Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Các bộ phận trên cơ thể bé

I. MỤC TIÊU:

 1. Phát triển thể chất:

a. Phát triển vận động:

- Trẻ nhận biế- Biết thực hiện một số bài tập cơ bản: Đi chạy thay đổi tốc độ theo hướng dích dắc.

 - Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động với các giác quan: Tay vai, chân, bụng lườn.

b. Dinh dưỡng và sức khoẻ.

- Trẻ nhận biết biểu hiện bệnh qua một số biểu hiện cụ thể, và biết cách phòng tránh.

- Biết chăm sóc cơ thể: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

 2. Phát triển nhận thức:

a. Khám phá khoa học:

- Trò chuyện tìm hiểu về các bộ phận cơ thể và các chức năng của các giác quan. Biết phân biệt các bộ phận cơ thể, các giác quan và chức năng của chúng qua trò chơi trãi nghiệm.

- Xác định vị trí của đồ vật(phía phải phía trái) của bản thân trẻ và so với bạn khác

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Các bộ phận trên cơ thể bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ BÉ.
I. MỤC TIÊU:
 1. Phát triển thể chất: 
a. Phát triển vận động:
- Trẻ nhận biế- Biết thực hiện một số bài tập cơ bản: Đi chạy thay đổi tốc độ theo hướng dích dắc.
 - Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động với các giác quan: Tay vai, chân, bụng lườn.
b. Dinh dưỡng và sức khoẻ.
- Trẻ nhận biết biểu hiện bệnh qua một số biểu hiện cụ thể, và biết cách phòng tránh.
- Biết chăm sóc cơ thể: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
 2. Phát triển nhận thức:
a. Khám phá khoa học: 
- Trò chuyện tìm hiểu về các bộ phận cơ thể và các chức năng của các giác quan. Biết phân biệt các bộ phận cơ thể, các giác quan và chức năng của chúng qua trò chơi trãi nghiệm. 
- Xác định vị trí của đồ vật(phía phải phía trái) của bản thân trẻ và so với bạn khác
 3. Phát triển ngôn ngữ: 
a. Nghe hiểu lời nói:
- Nghe truyện có nội dung liên quan đến các bộ phận cơ thể, các giác quan: chuyện tay phải – tay trái.
b. Nói:
 - Kể chuyện theo tranh.: Câu chuyện tay phải tay trái.
 - Sử dụng một số từ chỉ tên gọi (tên bạn, tên các bộ phận) các giác quan của cơ thể.
- Dùng lời nói để nói lên nhu cầu, mong muốn của bản thân.
c. Làm quen với việc đọc, viết:
- Nhận dạng và phát âm chữ cái đã học trong tên trẻ, tên các bộ phận cơ thể, tên các giác quan.
- Nhận biết và tô các chữ cái a, ă, â.
 4. Phát triển tình cảm - xã hội:
a. Phát triển tình cảm. 
- Nhận biết, phân biệt những cảm xúc khác nhau qua tranh, lời nói, cử chỉ, nét mặt.
- Tự hào về bản thân, những sản phẩm tự làm ra.
- Thể hiện tình cảm phù hợp qua trò chơi: Phòng khám bệnh, xây dựng, 
b. Phát triển khoa học xã hội.
- Thực hiện những quy định nề nếp, vệ sinh chung: giữ gìn, cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi.
 5. Phát triển thẩm mĩ: 
a. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật. 
- Hát và vận động nhịp nhàng bài: Em thêm 1 tuổi, 
vẻ đẹp của giai điệu bài hát qua hoạt động hát, múa
 b. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc, tạo hình:
- Biết sử dụng bút màu, viết chì để tạo ra bức tranh.
- Cảm nhận vẻ đẹp của giai điệu bài hát qua hoạt động hát, múa
