Thiết kế giáo án lớp Lá năm học 2014 - Chủ đề: Bản thân

Phát triển thể chất - Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể trong thực hiện vậ động: đi bằng gót chân; đi/ chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, bò bằng tay, bằng chân; tung và bắt được bóng với người đối diện; ném trúng đích

- Phối hợp khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện một số việc tự phục vụ (chải đầu, đánh răng, cài, mở cúc áo, xúc cơm ăn, rót nước uống,.).

- Nhận ra các nhóm thực phẩm, món ăn thường ngày, biết ăn các loại thức ăn khác nhau có lợi cho sực khỏe.

- Có một số hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe bản thân.

- Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân và không đến gần.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá năm học 2014 - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
Số tuần: 4 . Từ ngày 29/9 /2014 đến ngày 24 /10/2014
Mục tiêu:
Các lĩnh vực
Nội dung
Phát triển thể chất
- Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể trong thực hiện vậ động: đi bằng gót chân; đi/ chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, bò bằng tay, bằng chân; tung và bắt được bóng với người đối diện; ném trúng đích
- Phối hợp khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện một số việc tự phục vụ (chải đầu, đánh răng, cài, mở cúc áo, xúc cơm ăn, rót nước uống,..).
- Nhận ra các nhóm thực phẩm, món ăn thường ngày, biết ăn các loại thức ăn khác nhau có lợi cho sực khỏe.
- Có một số hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe bản thân.
- Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân và không đến gần.
Phát triển nhận thức
- Biết một số đặc điểm giống nhau và khác nhau cảu bản thân và người khác. 
- Phân biệt các bộ phận cơ thể, các giác quan qua chức năng của chúng, biết các giác quan là dùng để nhận biết đồ vật, sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh.
- Phân biệt được tay trái, tay phải; xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ.
- Nhận ra sự giống nhau, khác nhau của hình tròn và hình tam giác; biết đếm đến 5 các bộ phận cơ thể, nhận biết chữ số 2 tương ứng với số lượng.
- Biết phân loại thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu cho trước.
- Biết ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam.
Phát triển ngôn ngữ
- Biết sử dụng các từ ngữ phù hợp, kể về bản thân, về những người thân, biết biểu đạt các nhu cầu, mong muốn bằng các câu đơn và câu ghép.
- Mạnh dạn, thích giao tiếp với những người xung quanh bằng lời nói. Thực hiện được các yêu cầu bằng lời nói của người khác.
 Biết sử dụng các từ chỉ hành vi giao tiếp lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
Phát triển tình cảm và kỷ năng xã hội
- Cảm nhận và biết bộ lộ tình cảm, trạng thái cảm xúc: vui, buồn, hạnh phúc, tức giận, sợ hãi,qua cử chỉ, hành động, lời nói phù hợp. 
- Biết mình được sinh ra và lớn lên nhờ bố mẹ và những người chăm sóc.
- Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình, cô giáo và bạn bè qua các công việc được giao và công việc tự phục vụ bản thân.
- Có những hành vi, cử chỉ lịch sự, lễ phép với mọi người xung quanh.
- Thích tham gia vào các hoạt động cùng với bạn bè.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, quy định ở trường, lớp, ở nhà và nơi công cộng.
- Thể hiện được tình cảm của bé với bà, mẹ, cô giáo, cô gì,trong ngày lễ 20/10.
Phát triển thẩm mỹ
 - Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm mô tả các hình ảnh về bản thân và người thân có màu sắc, bố cục phù hợp.
- Tô màu thiệp tặng bà, cô giáo, mẹ, chị, cô gì, nhân ngày 20/10
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về chủ đề.
Tôi là ai?
(1 tuần)
Mạng nội dung
BẢN THÂN
(4 tuần)
Cơ thể tôi
(1 tuần)
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh (2 tuần)
(1 tuần)
Mạng hoạt động
TT
LĨNH VỰC
NỘI DUNG
ĐIỀU CHỈNH
1
Phát triển thể chất
- Nhận biết thực phẩm theo nhóm, ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
- Thực hành vệ sinh cá nhân: Tập đánh răng; tập rửa mặt; rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh các giác quan.
