thích trẻ thèm ăn, giáo dục trẻ trong khi ăn không nói chuyện và không làm đổ, nhai kỹ, ăn hết suất
- Khi trẻ ăn, cô bao quát, động viên, đồng thời giúp đỡ những trẻ ăn chậm, quan tâm đặc biệt đến những trẻ suy dinh dưỡng.
- Cô động viên trẻ biết giúp cô dọn bàn sau khi ăn.
SINH HOẠT CHIỀU
- Cho trẻ ôn bài cũ hoặc làm quen bài mới, trò chơi mới.
- Nêu gương cuối ngày
VỆ SINH -TRẢ TR

File đính kèm:

  • docvat_nuoi_trong_gia_dinh.doc