II. MẠNG NỘI DUNG:
Các bộ phận trên cơ thể bé
Các bộ phận cơ thể bé.
Các giác quan
- Cơ thể của tôi do nhiều bộ phận khác nhau hợp thành.
- Mỗi bộ phận đều rất quan trong và không thể thiếu, giúp tôi có thể cử động, di chuyển, vận động và làm nhiều việc ở trường, ở nhà.
- Hằng ngày tôi làm được nhiều việc ở trường và ở nhà.
- Cơ thể có thể khỏe mạnh và ốm đau, cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh cơ thể khỏe mạnh và giữ gìn cơ thể khi thời tiết thay đổi.
- Tôi yêu quý và tự hào về cơ thể của mình.
- Phân biệt 5 giác quan trên cơ thể.
- Phân biệt tác dụng và chức năng của các giác quan.
- Luyện tập các giác quan: Sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết và phân biệt đồ vật (hình dạng, kích thước, số lượng, màu sắc, vị trí không gian) sự vật hiện tượng xung quanh.
- Giữ gìn và bảo vệ các giác quan
Hát + VĐ: Em thêm 1 tuổi.
Nghe: Ngôi sao nhỏ.
Trò chơi:
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: 
 Hát + VĐ: Em thêm 1 tuổi.
 Nghe: Mừng sinh nhật
Đi,Chạy thay đổi tốc độ, theo đương dích dắc
 TC: Chạy tiếp cờ
 Trò chơi: Đoán tên bạn hát
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển thể chất
Các bộ phận trên cơ thể bé.
Truyện: Câu chuyện của tay phải, tay trái.
LQCV: Tô chữ cái A, Ă, Â.
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển tình cảm xã hội
- Khám phá khoa học: Trò chuyện về các giác quan.
Trò chơi: Phòng khám bệnh, xây dựng, Bếp ăn dinh dưỡng.
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 05
Chủ đề: Bản thân ( Từ ngày 1à 05/10/2012)
Chủ đề nhánh: Các bộ phận trên cơ thể bé . 
 Thứ
Hoạt động 
Thứ 2
(1/10/2012)
Thứ 3
(02/10/2012)
Thứ 4
(3/10/2012)
Thứ 5
(4/10/2012)
Thứ 6
(5/10/2012)
Đón trẻ- điểm danh-
thể dục đầu giờ.
7h à8h.
* Đón trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ làm và treo một số tranh về cơ thể của bé. Trò chuyện với trẻ về cơ thể của bé, các bạn trong lớp.
- Chơi tự do. Điểm danh.
* Điểm danh.
* Thể dục:
 1. Khởi động: Trẻ đi vàng tròn, kết hợp đi theo các kiểu, chạy nhẹ nhàng về đội hình 3 hàng dọc, chuyển thành 3 hàng ngang.
 2. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Tập với bài “chim câu trắng”.
 3. Hồi tĩnh: Động tác hồi tĩnh theo nhạc.
Hoạt động có chủ đích
8hà8h40
- PTTC:
-Đi,Chạy thay đổi tốc độ,theo đường dích dắc.
- PTNT:
- Trò chuyện về các giác quan.
- PTTM:
- NDTT:
+VĐMH " bài "em thêm 1 tuổi".
- NDKH:
+Nghe hát: "Mừng sinh nhật".
+ TCAN: "Đoán tên bài hát". 
- PTNT:
- Xác định vị trí của đồ vật (phía phải – phía trái) của bản thân trẻ và so với với bạn khác.
- PTNN: 
- Tập tô a-ă-â.
Hoạt động ngoài trời
8h40à9h20
- Quan sát 2 lỗ tai va biết ích lợi của tai.
- TC: .Chi chi chành chành.
- Quan sat khuôn mặt của trẻ.
- TC: Lộn cầu vồng.
- Quan sát trò chuyện về đôi mắt
- T/C: Chi chi chành chành.
- Quan sát về 2 đôi tay và ích lợi của tay.
- TC: Lộn cầu vồng.
- Quan sát trò chuyện về cái mũi.
- T/C: Chi chi chành chành.
- Trẻ chơi tự do.
Hoạt động góc
9h20à10h
* Đóng vai: Bác sĩ, mẹ con, nấu ăn.
- Yêu cầu:
 + Trẻ biết thể hiện được vai chơi, biết cách bán hàng, khám bệnh, nấu những món ăn đơn giản.
