Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Khám phá khoa học - Núi lửa - Nguyễn Thị Thu Hằng
1.Chuẩn bị:
- Hình ảnh các ngọn núi lửa chưa hoạt động, đang hoạt động, hậu quả của núi lửa.
- Các đoạn video về núi lửa đang phun trào
- Các bài hát phù hợp với bài dạy
- Đồ dùng làm thí nghiệm: Mô hình núi lửa, lọ, dấm, dầu ăn, bột soda, màu thực phẩm, viên sủi, nước.
2. Các phần mềm để hỗ trợ để làm giáo án điện tử:
-Power point: Phần mềm làm giáo án điện tử
-Windows movie maker: Phần mềm lồng âm thanh và hình ảnh
- Ulead Video studio 9.0: Phần mềm sử lí vi deo,thu âm.
-Gold wave: Phần mềm cắt nhạc MP3 và Phần mềm chuyển đuôi,phần mềm cắt ghép nhạc
-Phần mềm Adobe Presenter là chủ đạo.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG Trường mầm non Hương Sen BẢN THUYẾT MINH Khám phá khoa hoc: “Núi lửa” Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hằng Đặng Thị Quyến Năm học: 2016- 2017 THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING Hiện nay CNTT đã từng bước đi vào các giờ hoạt động của trẻ , nó góp phần không nhỏ vào sự thành công của tiết học.Nhờ CNTT trẻ được tiếp cận những hình ảnh thực tế,những vi deo sinh động,hấp dẫn,qua những hình ảnh đó trẻ thực sự hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ nhất,hứng thú nhất. Đặc biệt, đối với hoạt động khám phá ở lứa tuổi mẫu giáo thì nó thực sự mang lại kết quả tốt. Trước đây tôi thường sử dụng những hình vẽ tay,tranh có sẵn, để dạy trẻ đó quả là một sự chuẩn bị hết sức vất vả nhưng hiệu quả trên trẻ lại không cao.Nhưng đến nay việc chuẩn bị đồ cho một tiết khám phá quả thực giảm đi nhiều.Tôi chỉ cần một ít thời gian buổi trưa lên mạng là tôi có thể lấy những hình ảnh mà tôi cần để dạy trẻ. Hơn nữa việc khám phá các hoạt động xã hội bằng cách phân tích các hình ảnh trên máy tính sinh động hơn nhiều,góp phần sâu kiến thức cho trẻ.Chính vì vậy tôi đã có rất nhiều giáo án khám phá và giáo án khám phá : “Núi lửa” là một trong những số đó. Như vậy giáo án điện tử có rất nhiều tác dụng và đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy.Tuy nhiên ,cũng không thể lạm dụng giáo án điện tử quá nhiều sẽ đem lại cảm giác nhàm chán cho trẻ mà giáo viên phải biết phối hợp nhiều đồ dùng,phương tiện dạy học khác nhau tạo sự linh hoạt và mới mẻ khơi gợi sự hứng thú cho trẻ để đạt tới một kết quả cao nhất. CÁCH TẠO BÀI GIẢNG E-LEARNING 1.Chuẩn bị: - Hình ảnh các ngọn núi lửa chưa hoạt động, đang hoạt động, hậu quả của núi lửa. - Các đoạn video về núi lửa đang phun trào - Các bài hát phù hợp với bài dạy - Đồ dùng làm thí nghiệm: Mô hình núi lửa, lọ, dấm, dầu ăn, bột soda, màu thực phẩm, viên sủi, nước. 2. Các phần mềm để hỗ trợ để làm giáo án điện tử: -Power point: Phần mềm làm giáo án điện tử -Windows movie maker: Phần mềm lồng âm thanh và hình ảnh - Ulead Video studio 9.0: Phần mềm sử lí vi deo,thu âm. -Gold wave: Phần mềm cắt nhạc MP3 và Phần mềm chuyển đuôi,phần mềm cắt ghép nhạc -Phần mềm Adobe Presenter là chủ đạo. 3.Cách làm: -Tạo các Slide trong giáo án Power point bằng lệnh: Insert/new slide/Enter -Tạo các tittle chữ trên Slide:Dùng lệnh Insert wordart/kiểu chữ/enter/chữ cần tạo. -Autoshapes/loại hình/enter.Viết chữ vào trong các hình dung lệnh:trỏ /add text/enter. -Chọn hiệu ứng các đoạn phim hoặc âm thanh chạy trong khi các hiệu ứng khác hoạt động:Custom animation/star/with previous/ok. -Tạo hiệu ứng nhấp chuột vào hình ảnh thì hình ảnh chuyển động: Chọn on click of. tên đối tượng/ok. -Khi sử dụng phần mềm này cần chú ý luôn phương tiện âm thanh,hình ảnh,đoạn phim..) đi kèm để đảm bảo phàn mềm hoạt động tốt. -Sau khi thực hiện xong bài giảng Powerpont,vào thẻ Adobe Presenter Pro 10.Tôi làm như sau: + Biên tập: Đưa multimedia vào bài giảng: Cụ thể là đưa video và âm thanh vào: âm thanh thuyết minh bài giảng, đưa các tập flash đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khả sát và có thể ghép tập âm thanh đã ghi sẵn vào cho phù hợp với đúng hoạt hình.