Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Tìm hiểu làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước - Nguyễn Thị Hồng Phấn
Câu hỏi củng cố kiến thức.
Sử dụng dạng câu hỏi sắp xếp để giúp bé ghi nhớ bài học.
Củng cố lại bài học
Ích lợi và giáo dục bé biết yêu quý và giữ gìn các tác phẩm điêu khắc, tự hào về các làng nghề truyền thống của quê hương.
Sử dụng phần mềm cắt ghép video để tạo nên đoạn phim hoàn chỉnh
Hoạt động kết thúc, giúp trẻ thay đổi không khí vui tươi qua giai điệu bài hát.
Nhằm giúp trẻ thay đổi không khí vui tươi, nhộn nhịp trong hoạt động kết thúc
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Phấn Tống Thị Ngọc Minh Hồ Như Ngọc Đơn vị : Trường Mầm Non 20.10, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng Tên bài giảng: 1/ KPXH: Tìm hiểu làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước 2/ GD âm nhạc:Vận động minh họa bài hát “Lý kéo chài” dân ca Nam bộ. Nội dung kết hợp: Nghe hát “Hò Ba Lý” dân ca Quảng Nam_Đà Nẵng 3/ GD thể chất: Bật xa 40cm II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH: Lý do chọn phần mềm “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Xin được phép trích dẫn câu thơ của Bác để nói lên những đặc điểm cơ bản của trẻ mầm non. Với các bé mọi vấn đề đều phải đơn giản, dễ hiểu nhất, và đặc biệt phải luôn luôn đổi mới trong cách học và chơi thì mới mang lại sự hứng thú cho các bé được bởi với các bé trong học phải có chơi, mà trong chơi phải có học. Trong quá trình dạy dỗ các bé tôi đã hiểu rõ và cảm nhận được những nhu cầu của các con và bản thân tôi đã luôn cố gắng xây dựng môi trường lớp học thân thiện và đặc biệt sáng tạo. Luôn tìm tòi và học hỏi những cái mới để có thể đáp ứng được nhu cầu vui chơi học tập của các bé cũng như phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Và điều đó được tôi áp dụng trong việc chọn soạn giảng một số bài giảng điện tử cho các bé. Năm học 2016 – 2017, thực hiện kế hoạch “ Thi thiết kế bài giảng E- learning” do Bộ GD&ĐT phát động mọi giáo viên ở các cấp học thực hiện soạn các bài giảng e-learning, mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tại nhà trường, giúp giáo viên có thêm cơ hội được giao lưu, học hỏi, tự hoàn thiện và thực hiện tốt chuyên đề được giao bởi Bài giảng e- learning đạt hiệu quả với âm thanh sống động, các hình ảnh động, màu sắc đẹp, gần gũi trẻ. Năm học này, tôi chọn phần mềm ISPRING SUITE 8.0 để thực hiện soạn các bài giảng điện tử bởi những tính năng của phần mềm này có nhiều điểm hơn hẳn Adobe Presenter. ISPRING SUITE 8.0 cũng giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp hơn, các câu lệnh cũng rõ ràng hơn. Đặc biệt có video ghi hình giới thiệu giáo viên ở phần thông tin giáo viên . Điều khẳng định là ISPRING SUITE 8.0 có hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, có nhiều tính năng phù hợp với bài giảng cho trẻ mầm non, đặc biệt nó tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về e Learning và đặc biệt hơn bài giảng được xuất bản theo chuẩn HTML5, có thể chạy trên các thiết bị SMATPHONE, rất tiện lợi và phù hợp với xu thế hiện nay, điều này đồng nghĩa với việc thay vì trẻ dùng điện thoại để chơi games thì thay vào đó phụ huynh sẽ tận dụng cho trẻ chơi và học các bài giảng e-learning trên điện thoại. Với mong muốn biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để trẻ tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh của giáo viên, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể lưu và đưa bài giảng lên giảng trực tuyến trên nhiều phương tiện, thiết bịvà những điểm nổi bật, tính năng nổi trội của phần mềm ISPRING SUITE 8.0, tôi đã chọn phần mềm này để thực hiện các bài giảng của mình, mong muốn đem đến cho các bé những bài giảng hay, thiết thực nhất. B. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử - Giúp các bé làm quen với máy tính, điện thoại không phải chỉ để chơi games mà còn sử dụng với mục đích học tập, vừa học vừa chơi, qua đó nắm bắt được nội dung của bài học, ba mẹ các bé cũng có phương tiện, công cụ để giúp các bé học bài dễ hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn. - Nhờ có những hiệu ứng âm thanh, hoạt cảnh, hiệu ứng trong bài giảng đã tạo sự hứng thú học tập, tìm hiểu cho các bé, các bé có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, hoặc ba mẹ có thể ngồi học cùng bé - Đặc biệt giúp bé có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Trình bày giáo án Màu sắc vừa đủ, phù hợp với lứa tuổi Mầm non Chữ vừa đủ, vì dành cho các bé Mầm non nên chủ yếu là hình ảnh trực quan. Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. Kĩ năng Multimedia Có âm thanh Có video ghi hình giáo viên giảng bài. Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. Đóng gói Chuẩn HTML5, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline Việt hóa các câu lệnh trong bài giảng khi trình chiếu và giảng dạy. Nội dung của bài giảng Trong các bài giảng này, chúng tôi đã tận dụng đưa vào các hình ảnh sinh động, video, các đoạn phim, phù hợp với phương pháp giảng dạy cho trẻ mầm non, thu hút và tạo sự hứng thú cho bé . Hạn chế sử dụng chữ viết vì các bé mầm non chưa biết đọc rõ chữ . Bên cạnh đó các câu lệnh quy định trong các bài tập đều được chúng tôi lồng tiếng và chuyển qua dạng hình ảnh, màu sắc để trẻ dễ dàng nhận biết. Các lời dẫn, âm thanh, video, hình ảnh trong bài được chúng tôi thu âm, quay phim, trực tiếp rồi dùng các phần mềm Format factory hỗ trợ cắt, ghép, đổi đuôi nhạc, phim, phần mềm Virtual DJ trộn nhạc, phần mềm Pro show gold để tạo video clip, phần mềm photoshop cắt ghép ảnh để tạo nên một bài giảng sinh động hơn Về phần nội dung bài học chúng tôi đều xây dựng dựa trên cơ sở bám sát chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 17, trong đó ở các hoạt động đều lồng ghép các câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng tổ chức các trò chơi trí tuệ cho bé nhằm kích thích tính tò mò, khuyến khích sự vận động trí não của bé, đề cao tính chủ động, tự tìm tòi của bé. C. Tóm tắt bài giảng : Hoạt động 1: Khám phá xã hội: Tìm hiểu làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Trang mở đầu Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với nhạc nền Slide 2: Giới thiệu bài học Slide 3 Nêu mục đích yêu cầu của bài học để phụ huynh hoặc người hướng dẫn nắm bắt được Slides 4-5 Hoạt động mở đầu: tham quan các địa danh nổi bật của thành phố Đà Nẵng Sử dụng phần mềm proshow gold để tạo video kết hợp giữa âm thanh và hiệu ứng làm cho viedeo thêm hay và sống động Slide 6 Câu hỏi trải nghiệm : Sử dụng dạng câu hỏi có nhiều đáp án để trẻ trả lời dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình sau khi tham quan các địa danh nổi bật của thành phố Đà Nẵng Slide 7 Đoạn phim giới thiệu về làng nghề: bé được xem giới thiệu sơ qua về làng nghề và xem công việc của các bác nghệ nhân điêu khắc Sử dụng phần mềm cắt ghép video để tạo nên đoạn phim hoàn chỉnh Slide 8-11 Câu hỏi cung cấp kiến thức: Giúp trẻ tư duy, ghi nhớ một cách có chủ định về nội dung bài học Slide 12 Xem đoạn phim về quy trình các bước làm nên một tác phẩm điêu khắc. Giúp bé hiểu rõ hơn về công việc điêu khắc. Slide 13 Câu hỏi củng cố kiến thức. Sử dụng dạng câu hỏi sắp xếp để giúp bé ghi nhớ bài học. Slide 14 Củng cố lại bài học Slide 15 Ích lợi và giáo dục bé biết yêu quý và giữ gìn các tác phẩm điêu khắc, tự hào về các làng nghề truyền thống của quê hương. Sử dụng phần mềm cắt ghép video để tạo nên đoạn phim hoàn chỉnh Slide 16 Hoạt động kết thúc, giúp trẻ thay đổi không khí vui tươi qua giai điệu bài hát. Slide 17 Nhằm giúp trẻ thay đổi không khí vui tươi, nhộn nhịp trong hoạt động kết thúc Hoạt động 2 : Âm nhạc STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1 - Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh bài hát Slide 2: Giới thiệu nội dung bài học Ghi hình trực tiếp giáo viên Slide 3 Nêu mục đích yêu cầu của bài học để phụ huynh hoặc người hướng dẫn nắm bắt rõ Slide 4 Hoạt động mở đầu : kích thích, gây hứng thú cho người học Dùng phần mềm cắt ghép video để tạo đoạn phim. Slide 5 Câu hỏi trãi nghiệm : Các bác ngư dan dung dụng cụ gì để đánh bắt cá Slide 7 Giới thiệu bài hát, giúp bé nhớ lại bài hát cũ. Slide 8 Câu hỏi gợi ý sử dụng câu hỏi trắc nghiệm. Sử dụng hình ảnh trực quan, dùng biểu tượng là ô màu kèm theo các lời dẫn giải để bé dễ dàng nhận biết và chon đáp án Slide 9 Cho bé ôn lại bài hát lần nữa. Dùng phần mềm proshow để tạo video Slide10 Câu hỏi gợi ý sự sang tạo của bé. Lựa chọn gói câu hỏi có nhiều đáp án Slide 11 Bé xem cô vận động theo nhạc bh lý kéo chài Slide 