- Chuẩn bị:
 + Bộ đồ dùng nấu ăn, bộ đồ chơi bác sĩ, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi.
- Tổ chức thực hiện:
 + Cho trẻ chơi bác sĩ, bán hàng, nấu ăn.
* Xây dựng: Xây khu vui chơi, xây bếp ăn.
- Yêu cầu:
 + Trẻ biết thể hiện được vai chơi, biết xây khu vui chơi, xây bếp ăn.
- Chuẩn bị:
 + Gạch xây dựng, hàng rào, cây xanh, hoa, lon bia.
- Tổ chức thực hiện:
 + Cho trẻ xây khu vui chơi, xây bếp ăn, có vườn cây xanh, hoa, cỏ, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà để xe.
* Thư viện: Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về các bạn, làm Album các bạn. 
- Yêu cầu:
 + Trẻ biết thể hiện được vai chơi, biết cách lật sách nhẹ nhàng.
- Chuẩn bị:
 + Các loại sách về cơ thể của bé.
- Tổ chức thực hiện:
 + Cho trẻ vào bàn ngồi xem sách về cơ thể của bé.
* Nghệ thuật: Ghép hình, tô màu, cắt, dán các bộ phận của cơ thể bé.
- Yêu cầu:
 + Trẻ biết ghép hình, tô màu, cắt, dán các bộ phận của cơ thể bé. .
 - Chuẩn bị:
 + Giấy màu, hồ, kéo, đất nặn, sáp màu, bút chì.
- Tổ chức thực hiện:
 + Cho trẻ ghép hình, tô màu, cắt, dán các bộ phận của cơ thể bé.
* Học tập: Tô màu, in chữ số, tô chữ chấm mờ, in, tô màu tên các bạn, tên trẻ.
- Yêu cầu:
 + Trẻ biết in, viết, tô màu, in chữ số, tô chữ cái chấm mờ, tô tên mình, tên các bạn.
- Chuẩn bị:
 + Giấy vẽ, bút chì, sáp màu.
- Tổ chức thực hiện:
 + Cho trẻ in, viết, tô màu, in chữ số, tô chữ cái chấm mờ, tô tên mình, tên các bạn.
* Thiên nhiên:
- Yêu cầu:
 + Trẻ biết cách chăm sóc cây.
- Chuẩn bị:
 + Bình tưới cây.
- Tổ chức thực hiện:
 + Cho trẻ tiến hành tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây.
Vệ sinh – Trả trẻ
10h
- Cho trẻ đi vệ sinh.
- Trả trẻ.
Đón trẻ
14hà14h30
- Cô làm vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Đón trẻ với thái độ vui vẻ.
- Cho trẻ chơi tự do.
Hoạt động chiều
14h30à15h10
- Rèn kỹ năng sao chép chữ cái cho trẻ
- Rèn kỹ năng sao chép chữ cái Ô,O,Ơ
- PTNN: 
- Truyện: "Câu chuyện của tay phải, tay trái"
- Rèn kỹ năng tô chữ số cho trẻ
- Rèn cho trẻ tô màu
Chơi, hoạt động theo ý thích
15h10à15h50
- Cho trẻ chơi những đồ chơi, trò chơi tự do, trò chơi dân gian mà trẻ thích.
- Cho trẻ ra sân chơi tự do.
Nêu gương – Vệ sinh – Trả trẻ
15h50à16h30
- Rèn cho trẻ nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến mạng.
- Rèn cho trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dể hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
- Rèn cho trẻ biết quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ bạn.
- Rèn cho trẻ biết nhúng nhảy, lắc lư theo giai điệu bài hát.
- Rèn cho trẻ biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
- Nêu gương cuối ngày.
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay, chải tóc gọn gàng.
- Trả trẻ.
 Người lập kế hoạch
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
THỨ 2 NGÀY 1 THÁNG 10 NĂM 2012
Hoạt động phát triển thể chất
Đề tài: Đi chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh
 I. Mục tiêu: 
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi đi chạy, đúng tư thế, đúng hướng, đúng tốc độ theo hiệu lệnh.
