Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất.

- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng thực hiện các vận động 1 cách phù hợp, tự tin.

- Trẻ biết phối hợp vận động cùng trẻ khác. Hứng thú tham gia vào các hoạt động thể lực.

2. Phát triển nhận thức.

- Hình thành và phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết , thích khám phá, tìm tòi môi trường xung quanh.

- Trẻ biết tên, địa chỉ khu phố mình đang sinh sống.

- Trẻ biết 1 số di tích lịch sử, 1 số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Vĩnh Phúc: Tam Đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc, Đền Hai Bà Trưng .

- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

- Trẻ biết Bác Hồ là chủ tịch nước Việt Nam, nay Bác đã mất và đang nằm nghỉ trong lăng tại thủ đô Hà Nội.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ
Thời gian: 3 tuần ( 03/5- 21/5/2010)
I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất.
- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng thực hiện các vận động 1 cách phù hợp, tự tin.
- Trẻ biết phối hợp vận động cùng trẻ khác. Hứng thú tham gia vào các hoạt động thể lực.
2. Phát triển nhận thức.
- Hình thành và phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết , thích khám phá, tìm tòi môi trường xung quanh.
- Trẻ biết tên, địa chỉ khu phố mình đang sinh sống.
- Trẻ biết 1 số di tích lịch sử, 1 số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Vĩnh Phúc: Tam Đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc, Đền Hai Bà Trưng..
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
- Trẻ biết Bác Hồ là chủ tịch nước Việt Nam, nay Bác đã mất và đang nằm nghỉ trong lăng tại thủ đô Hà Nội.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ nghe hiểu người khác nói, biết thể hiện ngữ điệu, giọng nói 1 cách phù hợp.
- Trẻ hiểu nội dung thơ, truyện, bước đầu liên hệ với bản thân.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
- Trẻ nhận biết được hướng của việc đọc, viết.
4. Phát triển thẩm mỹ.
- Trẻ yêu thích tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và thể hiện được sự sáng tạo.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua tranh ảnh thực tế.
5. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội.
- Trẻ biểu lộ được niềm tự hào, niềm vui trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
- Trẻ tự hào và yêu quí quê hương, đất nước, phố phường, lá cờ tổ quốc.
- Trẻ yêu kính, nhớ ơn Bác.
II. Mạng nội dung.
- Nhánh 1: Quê hương, đất nước, phố phường.
- Nhánh 2: Thủ đô Hà Nội.
- Nhánh 3: Bác Hồ.
III. Mạng hoạt động.
GV tự xây dựng theo 5 lĩnh vực phát triển và dựa vào điều kiện của lớp.
IV. Các hoạt động.
1. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của Vĩnh Phúc, của đất nước Việt Nam.
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về các vùng miền khác nhau của đất nước: Miền Biển, miền núi, đồng bằng, sông suối.
- Xem tranh ảnh, trò chuyện về Bác Hồ, về ngày sinh nhật Bác, về thủ đô Hà Nội.
- Cho trẻ kể về nơi trẻ đang sinh sống.
- Cho trẻ nghe hát, hát, vận động các bài về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
- Đọc thơ về chủ đề.
- Chơi ở góc chơi.
* Thể dục sáng:
Tập bài “ Tập thể thao”.
2. Hoạt động góc.
Tên góc
Nội dung hoạt động tại góc
Góc phân vai
- Trò chơi gia đình, trò chơi cô giáo
- Trò chơi bán hàng
Góc xây dựng
- Lắp ghép cây, nhà, hàng rào.
- Xây lăng Bác Hồ.
Góc sách truyện
- Xem tranh ảnh, kể chuyện về chủ đề.
- Làm sách về các danh thắng cảnh, về thủ đô Hà Nội, về con người Vĩnh Phúc.
- Ôn số lượng bằng nhau, khác nhau, hình phẳng.
Góc nghệ thuật, tạo hình.
- Tô màu, in hình, vẽ các cảnh đẹp của quê hương, đất nước, Thủ đô Hà Nội.
- Làm đồ chơi tặng bạn, tặng cô trang trí lớp.
- Nghe nhạc, nghe hát, đọc thơ về chủ đề.
Góc thiên nhiên
- Chơi với cát nước.
- Thử nghiệm vật chìm, nổi.
3. Hoạt động ngoài trời.
- Tham quan các khu dân cư quanh trường.
- Hát vận động, đọc thơ về chủ đề.