- Tập các vận động: 
+ Đi trên ghế thể dục,
+ Bò bằng tay, bằng chân;
+ Tung bóng lên cao và bắt bóng; 
+ Ném xa bằng 2 tay.
- Tập phối hợp cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện một số việc tự phục vụ (chải đầu, đánh răng, cài, mở cúc áo, xúc cơm ăn, rót nước uống,..).
- Trò chơi: Ghép hình; Xếp hình người bằng que, hột hạt.
- Chơi vận động: Tạo dáng; Về đúng nhà; Mèo đuổi chuột; Kéo co. 
2
Phát triển nhận thức
Khám phá khoa học:
- Trò chuyện, đàm thoại, tìm hiểu bản thân trẻ, đặc điểm, sở thích, khả năng,
- Đàm thoại, trò chuyện các bộ phận trên cơ thể, các giác quan và hoạt động của chúng. 
- Trò chuyện về ngày 20/10
- Trò chuyện, đàm thoại tìm hiểu về bé lớn lê như thế nào và cần những gì để lớn lên và khỏe mạnh.
- Trò chơi: Nhận biết, phân biệt, rèn luyện các bộ phận cơ thể, các giác quan: “Cái túi bí mật”; Âm
thanh từ đâu?
b :Làm quen với Toán:
- Gọi tên và đếm các bộ phận trên cơ thể của bản thân và các bạn.
- Thực hành luyện tập qua các trò chơi: Đếm trên cùng một đối tượng (các bộ phận cơ thể, đồ dùng, đồ chơi) theo khả năng của trẻ, xếp tương ứng 1-1, đếm- so sánh 2 nhóm đối tượng và nhận xét trong phạm vi 2; nhận biết chữ số 1 và 2, số thứ tự tương ứng với số lượng trong phạm vi 2;
- Nhận biết To – Nhỏ 
- Trò chơi: so sánh số lượng các bộ phận cơ thể, các giác quan; nhận biết tay phải, tay trái.
3
Phát triển ngôn ngữ
- Trò chuyện về bản thân qua một số đặc điểm nỗi bật: Họ tên, tuổi, giới tính, dáng vẻ bên ngoài.
- Nghe đọc, kể lại chuyện: Gấu con bị đau răng; kể chuyện qua tranh về giữ gìn vệ sinh, sức khỏe.
- Thơ : Cô dạy ; Tâm sự của cái mũi, Bé ơi
- Làm sách về các giác quan, thức ăn, sức khỏe bản thân bé
- Trò chơi: Nhân đúng tên mình, Chi chi chành, Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ
- Xem sách, truyện, tranh
4
Phát triển tình cảm kỷ năng XH
- Trò chuyện về những hành vi tốt, những việc nên làm và không nên làm, những trạng thái cảm xúc qua tranh.
- Thực hành biểu lộ cảm xúc, luyện tập các hành vi tốt trong ứng xử giao tiếp qua trò chơi đóng vai “Mẹ - con”; “Phòng khám răng”; “Cửa hàng thực phẩm”
- Dán hình ảnh biểu thị hành vi ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp, phân biệt những hành động đúng – sai, các công việc bé có thể làm được.
- Tham gia các hoạt động thu dọn đồ chơi, đồ dùng vào nơi quy định; thực hiện các quy định chung của nhóm, lớp và gia đình.
- Xây dựng công viên cây xanh/ vườn hoa, xếp hình đường về nhà bé, công viên.
-Trò chơi: “Xếp vào đúng chỗ”; “Tôi vui - tôi buồn”.
-Thực hành công việc tự phục vụ: tự mặc áo, cởi áo, chải đầu, tự đi giày, dép.
