Thiết kế giáo án lớp mầm - Đề 1: Bé và các bạn

I. Đón trẻ

- Cô niềm nở, ân cần với trẻ, giúp trẻ nhanh chóng làm quen với cô giáo và các bạn.

- Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.

- Trao đổi nhanh với phụ huynh về nội qui của trường, lớp, các hoạt động ở trường cũng như tình hình sức khoẻ của trẻ.

- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích

- Trò chuyện nới trẻ về bản thân trẻ: Tên, tuổi, sở thích: Tên con là gì? Con mấy tuổi? Con thích đồ chơi gì? Con thích ăn quả gì? Thích quần áo màu gì? .gợi ý trẻ giới thiệu về ảnh của mình nếu có.

- Đọc thơ, múa hát, kể chuyện có trong chủ đề.

- Xem tranh ảnh bé và các bạn.

- Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang HĐ khác

 

doc68 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế giáo án lớp mầm - Đề 1: Bé và các bạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN
Thời gian thực hiện: 3 tuần từ 7/9-25/9/2015
I. Đón trẻ 
- Cô niềm nở, ân cần với trẻ, giúp trẻ nhanh chóng làm quen với cô giáo và các bạn.
- Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về nội qui của trường, lớp, các hoạt động ở trường cũng như tình hình sức khoẻ của trẻ. 
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích
- Trò chuyện nới trẻ về bản thân trẻ: Tên, tuổi, sở thích: Tên con là gì? Con mấy tuổi? Con thích đồ chơi gì? Con thích ăn quả gì? Thích quần áo màu gì? .gợi ý trẻ giới thiệu về ảnh của mình nếu có.
- Đọc thơ, múa hát, kể chuyện có trong chủ đề.
- Xem tranh ảnh bé và các bạn.
- Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang HĐ khác
II. Thể dục sáng
 Thổi bóng.
1. Mục tiêu
- Tập thở sâu, trẻ được hít thở không khí trong lành và tắm nắng buổi sáng.
- Biết tập các động tác theo cô, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô qua đó phát triển cơ bắp dây chằng, chiều cao cho trẻ.
- Tập trung ngay ngắn khi có hiệu lệnh, và biết làm theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ có thói quen tập TD, có tinh thần tập thể, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết.
- Giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái khi tham gia các hoạt động khác
- GD trẻ có thói quen thể dục sáng để có cơ thể khoẻ mạnh
2. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng
- Đầu tóc, quần áo trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.
- Mỗi trẻ 1 quả bóng đường kính 15-20cm.
- Tâm sinh lý thoải mái
3. Tổ chức HĐ 
a. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng quanh nơi tập 1-2 vòng, trẻ lấy bóng và đứng thành vòng tròn để tập.
b. Trọng động
 Cho trẻ tập với các động tác theo cô.
* Đtác 1: Thổi bóng ( Tập 3-4 lần)
- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới chân, hai tay chụm lại để trước miệng
- Tập:
+ Cô nói “ Thổi bóng ” trẻ hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay cũng dang rộng ra từ từ ( làm bóng to)
+ Trở lại tư thế ban đầu
* Đtác 2: Đưa bóng lên cao ( Tập 3-4 lần)
- TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2tay cầm bóng để ngang ngực
- Tập:
+ Cô nói: “ Đưa bóng lên cao ” 2 tay trẻ cầm bóng đưa thẳng lên cao.
+ Cô nói: “ Bỏ bóng xuống” trẻ đưa 2 tay cầm bóng về tư thế ban đầu.
* Đtác 3: Cầm bóng lên ( Tập 2-3 lần)
- TTCB: Chân đứng ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
- Tập:
+ Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống, cầm bóng giơ lên ngang ngực.
+ Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt xuống sàn
* Đtác 4: Bóng nẩy ( Tập 4-5 lần)
- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, hai tay cầm bóng.