- Trò chuyện về các danh lam thắng cảnh của địa phương.
- Chơi các trò chơi vận động phù hợp.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
4. Hoạt động chiều.
- Ôn các nội dung đã học.
- Làm quen nội dung mới.
- Thực hiện lịch sinh hoạt.
- Vệ sinh- Nhận xét, nêu gương trả trẻ.
Nhánh 1: Quê hương - Đất nước – Phố phường.
Thời gian: 1 tuần ( 03/5- 07/5/2010)
I. Yêu cầu.
- Trẻ biết tên phố, phường..nơi mình đang sinh sống.
- Trẻ biết Vĩnh Phúc quê mình có nhiều thắng cảnh đẹp
- Trẻ biết nước Việt Nam có rừng, biển, có núi, có đồng bằng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng.
- Trẻ biết dân cư sống gần gũi, có nhiều anh em họ hàng ruột thịt.
- Trẻ biết yêu quí làng xóm, nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
II. Nội dung.
- Tên phố
- Quê hương- đất nước
- Các danh lam thắng cảnh đẹp.
III. Hoạt động học có chủ đích.
Thứ, ngày
Nội dung hoạt động
T2/03/5/2010
Phát triển ngôn ngữ:
Thơ “ Làng em buổi sáng” (Nguyễn Đức Hậu)
T3/04/5/2010
Phát triển thẩm mỹ:
NDC: Hát “ Quê hương tươi đẹp”.
NDKH: Nghe hát “ Em là chim câu trắng”.
Trò chơi: Ai đoán giỏi
T4/05/5/2010
Phát triển nhận thức:
Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ “ Rộng hơn - hẹp hơn”.
T5/06/5/2010
Phát triển thẩm mỹ:
Dán những chấm tròn trên băng giấy ( M).
T6/07/5/2010
Khám phá xã hội:
 Trò chuyện với trẻ về làng, phố nơi trẻ đang sinh sống.
------------------------------
Thứ 2 ngày 3 tháng 5 năm 2010
Nội dung hoạt động
A/Hoạt động học có chủ đích:
Phát triển ngôn ngữ:
Thơ “Làng em buổi sáng”
I/Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ và trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Góp phần giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp của quê hương.
II/Chuẩn bị:
- Tranh minh họa cho câu truyện.
- Mô hình vườn cây, ao cá.
III/Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Gây hứng thú, giới thiệu bài:
- Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”.
- Hỏi trẻ bài hát nói về gì?( quê hương)
- Cho trẻ kể về quê hương của trẻ.
- Cô nói: Ai cũng có 1 quê hương, có bạn quê ở thành phố, cũng có bạn quê ở nông thôn, những bạn quê ở nông thôn nơi thôn quê, ở đó rất yên bình có vườn cây, ao cá, có tiếng chim, có nhiều quả ngọt...Có 1 bài thơ rất hay nói về làng quê đấy chúng mình cùng nghe cô đọc bài thơ “Làng em buổi sáng”, sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đức Hậu.
2/Nội dung:
2.1.Cô đọc thơ:
- Cô đọc thơ lần 1 không tranh.Bằng lời đọc truyền cảm.
+Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Đọc lần 2: kết hợp tranh minh họa.
2.2.Đàm thoại và trích dẫn:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Sáng tác của ai?
- Trong bài thơ tiếng chim hót ở đâu? ( ở trong vườn, ở bờ ao)
- Khi tiếng chim hót trong vườn, vườn cây ntn?
Trích đọc từ đầu...cùng tỏa hương.
- Khi tiếng chim hót ở bờ ao làm cho ao ra sao?
Trích đọc tiếp...hết.
Cô nói: khi có tiếng chim hót làm cho cảnh vật trong vườn sống động, tươi vui.Chúng mình nhớ không được săn bắt chim, phải biết chăm vườn cây, để cho thiên nhiên mỗi ngày tươi đẹp hơn.
2.3.Dạy trẻ học thuộc thơ:
- Cô và trẻ đọc bài thơ 3- 4 lần.
- Cho đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần.
3.KT:
- Cho trẻ đi thăm quan mô hình vườn cây, ao cá.
- Đọc lại bài thơ 1 lần.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể theo hiểu biết.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ đi thăm mô hình
- Trẻ đọc thơ.
B/Hoạt động ngoài trời:
- HĐCMĐ: Trò chuyện về danh lam thắng cảnh của địa phương.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
C/Hoạt động chiều:
- Hoạt động lễ giáo: Rèn trẻ cách thưa gửi chào hỏi.