-Biết nói một số câu chúc mừng trong ngày 20/10 dành cho bà, mẹ, cô giáo, và làm thiệp tặng người bé quý mến.
5
Phát triển thẩm mỹ
* Tạo hình: -Vẽ, tô màu khuôn mặt bé
 - Trang trí bánh sinh nhật
	- Tô màu hoa tặng cô, tặng mẹ
 - Cắt dán trang phục từ họa báo
Xếp hình: “Xếp nhà”, “Bạn của tôi”
Âm nhạc: Dạy hát, vận động bài: “Mừng sinh nhật; “Cái mũi”; “Càng lớn càng ngoan” Mời bạn ăn; Bài hát về các giác quan, vận động theo nhạc, vỗ tay theo nhạc, phách.
TCÂN: Hát to - hát nhỏ; Đoán tên bạn hát;
 Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ; Nghe đĩa các bài hát chủ đề “Bản thân”.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CON
CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ BÉ. SỐ TUẦN: 1
Thời gian thực hiện: Từ ngày 06 -10/10/2014
ĐỘ TUỔI: 4 – 5 TUỔI . Ca phụ
 NỘI DUNG
2
3
4
5
6
 ĐÓN TRẺ
 THỂ DỤC SÁNG
Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp, nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trẻ chơi tự chọn ở các góc.
Tập chung với toàn trường bài tập tháng 10, bài: “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
 - KĐ: Đi, chạy các kiểu theo bài: “Đồng hồ báo thức”
 - TĐ : Tập với bài: “ Chim bồ câu”
 + ĐT: Tay: Hai tay đưa ra trước, đưa lên cao .
 + ĐT: Chân: Đá chân trước đá chân sau
 + ĐT: Bụng: Cúi gập người về phía trước
 + ĐT: Bật: Bật nhảy tại chổ đồng thời tay đưa lên cao.
 - HT: Vẫy tay nhẹ nhàng theo nhạc
HOAT ĐỘNG HỌC
*KPKH 
Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của chúng
PTVĐ
Bò bằng bàn tay cẳng chân
*Âm nhạc
- Hát vận động: “Cái mũi”
- Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ
- Trò chơi: đoán tên bạn hát.
*Tạo hình
Trang trí bánh sinh nhật
*Toán
- Nhận biết to – nhỏ
DẠO CHƠI
NGOÀI TRỜI
- Quan sát tranh các bộ phận trên cơ thể, quan sát tranh bé trai, bé gái.Quan sát tranh chủ đề
- Vẽ tự do trên sân
-Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng, tạo dáng, cáo và thỏ, kéo co .
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen bài thơ: “ Cô dạy”
Kể chuyện sáng tạo theo đồ vật.
Rèn kỷ năng các nhóm: 
Đóng mở chủ đề.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên góc
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- Góc phân vai:
- Bác sỹ
- Mẹ con
- Bán hàng
Trẻ thoả thuận vai chơi,biết thể hiện vai chơi của mình, đoàn kết trong khi chơi.
Góc chơi phù hợp,có đủ đồ dùng cho trẻ chơi.
Cô giới thiệu và đàm thoại các góc chơi,trẻ nhận vai và thể hiện vai chơi của mình.
Góc nghệ thuật:
-Tô màu, vẽ nặn, xé dán về cơ thể.
- Múa hát 
Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
Bút màu, bút chì, giấy A4,đất nặn.
Cô động viên, hướng dẫn trẻ thực hiện tốt hơn
Góc xây dựng:
- Vườn hoa, công viên.
- Lắp ghép cơ thể bé.
Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi xây dựng.
Trẻ phân công công việc, cô gợi ý giúp trẻ hoàn thành công việc.
Góc thiên nhiên:
- Chăm sóc cây
- Chơi với cát, nước.
Trẻ biết yêu thiên nhiên, có ý thức chăm sóc bảo vệ cây.Trẻ được phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo.