(Tất cả sử dụng các công cụ của Adobe Presenter)..Sau đó tôi Puplish để trở thành bài giảng E- learning 4.NGUỒN GỐC CỦA TÀI LIỆU THAM KHẢO: -Hình ảnh: Tìm kiếm trên mạng internet ,scan. -Ảnh nền: Tìm kiếm trên mạng và sưu tầm sẵn trong máy -Âm thanh:Tôi tự thu âm lời giảng của mình,tải âm thanh bài hát trên mạng. -Bài dạy: Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoin 2010, với các hiệu ứng Adobe Presenter Pro 10 Trên đây là các bước mà tôi thiết kế giáo án khám phá. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn bè động nghiệp để tôi có thể hoàn thiện mình hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục. Xin chân thành cảm ơn! PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG Trường mầm non Hương Sen BẢN BÁO CÁO THAM LUẬN ỨNG DỤNG CNTT Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hằng Đặng Thị Quyến Gmail : gvhuongsen@gmail.com Năm học: 2016- 2017 BÀI THAM LUẬN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Thế giới đang phát triển chóng mặt với rất nhiều thành tựu vượt bậc ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin. CNTT ngày càng tiến xa không ngừng, nó góp phần đắc lực giúp cho tất cả các ngành nghề trong xã hội phát triển. trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT cũng có đóng góp rất nhiều những phần mềm hữu ích như: MS PowerPoint, Flash, Photoshop, Violet, Adobe Những phần mềm này rất tiện ích và là công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy, vừa tiết kiệm thời gian cho người giáo viên, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà lại đạt hiệu quả cao. Nhận định được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã sát sao chỉ đạo các cấp lãnh đạo ngành GD – ĐT phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. Năm học 2009 – 2010, Bộ giáo dục đã lấy làm “ Năm ứng dụng CNTT”, và đã có những thành tựu đáng kể: phát huy được tính năng động, sáng tạo của giáo viên, tính tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động của học sinh. Nhiều phần mềm hữu ích, nhiều bài giảng sáng tạo cũng được phát hiện từ các cuộc thi về ứng dụng CNTT trong dạy học. Đáp ứng nhu cầu bức thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học trong đó ứng dụng CNTT là trọng tâm, những năm học gần đây, Phòng giáo dục và đào tạo Quận Hà Đông đã liên tục mở lớp tập huấn bồi dưỡng trình độ cho giáo viên về kỹ năng xây dựng giáo án điện tử, đặc biệt là kỹ năng xây dựng bài giảng E-learning. Từ chỗ giáo viên chưa có chút kiến thức nào về xây dựng giáo án điện tử, đến nay đa số giáo viên còn có thể xây dựng bài giảng E-learning, dạng bài giảng tương tác rất hữu ích cho học sinh có thể tự học. Luôn đi đầu trong các phong trào bồi dưỡng, thi đua của Phòng GD – ĐT Quận , nhận thức được hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, Ban Giám hiệu trường mầm non Hương sen luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả GV, NV của trường được tham gia các lớp học về CNTT phục vụ giảng dạy. Về cơ sở vật chất, tuy là một trường mới thành lập còn gặp rất nhiều