Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Khám phá môi trường xung quanh - Động vật ngụy trang - Phạm Thu Mỹ Linh

MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng.

YT: Slide ghi hình giáo viên kết hợp lời giới thiệu

MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng.

YT: Slide thông tin trên nền nhạc.

Giới thiệu cho HS biết cách sử dụng bài giảng.

Hướng dẫn HS bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/11/2024 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Khám phá môi trường xung quanh - Động vật ngụy trang - Phạm Thu Mỹ Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẪU GIÁO MĂNG NON 
_____________ œ¶______________
THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ELEARNING
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 
ĐỘNG VẬT NGỤY TRANG 
Biên soạn nội dung: 
Phạm Thu Mỹ Linh 
Xây dựng bài giảng, biên soạn nội dung: Phạm Thu Mỹ Linh 
Điện thoại: 0339601588
Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Măng Non 
Địa chỉ: Số 9 Lý Thường Kiệt- Phan Chu Trinh- Hoàn Kiếm- Hà Nội 
Tháng 12/2020
BẢN THUYẾT TRÌNH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giáo viên: Phạm Thu Mỹ Linh 
Xây dựng bài giảng, biên soạn nội dung: Phạm Thu Mỹ Linh 
Bài giảng: Động vật ngụy trang 
Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Măng Non- Hoàn Kiếm 
II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH
A. Lý do chọn phần mềm
 Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: Máy vi tính, máy chụp hình, loa, máy chiếu Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ 
 Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: Hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.
 Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này của trẻ.
 Công nghệ thông tin ngày nay đang dần đi sâu vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải luôn “vận động”. Cùng với sự đổi mới chung của ngành giáo dục thì ngành học mầm non luôn đặt ra những yêu cầu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới để trẻ được phát triển toàn diện phù hợp với xu hướng của thời đại khoa học, công nghệ và thông tin, đó là những đứa trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá và ham hiểu biết.
Bởi vậy, hiện nay các trường mầm non cùng với sự quan tâm của các cấp đã đầu tư các trang thiết bị cần thiết nhất như tivi, đầu video, máy chiếu, xây dựng phòng kidsmart với hệ thống máy tính, nối mạng Internettạo diều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy một cách thuận lợi nhất. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Chính vì vậy, nó ngày càng được ứng dụng nhiều trong các nhà trường và được trẻ đón nhận một cách thích thú, mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động. 
Có rất nhiều phần mềm có thể giúp giáo viên thiết kế bài giảng điện tử như: Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v.v. Vì vậy, giáo viên có rất nhiều sự lựa chọn. Qua nghiên cứu, tôi thấy mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng của nó. Nhưng cái quan trọng mà mỗi giáo viên hướng tới đó là bài giảng điện tử đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC hoặc HTML5 chạy được cả trên máy tính và điện thoại di độngv.
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Ispring Suite 9.0 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring Suite 9.0 để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. 
B/ Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. 
- Đề cao tính cụ thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
1. Trình bày bài giảng: 
a. Màu sắc không loè loẹt, dễ nhìn 
b. Chữ đủ to, rõ.
c. Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
d. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
2. Kĩ năng Multimedia:
a. Có âm thanh
b. Có video ghi giáo viên giảng bài.
c. Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
d. Đóng gói Chuẩn SCORM, AICC hoặc HTML5 công cụ dễ dùng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
3. Nội dung các câu hỏi của giáo viên: 
Hệ thống câu hỏi được chuyển thể xây dựng từ phần mềm Ispring, đảm bảo học sinh tự học, tự tương tác đưa ra câu trả lời và kiểm tra kết quả nhằm rút ra kiến thức cho mình.
Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. 
C/ Tóm tắt bài giảng
STT
Slide trình chiếu
Mục tiêu
ý tưởng thiết kế
Slide 1 Giới thiệu

MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng.
YT: Slide ghi hình giáo viên kết hợp lời giới thiệu

Slide 2
Thông tin chung

MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng.
YT: Slide thông tin trên nền nhạc.
Slide 3
Một số lưu ý khi sử dụng bài giảng

Giới thiệu cho HS biết cách sử dụng bài giảng.
Hướng dẫn HS bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh.
Slide 4
Cách thao tác với bài tập tương tác

MT: HS nắm được cách làm các bài tập tương tác.
YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ và bằng lời.
Slide 5
Mục đích yêu cầu của bài dạy 

Giới thiệu định hướng để người học nắm được mục tiêu của bài học.
Slide 6
Chuẩn bị 

Giới thiệu phần chuẩn bị của cô 
Slide 7
Các bước tổ chức bài học 

Giới thiệu định hướng để người học nắm được mục tiêu của bài học.
Slide 8: Ôn lại kiến thức cũ Trò chơi Ai giỏi nhất 


Giới thiệu tên trò chơi cho học sinh.

