Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ em.

Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gởi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian sống ở các trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN 
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON LÊ THỊ HỒNG GẤM
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ em.
Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gởi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian sống ở các trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp. 
Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở mọi cánh cửa trong thành công của bạn. Thế nhưng, có được sự tự tin không đơn giản chỉ nằm trong suy nghĩ. Tự tin không tự nhiên phát sinh mà đến từ lòng nhiệt huyết và những thành quả bạn đạt được trong quá khứ. Tự tin phải gắn liền với khả năng thực, giá trị thực của mỗi con người. Hãy tìm ra những ưu điểm của mình, mạnh dạn nhìn thẳng và thừa nhận những điểm yếu để làm tiền đề cho lòng tin của mình. 
Hiện nay, ở nhiều trường mẫu giáo vẫn còn tồn tại tình trạng trẻ thiếu tự tin, nhút nhát. Chính vì những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm” để nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân trong công việc dạy trẻ sau này đồng thời muốn khắc phục những hạn chế, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục sự tự tin cho trẻ trong trường mẫu giáo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hình thành sự tự tin cho nhân cách sống của mỗi con người ngay còn khi là trẻ mầm non để có được nền tảng kỹ năng sống cho sự thành công sau này. Cụ thể trong đề tài này sẽ tìm hiểu nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi khó khăn trong công tác dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành kỹ năng tự tin. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục kỹ năng tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Đó là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê toán học
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp thống kê số liệu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Một số vấn đề lý luận về sự tự tin
2.1.1.1. Khái niệm
Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân bạn. Cảm nhận bản thân bạn được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân bạn, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. Tự tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình nghỉ. Tự tin là bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.
2.1.1.2. Ý nghĩa
Tự tin giúp ta nhanh chóng thực hiện tốt những mong muốn của mình. Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Có khả năng sống, làm việc hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng. Tôn trọng trẻ giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để chúng ta cố gắng đạt được mục tiêu và dành được nhiều thành tích quan trọng, một đứa trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới.
Khi trẻ tự tin, chúng có thể trải nghiệm và khám phá thế giới một cách chủ động, hiệu quả hơn. Trẻ cũng ứng phó tốt hơn khi thấy mình làm sai điều gì và tin rằng mình có thể làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Không có gì giúp xây dựng lòng tự tin tốt hơn cảm giác rằng “mình thực sự có thể làm tốt việc gì đó”.
Có một nhà khoa học đã từng nói rằng: “Nếu bạn thực sự tin vào chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn”.
2.1.1.3. Biểu hiện
Khi có sự tự tin, con người ta sẽ tin tưởng “mình có thể làm được” và nghĩ được cách “mình sẽ làm như thế nào”. Một người có sự tự tin thường có những biểu hiện sau:
- Thể hiện tài năng của mình khi có dịp: Nếu chúng ta có khả năng dù chỉ là đủ để vui chơi như: chơi bóng, nhảy múa, ca hát, đánh đàn, ngâm thơ,thì cũng đừng e ngại thể hiện tài năng của mình trước mặt người khác. Đó không phải là chơi nổi, hợm mình hay là thiếu khiêm nhường mà đó là mạnh dạn thể hiện mình, có tác dụng rất lớn cho việc xây dựng lòng tự tin. Chúng ta sẽ tự tin hơn khi thấy mình có khả năng và sẽ rất phấn khởi khi mang lại niềm vui cho người khác.
- Nhìn thẳng vào người khác khi giao tiếp: Khi giao tiếp, chúng ta tránh né ánh mắt của người khác có ý nghĩa là chúng ta có cảm giác có tội, hoặc đã làm những việc mà chúng ta không cho người khác biết; Không dám nhìn thẳng người khác khi đang nói chuyện là bởi chúng ta cảm thấy tự ti, không thể so sánh được với người đó, như vậy có nghĩa là những biểu hiện không tốt của chúng ta.
- Tài ăn nói: Dù muốn có hay không chúng ta vẫn phải thông qua ngôn ngữ để thể hiện chính mình ra bên ngoài. Đó là cơ hội để rèn luyện sự tự tin tốt nhất, chúng ta cần phải nói ra được những lời nói tự đáy lòng mình. Nếu chúng ta sẵn lòng đối mặt với nỗi sợ của mình, chúng ta sẽ có lòng tự tin để có thể thành công trong cuộc sống. 