- Chơi ở các góc.
- Vệ sinh, nhận xét, trả trẻ.
Thứ 3 ngày 4 tháng 5 năm 2010
Nội dung hoạt động
A/Hoạt động học có chủ đích:
Phát triển thẩm mỹ:
NDC: Hát “Quê hương tươi đẹp”
NDKH: Nghe hát “Em là chim câu trắng”
Trò chơi “Ai đoán giỏi”
I/Yêu cầu:
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu lời ca và nhớ tên bài hát.
- Trẻ hào hứng nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
- Góp phần giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II/Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về quê hương và một số tranh phong cảnh Vĩnh Phúc.
- Đàn, mũ chóp.
III/Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ổn định tổ chức, giới thiệu bài:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nơi trẻ đang sống: Nhà con ở phố nào, phường nào?
- Quê hương Vĩnh Phúc có danh lam thắng cảnh gì?
- Cho trẻ quan sát tranh về những cảnh đẹp của Vĩnh Phúc và cùng đàm thoại.
 Cô nói: có 1 bài hát rất hay nói về cảnh đẹp của quê hương đấy, đó là bài “Quê hương tươi đẹp” chúng mình cùng nghe cô hát nhé
2/Nội dung:
2.1.Hát “Quê hương tươi đẹp”
- Cô hát 1 lần cho trẻ nghe kết hợp đàn.
- Cho cả lớp hát 3- 4 lần.
- Thi đua tổ, nhóm, cá nhân hát.
2/Nghe hát “Em là chim câu trắng”
- Cô hát lần 1, hát xong giới thiệu tên bài hát, tác giả, giới thiệu nội dung và ý nghĩa của bài hát.
- Cô hát lần 2, kết hợp múa minh họa.
3/Trò chơi “Ai đoán giỏi”
- Cô nêu tên trò chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
*KT: Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp” 
- Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp hát.
- Tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát.
B/Hoạt động ngoài trời:
- HĐCMĐ: Tham quan khu dân cư quanh trường.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
C/Hoạt động chiều:
- Hướng dẫn trò chơi mới.
- Chơi ở các góc.
- Vệ sinh, trả trẻ.
Thứ 4 ngày 5 tháng 5 năm 2010
Nội dung hoạt động
A/Hoạt động học có chủ đích:
Phát triển nhận thức:
Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ “Rộng hơn- hẹp hơn”
I/Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét chiều rộng của 2 đối tượng.
- Trẻ biết sử dụng gọi tên đúng tử rộng hơn, hẹp hơn.
II/Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 băng giấy màu ( băng màu xanh hẹp hơn băng màu đỏ)
- Của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn.
- Mô hình khu sinh thái Đàm Vạc có ao cá hình chữ nhật, vườn hoa hình vuông, khu vui chơi hình tròn.
III/Cách tiến hành:
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
1/Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”. Cô trò chuyện với trẻ về bài hát. Bài hát nói về cái gì? Quê hương của mình có những gì?
- Cô gợi ý cho trẻ kể một số cảnh đẹp của quê hương: Khu nghỉ mát Tam Đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc...
- Cô cho chúng mình đi thăm khu du lịch sinh thái Đầm Vạc của quê hương mình nhé. Nào chúng mình hãy lên tàu để đến nơi đó nhé.
2/Nội dung:
2.1.Ôn nhận biết các hình:
- Cho trẻ đứng xung quanh mô hình. Cô nói: Đã đến nơi rồi, các con quan sát thật kỹ nhé.
- Cô chỉ vào từng khu hỏi trẻ: Đây là gì? (ao cá). Ao cá có dạng hình gì? ( chữ nhật) .Tiếp cô chỉ vào vườn hoa và khu vui chơi hỏi trẻ đây là gì? Có dạng hình gì?
2.2.Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ “Rộng hơn- hẹp hơn”:
- Cô thấy các con học rất giỏi, bây giơ cô thưởng cho đồ chơi, các con nói xem trong rổ của các con có gì nào? (băng giấy xanh, băng giấy đỏ)
- Các con hãy so sánh và nói xem băng giấy xanh và băng giấy đỏ như thế nào với nhau?
