Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Dạy múa “Làm duyên công nhé!”- Tống Thị Ngọc Minh
Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng
Giới thiệu nội dung bài học
Nêu mục đích yêu cầu của bài giảng để phụ huynh hoặc người hướng dẫn nắm bắt được.
Đoạn phim giới thiệu công viên và một số con vật trong công viên gây hứng thú cho trẻ.
Trò chơi gây hứng thú cho trẻ và dẫn dắt vào hoạt động.
Các câu hỏi được xây dựng dựa trên gói câu hỏi có nhiều đáp án
UBND QUẬN HẢI CHÂU TRƯỜNG MẦM NON 20.10 ******* THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING Bài 1: Hoạt động: GIÁO DỤC ÂM NHẠC Đề tài :Dạy múa “Làm duyên công nhé” Bài 2: Hoạt động: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài :Thơ “Mèo đi câu cá” Bài 3: Hoạt động: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài : “Tìm hiểu vòng đời của ếch” Giáo viên : Tống Thị Ngọc Minh : Nguyễn Thị Hồng Phần : Hồ Như Ngọc Đơn vị : Trường Mầm non 20.10 TP – Đà Nẵng Đà nẵng, tháng 10 - 2015 BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN Giáo viên : Tống Thị Ngọc Minh Nguyễn Thị Hồng Phần Hồ Như Ngọc Đơn vị : Trường Mầm non 20.10 – Đà Nẵng Tên bài giảng : 1/ GDAN : Dạy múa “Làm duyên công nhé!” 2/ LQVH : Dạy thơ “Mèo đi câu cá”. 3/ KPKH :Vòng đời của Ếch II/ PHẦN THUYẾT MINH A. Lý do chọn phần mềm Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, nắm được nội dung kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử E-Learning. Tôi thấy phần mềm ISPRING SUITE 8.0 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Điều khẳng định là ISPRING SUITE 8.0 tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về e Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004. Với mong muốn biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để trẻ tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh của giáo viên, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến B/ Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Nhờ có những hiệu ứng âm thanh, hoạt cảnh, hiệu ứngtrong bài giảng đã tạo sự hứng thú học tập, tìm hiểu cho các bé, các bé có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, hoặc ba mẹ có thể ngồi học cùng bé. - Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Trình bày giáo án: a. Màu sắc không loè loẹt, dễ nhìn b. Chữ đủ to, rõ. c. Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. d.Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn 2. Kĩ năng Multimedia: a. Có âm thanh b. Có video ghi giáo viên giảng bài. c. Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. d. Đóng gói Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). 3. Nội dung các câu hỏi của GV: Trong bài giảng này chúng tôi đã cố gắng đưa vào những hình ảnh, âm thanh và các đoạn phim để các bé thấy trực tiếp và tạo sự hứng thú, gây sự chú ý cho bé. Hạn chế sử dụng chữ viết vì hầu hết các bé mầm non chưa biết đọc chữ. Nội dung của bài học được xây dựng trên cơ sở bám sát chương trình giáo dục mầm non, trong đó ở các hoạt động đều lồng ghép các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kích thích tính tò mò, khuyến khích sự vận động trí não của trẻ, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. C/ Tóm tắt bài giảng HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI : Dạy muá bài hát “Làm duyên công nhé!” Nhạc sĩ: Phạm Quang Trung STT Trình chiếu Mục tiêu ý tưởng thiết kế Slide 1 Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng Slide 2 Giới thiệu nội dung bài học Slide 3 Nêu mục đích yêu cầu của bài giảng để phụ huynh hoặc người hướng dẫn nắm bắt được. Slide 4 Đoạn phim giới thiệu công viên và một số con vật trong công viên gây hứng thú cho trẻ. . Slide 5 Trò chơi gây hứng thú cho trẻ và dẫn dắt vào hoạt động. Các câu hỏi được xây dựng dựa trên gói câu