- Tập:
+ Trẻ nhảy bật tại chỗ vừa bật vừa nói “ Bóng nẩy”
c. Hồi tĩnh 
 Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng quanh sân tập rồi chuyển sang hoạt động khác
III. Chơi HĐ góc 
Chơi vào thứ 2,4,6 trong tuần.
- Dự Kiến nội dung chơi 
- Góc thao tác vai:
 + Chơi bế em, cho em ăn
 + Chơi bán hàng: Bán hàng, hoa quả, đồ chơi.
- Góc hoạt động với đồ vật:
 + Xâu vòng trang trí lớp, xếp nhà....
 + Nhận biết màu đỏ, vàng.
- Góc vận động: 
 + Chơi với vòng, bóng.
 + Chơi kéo đẩy đồ chơi.
- Góc sách: 
 + Xem sách, tranh ảnh về bé và các bạn.
1. Mục tiêu 
- Thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ.
- Hình thành khả năng phối hợp các giác quan của trẻ, phát triển các cơ ngón tay và vận động của trẻ.
- Bước đầu trẻ biết tập chơi với đồ dùng đồ chơi, biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ hứng thú chơi, không tranh giành đồ dùng đồ chơi của bạn trong khi chơi.
- Biết cách bế em, xúc cho em ăn .....
- Chơi xong biết thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi qui định cùng cô.
2. Chuẩn bị 
- Đồ dùng đồ chơi em bé: búp bê, bát thìa..
- Đồ bán hàng: bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt.
- Vòng, bóng......
- Tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, hình ảnh bé và các bạn
- Đồ dùng đồ chơi các góc sắp xếp , trang trí , theo chủ đề. 
3. Tổ chức hoạt động
a. Bước 1: Thoả thuận trước khi chơi
* Gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi T.C, hát múa, đọc thơTrò chuyện về chủ đề và dẫn dắt trẻ vào hoạt động
* Giới thiệu góc chơi - lựa chọn chủ đề chơi
- Góc thao tác vai có búp bê, bát, thìa......
- Góc vận động có bóng, vòng. 
- Chúng mình thích chơi với những đồ chơi đó không? Cô mời trẻ về góc trẻ thích và chơi
- Cô bao quát và cân đối trẻ ở các góc.
- Giáo dục trẻ trước, trong và sau khi chơi: 
+ Lấy, chơi, và cất đồ chơi nhẹ nhàng đúng nơi qui định, không ném đồ dùng đồ chơi, 
+ Không tranh giành đồ chơi của bạn....
b. Bước 2: Quá trình chơi
- Cô đi nhanh đến từng góc chơi, quan sát trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ.
- Cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ.
+ Đối với trẻ chưa biết thao tác với đồ vật cô cần hướng dẫn trẻ, cô có thể làm mẫu hoặc gợi ý trẻ bằng lời.
+ Đối với những trẻ đã biết cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời và nâng cao yêu cầu giúp trẻ hứng thú và say sưa hơn.
VD: Ở góc thao tác vai trẻ chưa biết sắp xếp hàng cô đến nhập vai: để tôi giúp bác bày hàng nhé, xin mời các bác đến mua hàng..
- Quan sát trong quá trình chơi của trẻ: Chú ý đến các kỹ năng chơi của trẻ, kỹ năng giao tiếp, thao tác với đồ dùng đồ chơi để uấn nắn kịp thời.
- Sử lí các tình huống kịp thời khi xảy ra
- Gợi ý để trẻ đổi góc chơi nếu thấy trẻ chán.
c. Bước 3: Nhận xét sau khi chơi
- Trước khi cô báo tín hiệu kết thúc cô cần đặt câu hỏi và hỏi trẻ đã làm được gì? Chơi có vui không?
- Cho trẻ tự nhận xét các bạn ai chơi ngoan? Ai chơi hư?
- Cô nhận xét chung ngắn gọn, khuyến khích động viên trẻ tạo niềm vui hứng thú cho trẻ vào các giờ sau
- Giới thiệu nội dung chơi hôm sau, tạo hứng thú chơi cho trẻ.
* Kết thúc
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi theo từng góc chơi ( vừa thu dọn vừa hát bài “ Giờ chơi đã hết” )
- Chú ý đến kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi của trẻ
IV. Chơi HĐNT - Dạo chơi:
 Tổ chức vào các ngày trong tuần
V. Tổ chức ăn trưa. 
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên món ăn, biết giá trị dinh dưỡng có trong món ăn.