Slide 9:
Câu hỏi 
Học sinh hoàn thành câu hỏi dạng bài trắc nghiệm một đáp án đúng
Slide 10:
Câu hỏi 


Học sinh hoàn thành câu hỏi dạng bài trắc nghiệm một đáp án đúng
Slide 11
Câu hỏi 


Học sinh hoàn thành câu hỏi dạng bài nối 2 cột bên đẻ nối con vật với môi trường sống của chúng 
Slide 12 Giới thiệu tổng hợp kiến thức 

Người học nắm được kiến thức theo chủ đề 
Slide 13
Từ điên về động vật 

Thiết kế từ điển điện tử, hướng dẫn học sinh thao tác, đọc và ghi nhớ một số loài động vật sống trong nhà 
Slide 14
Từ điên về động vật

Thiết kế từ điển điện tử, hướng dẫn học sinh thao tác, đọc và ghi nhớ một số loài động vật sống trong rừng 
Slide 15
Từ điên về động vật

Thiết kế từ điển điện tử, hướng dẫn học sinh thao tác, đọc và ghi nhớ một số loài động vật sống dưới nước 
Slide 16
Bài mới 

Giới thiệu cho học sinh biết tên bài mới 
Slide 17
Định nghĩa ngụy trang?

Dựa vào suy nghĩ của bản thân con hãy đoán xem ngụy trang có nghĩa là gì? 
Slide 18
Định nghĩa ngụy trang

Giáo viên chốt giảng nội dung kiến thức về định nghĩa của từ ngụy trang Kết hợp văn bản, hình ảnh và đồng bộ âm thanh lời giảng
Slide 19
Ý nghĩa của việc ngụy trang

Học sinh đến với nội dung tiếp theo: tại sao phải ngụy trang
Slide 20
Video về sự ngụy trang của con rắn 

Giáo viên cho học sinh xem video kết hợp lời nói của cô
Slide 21
Câu hỏi 

Hoàn thành câu hỏi dạng trắc nghiệm một đáp án đúng sau khi đã xem video 
Slide 22
Video bài học 

Giáo viên cho học sinh xem video kết hợp lời nói của cô
Slide 23 
Câu hỏi

Hoàn thành câu hỏi dạng trắc nghiệm một đáp án đúng sau khi đã xem video
Slide 24
Ý nghĩa của việc ngụy trang

Giáo viên chốt giảng kiến thức phần ý nghĩa của việc ngụy trang.
Slide 25
Một số loài động vật ngụy trang

Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở về phần tiếp theo 
Slide 26
Phim: Giới thiệu về một số loài động vật ngụy trang

 Học sinh xem cảm nhận và ghi nhớ những con vật có khả năng ngụy trang.
Slide 27
Câu hỏi

Dựa vào phim vừa xem, học sinh hoạt thành bài tập nhiều đáp án đúng 
Slide 28
Một số loài động vật ngụy trag 

Giáo viên giới thiệu, cung cấp kiến thức về một số loài động vật ngụy trang 
Slide 29
Con bọ que 

Giáo viên giới thiệu, cung cấp kiến thức về cấu tạo và đặc điểm con bọ que
Slide 30
Con bọ lá 

Giáo viên giới thiệu, cung cấp kiến thức về cấu tạo và đặc điểm con bọ lá 
Slide 31
Con bướm lá khô 

Giáo viên giới thiệu, cung cấp kiến thức về cấu tạo và đặc điểm con bướm lá khô 
Slide 32
Họ cú mèo 

Giáo viên giới thiệu, cung cấp kiến thức về cấu tạo và đặc điểm con cú mèo 
Slide 33
Củng cố bài học 

Giới thiệu học sinh hoàn thành gói bài tập củng cố gồm 4 câu hỏi với các dạng bài khác nhau
Slide 34
Bài tập đố vui 

Giới thiệu học sinh hoàn thành gói bài tập vui gồm 5 câu hỏi. phổ biến cách chơi 
Slide 35
Kết thúc 

Ghi hình giáo viên chốt toàn bài. Kết thúc
Slide 36
Tài liệu tham khảo

Trích dẫn nguồn phần mềm và tư liệu trang wb tham khảo đảm bảo tính bản quyền
Slide 37
Kết thúc

Cám ơn, kết thúc

III/ KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành,..v..v 
Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng nhận xét cụ thể giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức.
Để bài giảng của được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn! 
 Hà Nội , ngày  tháng  năm 2020
 Người trình bày 
 Phạm Thu Mỹ Linh 

File đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_kham_pha_moi_truong_xun.doc