khó khăn, song nhận thức được sự cấp thiết của CNTT trong giảng dạy Ban giám hiệu đã bổ xung máy tính và cài đặt các phần mềm cần thiết phục vụ cho việc lấy tư liệu dạy học. Với tinh thần hăng say học hỏi, sáng tạo, cùng sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, đến nay đa số giáo viên trong trường đã có thể xây dựng được bài giảng điện tử ở tất cả các môn học . Trong tháng 9 vừa qua nhà trường đã tổ chức cho các giáo viên xây dựng giáo án điện tử ở tất cả các độ tuổi, khuyến khích giáo viên thiết kế bài giảng E-learning phục vụ cho việc tự học của trẻ. Đến nay nhà trường đã có một thư viện điện tử gồm rất nhiệu các tư liệu phục vụ dạy học như: kho âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng E-learning . BGH nhà trường luôn khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT vào giờ học nhưng BGH cũng luôn sát sao chỉ đạo chúng tôi phải sử dụng CNTT hợp lý trong mỗi giờ học sao cho phù hợp. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT hợp lý trong mỗi giờ học sao cho phù hợp. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT thì rất rõ nhưng phải ứng dụng thế nào cho hợp lý, không quá lạm dụng gây phản tác dụng. Chẳng hạn kết hợp thêm âm thanh, hình ảnh vào giờ học tạo hình sẽ rất tốt bởi tính chất của giờ học tạo hình là giờ học tĩnh, trẻ phải tự tạo ra sản phẩm nếu trẻ được quan sát thêm các hình ảnh cùng những âm thanh êm dịu sẽ kích thích trí sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm. Nhưng với giờ học Âm nhạc mà sử dụng quá nhiều âm thanh, hình ảnh, video. Sẽ làm phân tán sự chú ý của trẻ dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao. Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đến nay trường MN Hương Sen đã đạt được một số kết quả như: Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn một số hạn chế như: một số ít giáo viên chưa thưc sự hăng say nghiên cứu, sáng tạo, còn ngại khó. Việc ứng dụng CNTT vào các môn học như Âm nhạc, Tạo hình còn lung túng Trong những năm tiếp theo chúng tôi sẽ còn phải cố gắng học tập nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức CNTT để có thể năng động, linh hoạt hơn trong việc ứng dụng CNTT vào tất cả các môn học sao cho đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm học tập, học hỏi cùng tự trau dồi kiến thức về xây dựng bài giảng điện tử, bài giảng E-learning, tôi xin có một số đề xuất sau: Thứ nhất, mỗi giáo viên cần phải tích cực hơn nữa trong việc tìm tòi, học hỏi nghiên cứu để có thể thành thục trong việc tự xây dunhgj bài giảng điện tử, bài giảng E-learning. Thứ hai, để xây dựng bài giảng điện tử nhanh chóng, cần biên tập những tư liệu gì, từ nguồn nào, cần biên tập những tư liệu đó như thế nào, khi xây dựng bài giảng sẽ nhanh hơn, tránh tình trạng vừa làm vừa nghĩ sẽ mất thời gian, sinh ra tâm lý chán nản. Thứ ba, mỗi giáo viên cần thường xuyên truy cập vào một số Website dạy trực tuyến về xây dựng bài giảng điện tử hoặc hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử để có thể tự học tập, nâng cao trình đọ của mình. Thứ tư, Phòng GD-ĐT nên thường xuyên mở các lớp học bồi dưỡng về CNTT để nhiều lượt giáo viên có thể tham gia học tập. Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi, trong những năm tới, chúng tôi sẽ luôn cố gắng để luôn tiếp cận được những thành tựu mới nhât của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Tôi xin trân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_kham_pha_khoa_hoc_nui_l.docx
- kp nui lua.doc.docx