- Rèn kỹ năng đi chạy, biết định hướng, biết thay đổi tốc độ.
- Phát triển chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể, tính tổ chức kỷ luật cao. Biết rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Ăn uống đủ chất, họp vệ sinh để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị:
 * Không gian tổ chức: Ngoài sân
 * Đồ dùng, thiết bị:
- Một số rau, củ, quả.
- 10 cái lon (làm đường dích dắc)
- Thẻ chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â.
III. Phương pháp:
 - Quan sát, thực hành trãi nghiệm, dùng lời
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Gợi mở: Cho trẻ hát và vận động theo bài “thể dục sáng”
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô dạy bạn nhỏ làm gì?
- Tập thể dục để làm gì?
- Ngoài tập thể dục ra phải làm gì để có sức khỏe tốt.
- Đúng rồi để có sức khỏe tốt phải tập thể dục, ăn đủ chất, uống nước đun sôi để nguội và giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Vậy mình cùng tập thể dục để có sức khỏe tốt nha.
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy nhẹ nhàng, chạy nhanh, sau đó trở về 3 hàng dọc à 3 hàng ngang. 
* Hoạt động 2: Trọng động 
Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay – vai: (2): hai tay đưa ra trước, lên cao (2 lần 8 nhịp).
- Động tác bụng - lườn (1) nghiêng người sang 2 bên. (2lần 8 nhịp). 
- Động tác chân (2) Ngồi khuỵu gối, tay đưa ra trước. (2 lần 8 nhịp).
- Động tác bật (1): Bật tại chổ. (2 lần 8 nhịp)
* Vận động cơ bản:
- Điểm số tách hàng
- Tập thể dục tốt cho sức khỏe và cũng cần kết hợp ăn uống đủ chất. Vì vậy hôm nay cô sẽ dẫn các con đến cửa hàng thực phẩm để chọn mua những thực phẩm bổ dưỡng nha. Muốn đi đến cửa hàng các con phải chú ý xem cô đi dường nào để đi đúng nếu không sẽ bị lạc đường.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2: Cô phân tích:
TTCB: Đứng trước vạch, tay thả tự nhiên. Khi có tín hiệu “đi” thì đi về phía trước, mắt nhìn thẳng, khi đi hết đoạn đường đến vạch chuẩn sẽ chạy thật nhanh, đến đoạn đường dích dắc hãy chạy dích dắc, khi chạy không chạm vào các vật dích dắc.
- Cô cho mỗi lần 2 trẻ thực hiện đến hết lớp. 
+ Trò chơi: Khi trẻ đi đến cuối đường cho trẻ chọn một loại quả (rau, củ), trên mỗi loại cô ký hiệu bằng một chữ cái, khi trẻ đến cuối đường cô cho trẻ chọn thực phẩm và phát âm chữ cái trên quả.
- Cho cháu yếu thực hiện lại.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô nhận xét.
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
 Trẻ hít thở nhẹ nhàng, đi theo vòng tròn. Chơi trò chơi “cây cao cỏ thấp”.
* Hoạt động 4: Cùng trò chuyện về các thực phẩm trẻ chọn được.
- Hát và vận động bài: “Thể dục sáng”
- Tập thể dục.
- Sức khỏe tốt.
- Ăn uống đủ chất.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ tập theo cô
- Ăn uống đủ chất.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hiện
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG NGÀY
THỨ 3 NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2012
Hoạt động phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về các giác quan
I. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết năm giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), tay (xúc giác).
- Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe.
- Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng các bạn.
- Phát triển thẩm mỹ, ngôn ngữ mạch lạc, khả năng trình bày logic.
- Giáo dục trẻ biết biết giữ gìn các giác quan.
II. Chuẩn bị: 
* Không gian tổ chức: Lớp học
* Đồ dùng, thiết bị:
- Túi ni lông đựng các vật có mùi: hành, quả cam, quả táo, nước hoa xịt phòng; cục đá nhỏ trơn bóng, miếng vỏ cây xù xì, bông gòn, giấy nhám, bóng, nón, nước đá, hộp kín để hở khe nho để trẻ cho tay vào.
- Các vật có vị: đường, muối, chanh, bánh quy, chocolate,
- Kéo, giấy, màu, băng ghi âm
III. Phương pháp:
Quan sát, dùng lời, thực hành, nêu gương
IV. Tổ chức hoạt động: 
1. Gợi mở: Cho trẻ vận động theo bài “Cái mũi”.
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động cua cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Giới thiệu
- Bài hát nói đến giác quan nào?
- Ngoài mũi ra còn giác quan nào nữa?
- Chức năng của các giác quan đó là gì?
- Để hiểu thêm về chức năng các giác quan mình cùng tìm hiểu nha.
* Hoạt động 2: Quan sát – đàm thoại
- Cô cho trẻ ngồi gần cô (quan sát máy vi tính).
- Âm thanh gì đây? (cô cho trẻ nghe hết các âm thanh)
- Cô cho trẻ xem hình ảnh để kiểm tra lại.
- Cô cho trẻ nghe thêm các âm thanh khác để trẻ đoán.
- Giác quan nào giúp chúng ta nghe được âm thanh.
- Nếu không có thính giác thì sẽ như thế nào?
Cô cho cháu bịt tai lại xem có nghe được âm thanh gì không.
- Đúng rồi nhờ có thính giác mà chúng ta nghe được các âm thanh.Vì vậy chúng ta phải bảo vệ tai thật tốt. Không cho vật nhọn vào tai, không làm nước rơi vào(cô cho trẻ đổi đội hình)
- Cô dùng nước hoa xịt phòng
- Các con ngữi được gì không?
- Tại sao biết có mùi thơm?
- Mũi gọi là gì?
- Rất giỏi cô sẽ thưỡng cho các con một trò chơi.Cô có rất nhiều đồ vật để bên trong túi, nhưng cô không biết túi nào đựng vật gì bên trong , các bạn tìm giúp cô nha.(bên trong cô để quả cam, hành, quả táo, mỗi quả một hộp, cô mở nắp hộp ra dụng khăn để đậy)
- Với các loại quả tìm được cô thưởng cho các ban có thích không?
- Nhưng cô có một trỏ chơi khác nữa khi ăn. Các bạn phải nói được vị mà các bạn vừa được nếm, có được không?
- Nhờ đâu mà các con nếm được các mùi vị?
- Lưỡi gọi là gì?
- Đúng rồi nhờ có vị giác mà chúng ta nếm được thức ăn, vì vậy vị giác cũng rất quan trọng đối với chúng ta, cho nên cũng cần bảo vệ thật tốt.
- Ngoài những thức ăn đó các con đã ăn những quả nào rồi?
- Cho trẻ lên chia nhóm các thức ăn vừa kể theo vị mặn, ngọt, chua, cay.
- “Đi tìm, đi tìm”
- Tìm cho cô vật tròn thật tròn, dùng để đá trên sân.
- Cô cho trẻ quan sát để tìm theo yêu cầu của cô, bút màu, nón
- Cô để một cục nước đá vào trong túi, cho trẻ sờ và đốn xem là vật gì?
- Vì sao con biết?
- Đúng rồi nhờ có giác quan xúc giác mà con cảm nhận được độ lạnh khi sờ vào nước đá.. Nếu không có xúc giác chung ta không cảm giác được nóng, lạnh và các kích thích khác.