- Trang phục: Ăn mặc đúng cách cũng là một trong những nhân tố cơ bản để biểu đạt sự tự tin của một người có sự tự tin thông qua ngôn ngữ cơ thể.
2.1.2. Giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
2.1.2.1. Khái niệm giáo dục sự tự tin
Giáo dục sự tự tin cho trẻ là truyền đạt cho trẻ các kiến thức về sự tự tin, tổ chức các hoạt động vui chơi học tập giúp trẻ hình thành sự tự tin. Giáo dục sự tự tin là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, giúp trẻ mạnh dạn, giúp trẻ làm điều mình nghĩ, giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. 
2.1.2.2. Ý nghĩa giáo dục sự tự tin
Tự tin giúp cho con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn và tinh thần được thoải mái, khỏe khoắn hơn. Hơn thế nữa nó còn là chìa khóa của thành công. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ tự tin là 1 điều rất cần thiết và là nền tảng để giúp trẻ hạnh phúc hơn. Giáo dục sự tự tin có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành kỹ năng tự tin ở mỗi con người. Quá trình hình thành sự tự tin ấy có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi từ quá trình giáo dục của người giáo viên mầm non.
Thực tế cho thấy quá trình phát triển lòng tự tin bắt đầu hình thành từ lúc đứa trẻ mới sinh ra và tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc sống của trẻ. Cha mẹ khởi đầu bằng việc yêu thương trẻ, nhưng khi đứa trẻ bắt đầu lớn, sự khuyến khích lòng tự tin ở trẻ cũng trở nên khác biệt hơn. Có lòng tự tin không có nghĩa là trẻ trở nên kiêu ngạo, ích kỷ, hoặc nghĩ là trẻ tốt hơn những người xung quanh mình. Thất bại trong một việc nào đó không làm giảm đi lòng tự tin ở trẻ; cách trẻ học từ việc đối mặt với thất bại giúp tác động đến lòng tự tin. 
2.1.2.3. Nội dung giáo dục sự tự tin
- Trẻ luôn muốn thể hiện khả năng
Nội dung giáo dục sự tự tin đầu tiên là trẻ muốn thể hiện khả năng của mình. Để trẻ tự tin được chúng ta cần phải giáo dục cho trẻ biết cách luôn thể hiện khả năng của mình trước người khác, hoặc khi tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoạiNên dùng những lời động viên trẻ để khích lệ trẻ kịp thời, từ đó giúp trẻ hình thành sự tự tin cho trẻ dần dần. Khi trẻ làm được một việc gì đó, cho dù đó là biết đánh răng hay biết đi xe đạp thì chúng cũng sẽ có cảm giác mình “có thể làm được” và chính điều này là nền tảng cho sự tự tin. Sự. Khi một em bé học cách dở các trang của một cuốn sách hay chập chững tập đi thì cũng là lúc chúng học để cảm nhận được rằng “chúng làm được”.
 Trẻ thể hiện tài năng ca hát của mình trước lớp
- Giao tiếp với người khác
Để có thể tự tin được thì trẻ cần phải giao tiếp được với người khác, có thể là bạn cùng lớp, hoặc là người lớn,Sự tự tin cho phép trẻ chủ động hơn trong giao tiếp với người khác.
Đối với mỗi con người, giao tiếp là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của họ trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những đứa trẻ hiếu động, cá tính sẽ thường tự tin và bản lĩnh hơn trong giao tiếp với mọi người. Những trẻ nhút nhát khi giao tiếp thường kém thành công hơn so với những trẻ tự tin giao tiếp. Trẻ rụt rè hay tự tin là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài từ phía gia đình. Con ngoan quá hóa rụt rè, không cha mẹ nào muốn con nhút nhát khi giao tiếp, thế nhưng nhiều cha mẹ thừa nhận chính việc đào tạo bé ngoan ngoãn và nghe lời quá mức sẽ khiến trẻ thiếu tự tin, lệ thuộc. 