- Biết cách xúc cơm ăn, biết kê ghế ngồi vào bàn ăn.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, không làm rơi vãi thức ăn, không xúc cơm sang bát của bạn và ăn gọn gàng, biết một số thói quen hành vi văn minh (mời cô và các bạn trước khi ăn, ăn nhai kĩ, không nói chuyện, đùa nghịch, khi hắt hơi biết che miệng )
- Vệ sinh sạch sẽ ( lau tay, miệng, uống nước,....). cất bát thìa sau khi ăn , cất ghế gọn gàng. Không chạy nhảy sau khi ăn.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ăn hết xuất ăn, ăn đủ chất.
2. Chuẩn bị
a. Chuẩn bị của cô:
- Mặc quần áo công tác, khẩu trang.
- Dụng cụ đựng, chia thức ăn.
- Bài hát mời bạn ăn
- Nhạc cho trẻ nghe trong khi ăn.
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Bàn, ghế (đủ 4-6 trẻ một bàn)
- Bát, thìa.(đủ theo số lượng trẻ)
- Đĩa đựng khăn lau ẩm, đĩa đựng thức ăn rơi.
- Khăn lau miệng, cốc uống nước.
3. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * HĐ1. Gây hứng thú - Giúp trẻ tỉnh táo
- Cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”
- Trò chuyện về bài hát
- Giáo dục trẻ phải ăn uống đầy đủ chất và giữ gìn vệ sinh cơ thể chăm tập thể dục thì cơ thể mới khỏe mạnh thông minh.
* HĐ2. Tổ chức bữa ăn:
a. Trước khi ăn.
- Trước khi ăn cô dạy các con phải làm gì? 
- Vậy các con đã rửa sạch tay chưa? 
- Xòe đôi bàn tay để cô kiểm tra xem có bạn nào tay còn bẩn không.
- Cô cũng đã rửa tay sạch rồi đấy.
- Hướng dẫn trẻ kê ghế vào bàn
=> Cô giới thiệu món ăn, kích thích trẻ muốn ăn.
- Các con ơi! hôm nay các cô, bác nuôi dưỡng đã chế biến, nấu món cơm thịt bò, canh rau cải này đấy.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con đã được ăn cơm thịt bò, canh rau cải bao giờ chưa?
+ Ăn cơm thịt bò, canh rau cải cung cấp chất gì cho cơ thể?
=> Cô khái quát: Ăn cơm thịt bò, canh rau cải cung cấp cho các con các chất như: Bột đường, chất đạm, chất béo và cả Vitamin nữa.
- Các con hãy ăn hết xuất của mình để không phụ lòng các cô và còn để cơ thể khỏe mạnh nhé!
- Thế trước khi ăn các con phải mời ai? Khi chưa mời các con có được ăn không nào?
=> Cô khái quát: Đúng rồi trước khi ăn chúng mình phải mời mọi người. Nếu ở lớp các con phải mời cô và các bạn còn ở nhà các con phải mời ông bà, bố mẹ rồi mới được ăn chúng mình nhớ chưa.
- Còn trong khi ăn chúng ta phải ăn như thế nào?
=> Các con phải ăn gọn gàng không để rơi vãi thức ăn, không nói chuyện, đùa nghịch nhau, nếu có thức ăn rơi ra bàn chúng ta phải nhặt vào đĩa, không được xúc cơm sang bát bạn và ăn hết xuất.
- Sau khi ăn các con phải làm gì?
=> Các con phải cất bát thìa đúng nơi và lau tay, miệng, uống nước rồi lấy ghế về chỗ ngồi của mình không chạy nhảy sau khi ăn.
- Cô chia cơm và thức ăn ra từng bát và chia cho trẻ ăn.
- Cô mời các con cơm (cô hướng dẫn trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn)
b. Trong khi ăn:
- Khi trẻ ăn: Cô tạo không khí vui vẻ, thoải mái, động viên trẻ ăn hết xuất (có thể bật nhạc cho trẻ nghe)
- Cô chú ý quan tâm tới trẻ ăn chậm (khuyến khích trẻ ăn nhanh hơn), với trẻ biếng ăn và mới ốm dậy cô có thể bón cho trẻ ăn
- Cô chú ý đề phòng trẻ bị hóc, sặc (cô nhắc trẻ ăn nhai kĩ không ăn quá nhanh kẻo bị sặc)
- Hướng dẫn trẻ cách xúc cơm ăn sao cho không bị rơi vãi..
- Giáo dục hành vi văn minh như: Ho phải che miệng, không đùa trong khi ăn
- Động viên trẻ ăn hết xuất.
c. Sau khi ăn:
- Cô hướng dẫn trẻ khi ăn xong xếp bát, thìa, ghế đúng nơi quy định. 
- Rửa tay, lau miệng cho trẻ
