Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nghề truyền thống quê em (Nghề làm bún) - Giáp Thị Lương
Tựa đề giới thiệu những thông tin liên quan đến nhóm giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền.
Video giới thiệu về bài giảng
Nêu rõ mục tiêu của bài giảng, kết hợp với lời ghi âm.
Video về làng nghề truyền thống của người dân Đa Mai - thành phố Bắc Giang
Câu hỏi khắc sâu kiến thức cho trẻ về làng nghề truyền thống của quê hương
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING Hoạt động: Khám phá xã hội Đề tài: Nghề truyền thống quê em (Nghề làm bún) Chủ đề: Nghề nghiệp Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Nhóm giáo viên: 1. Giáp Thị Lương SĐT: 0986 104 378 - Email: luongsony232@gmail.com Đơn vị: Trường Mầm non Đa Mai - thành phố Bắc Giang 2. Nguyễn Thị Thuận SĐT: 0986 273 697 - Email: nguyenbichthuandm@gmail.com Đơn vị: Trường Mầm non Đa Mai - thành phố Bắc Giang II. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn phần mềm Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ những công dân tương lai biết lao động sáng tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đẩy mạnh công nghệ thông tin vào giáo dục, cho trẻ tiếp xúc và làm quen với kỹ thuật, công nghệ là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết. Hiện nay các trường Mầm Non có điều kiện đầu tư vào trang thiết bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet; một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học không những thế nó kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như bộ Office, Lesson Editor/Violet, Active Primart, Flash, Photoshop, Converter, ispring suite Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video,vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Qua nghiên cứu, thực hành và sử dụng một số phần mềm để soạn giáo án, áp dụng trong giảng dạy tôi thấy phần mềm ispring suite 7.0 có những tính năng vượt trội và dễ sử dụng. Do đó tôi đã quyết định chọn phần mềm này để thiết kế bài giảng của mình. Ispring suite 7.0 giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, có câu hỏi tương tác và khảo sát. Từ đó, tôi có thể tận dụng, kết hợp được khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của powerpoint. Ispring suite 7.0 biến powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-learning, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh, video bạn đang giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, phim flash, các trang web Bài giảng điện tử e-learning được đóng gói theo tiêu chuẩn SCORM, AICC, có thể sử dụng độc lập hoặc tích hợp vào các trang web. Nhờ đó giúp các bé cũng như các bậc phụ huynh có thể giúp các con lĩnh hội những kiến thức ngay khi ở nhà thông qua mạng Internet. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng bài giảng điện tử e-learning - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập tương tác. - Đề cao tính chủ động tự học nhờ bà giảng điện tử đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học mọi lúc mọi nơi. 3. Trình bày bài giảng - Màu sắc: Lựa chọn màu sắc phù hợp. - Chữ: To, rõ ràng. - Hình ảnh: Rõ nét, phù hợp. - Mỗi slide đều có chủ đề. - Nội dung bài giảng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của hoạt động. 4. Kĩ năng thiết kế Mutilmedia - Các slide đều có sử dụng audio để giảng và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành) - Có video ghi hình giáo viên giảng bài và các nội dung giới thiệu, chuyển hoạt động, củng cố - Có hình ảnh trong các bài tập, các video minh họa cho các nội dung của bài học. - Công nghệ: Bài giảng được đóng gói theo chuẩn SCORM, AICC - sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline, phù hợp với tình hình học tập hiện nay. 5. Nội dung các câu hỏi của giáo viên - Hệ hống câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở, kích thích người học chủ động qua hệ thống tương tác để khắc sâu những kiến thức lĩnh hội được. - Câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích người học tư duy và động não, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. - Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ để thực hiện các ý đồ thiết kế nhằm tăng khả năng tự học của người học. 6. Tóm tắt bài giảng (thông qua các slide) STT Slide trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế 1 Tựa đề giới thiệu những thông tin liên quan đến nhóm giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền. 2 Video giới thiệu về bài giảng 3 Nêu rõ mục tiêu của bài giảng, kết hợp với lời ghi âm. 4 Video về làng nghề truyền thống của người dân Đa Mai - thành phố Bắc Giang 5 Câu hỏi khắc sâu kiến thức cho trẻ về làng nghề truyền thống của quê hương 6 Lời dẫn dắt chuyển hoạt động tiếp theo 7 Video quy trình làm bún 8 Khái quát các bước làm bún 9 Khái quát lại các sản phẩm bún chính 10 Câu hỏi củng cố khắc sâu kiến thức cho trẻ về sản phẩm của làng nghề 11 Câu hỏi củng cố kiến thức cho trẻ về các bước làm bún 12 Câu hỏi củng cố nguyên liệu làm bún 13 Câu hỏi làm cho trẻ suy nghĩ và nhớ lại xem có bao nhiêu loại bún được làng nghề sản xuất ra 14 Giới thiệu cho trẻ biết một số món ăn được chế biến từ bún: Hình ảnh món bún chả 15 Hình ảnh món Bún đậu mắm tôm 16 Hình ảnh món Bún riêu cua 17 Hình ảnh món Bún măng 18 Hình ảnh món Bún ốc 19 Hình ảnh món Bún mọc 20 Video: Trò chơi mô phỏng các thao tác làm bún 21 Video: Kết bài 22 Liệt kê nguồn tài liệu tham khảo và các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng. 7. Kết luận Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E-Learning của nhóm chúng tôi. Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: Gợi mở, trực quan, thực hành Qua cách học này đã tạo cho các con hứng thú học tập, nắm bắt được bài một cách dễ dàng, các con có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát, hình ảnh gợi mở ở các slide, video và trò chơi cũng như các câu hỏi, bài tập củng cố giúp các con tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ của quý thầy cô cũng như các bậc phụ huynh để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Bắc Giang, tháng 11 năm 2016 Nhóm giáo viên thực hiện Giáp Thị Lương Nguyễn Thị thuận
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_de_t.doc