- Hài lòng với bản thân
Trước hết, ta phải tìm cách giúp trẻ biết yêu thương chính bản thân mình. Vì điều này làm cho trẻ cảm thấy tự tin hơn nhiều. Ta thường hay than vãn, biểu lộ cho trẻ thấy những khiếm khuyết của vẻ bề ngoài hay một tật xấu nào đó làm cho trẻ mặc cảm, không còn tự tin ở bản thân mình nữa. Có trẻ còn chán ghét, xem thường bản thân mình đến nỗi muốn hủy hoại đi. Vậy, để giúp con trẻ tự tin, cha mẹ chúng ta hãy tìm ra những điều tích cực trong khiếm khuyết của con, cho con nhận thấy không có gì sai hay kém cỏi trong những thiếu sót đó. Từ đấy, trẻ sẽ biết trân trọng, yêu thương bản thân mình, thay vì lo lắng và muốn thay đổi bằng mọi giá. Nhất là hình thức bên ngoài của trẻ.
Ví dụ: cha mẹ vẫn thường nói đùa “Sao con ăn như hạm thế? Nhìn con chẳng khác gì mấy con heo”
Câu nói ấy tưởng chừng vô hại, nhưng thật ra ta đã vô tình làm cho trẻ lo lắng về điều đó, cộng với những trêu chọc của mọi người xung quanh sẽ làm cho trẻ càng trở nên tự ti hơn. Thay vì chê bai, trêu chọc, ta hãy tìm ra những điểm đáng yêu để khen ngợi thay cho khiếm khuyết không thể thay đổi và ngầm giúp trẻ tìm cách khắc phục những điểm khuyết có thể sửa chữa một cách khéo léo. Từ đó trẻ sẽ hoàn toàn tự tin về bản thân mình và còn hợp tác với ta để thay đổi nữa. Trẻ hài lòng với kết quả của mình
- Biết chấp nhận khó khăn, đương đầu với thử thách
Tâm lý của các bé thường cảm thấy mình kém cỏi, mất mặt, nhất là các bé luôn nhận được lời khen từ người khác. Bên cạnh đó, khi chúng ta đặt quá nhiều kỳ vọng vào cũng sẽ khiến trẻ con luôn nghĩ mình là số 1, mình “sinh ra” phải thắng. Và khi bị thua cuộc, bé sẽ thấy mình có lỗi và xấu hổ, tệ hơn là tự oán trách bản thân.
Dạy bé chấp nhận với thất bại là điều không dễ, điều này người lớn cũng cần phải học. Chúng ta nên giúp bé hiểu và chấp nhận thất bại, coi thất bại là chuyện bình thường bởi trong cuộc sống không ai lúc nào cũng thành công, thất bại cũng là một trải nghiệm để giúp con trưởng thành. Cái quan trọng nhất là chúng ta cần dạy con cách chấp nhận như thế nào, đối đầu và giải quyết vấn đề ra sao chứ không phải là giải quyết vấn đề hộ trẻ.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng ta có thể kể cho con nghe những mẩu chuyện về thất bại và thành công, các bạn trong đó đã giải quyết như thế nào Thậm chí, chúng ta có thể kể cho trẻ nghe về một thất bại mà mình từng trải qua và cảm nhận của mình về chuyện đó để bé thấy rằng “đến người giỏi như bố, như mẹ , như cô mà còn thất bại nữa là mình”.
 Hãy cho bé biết, dù thất bại hay thành công, người lớn chúng ta luôn đứng cạnh và ủng hộ, yêu thương trẻ.
2.1.2.4. Phương pháp giáo dục sự tự tin
- Tạo tình huống
Đây là phương pháp có thể sử dụng để giáo dục sự tự tin hiệu quả. Là phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề đặt ra. Có thể chủ ý tạo nên một vài tình huống xã hội để trẻ học hỏi kinh nghiệm, bắt đầu với những tình huống dễ rồi khó dần. Hoặc là tạo những tình huống xã hội xoay quanh những việc trẻ thích làm. Hoặc là kể lại những tình huống mà trẻ đã gặp.
- Đóng vai
Là phương pháp cho trẻ trải nghiệm bằng cách đóng vai các nhân vật trong câu chuyện đưa ra. Có thể tìm những câu chuyện, hình ảnh, đoạn phim,nói đến chủ đề tự tin để đưa vào các hoạt động vui chơi, học tập. Sau đó, tạo dựng lên các vai trong câu chuyện ấy để trẻ hóa thân. Qua đó, cho trẻ rút ra những bài học về sự tự tin và chỉ ra những biểu hiện của sự tự tin. Bằng cách này, có thể giúp trẻ tự tin thể hiện mình, và có thể học tập những tấm gương về sự tự tin.