- Mình cùng kiểm tra xem giác quan xúc giác của bạn cảm giác tốt như thế nào nha. Các bạn sẽ sờ và đoán xem bên trong là vật gì.
- Cho trẻ sờ quả banh, cục đá, quả na
- Cơ thể con người có bao nhiêu giác quan?
- Là những giác quan nào?
- 5 giác quan đó đối với con người như thế nào?
à Tóm lại: 5 giác quan rất quan trọng với con người, không thể thiếu 1 trong số giác quan đó, nếu 1 trong số các giác quan ấy bị bệnh thì cũng làm cho chúng ta rất khó chịu. Vì vậy con phải làm gì để “Những nhà thám hiểm nhí” của chúng ta luôn khỏe mạnh?
à Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh các giác quan.
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “ ai nhanh nhất”
Cách chơi: Cho trẻ các vật khác để sờ, ngữi, nếm cùng nhau nghe các âm thanh khác để đoán. Cho trẻ nghe sự miêu tả của cô để tìm vật.
* Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ vào góc vẽ các giác quan.
- Cái mũi.
- Trẻ kể.
- Trẻ kể
- Trẻ ngồi cung cô
- Tiếng mèo kêu
- Thính giác
- Không nghe được.
- Con mèo.
- Mùi thơm.
- Dùng mũi ngữi.
- Khứu giác.
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời theo trí nhớ.
- Dạ thích.
- Tất cả trẻ ngữi
- Dạ được.
- Nhờ lưỡi
- Vị giác
- Trẻ kể.
- Tìm gì, tìm gì.
- Trẻ đi tìm quả bóng.
- Nước đá.
- Lạnh.
- Cho 5 nhóm lên chia.
- Trẻ chơi.
- 5 giác quan.
- Trẻ kể
- Quan trọng
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
THỨ 4 NGÀY 03THÁNG 10 NĂM 2012
Hoạt động phát triển thẩm mĩ
NDTT: Hát + vỗ tay theo phách: “Em thêm một tuổi”
 NDKH: Nghe: Mừng sinh nhật
 Trò chơi: Đoán tên bạn hát
I. Mục tiêu:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát, hát kết hợp vỗ tay theo phách một cách nhịp nhàng.
- Nhớ tên bài hát, tác giả.
- Hứng thú chơi trò chơi âm nhạc.
- Rèn kỹ năng hát và vận động theo nhạc; nhận ra tên nhạc cụ thông qua nghe âm thanh nhạc cụ.
- Phát triển óc thẩm mĩ.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi, chăm sóc giữ gìn cơ thể.
II. Chuẩn bị: 
* Không gian tổ chức: Lớp học
* Đồ dùng, thiết bị:
- Phách tre, trống lắc(một số loại nhạc cụ khác).
- Hộp bánh sinh nhật.
III. Phương pháp:
 -Quan sát, dùng lời, thực hành.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Gợi mở: Cho trẻ hộp bánh sinh nhật.
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: NDTT: Dạy hát + vận động: Em thêm một tuổi
- Hộp bánh gì đây? 
- Khi nào tổ chức sinh nhật?
- Đúng rồi mỗi một người đều được sinh ra vào một ngày tháng nào đó và cứ mổi năm đến ngày tháng đó sẽ là ngày sinh nhật.
- Sinh nhật đến có gì vui?
- Có một bạn nhỏ rất là vui mình cùng lắng nghe xem niềm vui của bạn là gi, có giống như niềm vui của mình không nha.
Cô hát lần 1: Bài hát “Em thêm 1 tuổi” nhạc và lời do chú Trương Quang lục sang tác.
- Vì sao bạn vui?
- Ban nhỏ sẽ làm gì khi lớn hơn một tuổi?
- Để biết hơn mình cùng nghe lai niềm vui của bạn nha.
Cô hát lần 2: Bài hát nói mọi vật đều vui đón chào mùa xuân về và các bạn vui đón chào mùa xuân, đón thêm tuổi mới. bạn tự biết mình đã lớn và hứa sẽ là những người bạn tốt, những người con ngoan.
- Chúng ta hãy cùng đón chào tuổi mới với bạn nhỏ.
- Cô mời nhóm, tổ, cá nhân hát.