12 Cô gợi ý vận động, ghi hình trực tiếp để bé có thể làm theo cô. Slide13 Cô vận động mẫu, bé có thể làm theo cô Slide14 Quay lại video bài hát Cho trẻ luyện tập Slide15 Giới thiệu bài nghe hát Ghi hình trực tiếp cô giới thiệu. Slide16 Nghe hát lần 1 Slide17 Slide18 Nghe hát lần 2 Slide19 Bài tập giúp trẻ ghi nhớ tên, nội dung bài nghe hát Slide20 Két thúc bài học, lồng ghép gd trẻ. Slide21 Tài liệu tham khảo Hoạt động 3: Vận động Bật xa 40cm STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide1: - Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với nhạc nền vui nhộn Slide 2 Giới thiệu bài học Ghi hình giáo viên Slide 3 Mục đích, yêu cầu của bài học để người hướng dẫn, hoặc phụ huynh nắm bắt được Slide 4 Khởi động trên nền nhạc bh “boom boom boom” trước khi vào bài họcghi hình giáo viên thực hiện. Slides5 Tập bài tập phát triển chung với các động tác: Hô hấp Tay vai Bụng lườn Chân Bật (ghi hình trực tiếp giáo viên) Slide 6 Câu hỏi trải nghiệm, kích thích bé suy nghĩ có chọn lọc. Chuyển đổi các câu lệnh sang ô có màu sắc để bé dễ dàng làm bài Slide 7 Giới thiệu vận động bật xa 40cm ( Ghi hình trực tiếp) để bé quan sát rõ và làm theo dễ dàng hơn. Slide 8 Hướng dẫn kỹ thuật vận động bật xa 40cm. Ghi hình cô hướng dẫn rõ ràng từng bước một để trẻ hiểu rõ và thực hiện theo dễ dàng. Slide 9 - 11 Các câu hỏi lựa chọn đáp án đúng, đúng, sai, nối tương ứng có nội dung bài học để kiểm tra kiến thức của bé. Thay vì bé kích chuột vào “nộp bài”,”kiểm tra” chúng tôi đã đổi thành biểu tượng ô màu xanh để các bé dễ dàng nhận biết được ý đồ của câu hỏi. Bên cạnh đó, các lời dẫn được thu âm, qua chỉnh sửa, ghép với nhạc phù hợp, nhằm không gây nhàm chán với bé. Slides12 Củng cố lại các bước của bài tập vận động cơ bản nhằm giúp bé ghi nhớ một cách chính xác hơn. Slides13 Khuyến khích trẻ luyện tập với mức khoảng cách xa hơn. Slide14 Trò chơi: Tung và bắt bóng bằng hai tay. Sau khi trẻ vận động với chân, trẻ sẽ được tham gia trò chơi với tay để cơ thể được vận động một cách đồng đều, hài hòa, giúp bé phát triển toàn diện. Slides15 Hồi tĩnh: kết thúc bài học, lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe. Slides16 III. KẾT LUẬN. Ứng dụng bài giảng E learning vào trong giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian Thay vào đó, giáo viên có điều kiện tổ chức cho trẻ trao đổi, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. Trên đây là toàn bộ bản thuyết trình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong các bài giảng này, tôi đã khai thác triệt để các biện pháp giảng dạy : sử dụng phương pháp trực quan, giảng giải,thêm vào đó là chỉnh sửa, chèn, ghép âm thanh sao cho phù hợp với đối tượng học là các bé nhằm giúp bài giảng sinh động hơn mà không gây nhàm chán. Đây là một hình thức học mới với cách học gợi mở, thoải mái với các bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm và có phần giải đáp động viên, khích lệ của giáo viên nhằm giúp các bé tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, các bé có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức.Thực hiện công việc này giúp tôi học hỏi được nhiều thứ từ các nguồn thông tin khác nhau trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Mặc khác, việc cho trẻ làm quen tiếp cận công nghệ thông tin sớm là một phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm cho trẻ một kỹ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông tin vì trẻ luôn là trung tâm và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng chỉ là phương tiện giúp cho ta cho việc đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ. Mặt khác những bài giảng hay, mầu sắc rõ nét, âm thanh sinh động là một trong những yếu tố giúp trẻ yêu thích với việc học. mặc dù mới được tiếp cận với cách soạn giảng E-learning, tuy nhiên chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức mới mẻ, bổ ích. Đây là lần đầu sử dụng phần mềm ISPRING 7.0 để soạn giảng, đồng thời tự tìm hiểu, học hỏi qua các webside giáo dục hướng dẫn, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình soạn giảng. Tôi rất mong cấp trên xem xét và đóng góp ý kiến để bài giảng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả: Hồ Như Ngọc
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_la_tim_hieu_lang_nghe_dieu.docx