- Thảo luận
Trong các hoạt động vui chơi, học tập cần có sự thảo luận của các bé để giúp trẻ phát huy khả năng hợp tác nhóm. Tổ chức các sự kiện, các buổi học tập nhóm để khả năng thảo luận của trẻ được phát huy tốt nhất.
2.1.2.5. Cách thức giáo dục sự tự tin cho trẻ em
Để hình thành sự tự tin cho trẻ, giáo viên và các bậc phụ huynh cần giúp trẻ tìm hiểu khả năng, phát huy kỹ năng tự tin của bản thân mình. 
- Dùng những lời nói động viên khích lệ trẻ để trẻ mạnh dạn giao tiếp với người khác, mạnh dạn trình bày ý kiến với người khác.
- Cho trẻ tự làm một số việc đơn giản như vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân,), tự lấy đồ dùng học tập, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp, chuẩn bị cho giờ học trực nhật lớp,
 Trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước và sau khi ăn cơm, khi tay bẩn.
 Trẻ tự sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Quan sát sự yêu thích, đam mê của trẻ để phát hiện tài năng của trẻ và động viên, tạo động lực cho trẻ phát huy tối đa tài năng đó hay nói cách khác là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện mình.
a. Tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình 
Bất kì ai cũng đều có lòng tự tôn và nhu cầu được người khác tôn trọng. Sự tự tôn, được người khác tôn trọng là động lực tâm lý đầu tiên sinh ra sự tự tin. Sự tự tin của trẻ đầu tiên bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin. Tôn trọng trẻ không phân biệt thời gian, địa điểm, có ưu điểm hay khuyết điểm. Nên cổ vũ thích đáng khả năng của trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao sự tự tin của trẻ. 
b. Nói cho trẻ biết “con có thể làm được” và bồi dưỡng khả năng đặc biệt cho trẻ
Luôn dùng lời động viên trẻ một cách chân thành, không nên quá lời khen, nghĩ một đằng, nói một nẻo. Đồng thời luôn nói cho trẻ biết “Con có thể làm được” để động viên khích lệ trẻ khi trẻ làm một việc gì đó. 
Tài năng đặc biệt có thể làm tăng thêm sự tự tin của trẻ. Cha mẹ có thể căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp những sở trường đặc biệt của trẻ thông qua việc phát huy sở trường tạo dựng niềm tin. 
c. Cũng cố sự tự tin mọi lúc mọi nơi và cho phép trẻ mắc sai lầm.
Phát triển sự tự tin khi trẻ thực hiện các yêu cầu đơn giản, biết cách đề nghị giúp đỡ khi cần thiết. 
Cha mẹ nên lưu tâm đến những sai lầm của trẻ, sự thực phạm sai lầm với một đứa trẻ là không thể tránh khỏi. Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm thì sẽ không thể trưởng thành. 
Cách hoàn hảo nhất để xây dựng sự tự tin ở trẻ chính là cho trẻ thấy tình yêu thương vo điều kiện của bạn dành cho trẻ. Tuy nhiên, điều này không nên thể hiện một cách thái quá. Như vậy có nghĩa là bạn sẽ vẫn tiếp tục thể hiện tình yêu của mình dành cho trẻ, ngay cả khi cách cư sử của trẻ không làm hài lòng bạn. Những lúc như thế, háy nói với trẻ rằng “ Mẹ không thích những gì con làm, nhưng mẹ vẫn luôn yêu con”. 
d. Quy định hành vi 
Đưa ra một số nguyên lý chung về hành vi có thể giúp cả trẻ lẫn người lớn tự tin hơn (Thời gian biểu một ngày sinh hoạt của trẻ) giờ nào việc ấy. 
Ví dụ: Các con nhìn lên lịch sinh hoạt, bây giờ đến hoạt động gì? Nào chúng ta cùng hoạt động bắt đầu
e. Phát triển những ưu điểm của trẻ
Thật là tuyệt vời nếu người lớn để trẻ thực hiện một công việc thành thạo ngay trước khi bạn giới thiệu cho trẻ một kĩ năng mới hoặc thử làm một điều mà trẻ không tự tin. Với cách làm này, trẻ vẫn cảm thấy mình ở đỉnh cao của sự thành công. Vì thế trẻ dể có khuynh hướng phát triển thêm ở các lĩnh vực khác và trải qua thử thách mới. Nếu trẻ thực sự không giỏi ở các kic năng mới này và cảm thấy thất vọng về bản thân, hãy tạo cho trẻ cơ hội để thể hiện một trong những thế mạnh của mình. Nếu trẻ thấy mình khó có thể cảm thấy tự tin.