- Hướng dẫn trẻ lấy nước uống, uống nước từ từ, từng ngụm để không sặc hoặc không ướt áo.
- Nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, hoặc đùa nghịch sau khi ăn.
*HĐ3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét buổi ăn và tuyên dương trẻ
- Hỏi lại trẻ hôm nay ăn món gì? Vậy khi đi học về các con sẽ kể cho ông bà, bố mẹ hôm nay cô cho các con ăn cơm thịt bò canh rau cải nhé!
 - Trẻ hát cùng cô 
- Trẻ trò chuyện cùng cô 
- Rửa tay sạch bằng xà phòng
- Rồi ạ 
- Trẻ xòe tay cho cô kiểm tra
- Trẻ kê ghế vào bàn ăn
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu
 - Trẻ nói theo kinh nghiệm
 - Chất bột, đạm
 - Trẻ nghe cô nói
- Trẻ mời cô và các bạn ạ 
- Không ạ
- Ăn ngoan, hết suất.
- Cất bát thìa đúng nơi quy định 
- Trẻ tự kê ghế vào bàn
- Trẻ mời cô và các bạn
- Trẻ ăn hết xuất, không nói chuyện.
- Trẻ cất đồ dùng
- Uống nước
- Trẻ nghe cô nhận xét
VI. Tổ chức ngủ trưa. 
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết giấc ngủ rất quan trọng đối với con người, ngủ có lợi cho sức khỏe.
- Trẻ được ngủ đủ giấc, khi tỉnh dậy trẻ có một tinh thần thoải mái không mệt mỏi.
b. Kĩ năng
- Rèn trẻ thói quen nền nếp ngủ đúng giờ.
- Rèn trẻ kĩ năng sống tự phục vụ bản thân như đi vệ sinh, lấy và cất gối gọn gàng đúng nơi quy định.
- Rèn trẻ kĩ năng cảm thụ âm âm nhạc qua bài hát ru ( trước khi ngủ trẻ được nghe hát ru để đưa trẻ vào giấc ngủ ).
c. Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô dành cho trẻ qua bài hát ru và sự chăm sóc ân cần khi bé ngủ. 
- Tạo cảm giác gần gũi như ở nhà của bé.
- Tuân theo sự hướng dẫn của cô.
2. Chuẩn bị trước khi cho trẻ ngủ:
- Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh cá nhân.
- Uống nước súc miệng sạch sẽ để tránh việc trẻ ngậm cơm, thức ăn hay các vật dụng khác khi đi ngủ.
- Cho trẻ cởi bớt áo khoác ngoài để trẻ thoải mái khi nằm ngủ
- Cô chuẩn bị đầy đủ chăn, gối, giường đủ cho số lượng của trẻ khi kê giường cô chú ý kê hợp lý để có lối đi lại thuận tiện cho trẻ và sự quan sát của cô.
- Giảm ánh sáng trong phòng bằng cách kéo bớt rèm cửa, đóng bớt cửa sổ tránh gió lùa, tắt bớt điện cho trẻ dễ ngủ.
3. Trong khi ngủ:
- Cô nói sau bữa ăn các con đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ chưa?
- Chúng mình đi vệ sinh cá nhân chưa nào?
- Cô nói sau bữa ăn trưa các con có biết bây giờ đến giờ gì không?
- Bây giờ các con hãy lấy gối và đi nhẹ nhàng về chỗ nằm của mình nào (Bạn trai nằm với bạn trai, bạn gái nằm với bạn gái)
- Cô đắp chăn cho trẻ ngủ nếu có
- Để các con dễ đi vào giấc ngủ cô sẽ hát ru các con ngủ nhé
“À a à ơi à a à ơi.
Con ơi con ngủ cho lành.
Để mẹ ghánh nước rửa bành cho voi.
Muốn coi lên núi mà coi.
Coi Bà Triệu Tướng cưỡi voi đánh cồng.
À á à ơià á à ơi
Công cha như núi thái sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Con ơi muốn nên thân người.
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
À á à ơi, à á à ơi.”
- Bây giờ các con hãy nhắm mắt của mình lại khi các con nhắm mắt ngủ trong giấc mơ các con sẽ được gặp cô Tiên xanh trong khu vườn cổ tích đấy.
- Khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ để xử trí các tình huống có thể xảy ra, chú ý với những trẻ khó ngủ cô an ủi vỗ về âu yếm để trẻ dễ ngủ, với những trẻ có thói quen nằm sấp cô tôn trọng thói quen đó của trẻ nhưng khi trẻ đã đi vào giấc ngủ cô lật trẻ nằm lại để tránh ngạt thở.
- Chỉnh lại chăn gối nếu trẻ làm xô lệch.
4. Sau khi ngủ .
- Trẻ nào thức dậy trước cô cho dậy trước nhưng cần tránh ồn ào ảnh hưởng đến những trẻ khác.