hỏi có nhiều đáp án Slide 6 Cô giới thiệu bài dạy Slide 7 Cô múa mẫu bài hát (kèm video) Slide 8 . Cô phân tích động tác và làm mẫu kèm theo nhạc và vi deo Slide 9 . Cô phân tích động tác và làm mẫu kèm theo nhạc và video từng câu hát . Slide 10 Cô phân tích động tác và làm mẫu kèm theo nhạc và video từng câu hát Slide 11 Cô phân tích động tác và làm mẫu kèm theo nhạc và video từng câu hát . Slide 12 Trẻ luyện tập bài múa cùng cô Slide 13 Trẻ tự luyện tập cùng với anh chị và và người thân của bé Slide 14 Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Cánh cò trong câu hát mẹ ru” Slide 15 Trả lời câu hỏi: Sử dụng câu hỏi có nhiều đáp án để trẻ trả lời dựa trên kinh nghiệm và sự ghi nhớ của trẻ. Slide 16 Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Cánh cò trong câu hát mẹ ru” lần 2 Slide 17 Câu hỏi có dạng bài tập đúng sai: trẻ lựa chọn đáp án đúng nhất. Slide 18 Kết thúc bài học Slide 19 Tài liệu tham khảo HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI : Dạy thơ “Mèo đi câu cá” Tác giả: Thái Hoàng Linh STT Trình chiếu Mục tiêu ý tưởng thiết kế Slide 1 Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng Slide 2 Giới thiệu nội dung bài học . Slide 3 -Nêu mục đích yêu cầu của bài học để phụ huynh hoặc người hướng dẫn nắm bắt được Slide 4 - Trò chơi mang hứng thú trong hoạt động mở đầu Slide 5 Cô dẫn dắt vào bài học và đọc diễn cảm bài thơ Slide 6 Cô đọc diễn cảm bàithơ dựa trên các slide: Từ slide 7- slide 13 Slide 7 Củng cố kiến thức trong phần đàm thoại bằng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Slide 8 Củng cố kiến thức trong phần đàm thoại bằng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Slide 9 Củng cố kiến thức trong phần đàm thoại bằng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Slide 10 Củng cố kiến thức trong phần đàm thoại bằng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Slide 11 Bé luyện tập đọc thơ cùng cô Slide 12 Cô giới thiệu trò chơi: Ai tinh mắt Slide 13 Trò chơi luyện tập sử dụng bài tập sắp xếp để trẻ thực hành. Slide 14 Nhằm giúp trẻ thay đổi không khí vui tươi, nhộn nhịp trong hoạt động kết thúc Slide 15 Kết thúc bài học Slide 16 Tài liệu tham khảo HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Tìm hiểu vòng đời của ếch STT Trình chiếu Mục tiêu ý tưởng thiết kế Slide 1 Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng Slide 2 Giới thiệu nội dung bài học Slide 3 Nêu mục đích yêu cầu của bài học để phụ huynh hoặc người hướng dẫn nắm bắt được Slide 4 Trò chơi mang hứng thú trong hoạt động mở đầu Slide 5 Phim vòng đời phát triển của ếch Slide 6 Các câu hỏi kiểm tra kiến thức: Câu hỏi được xây dựng dựa trên gói câu hỏi có nhiều đáp án Slide 7 Các câu hỏi kiểm tra kiến thức: Câu hỏi được xây dựng dựa trên gói câu hỏi có nhiều đáp án Slide 8 Câu hỏi dạng bài tập đúng sai. Slide 9 Câu hỏi có dạng bài tập nối Slide 10 Đoạn phim về sự phát triển của con nòng nọc. Slide 11 Củng cố bài học về vòng đời phát triển của ếch. Slide 12 Câu hỏi được xây dựng dựa trên gói câu hỏi có nhiều đáp án Slide 13 Cô cho trẻ nhắc lại nhằm giúp trẻ ghi nhớ bài học về vòng đời phát triển của ếch Slide 14 Giới thiệu họ hàng nhà ếch Slide 15 Ích lợi của ếch đối với con người Slide 16 Trò chơi luyện tập sử dụng bài tập nối để trẻ thực hành Slide 15 Kết thúc hoạt động Slide 16 Tài liệu tham khảo III/ KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành,..v..v Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng nhận xét cụ thể giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn.. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hải Châu, tháng 10 năm 2016 Người trình bày Nguyễn Thị Hồng Phấn-Tống Thị Ngọc Minh- Hồ Như Ngọc
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_day_mua_lam_duyen_cong.docx