- Băng giấy rộng hơn băng giấy nào? (băng giấy đỏ) 
- Băng giấy nào hẹp hơn băng giấy nào? (băng giấy xanh)
- Vì sao con biết? (Băng giấy đỏ thừa ra một đoạn)
Cô chính xác lại bằng thao tác so sánh và chỉ cho trẻ thấy :
- Băng giấy đỏ rộng hơn băng giấy xanh vì khi cô chồng băng giấy xanh lên băng giấy đỏ (chú ý 1 cạnh trùng khít) thì cạnh kia của băng giấy đỏ thừa ra.
- Đây là phần thừa của băng giấy đỏ. 
- Băng giấy xanh hẹp hơn băng giấy đỏ vì khi cô chồng băng giấy xanh lên băng giấy đỏ ( chú ý 1 cạnh trùng khít) thì băng giấy đỏ thiếu.
- Vậy băng giấy nào rộng hơn, băng giấy nào hẹp hơn? Vì sao?
- Cô nói băng giấy nào thì trẻ giơ băng giấy đó lên và nói rộng hơn hoặc hẹp hơn. Chơi 4- 5 lần.
2.3.Luyện tập nhận biết rộng hơn, hẹp hơn:
- Cho trẻ chơi t/c “Tìm nhà”. Mỗi trẻ cầm 1 băng giấy rộng hẹp bất kì, khi có hiệu lệnh trẻ về ngôi nhà rộng hơn hoặc nhà hẹp hơn.
3/Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ “Làng em buổi sáng” 
- Trẻ hát và trả lời.
- Trẻ kể theo hiểu biết.
- Trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kiểm tra trong rổ và trả lời.
- Trẻ so sánh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ so sánh cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ giơ theo y/c của cô.
- Trẻ chơi t/c
- Trẻ đọc thơ.
B/Hoạt động ngoài trời:
- HĐCMMĐ: Trò chuyện về danh lam thắng cảnh của địa phương.
- TCVĐ: Kéo co.
- Chơi tự do.
C/Hoạt động chiều:
- Dạy trẻ đọc đồng dao.
- Chơi ở các góc.
- Vệ sinh, nhận xét, trả trẻ.
Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2010
Nội dung hoạt động
A/Hoạt động học có chủ đích:
Phát triển thẩm mỹ:
Dán những chấm tròn trên băng giấy ( mẫu)
I/Yêu cầu:
- Trẻ dán được những chấm tròn trên băng giấy theo mẫu của cô.
- Rèn kỹ năng dán và chấm hồ theo y/c của cô.
- Trẻ mong muốn tạo ra những sản phẩm đẹp.
II/Chuẩn bị:
- Giấy màu, hồ dán.
- Tranh mẫu của cô.
- Tranh 1 số cảnh đẹp của Vĩnh Phúc.
III/Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Gây hứng thú:
Cho trẻ quan sát tranh về cảnh đẹp Vĩnh Phúc và cùng đàm thoại:
- Đây là ở đâu? ở đó có gì đẹp?
2/Nội dung:
2.1.Quan sát tranh mẫu:
- Hỏi trẻ cô dán được tranh gì đây? (những chấm tròn)
- Những hình này giống hình gì? 
Màu gì?
- Các con có thích dán hình này không?
2.2.Cô dán mẫu:
- Cô vừa dán vừa nói cách dán sao cho đẹp và cách phết hồ.
2.3.Trẻ thực hiện:
- Trẻ dán, cô đi bao quát, hướng dẫn, nhắc nhở trẻ cách phết hồ và dán sao cho đẹp.
- Khuyến khích trẻ dán xen kẽ các màu.
2.4.Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ mang bài lên trưng bày.
- Cho trẻ nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp.
3/Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp” 
Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Trẻ quan sát cô dán mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ hát
B/Hoạt động ngoài trời: 
- HĐCMĐ: Hát múa về chủ đề.
- TCVĐ: Cáo ơi ngủ à?
- Chơi tự do.
C/Hoạt động chiều:
- Hướng dẫn t/c học tập.
- Chơi ở các góc.
- Vệ sinh, nhận xét, trả trẻ.
Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2010
Nội dung hoạt động
A/Hoạt động học có chủ đích 
Khám phá xã hội:
Trò chuyện với trẻ về làng, phố nơi trẻ đang sinh sống.
I/Yêu cầu:
- Trẻ biết tên phố, phường, thành phố nơi trẻ đang sinh sống.
- Trẻ biết dân cư sống có nhiều anh em, họ hàng.
- Góp phần giáo dục trẻ biết yêu quí quê hương,nơi mình sinh ra và lớn lên.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường cho quê hương mình xanh, sạch, đẹp.
