Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Khám phá xã hội - Đề tài: Bé tiết kiệm năng lượng - Phạm Thị Đoan Trang
Giới thiệu thông tin về giáo viên và đề tài bài giảng.
Lời chào và đề tài bài giảng.
Kết quả cần đạt trên trẻ, kỹ năng và nội dung giáo dục trẻ thông qua bài giảng.
Nội dung chuẩn bị của cô và trẻ trong bài giảng.
Ổn định tổ chức: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Tôi là gió”.
Video quay cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Tôi là gió”.
Hướng dẫn chơi và học trên bài giảng.
Câu hỏi : Các con vừa hát bài hát gì?
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI QUỸ LAWRENCE S.TING BẢN THUYẾT MINH BÀI DỰ THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E – LEARNING LẦN THỨ IV Đề tài: Bé tiết kiệm năng lượng. Chủ đề: Khám phá xã hội. Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) Giáo viên: Phạm Thị Đoan Trang E-mail: phamdoantrang.mngiathuong@gmail.com Số điện thoại: 01687444209. Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Thượng. Địa chỉ: Tổ 18, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Năm học: 2016 – 2017 I/ Thông tin cá nhân Giáo viên: Phạm Thị Đoan Trang E-mail: phamdoantrang.mngiathuong@gmail.com Số điện thoại: 01687444209 Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Thượng. Địa chỉ: Tổ 18, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Đề tài: Bé tiết kiệm năng lượng. Chủ đề: Khám phá xã hội. Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) II/ Thuyết minh Lý do chọn phần mềm Trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục là rất cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay, học trực tuyến đang là một hình thức mới được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, chủ động nghiên cứu để nắm được kiến thức của bài học. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh góp phần thúc đẩy tính tự lập cho trẻ, Bộ GD & ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội qua một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E – Learning. Với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Adobe Presenter, Ispring Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E – Learning là SCROM, AICC Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm Ispring suite có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring suite để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Power point, Ispring suite giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Power point sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation) và tạo mô phỏng (simulation). Ispring suite đó biến Power point thành công cụ soạn bài giảng E – Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, ghi âm, chèn hình ảnh, tạo câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ các phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa vào bài giảng, lời giảng trực tuyến. Bài giảng E – Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mền này như là một add-in tích hợp với MS Powerpoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: Giúp người học hiểu bài dễ dàng hơn, chính xác hơn. Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập. Đề cao tính chủ động học nhờ bài giảng điện tử đáp ứng tính cá thể trong học tập. Giúp người học có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi. Tập trung vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non. Kích thích trẻ học hỏi ngay cả trong hoạt động chơi. Giới thiệu bài giảng đến với trẻ khuyết tật cần giáo dục hòa nhập mọi lúc, mọi nơi. Trình bày bài giảng: Màu sắc: Lựa chọn màu sắc phù hợp. Chữ: Phông chữ chuẩn theo quy định, to, rõ ràng. Mỗi sile đề có nội dung chủ đề. Nội dung bài giảng theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học. Hiển thị phần phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu ở góc trái màn hình ở những sile video để trẻ khuyết tật thính giác và thị giác có thể theo dõi và nắm được nội dung bài học. Kĩ năng Multimedia: Có âm thanh: Bài hát, nhạc không lời và lời giảng bài của giáo viên. Có video ghi giáo viên giảng bài hoặc lời dẫn. Có hình ảnh, hình chụp minh họa nội dung kiến thức bài học. Có video quay, download cắt, ghép thể hiện nội dung bài học. Có video sử dụng kĩ xảo chèn hình ảnh và hiệu ứng 3D trong video. Công nghệ chuẩn SCROM, AICC, có thể học online hoặc offline Phần mềm hỗ trợ: Camstudio, Sound Recorder, Total video converter, Window movie maker, Camtasia Studio 8... Tóm tắt nội dung bài giảng: STT slide Nội dung trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kê Giới thiệu thông tin về giáo viên và đề tài bài giảng. Lời chào và đề tài bài giảng. Kết quả cần đạt trên trẻ, kỹ năng và nội dung giáo dục trẻ thông qua bài giảng. Nội dung chuẩn bị của cô và trẻ trong bài giảng. Ổn định tổ chức: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Tôi là gió”. Video quay cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Tôi là gió”. Hướng dẫn chơi và học trên bài giảng. Câu hỏi : Các con vừa hát bài hát gì? Hướng dẫn trả lời câu hỏi. Câu hỏi: Bé hãy chọn những đáp án đúng, nội dung về tác dụng của gió. Cô và trẻ cùng tìm hiểu về các nguồn năng lượng nhé! Câu hỏi: Những nguồn năng lượng nào được sử dụng nhiều trong gia đình và trường học? Năng lượng điện dùng để làm gì? Phim về năng lượng điện. Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Đồ dùng bé yêu”. Quay phim: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Đồ dùng bé yêu” Đố bé biết, năng lượng nước dùng để làm gì? Phim về năng lượng nước. Hướng dẫn chơi trò chơi và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: Khi ra khỏi phòng, chúng ta phải làm gì? Câu hỏi: Khi mở tủ lạnh, các con cần chú ý điều gì? Câu hỏi: Bé hãy chọn hành động đúng để tiết kiệm năng lượng nước nhé! Phim: Sử dụng tiết kiệm năng lượng điện. Khi sử dụng điện, các con cần chú ý điều gì? Phim:Những điều cần lưu ý khi sử dụng điện. Hướng dẫn chơi trò chơi với mặt mếu, mặt cười. Câu hỏi: Bé hãy nối hành động đúng với mặt cười, mặt mếu. Câu hỏi: Bé hãy nối hành động đúng với mặt cười, mặt mếu. Nguồn tư liệu. Video lời cảm ơn và lời chúc gửi tới hội thi. Slide cảm ơn có sử dụng nhạc nền. III/ Kết luận Trên đây là toàn bộ bài thuyết minh cho bài giảng E – Learning của tôi. Trong bài giảng, tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: gợi mở, bình giảng, phân tích, trực quan Qua cách học này đã tạo cho học sinh thên hứng thú với bài học. Các em nắm bắt được kiến thức học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát, lời giảng, nội dung học qua từng slides, các câu hỏi trắc nghiệm củng cố nội dung từng phần giúp học sinh tư duy và ghi nhớ kiến thức của bài học tốt hơn. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa, tôi rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Long Biên, tháng 01 năm 2017. Người thực hiện Phạm Thị Đoan Trang
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_chu_de_kham_pha_xa_hoi.doc