- Không nên đánh thức trẻ dậy một cách đồng loạt
- Không đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ thức giấc vì đễ làm trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi.
+ Cô đánh thức trẻ dậy bằng bài hát "Nào bạn ơi mau dậy đi thôi
 Dậy cùng cô vui học, vui chơi
 Nào bạn ơi ta cùng xếp gối
 Cùng gấp chăn chuẩn bị ăn bữa chiều"
- Chúng mình cùng vươn vai cho đỡ mỏi nào.
- Hướng dẫn trẻ cất gối chăn cùng cô.
- Cô và trẻ trò chuyện để trẻ tỉnh ngủ chuyển sang ăn quà chiều
- Các con ngủ có ngon không?
- Ai kể cho cô nghe trưa nay con mơ thấy gì?
- Có bạn nào gặp cô Tiên xanh trong giấc mơ của mình không?
* Trưa nay cô nghe thấy Cô Tiên xanh thì thầm vào tai cô rằng các bạn lớp 2 tuổi B ăn thật ngoan, ngủ thật ngoan, chăm học và lễ phép. Cô Tiên xanh sẽ thưởng cho chúng mình rất nhiều quà đấy. Các con có thích không?
- Bây giờ chúng mình cùng rửa mặt rửa tay sạch sẽ để ăn quà chiều nào.
Tuần 1: Bé biết nhiều thứ. ( Từ 7/9 - 11/9/2015)
Thứ hai, ngày 7 tháng 9 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
PTTC, XH&TM:
NDTT: Hát “Lời chào buổi sáng”
Nghe hát: Cháu đi mẫu giáo
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ hát thuộc bài hát, bước đầu biết hát theo cô bài hát “ Lời chào buổi sáng”, hứng thú hát cùng cô, nhớ tên bài hát, tên tác giả...
+ Chú ý nghe hát, đung đưa theo giai điệu của bài hát và hưởng ứng cùng cô.
- Kỹ năng: Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ, phát triển các giác quan: Tai, mắt
- Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ và cô giáo.
II. Chuẩn bị 
- Đàn oóc gan
- Dạy trẻ hát thuộc lời ở mọi lúc mọi nơi.
- Hình ảnh bé được Bố, mẹ đưa đi học.....
- Tâm sinh lý thoải mái
III. Tổ chức HĐ
HĐ của cô
HĐ của trẻ
* HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh bố mẹ đưa bé đế lớp và trò chuyện cùng trẻ chuyện 
- Giáo dục trẻ:.
* HĐ2: Dạy hát “ Lời chào buổi sáng”
- Cô hát cho trẻ nghe và giới thiệu tên bài hát, giảng nội dung bài hát cho trẻ hiểu.
- Cả lớp hát cùng cô 3 lần 
- Tổ hát cùng cô 3 lần
- Nhóm hát cùng cô 3 lần
- Cá nhân hát cô 2 lần
=> Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ hát, chú ý sửa sai cho trẻ.
* HĐ3: Nghe hát “ Cháu đi mẫu giáo”
- Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Cháu đi mẫu giáo” và cho trẻ đoán tên bài hát.
- Hát cho trẻ nghe 1 lần 
- Giới thiệu tên bài hát, và giai điệu của bài hát 
- Cô hát và múa cho trẻ xem 
- Mời trẻ hưởng ứng cùng cô. 
* Kết thúc:
- Hôm nay chúng mình học hát bài gì?
- Cô và trẻ hát “ Lời chào buổi sáng” ra sân
Trẻ xem tranh và trò chuyện
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ hát cùng cô
Trẻ đoán tên bài hát 
Trẻ nghe
Trẻ hát, hoặc đưa người 
Trẻ TL
Trẻ hát và ra sân 
B. HĐNT - DẠO CHƠI
- HĐ CMĐ: Quan sát nhà bóng, xích đu, đồ chơi liên hoàn
- TCVĐ: Về đúng nhà
- Chơi với xích đu, bập bênh: Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mục tiêu
- Trẻ được thay đổi môi trường hoạt động, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ ở trẻ.
- Trẻ nhận biết được tên gọi các loại đồ dùng đò chơi ngoài trời: Nhà bóng, xích đu, đò chơi liên hoàn...
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các câu hỏi đàm thoại
- Phát triển vận động chạy, nhảy...cho trẻ qua TCVĐ.
- Trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ
- Giáo dục trẻ: Chơi đúng khu vực qui định, chơi đảm bảo an toàn
2. Chuẩn bị
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Địa điểm quan sát, hệ thống câu hỏi đàm thoại, đồ dùng đồ chơi.
- Sân sạch sẽ bằng phẳng