II/Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về phố phường, làng, xóm.
III/Cách tiến hành:
Hoạt độngcủa cô
Hoạt động của trẻ
1/Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”
- Hỏi trẻ bài hát nói về gì? ( Quê hương)
- Hỏi trẻ về khu phố nơi trẻ đang sống? Nhà con ở đâu? Thuộc khu nào, phường nào? Nhà ở gần nhà ai?
2/Nội dung:
2.1.Quan sát và đàm thoại về các địa danh trong tranh:
*Quan sát về đình, chùa:
- Cô cho trẻ xem tranh có hình ảnh về đình, chùa và hỏi trẻ: Đây là đâu? Con được đến đây chưa? Ai trong gia đình con thường đến đây? Họ đến để làm gì?
- Cô khái quát lại: Các con ạ, đây là cảnh đình, chùa của quê hương mình đấy, ở đây có phong cảnh rất đẹp,mát và cổ kính, cứ vào các ngày rằm, mồng 1 hằng tháng hoặc các dịp lễ tết, hội làng thì mọi người lại ra đình, chùa để lễ chùa, tham quan tế lễ và dự hội rất đông.
*Quan sat về trường học:
- Cho trẻ xem tranh về trường mầm non và hỏi trẻ:Đây là đâu? phía trước cổng có gì?( đường đi, hàng cây). Các con đến trường MN được học những gì? Được học ở trường MN, các con có thích không?
Cô khái quát lại: Trường MN của chúng ta là 1 trong những cảnh đẹp của quê hương mình đấy, trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia với nhiều cảnh đẹp như sân chơi với nhiều đồ chơi đẹp, có vườn cổ tích, trường có nhiều phòng học rộng rãi, khang trang.
2.2.Mở rộng:
- Ngoài những địa danh trên, các con có biết những nơi nào khác có cảnh đẹp không? ( cho 3- 4 trẻ kể, nếu trẻ không kể được cô gợi ý cho trẻ như: trường tiểu học, trường trung học, trụ sở UBND xã,...)
*gáo dục trẻ: Quê hương mình có rất nhieuf địa danh công cộng, di tích lịch sử, những cảnh đẹp như: Đình, chùa, các trường học, trạm y tế,...Vì vậy các con phải biết yêu quí quê hương, làng xóm của chúng mình.Nếu có tới thăm nơi đó các con phải giữ gìn bảo vệ môi trường để được xanh, sạch, đẹp hơn.
3/Kết thúc:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Làng em buổi sáng” 
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ kể theo hiểu biết.
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ đọc thơ.
B/Hoạt động ngoài trời:
- HĐCMĐ: Hát múa theo chủ đề.
- TCVĐ: Cáo ơi ngủ à?
- Chơi tự do.
C/Hoạt động chiều:
- Làm quen với nội dung mới.
- Chơi ở các góc.
- Vệ sinh, nhận xét, trả trẻ./
--------------------------------
Nhánh 2: Thủ đô Hà Nội
Thời gian 1 tuần ( 10/5- 14/5/2010)
I. Yêu cầu.
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
- Trẻ biết Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: có lăng Bác Hồ, có Hồ Gươm, Tháp Rùa, chùa Một cột, công viên Thủ Lệ.
II. Nội dung.
- Thủ đô Hà Nội
- Danh lam thắng cảnh.
- Khu vui chơi.
III. Hoạt động học có chủ đích.
Thứ, ngày
Nội dung hoạt động
T2/10/5/2010
Phát triển thể chất:
Bật xa, ném xa bằng 1 tay- chạy nhanh 10m.
T3/11/5/2010
Phát triển thẩm mỹ:
NDC: Dạy hát “Yêu Hà Nội”
NDKH: Nghe hát “ Trái đất này là của chúng mình”
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
T4/12/5/2010
Phát triển ngôn ngữ:
Truyện “ Sự tích trâu vàng Hồ Tây”
T5/13/5/2010
Phát triển thẩm mỹ:
Vẽ theo ý thích.
T6/14/5/2010
Khám phá xã hội:
Trò chuyện, tìm hiểu với trẻ về thủ đô Hà Nội
----------------------------------
Thứ 2, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Nội dung hoạt động
a.hoạt động học có chủ đích
Phát triển thể chất:
NDC: Bật xa - Ném xa bằng 1 tay – Chạy nhanh 10m
I/Mục đích – Yêu cầu
- Trẻ biết dùng lực của cánh tay ném xa túi cát
- Trẻ biế đứng đúng tư thế, chạy
- Phối hợp chân, tay nhịp nhàng
- Mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật trong giờ học.