Hãy tránh phê bình, sửa sai quá thẳng thắn.
Sức mạnh của sự ca ngợi khi xây dựng sự tự tin cho trẻ cũng như người lớn, sẽ tốt hơn nếu bạn ca ngợi những việc trẻ làm bằng cách nói: “Con thật là kiên nhẫn”.
2.2. Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm 
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục sự tự tin cho trẻ
Trong quá trình tìm hiểu về trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm , để điều tra nhận thức của giáo viên mẫu giáo tại cơ sở về vấn đề giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin, phiếu được sử dụng để thăm dò ý kiến của giáo viên, kết quả cho thấy 100% ý kiến giáo viên đều cho rằng việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết. Như vậy, giáo viên có nhận thức đúng về vai trò và sự cần thiết của việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy rằng giai đoạn tuổi mầm non là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển nhân cách, kỹ năng sống sau này của trẻ. Do đó, họ đều biết sự cần thiết phải giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
2.2.2. Nội dung giáo dục sự tự tin
Để hình thành sự tự tin cho trẻ, giáo viên cần phải biết các nội dung giáo dục sự tự tin để từ đó có các biện pháp, phương pháp dạy đạt hiệu quả. Điều tra ý kiến của giáo viên ở trường Lê Thị Hồng Gấm về vấn đề này, tôi thu được kết quả cho thấy hầu hết giáo viên đều hiểu và nắm bắt được các nội dung giáo dục sự tự tin cho trẻ. Đó là cơ sở để có thể truyền đạt cho trẻ hiệu quả.
Cũng vấn đề này, tôi sử dụng phiếu điều tra cho 4 nhóm lớp, mỗi nhóm 10 cháu để điều tra khả năng tiếp thu được các nội dung giáo dục sự tự tin, kết quả thu được như sau:
Bảng 1. Điều tra khả năng tiếp thu nội dung giáo dục sự tự tin của trẻ
STT
Nội dung tiếp thu của trẻ
Tiếp thu
Không tiếp thu
Số lượng (người)
Tỉ lệ
%
Số lượng (người)
Tỉ lệ
%
1
Mạnh dạn thể hiện khả năng
28
70
12
30
2
Mạnh dạn giao tiếp với người khác
35
87,5
5
12,5
3
Mạnh dạn trình bày ý kiến với người khác
30
75
10
25
4
Hài lòng với bản thân
25
62,5
15
37,5
5
Chấp nhận khó khăn, đương đầu với thử thách
32
80
8
20
Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy phần lớn các cháu ở nhóm lớp 5 – 6 tuổi đều nắm bắt nội dung giáo dục và thể hiện được sự tự tin của mình. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều cháu còn rụt rè, chưa hình thành được sự tự tin toàn diện. Do đó, nhà trường cần đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi.
2.2.3. Phương pháp giáo dục sự tự tin
Khi đã nắm bắt được các nội dung giáo dục sự tự tin, giáo viên đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả để truyền đạt cho trẻ nắm bắt và tiếp thu hiệu quả. Để điều tra vấn đề này, tôi sử dụng phiếu điều tra cho giáo viên, kết quả cho thấy hầu hết giáo viên đều tổ chức được các phương pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ. Đó là điều quan trọng giúp trẻ tiếp thu hiệu quả và hình thành kỹ năng tự tin.
Điều tra vấn đề này ở trẻ, tôi sử dụng phiếu điều tra cho 4 nhóm lớp, mỗi nhóm 10 cháu để điều tra khả năng tiếp cận được với các phương pháp giáo dục sự tự tin, kết quả thu được như sau:
Bảng 2 Điều tra khả năng tiếp cận phương pháp giáo dục sự tự tin của trẻ
STT
Nội dung tiếp thu phương pháp giáo dục của trẻ
Tiếp thu
Không tiếp thu
Số lượng (người)
Tỉ lệ
%
Số lượng (

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo Án Liên Quan