- Tâm sinh lý thoải mái.
- Chú ý đến những trẻ có sức khoẻ yếu
3. Tổ chức hoạt động
* Gây hứng thú
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”trò chuyện dẫn dắt vào hoạt động
* HĐCMĐ: Quan sát đồ chơi ngoài trời
- Cô trò chuyện với trẻ về đồ dùng đò chơi ngoài trời:
+ Đây là đồ chơi gì?
+ Dùng đẻ làm gì?
+ Còn đây là đồ chơi gì?
+ Chúng mình thích chơi với các đồ chơi này không?...
+ Khi chơi các con sẽ chơi ntn?
+ có sô đẩy bạn ngã không?
- Cô bổ sung và cung cấp thêm kiến thức cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chơi với các đồ chơi ngoài trời, không xô đẩy kẻo ngã....
* TCVĐ: ‘‘Về đúng nhà’’
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần theo hứng thú.
- Khuyến khích động viên trẻ tham gia một cách hứng thú.
* Chơi với đồ chơi ngoài trời:
- Cô nhắc nhở trẻ chơi đúng khu vực qui định, chơi đoàn kết đảm bảo an toàn
- Cô quan sát trẻ ở tất cả các khu vực chơi
* Kết thúc
- Cô cho trẻ nhận xét buổi chơi, cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
C. CHƠI HĐ GÓC
- Thao tác vai: Chơi TC: Nấu cho em bé ăn, A lô ai đấy? bạn nào đấy?.
- Họat động với đồ vật: Chơi xâu hạt vòng. 
- Vận động: Chơi với vòng, bóng.
- Xem sách tranh về bé và các bạn.
D. HĐ ĂN – NGỦ TRƯA
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng ăn ngủ cho trẻ
- Giáo viên rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng cho trẻ
sau khi ăn 
- Giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn hết xuất. 
- Cho trẻ uống nước xúc miệng
- Cho trẻ nghe các bài hát ru, nhạc nhẹ.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều 
- Cho trẻ chơi với các đò chơi ở các góc chơi mà trẻ thích
- Ăn xế.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Dạy trẻ học hát, đọc thơ: Thơ “Chào”, hát “ Lời chào buổi sáng”.
- Bình cờ - trả trẻ
G. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
_____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
 PTNN:
Thơ: “ Chào”
I. Mục tiêu
- Kiến thức : Trẻ đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ “ Chào”, hứng thú đọc thơ cùng cô 
- Kỹ Năng : + Rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết lễ phép chào hỏi người lớn, ông bà, cô giáo...
II. Chuẩn bị
 - Tranh ảnh về buổi sáng các bé được bố mẹ đưa đến lớp.
 - Tranh minh hoạ thơ, giáo án điện tử.
 - Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
 - NDKH: Lời chào buổi sáng. 
III. Tổ chức hoạt động
HĐ của cô
HĐ của trẻ
* HĐ1: Gây hứng thú
 - Hát: Lời chào buổi sáng và trò chuyện dẫn dắt vào bài 
* HĐ2 : Đọc thơ diễn cảm
 - Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm 
 - Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm + tranh minh hoạ
* HĐ3: Giúp trẻ hiểu nội dung:
- Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai? 
- Em bé đã chào ai?
- Cô khen em bé như thế nào?
- Em bé còn chào ai nữa ?
- Bác nói gì với em?
- Chúng mình thấy em bé trong bài thơ như thế nào? Ngoan hay hư?
- Chúng mình học tập ai? Vì sao?
=> Sau mỗi câu hỏi cô khái quát khẳng định ý đúng cho trẻ, trích dẫn thơ làm rõ ý. 
- GD trẻ biết chào hỏi, lễ phép với người lớn....
* HĐ4: Trẻ đọc thơ 
- Cả lớp đọc thơ 2-3 lần 
- Tổ đọc thơ 2 lần
- Nhóm đọc thơ 2 lần
- Cá nhân đọc thơ 1 lần
=> Cô bao quát, chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc cùng cô. 
* Kết thúc:
- Lần 3 cô đọc thơ diến cảm cho trẻ nghe + giáo án điện tử.
 - Cô cho trẻ hát bài: Lời chào buổi sáng và ra sân 
Trẻ trò chuyện
Trẻ chú ý lắng nghe
1-2 trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docGA_3_t.doc