Cây cảnh trong trường. Cát, nước sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
Cô bao quát trẻ, cùng chơi và thực hiện với trẻ
Góc thư viện :
- Lật sách
- Xem tranh
Rèn kỷ năng cho trẻ
cách lật mở sách đẻ làm quen với việc học đọc, học viết
Tranh, sách về chủ đề bản thân.
Cô cung cấp kiến thức và kỹ năng cho trẻ.
Thứ 2 ngày 06 tháng 10 năm 2014
TRÒ CHUYỆN ĐÂU TUẦN
 Cô đến sớm đón trẻ ,nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định .Khi trẻ đến tương đối đông đủ cô cùng trẻ trò chuyện về những ngày nghỉ cuối tuần. 
 Sau đó cô dẫn dắt trẻ vào chủ đề mới : Cô hướng dẫn trẻ quan sát các góc xem lớp mình hôm nay có gì mới. Cô cùng trẻ trò chuyện về các bức tranh .Trẻ nhận xét đặc điểm và nội dung của bức tranh .Qua đó cô cho trẻ biết những nội dung này có liên quan đến chủ đề cô cháu mình sẽ cùng khám phá trong tuần này 
 Cho trẻ đi về các góc chơi .
 HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH
 Đề tài : Tìm hiểu về các bộ phận cơ thể bé và tác dụng của chúng 
1. Kết quả mong đợi :
- Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của chúng 
- Biết vệ sinh thân thể sạch sẽ 
- Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng , hợp lý. 
2. Chuẩn bị : 
- Tranh các bộ phận cơ thể bé 
- Lô tô đồ dùng vệ sinh cá nhân 
3. Cách tiến hành : 
- Trẻ hát bài “ Cái mũi ’’ đi lại ngồi gần .Cô trò chuyện về các bộ phận cơ thể bé 
Cô hỏi trẻ: + Cô cháu mình vừa hát bài gì ? Bài hát nói về bộ phận nào ? 
 + Ngoài ra cháu còn biết những bộ phận nào nữa ? 
 	Hôm nay cô cháu mình sẽ tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng nhé . 
+ Khi các cháu soi gương các cháu thấy trên khuôn mặt mình có những bộ phận gì nào ? 
 	+ Các con thử nhắm mắt lại xem có nhìn thấy gì không ? Vậy mắt có tác dụng gì ? Lông mi có tác dụng gì ? 
 	- Cô Xịt nước hoa sau đó hỏi trẻ : Các con nghe gì không ? mùi gì ? vì sao cháu biết ? Bộ phận gì giúp cháu nhận biết được mùi ? 
- Cô đố các cháu bộ phận nào trên cơ thể chúng ta dùng để ăn, uống, nói, hát 
 + Trong miệng còn có những bộ phận nào ? 
- Tai có tác dụng gì ? Thử bịt tai lại xem có chuyện gì xảy ra nào ? 
 	+ Tay và chân có tác dụng gì ? có mấy tay ? mấy chân ? Bàn tay có mấy ngón ? các cháu đếm xem có mấy ngón tay nào ? Các ngón tay có chức năng gì ? ( Cầm ,giữ mọi) 
+ Trên mỗi ngón tay, ngón chân có gì ? móng tay, móng chân có tác dụng gì? 
- Ngoài các bộ phận chúng ta còn biết những bộ phận nào nữa ? (Tim, phổi,) 
- Cô cho trẻ xem tranh và cho trẻ lên chỉ các bộ phận , chức năng của từng bộ phận 
- Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận , mỗi bộ phận có chức năng khác nhau và chúng rất cần thiết để chúng tahoạt động hàng ngày .
* Để cơ thể cao lớn khoẻ mạnh chúng ta hải làm gì ? 
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các bộ phân trên cơ thể của mình ( ăn uống đủ chất ,chăm tập thể dục , tắm rữa,đánh răng 
* Sau đó cô cùng trẻ biểu diễn bài “Ồ sao bé không lắc”
- Kết thúc trẻ đọc thơ :’’ Xoè tay ” và đi ra sân 
 DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 
1. Hoạt động có chủ đích : Quan sát tranh:Các bộ phận cơ thể bé 
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết chức năng, tác dụng của các bộ phận trên cơ thể.
