Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nước - Nguyễn Thị Hồng
a. Kiến thức
• Trẻ nhận biết được một số tính chất của nước (không màu, không mùi và có thể hoà tan một số chất)
• Trẻ nhận biết được tác dụng và sự cần thiết của nước đối với động vật, thực vật và đời sống con người
b. Kỹ năng
• Phát triển khả năng quan sát và tư duy logic cho trẻ
• Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính của trẻ
c. Thái độ
• Hình thành cho trẻ ý thức sử dụng nước hợp lí và tiết kiệm, ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch.
• Hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.
PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM Đề tài: Sự kỳ diệu của nước Trường Mầm Non Đồng xuân Họ tên giáo viên Nguyễn Thị Hồng Khối lớp 5-6 tuổi Ban Ngày dạy Môn Môi trường xung quanh Đề tài Sự kỳ diệu của nước Chủ đề Nước và một số hiện tượng tự nhiên Mục tiêu bài dạy a. Kiến thức Trẻ nhận biết được một số tính chất của nước (không màu, không mùi và có thể hoà tan một số chất) Trẻ nhận biết được tác dụng và sự cần thiết của nước đối với động vật, thực vật và đời sống con người b. Kỹ năng Phát triển khả năng quan sát và tư duy logic cho trẻ Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính của trẻ c. Thái độ Hình thành cho trẻ ý thức sử dụng nước hợp lí và tiết kiệm, ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch. Hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Chuẩn bị -Nghiên cứu kĩ nội dung bài học ,các thí nghiệm , đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, bài giảng điện tử, bài giảng e learning, - Máy tính ,Máy chiếu Tiến Hành Hoạt Động của cô Dự kiến HĐ của trẻ I. Gây hứng thú - Cô cho trẻ nghe bài đồng dao “ Lạy trời mưa xuống ” -> Khi trời mưa xuống sẽcos rất nhiều nước để phục vụ cho cuộc sống của con người như dùng để tắm giặt, dùng để cấy cày. Ngoài ra nước còn làm cho cây cối xanh tốt và là môi trường sống của một số loài vật sống dưới nước .Nước có mặt ở khắp mọi nơi ,nước còn mang lại cho chúng ta rất nhiều điều kỳ diệu . Cô mời các con cùng khám phá sự kỳ diệu của nước nhé ! II. Nội Dung : a.Các thí nghiệm Thí nghiệm1: Nước bốc hơi *Dụng cụ thí nghiệm gồm : 1 bình nước nóng , 1 âu nhựa , 1 tấm kính nhỏ * Tiến hành thí nghiệm : Cô rót nước nóng từ bình vào âu nhựa sau đó đặt tấm kính lên trên mặt âu và hỏi trẻ hiện tượng sảy ra * Hệ thống câu hỏi : - Theo bé trên mặt tấm kính sẽ xuất hiện gì ? -Tại sao lại có những giọt nước trên mặt tấm kính ? -> Cô chính xác lại kết quả thí nghiệm : Có những giọt nước trên mặt tấm kính vì khi nước ở nhiệt độ cao sẽ bốc hơi bị tấm kính chặn lại và tạo thành những giọt nước Thí nghiệm 2 : Nước trong suốt *Dụng cụ thí nghiệm gồm : 2 cốc thuỷ tinh , 2 thìa nhỏ ,1 chai nước lọc , 1 hộp sữa . * Tiến hành thí nghiệm : Cô rót nước từ chai vào cốc , tiếp theo cô sẽ rót sữa vào cốc còn lại sau đó cô sẽ thả mỗi thìa vào một cốc và hỏi trẻ hiện tượng sảy ra * Hệ thống câu hỏi : - Bé nhìn thấy thìa ở cốc nào ? -> Cô chính xác lại kết quả : Vì nước trong suốt không màu nên bé sẽ nhìn thấy thìa ở trong cốc nước . Thí nghiệm 3: Nước hoà tan một số chất *Dụng cụ thí nghiệm gồm : 2 cốc nước , 1sỏi, 1 viên C * Tiến hành thí nghiệm : Cô thả viên sỏi vào 1 cốc nước sau đó cô thả viên C vào cốc nước còn lại và hỏi trẻ hiện tượng sảy ra . * Hệ thống câu hỏi : - Khi thả viên C vào cốc nước bé thấy hiện gì sảy ra ? -Tại sao cốc nước có viên C lại chuyển màu cam ? - Bế hãy chọn hình ảnh các chất nước có thể hoà tan ? -> Cô chính xác lại kết quả : Khi thả viên C vào cốc nước , nước chuyển màu cam vì nước đã hoà tan viên C còn khi thả viên sỏi vào cốc nước bé vẫn nhìn thấy viên sỏi trong cốc nước vì nước không thể hoà tan viên sỏi . b.Mở rộng – Giáo dục : - Qua bài học hôm nay bé đã biết được những tính chất nào của nước ? - Theo bé chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước -> Qua bài học này bé đã biết được một số tính chất của nước như nước trong suốt không màu, nước có thể hoà tan một số chất, nước bốc hơi ở nhiệt độ cao . Ngoài ra nước sẽ ở thể rắn khi ở nhiệt độ thấp, nước còn là nguyên liệu để sản xuất ra điện ở nhà máy thuỷ điện đấy. Vì thế các bé phải biết bảo vệ nguồn nước sạch ,không vứt rác bừa bãi xuống ao ,hồ và biết sử dụng nước tiết kiệm nhé. III. Kết thúc : Cho trẻ nghe bài hát “ Vì cuộc sống tươi đẹp” Nhạc sĩ Bùi Anh Tú -Trẻ chú lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ quan sát thí nghiệm -Trẻ lắng nghe -Trẻ quan sát thí nghiệm -Trẻ lắng nghe -Trẻ quan sát thí nghiệm -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ nghe và hát theo lời bài hát Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Nguyễn Thị Ngân Người thực hiện Nguyễn Thị Hồng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Công Nghệ công nghiệp 11 ( Nguyễn Văn Khôi- Nguyễn Văn Ánh – Nguyễn Trọng Bình – Đặng Văn Cứ –Nguyễn Trọng Khanh - Trần Hữu Quế - NXB Giáo dục - 2009) 2. Sách giáo viên Công nghệ công nghiệp 11 (Nguyễn Văn Khôi- Nguyễn Văn Ánh – Nguyễn Trọng Bình – Đặng Văn Cứ –Nguyễn Trọng Khanh –Trần Hữu Quế - NXB Giáo dục - 2009) 3. Trang web baigiang.violet.vn 4. Trang web tailieu.vn
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_de_tai_su_ky_dieu_cua_n.doc
- Phu luc 1 _Phieu thong tin GV Hồng2.doc