II/Chuẩn bị
- Một số bao cát
- Lá cờ
III/Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Khởi động
 - Cho trẻ xếp hàng, ổn định tổ chức lớp
 - Cho trẻ vận động bài “Bài tập thể dục buổi sáng”
 - Trẻ tập các động tác theo bài hát
- Trẻ xếp hàng theo tổ
- Trẻ vận động
2.Trọng động
a.Bài tập phát triển chung
 - Động tác tay: Làm động tác chèo thuyền
 - Động tác chân: Giậm chân tại chỗ
 - Động tác bụng: Quay phải, quay trái
 - Động tác bật: Bật tiến về phía trước
Cho trẻ về 2 hàng ngang 2 bên sân tập
- Trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô giáo
- Về 2 hàng ngang
b.Vận động cơ bản
 - Sau khi khởi động xong các con thấy cơ thể như thế nào?
 - Hôm nay cô sẽ tổ chức một cuộc thi, chúng mình có thích tham gia không?
 - Cô sẽ cho chúng mình thi bật xa và ném xa bằng 1 tay
 - Để vượt qua thử thách này, các con phải khéo léo, mắt nhìn thật tinh, ngắm trúng đích để ném. Trước tiên các con hãy xem cô làm mẫu nhé!
 - Cô tập mẫu lần 1: Không giải thích
 - Cô tập mẫu lần 2: Kết hợp phân tích
 + Tư thế chuẩn bị:Hai chân đứng sát vạch chuẩn, tay chống hông nhảy bật ra xa. 
 + Sau đó chạy tới rổ đựng bao cát cầm 1 túi cát người đứng thẳng, chân trái bước sát vạch chuẩn, chân phải bước phía sau. Tay phải cầm bao cát đưa thẳng ra phía trước, khi có hiệu lệnh “ném” thì tay cầm bao cát đưa xuống dưới, vòng ra sau, lên cao và ném ra xa. 
 + Khi ném xong chúng mình hãy chạy thật nhanh ( phạm vi 10 mét), tới chỗ lọ cắm cờ cầm lấy 1 chiếc cờ rồi chạy lên cắm cờ vào bàn.
 - Cô tập mẫu lần 3: Nhấn mạnh động tác
 - Cô mời 1 trẻ lên tập thử
 Lần lượt cho trẻ tập dần đến hết. Cô chú ý sửa sai, khuyến khích động viên trẻ.
 - Cô cho nhóm trẻ lên tập: 1 nhóm bạn trai, 1 nhóm bạn gái thi đua nhau 
 - Mời 2 – 3 trẻ lên nhắc lại tên vận động
- Khoẻ mạnh
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ tập thử
- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn của cô
- Trẻ tập theo nhóm
- Trẻ trả lời
 Cuộc thi đã kết thúc rồi, cô thấy các con ai cũng tham gia cuộc thi rất giỏi, bạn nào cũng lấy được rất nhiều lá cờ cho đội của mình, cô khen cả lớp mình. 
3.Hồi tĩnh
 Cho trẻ làm động tác chim bay rồi ngồi nghỉ
- Trẻ làm động tác chim bay rồi nghỉ ngơi
b.Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ: Trò chuyện về các danh lam thắng cảnh
- TCVĐ: Bóng tròn to
- Chơi tự do
c.Hoạt động chiều
- Hoạt động vệ sinh: Rèn trẻ phục vụ vệ sinh cá nhân
- Hoạt động tự chọn
- Vệ sinh, nhận xét, trả trẻ./.
-------------------------------
Thứ 3 ngày 11 tháng 5 năm 2010
Nội dung hoạt động
a.Hoạt động học có chủ đích
Phát triển thẩm mỹ: 
NDC: Dạy hát: “Yêu Hà Nội”
NDKH: Nghe hát : “Trái đất này là của chúng mình”
 Trò chơi: Ai nhanh nhất
I/Mục đích - Yêu cầu
- Trẻ biết về thủ đô Hà Nội
- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hát đúng giai điệu bài hát đồng thời rèn cho trẻ khả năng phát triển tai nghe, ghi nhớ có chủ đích.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô, hứng thú nghe cô giáo hát
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
II/Chuẩn bị	
- Đàn, máy vi

File đính kèm:

  • docbo_giao_an_3_tuoi.doc