- Biết trên cơ thể có những bộ phận nào.
- Biết giữ gìn các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
- Tranh các bộ phận trên cơ thể con người.
3. Cách tiến hành : 
- Trẻ hát bài “ Cái mũi ’’ đi ra sân ngồi đội hình chữ u 
- Cô treo tranh “ cơ thể bé ’’ cho trẻ quan sát 
- Cô hỏi trẻ : + Tranh vẽ gì đây ? 
 + Cơ thể bé gồm những bộ phận gì ? 
 + Tác dụng của các bộ phận ? 
- Cô cho trẻ lên chỉ và nói tác dụng của các bộ phận 
- Cô giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể và ăn uống đủ chất 
 Chơi tự do : Cô bao quát trẻ chơi tốt 
 HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: Nghệ thuật : Vẽ chân dung bạn thân
Góc kết hợp: Xây dựng: Xây nhà bé 
 TV: Xem tranh
	PV: Bán hàng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen kiến thức mới: Bài thơ “ Cô dạy”
1. Kết quả mong đợi :
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
2. Chuẩn bị : 
Tranh minh họa nội dung bài thơ
3. Cách tiến hành:
- Cô cùng trẻ vận động bài “ Cái mũi ”. Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể 
Cô hỏi trẻ: + Các cháu vừa hát múa bài gì ? 
 + Ngoài mũi ra trên cơ thể chúng ta còn có những bộ phận nào nữa ? 
- Cô giới thiệu bài thơ “ Xèo tay ’’ 
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần . Cô nói về nội dung bài thơ
- Cô cho trẻ đọc theo cô từng câu một đến hết bài 2-3 lần 
- Cô hỏi trẻ : + Các cháu vừa đọc bài gì ? 
 + Bài thơ do ai sáng tác ? - Giáo dục trẻ biết vệ sinh cơ thể 
Thứ 3 ngày 7 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
 MÔN : THỂ DỤC
Đề tài : Bò bằng bàn tay cẳng chân
1. Kết quả mong đợi: 
 	- Trẻ biết bò bằng bàn tay cẳng chân.
 	- Trẻ có ý thức học tập và ý thức bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. 
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân sạch sẽ; 20 vòng thể dục; Phấn vẽ.
3. Tiến hành:
*Trẻ hát ‘’Cái mũi ’’  đứng quây quần bên cô để trò chuyện:
 	+ Cả lớp vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về cái gì?
* Cho trẻ đọc thơ: “Xòe tay” để ra sân thành đội hình vòng tròn: 
 	- KHỞI ĐỘNG: Trẻ khởi động: vừa đi vừa hát kết hợp các kiểu đi: Đi bằng bàn chân, gót chân, mũi chân, đi khom lưng, chạy nâng đầu gối chậm rồi nhanh dần. Sau đó, chuyển về 3 tổ để tập bài tập phát triển chung.
- TRỌNG ĐỘNG: 
 + Bài tập phát triển chung:
 	- Động tác tay: Hai tay giơ lên cao, sang ngang, lên cao, hạ xuống.
 	- Động tác chân: hai tay sang ngang, ngồi khuỵu gối tay đưa ra phía trước, hai tay sang ngang, hạ xuống.
 	- Động tác bụng: Tay chống hông xoay người sang hai bên, hạ xuống.
 	- Động tác bật: Bật tiến bật lùi, bật tiến.
 ( Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp. Riêng động tác chân làm thêm 1 lần 4 nhịp )
* Cô lắc xắc xô cho trẻ chuyển về 2 hàng dọc, đứng đối diện nhau:
 + Vận động cơ bản :
 	- Cô giới thiệu tên bài vận động.Bò bằng bàn tay cẳng chân.
