Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu nghề làm bánh đa - Hoàng Thị Cẩm Nhung
Giới thiệu về bài giảng E - learning
- Mục đích – yêu cầu của bài giảng:
+ Kiến thức
+ Kĩ năng
+ Thái độ
Những đồ dùng cần thiết của bài giảng
Các hoạt động:
- Hoạt động 1: Giới thiệu về nghề làm bánh đa.
- Hoạt động 2: Khám phá quy trình làm bánh đa.
- Hoạt động 3: Trò chơi.
Giới thiệu về làng nghề làm bánh đa tại thôn Kinh Giao – xã Tân Tiến - Huyện An Dương - Hải Phòng.
- Slide 9:Khám phá quy trình làm bánh đa.
- Slide 10: Chọn nguyên liệu và dụng cụ.
- Slide 11: Dụng cụ để làm bánh đa.
- Slide 12: Nguyên liệu để làm bánh đa.
- Slide 13: Quy trình làm bánh đa.
- Slide 14: Các bước làm bánh đa.
THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING Đề tài: “Tìm hiểu nghề làm bánh đa” I. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Giáo viên : - Hoàng Thị Cẩm Nhung - Ngô Quỳnh Hoa - Vũ Thị Thịnh - Email : mamnonbinhminh@hongbang.edu.vn - Điện thoại: 0906.168.039 - Đơn vị: Trường mần non Bình Minh - Địa chỉ: Phường Quán Toan - Hồng Bàng - Hải Phòng - Tên bài giảng: Khám phá nghề làm bánh đa - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức II. PHẦN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG 1.Lí do chọn đề tài: Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Giáo dục nghề truyền thống và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương là điều rất cần thiết của mỗi chúng ta nhất là đối với trẻ mầm non. Tìm hiểu nghề truyền thống của địa phương là giúp trẻ có những kiến thức hiểu sâu hơn về công việc của những người dân lao động, giúp trẻ yêu lao động, quý trọng những thành quả của người lao động, yêu quê hương đất nước. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Nhóm chúng thấy phần mềm Ispring Suite7 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring Suite7 để thiết kế bài giảng của mình. Nhóm chúng muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Để thiết kế bài giảng điện tử E-Learning đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Giúp các bậc phụ huynh giúp trẻ có thể tìm hiểu kiến thức ngay khi ở nhà thông qua mạng internet. 2.Các phần mềm sử dụng - Power Point - Ispring Suite 7.0 - Format Factory - Adobe Flash Professional CS6 - Ulead Studio 3. Mục tiêu chính của việc xây dựng bài giảng điện tử: Nhằm giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức về nghề làm bánh đa ngay khi ở nhà thông qua mạng internet 4. Tóm tắt bài giảng STT Slide trình chiếu (Nội dung hoạt động) Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Trang bìa - Tên đơn vị - Tên đề tài - Giáo viên thực hiện - Tên đơn vị: Trường mầm non Bình Minh - Tên đề tài: Tìm hiểu nghề làm bánh đa - Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Cẩm Nhung, Ngô Quỳnh Hoa, Vũ Thị Thịnh. Slide 2: Giới thiệu Giới thiệu về bài giảng E - learning - Nhằm giúp trẻ và các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài giảng E – learning. Từ slide 3 đến slide 5: Mục đích – yêu cầu - Mục đích – yêu cầu của bài giảng: + Kiến thức + Kĩ năng + Thái độ - Nhằm giúp cho các bậc phụ huynh và trẻ nắm được những ý nghĩa và kiến thức cần thiết của bài giảng. Slide 6: Chuẩn bị Những đồ dùng cần thiết của bài giảng Giúp cho các bậc phụ huynh và trẻ biết những đồ dùng cần thiết cho hoạt động. Slide 7: Các hoạt động Các hoạt động: - Hoạt động 1: Giới thiệu về nghề làm bánh đa. - Hoạt động 2: Khám phá quy trình làm bánh đa. - Hoạt động 3: Trò chơi. - Giúp cho các bậc phụ huynh và trẻ biết các hoạt động trong bài giảng. Slide 8: Giới thiệu về làng nghề làm bánh đa Giới thiệu về làng nghề làm bánh đa tại thôn Kinh Giao – xã Tân Tiến - Huyện An Dương - Hải Phòng. - Giúp trẻ cũng như các bậc phụ huynh biết rõ hơn về làng nghề làm bánh đa. Từ Slide 9 đến slide 14: Khám phá quy trình làm bánh đa - Slide 9:Khám phá quy trình làm bánh đa. - Slide 10: Chọn nguyên liệu và dụng cụ. - Slide 11: Dụng cụ để làm bánh đa. - Slide 12: Nguyên liệu để làm bánh đa. - Slide 13: Quy trình làm bánh đa. - Slide 14: Các bước làm bánh đa. - Trẻ biết được những nguyên liệu, dụng cụ để làm ra bánh đa. - Trẻ biết được quy trình, các bước làm ra bánh đa. Từ Slide 15 Trò chơi Cô cùng trẻ chơi trò chơi - Trẻ biết chơi các trò chơi để thay đổi trạng thái. Từ Slide 16 đến slide 19: Các trò chơi Trẻ chơi các trò chơi: - Slide 17: Trò chơi 1: Bé hãy chọn nguyên liệu và dụng cụ làm ra bánh đa. - Slide 18: Trò chơi 2: Bé hãy chọn các bước để làm ra bánh đa. - Slide 19: Trò chơi 3: Bé hãy chọn các món ăn làm từ bánh đa. - Trẻ biết cách chơi và có các kĩ năng để chơi các trò chơi tương tác với máy tính. Slide 20: Kết thúc Tạm biệt - Kết thúc bài giảng E – learning. Slide 21: Tài liệu tham khảo Một số tài liệu và phần mền sử dụng cho bài giảng. - Nguồn gốc của các tài liệu được sử dụng trong bài giảng. III. KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của nhóm chúng tôi. Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận..v..v Qua cách học này đã tạo cho các bé hứng thú học tập. Các bé nắm bắt được bài học một cách dễ dàng và có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các bé tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hồng Bàng, ngày 18 tháng 10 năm 2016 Nhóm giáo viên thực hiện
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_de_tai_tim_hieu_nghe_la.doc