 + Dạy vận động: Vỗ tay theo phách
- Cô hát kết hợp vận động lần 1:
- Cô hát kết hợp vận động lần 2: Phân tích.: Vỗ tay theo phách là vỗ liên tục theo từng tiếng trong bài hát, bắt đầu vào tiếng “mùa” cứ như vậy vỗ đến hết bài.
- Mùa xuân về mỗi chúng ta đều nhận thêm tuổi mới, vậy nhận thêm tuổi mới là con đã lớn hơn vậy chúng ta phải như thế nào?
à Đúng rồi thêm một tuổi các bạn phải, quan tâm giúp đỡ bạn bè, phải chăm ngoan, học giỏi để dược mọi người yêu mến và để làm gương cho các em nhỏ noi theo.
- Cô mời nhóm trẻ, cá nhân hát và vận động
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát “Em thêm một tuổi” có vận động gì?
*Hoạt động 2: Nghe: Mừng sinh nhật.
- Ngày mà chúng ta thêm một tuổi gọi là ngày gì?
- Ngày sinh nhật mọi người thường hát bài hát gì?
 Côi hát bài lần 1: “Mừng sinh nhật”.
- Bài hát nói về ngày gi?
- Bài hát nói về ngày sinh nhật của bạn, là ngày bạn được sinh ra đời, có thậ nhiều niềm vui cho ông bà, cha mẹ.
Côi hát bài lần 2: Kết hợp tổ chức ngày sinh nhật 
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: “Đoán tên bạn hát”
- Cách chơi: Một bạn sẽ bịt mắt lại sau đó mời một bạn khác lên và hát, bạn đó mỡ mắt ra và đoán xem bạn nào vừa hát.
* Hoạt động 4: Trò chuyện về ngày sinh nhật của một số bạn trong lớp.
- Họp bánh sinh nhật.
- Vào ngày tháng sinh của mình.
- Được thêm một tuổi
- Dạ
- Thêm một tuổi mới.
- Sẽ ngoan hơn.
- Dạ
- Ngoan hơn
- Cùng hát bài và vận động “Em thêm 1 tuổi”
- Mời nhóm trẻ, cá nhân.
- Em thêm một tuổi.
- Vỗ tay theo phách.
- Ngày sinh nhật
- Mừng sinh nhật.
HOẠT ĐỘNG 2 Hoạt động phát triển nhận thức
Đề tài: Xác định vị trí đồ vật( phía phải - phía trái) của bản thân trẻ so với bạn khác
 I
Hoạt động chiều: chăm sóc vệ sinh
Đề tài: Bé tập rửa tay
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, so sánh, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng. Phát triển khả năng tư duy, óc phán đoán.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể, biết cách rửa tay khi sinh hoạt hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ :
1. Phương tiện học liệu: 
- Của cô: trống lắc, bài hát: Tay thơm tay ngoan. Một số hình ảnh thao tác rửa tay trên máy vi tính.
- Của trẻ: Lô tô và quy trình rửa tay.
2. Không gian tổ chức: trong lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Nhóm phương pháp dùng lời; trực quan; thực hành-trải nghiệm; nêu gương.
- Phương pháp đánh giá: trò chuyện, quan sát, thực hành.
IV.HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP	 
Hoạt động của cô:
Hoạt động của trẻ:
*HÑ1: Ổn định- gây hứng thú:
- Cả lớp ngồi thành vòng tròn, cùng nhau hát bài “Tay thơm tay ngoan”.
- Cô vừa cho lớp mình hát bài hát nói về cái gì?
- Đôi bàn tay như thế nào thì mới được gọi là tay thơm tay ngoan?
- Cô mời 4- 5 trẻ.
- Cô tóm lại và giáo dục trẻ: À, đúng rồi đó các con tay thơm tay ngoan là đôi bàn tay luôn sạch đẹp không bị bẩn đó các con. Để đôi bàn tay sạch đẹp thì các con phải biết cách rửa tay và cách rửa tay như thế nào các con chú ý xem cô làm thao tác trước nhé!

File đính kèm:

  • docban_than.doc
Giáo Án Liên Quan