- Cô làm mẫu lần 1 toàn phần.
 	 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích:
 	- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu.( Sữa sai)
 	- Lần lượt cả lớp thực hiện 2- 3 lần.
 	- Cho 2 tổ thi đua nhau.
 	- Trong quá trình trẻ làm cô nhớ chú ý sửa sai cho trẻ.
 	- Cô động viên khuyến khích trẻ và giáo dục trẻ phải chăm ngoan học giỏi, vâng lời bố mẹ, ông bà, anh chị.. Thường xuyên giư gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt.
 	+ Trò chơi vận động: “ Kéo co”.
- HỒI TĨNH: Trẻ đi nhẹ nhành 1 - 3 vòng tròn sân.
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Vẽ tự do trên sân
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết dùng phấn vẽ những gì mà trẻ thích.
- Trẻ chăm chú vẽ, không phá sản phẩm của bạn.
2. Chuẩn bị:
Phấn vẽ cho trẻ.
3. Cách tiến hành : 
- Trẻ hát bài “ Mừng sinh nhật ” đi ra sân 
- Cô hỏi trẻ : + Cô cháu mình vừa hát bài gì ? 
 + Bạn nào giỏi hãy tự giới thiệu về bản thân mình cho cô và các bạn biết nào ? 
- Cô giới thiệu đề tài vẽ tự do trên sân . - Cô trẻ làm bóng tròn to 
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô đến từng trẻ quan sát hướng dẫn cách vẽ , gợi ý để trẻ về chân dung của bạn ,vẽ về các bộ phận trên cơ thể.
- Kết thúc cô nhận xét bao quát lại tuyên dương khen ngợi trẻ
* TCVĐ : Cáo và thỏ
* Chơi tự do : chơi với đồ chơi ngoài trời
Cô bao quát trẻ chơi tốt 
 CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: PV : Gia đình
Góc kết hợp: Xây dựng: Xây nhà bé 
 TV: Xem tranh
	NT: Nặn cơ thể bé
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Kể chuyện sáng tạo : Kể chuyên theo đồ vật
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ quan sát và dùng hiểu biết của mình để kể chuyện sáng tạo theo đồ vật.
- Thông qua lời kể đạt tên cho câu chuyện của mình.
2. Chuẩn bị :
- Một số đồ chơi : Búp bê em bé , bàn chải đánh răng, khăn mặt , cặp mang 
3. Cách tiến hành : 
- Cô và trẻ hát tập rửa mặt đi lại ngồi gần cô 
- Cô giới thiệu các đồ chơi cho trẻ thấy 
- Từ những đồ chơi này cô muốn các con kể cho cô và các bạn nghe về câu chuyện của minh 
- Trẻ kể , cô hớng dẫn giúp trẻ kể hoàn thành câu chuyện của mình 
- Kết thúc cô nhận xét bao quát lai . khen ngơi những trẻ có câu chuyện hay , sáng tạo 
 Chơi tự do ở các góc.
* ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
Thứ 4 ngày 8 tháng 10năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc
Đề tài : Hát vận động bài “ Cái mũi ’’
Trò chơi : Đoán tên bạn hát
1. Kết quả mong đợi: 
- Trẻ hiểu nội dung bài hát 
- Biết hát và vận đông theo nhịp bài “ Cái mũi “ 
- Trẻ biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ . 
2. Chuẩn bị : 
- Mũ hoa
- 4 vòng tròn cho trẻ chơi 
3. Cách tiến hành : 
- Trẻ đọc bài thơ “ Cô dạy’’ đi lại ngồi gần cô 
- Cô hỏi trẻ : Cô cháu mình vừa đọc bài gì ? 
 + Trong bài thơ bàn tay như thế nào ? 
 	+ Thế có bộ phận gì trên cơ thể giúp ta thở và ngửi đựơc mùi thơm? 
 + Để giữ các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ các con phải làm gì ? 
- Sau đó cô dẫn dắt và dưới thiệu về bài hát “ Cái mũi” 
- Cô hát trẻ nghe một lần và nói về nội dung bài hát cho trẻ hiểu
- Cô hát lần 2 vừa hát vừa minh hoạ động tác 
- Trẻ hát cùng cô và đi về chỗ ngồi 
- Cô hỏi trẻ : + Cô cháu mình vừa hát bài gì ? 
 	 + Bài hát do ai sáng tác ? 
 	 + Mời các bạn ra xem cái gì ? 
 	 + Thở để cái mũi lớn nhanh như cái gì ? 
 	+ Gió bay qua đúng vào cái gì ? 
- Cô vận động cho trẻ xem 2 lần
- Trẻ hát vận động cùng cô 3-4 lần
- Tổ , nhóm, cá nhân hát vận động bài “ Cái mũi ’’ 
- Cô tuyên dương khen ngợi trẻ
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
. Trò chơi : Đoán tên bạn hát
- Trẻ chơi 2-3 lần 
- Kết thúc trẻ hát bài vận động “ Cái mũi ’’và đi ra sân . 
 DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh: Bé trai, bé gái
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời được các câu hỏi của cô.
- Trẻ biết đặc điểm giới tính, sở thích của bạn trai, bạn gái.
- Trẻ có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn trong mọi tình huống.
2. Chuẩn bị:
- Tranh bạn trai, bạn gái.
3. Cách tiến hành : 
- Trẻ hát bài “ Bạn có biết tên tôi ’’ đi ra sân 
 + Cô cháu mình vừa hát bài gì ? 
 + Bạn nào hãy tự giới thiệu về bản thân mình cho cô và các bạn biết nào ( Tên tuổi , giới tính , sở thích ) 
- Cô đa tranh bạn gái ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : 
 + Cô có bức tranh vẽ ai ? Bạn trai hay bạn gái ? 
 + Tranh vẽ bạn gái nh thế nào ? ( Đầu tóc, khuôn mặt, trang phục ) 
- Cô đa tranh bạn trai ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : 
 + Bức tranh vẽ ai ? Bạn trai hay bạn gái ? 
 + Bạn trai nh thế nào ? ( tóc , trang phục ) 
- Cô cho trẻ lên chỉ và nói về bạn trai bạn gái trong tranh 
- Cô hỏi trẻ tranh vẽ bạn trai và bạn gái có gì giống và khác nhau ? ( tóc , khuôn mặt, quần áo , giày dép ) 
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ 
Chơi tự do : Cô bao quát trẻ chơi tốt 
 CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: PV: Bác sỹ 
Góc thư viện: Xem tranh
Góc xây dụng: Xây nhà bé
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Đọc đồng dao bài: Lúa ngô là cô đậu nành
1. Kết quả mong đợi:
 - Trẻ biết tên đồng dao và đọc theo cô rõ ràng bài đồng dao
 - Trẻ biết hứng thú khi tham gia vào hoạt động
2. Chuẩn bị: 
 - Chiếu cho cô và trẻ ngồi 
3. Cách tiến hành:
	- Trẻ nghe hát “Bạn ở đâu” đi lại gần cô 
- Trò chuyện về nội dung bài hát .- Cô giới thiệu bài đồng dao “ Lúa ngô là ngô đậu nành” 
- Cô đọc bài đồng dao cho trẻ nghe 2lần. Cho trẻ đọc theo cô 2- 3 lần.
 + Chúng mình vừa đọc bài đồng giao gì ? 
 + Trong bài đồng dao nói về các loại thực phẩm gì? 
 + Lúa ngô là loại thực phẩm giàu chất gì...? 
 Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các chất. 
- Trẻ đọc lại bài đồng dao “ Lúa ngô là cô đậu nành” 1-2 lần
* Chơi tự do : Cô bao quát trẻ trong lúc chơi
 ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTro_chuyen_ve_cac_bo_phan_tren_co_the_be.doc
Giáo Án Liên Quan