Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng chống bệnh Covid - 19 ở trường học

Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19

Hướng dẫn phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) trong trường học

Hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường học

 

ppt41 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng chống bệnh Covid - 19 ở trường học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊMTRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄNTÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNGBỆNH COVID-19 TẠI TRƯỜNG HỌC NỘI DUNGPhần 1Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19Phần 2Hướng dẫn phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) trong trường họcPhần 3Hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường họcPHẦN 1. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP TÍNH COVID-19Tên gọi Bệnh- Bệnh viêm phổi Vũ Hán- Bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).THÔNG TIN CHUNG 11/2/2020 Tổ chức y tế thế giới WHO thống nhất: COVID-19 tác nhân SARS-CoV-2THÔNG TIN CHUNGBệnh truyền nhiễm nhóm ASau 96 giờ xâm nhập vào cơ thể mới gây bệnh. Tồn tại trong môi trường kim loại từ 1 – 3 giờKhi ra môi trường dễ bị tiêu diệt bởi tia cực tím, dung dịch clo, cồn 70 độBị tiêu diệt ở nhiệt độ 100 độ CTHÔNG TIN CHUNGLây từ người sang người: Trực tiếp chất tiết qua giọt bắn chứa vi rút (ho, hắt hơi,..)Tiếp xúc gần (tay – tay,)Gián tiếp (nắm cửa, vịn cầu thang,)Lây từ người không có triệu chứng: Ít (do bệnh lây tiếp xúc với giọt bắn khi ho, hắt hơi).Khả năng lây: Dễ lây. Xác định được vi rút chất tiết đường hô hấp, máu, nước tiểu, phân.Thời gian ủ bệnh: 1-14 ngày (trung bình 3-7 ngày, tối đa lên đến 21-28 ngày)Biểu hiện: Nhẹ: cảm cúm (sốt, ho, mệt mỏi, chảy nước mũi, tiêu chảy), khỏi sau 1 tuầnNặng: Khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, shock nhiễm trùng,Tử vong: khoảng 7% hay gặp ở người có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch)THÔNG TIN CHUNG- Tính đến 11:00 ngày 29/04/2020+ Số mắc: 112 (Xâm nhập:54; Nội địa: 58)+ 4.454 trường hợp tiếp xúc gần:	508 trường hợp còn phải giám sát y tế+ 71.394 người phải theo dõi sức khỏe tại cộng đồng	3.068 người còn phải cách ly theo dõi sức khỏeTÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI HÀ NỘITính đến 19:00 ngày 03/5/2020+ 02 ca mắc (nhập cảnh: XĐ, CN1)+ 50 trường hợp nghi ngờ, kết quả xét nghiệm âm tính, đã hết thời gian cách ly.+ 1.155/1.155 người được xét nghiệm (dịch hầu họng và test nhanh), có kết quả âm tính.TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊMPHẦN 2. HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG BỆNH COVID -19(CV 914/BYT–MT ngày 26/02/2020 và CV 2234/BYT-MT ngày 21/4/2020 của BYT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học;CV 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23/4/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo)I. TRƯỚC KHI ĐẾN TRƯỜNG1. Cha mẹ hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động sau : Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.I. TẠI NHÀ, TRƯỚC KHI ĐẾN TRƯỜNG (tiếp)2. Đối với trẻ : Cha mẹ HS đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho HS ở nhà: Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho HS ở nhà nếu HS đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.I. TẠI NHÀ,TRƯỚC KHI ĐẾN TRƯỜNG (tiếp)3. Giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường: Tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà: Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Giáo viên, cán bộ, nhân viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.II. TẠI TRƯỜNG1. Trước khi học sinh quay trở lại học, nhà trường phải: Đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi giữa các HS tối thiểu 1,5 m. Căn cứ tình hình thực tế từng phòng học có thể bố trí HS ngồi so le cho phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong các hoạt động chung của HS, GV. Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi HS có 1 cốc nước dùng riêng, được VS sạch sẽ. Mỗi HS có 1 khăn mặt riêng và giặt sạch khăn bằng xà phòng .II. TẠI TRƯỜNG (tiếp) Bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch; Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; Đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học. Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và mở cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa. Tập huấn cho giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường công tác phòng chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh Covid-19 như: sốt, ho, khó thởII. TẠI TRƯỜNG (tiếp) Thông qua hệ thống thông tin liên lạc, nhà trường hướng dẫn cho HS, cha mẹ HS: Các biện pháp bảo vệ SK, theo dõi SK của HS và thực hành các biện pháp VS cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà. Yêu cầu HS, cha mẹ HS theo dõi nhiệt độ, biểu hiện sốt, ho, khó thở của HS trước khi đến trường và thông tin ngay cho nhà trường khi HS có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Thông tin cho HS, cha mẹ HS biết về các biện pháp phòng chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại các nhà trường để HS, cha mẹ HS được yên tâm.II. TẠI TRƯỜNG (tiếp) Yêu cầu tất cả học sinh, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải đeo khẩu trang trên đường đến trường và trở về nhà, trong thời gian ở trường, khi tham gia giao thông, nơi tập trung đông người. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên và học sinh đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế.1. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch:Chuẩn bị điều kiện vệ sinh cá nhânKhu vực rửa tayXà phòng/ nước rửa tayThùng rác có nắp lậtGiấy sach/Khăn sạch 2. Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh Dung dịch có nồng độ cồn tối thiểu 60%Giá/kệ và treo biển báo: “DUNG DỊCH SÁT KHUẨN TAY NHANH”Vị trí đặt:	Tại cửa lớp học 	Trong mỗi thang máy	Trong mỗi xe ô tô đưa/đón HSDung dịch sát khuẩn tay nhanhSử dụng: Cán bộ, giáo viên, người lao động có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở) được phát hiện trong trường. Khu vực để khẩu trang:3. Khẩu trang y tếKhẩu trang 2 lớpKhẩu trang 3 lớpPhòng y tếLớp họcMỗi học sinh nên có:Ca, cốc hoặc bình nước riêngKhăn mặt riêng4. Dụng cụ, đồ dùng cá nhânVệ sinh hằng ngày: Rửa/giặt sạch/ hấp/sấy/II. TẠI TRƯỜNG (tiếp)1. Trong thời gian học sinh ở trườngKhông tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Thực hiện việc giãn cách học sinh hợp lý( mỗi lớp không quá 20 trẻ)II. TẠI TRƯỜNG (tiếp)2. Nhà trường quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung sau: Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm: trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi thấy tay bẩn. Che mũi, miệng khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay, bỏ rác đúng nơi quy định.II. TẠI TRƯỜNG (tiếp)2.2 Nhà trường quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung sau:Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Không dùng chung các đồ dùng các nhân: cốc, chai nước, khăn tay, gối, chăn, Nghiêm cấm học sinh khạc nhổ bừa bãi.II. TẠI TRƯỜNG (tiếp)2.3. Hằng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên điểm danh và khi nhận học sinh hỏi cha mẹ học sinh xem học sinh có các dấu hiệu: ho, khó thở, mệt mỏi, Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.II. TẠI TRƯỜNG (tiếp)2.4. Trong thời gian học: Khi GV, NV y tế nhà trường phát hiện có HS có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa ngay đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho TYT phường, cơ quan quản lý và cha mẹ HS. Nhân viên y tế tại nhà trường có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn HS đeo đúng cách.Khi GV, CBNV nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến CSYT ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. NV y tế nhà trường thông báo ngay cho TYT phường, cơ quan quản lý đồng thời cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho GV, CBNV nhà trường.II. TẠI TRƯỜNG (tiếp)3. Nhà trường bố trí người đón và giao HS tại cổng trường;Cha mẹ HS không được vào trong trường; Bảo vệ tại nhà trường hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường.III. CÔNG TÁC VSMT, KHỬ KHUẨN TẠI TRƯỜNG HỌC Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường: DD tẩy rửa đa năng/DD khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc DD có chứa ít nhất 60% cồn; Ưu tiên khử khuẩn bằng lau rửa.1. Trước khi HS quay trở lại trường: VS ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín) Khử khuẩn trường học 1 lần bằng cách phun/lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn, ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng.III. CÔNG TÁC VSMT, KHỬ KHUẨN TẠI TRƯỜNG HỌC2. Trong thời gian học tại trường: Mỗi ngày 1 lần, sau giờ học nhà trường tổ chức lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Mỗi ngày 2 lần sau giờ học buổi sáng và cuối ngày nhà trường tổ chức lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy. Mỗi ngày 1 lần, nhà trường tổ chức dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh. Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.III. CÔNG TÁC VSMT, KHỬ KHUẨN TẠI TRƯỜNG HỌC (tiếp)Trong trường học có HS có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì nhà trường phải thực hiện khử khuẩn theo khuyến cáo và hướng dẫn của TYT phường.3. Bố trí thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.Tổng Vệ sinh môi trường, khử khuẩn trong trường họcTHÔNG THOÁNG LỚP HỌCĐO NHIỆT ĐỘLoại sử dụng: nhiệt kế điện tử hồng ngoại, đo trán hoặc taiCó đủ giấy tờ: nhập khẩu tem nhập khẩu, xuất xứ nguồn gốc CO, chất lượng CQCó hướng dẫn sử dụng tiếng ViệtCách đo nhiệt kế đo trán: B1: Bật máyB2: Đưa cách trán 1-3 cm (lưu ý nếu trẻ có mồ hôi/lau khô trước khi đo)B3: Bấm startB4: Nghe tiếng Bíp B5: Đọc kết quảChờ có tiếng bíp, nhắc lại từ bước 2 cho trẻ tiếp theoĐánh giá: sốt khi nhiệt độ trán ≥ 37,5oCNhiệt kế hồng ngoạiĐo thân nhiệt ở tai: Người được đo ở tư thế ngồi thẳng đứng  Kéo nhẹ vành tai lên trên  Đặt đầu nhiệt kế vào phía trong lỗ tai  bấm nút đo  đọc kết quả Đo thân nhiệt ở trán: Đưa đầu dò hồng ngoại vào giữa trán, để đầu dò cách trán khoảng 1 - 3 cm bấm nút đo (Start)đọc kết quả sau khoảng 3 - 5 giây.PHẦN 3XỬ TRÍ CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ BIỂU HIỆN SỐT, HO, KHÓ THỞ HOẶC NGHI NGỜ MẮC COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC(CV 1244/BYT-MT ngày 13 tháng 3 năm 2020)TẠI TRƯỜNG HỌCKhi phát hiện có HS, GV, NV có một trong các triệu chứng: sốt, ho, khó thở (người nghi ngờ) cần thực hiện theo các bước sau:1. Đưa người nghi ngờ đến khu cách ly riêng. Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 1 mét với những người khác.2. Nhân viên y tế đeo khẩu trang y tế, găng tay, sử dụng trang phục y tế, cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi ngờ. (trang phục y tế này phải được thay trước khi ra khỏi phòng y tế hoặc khu vực cách ly và giặt sạch với chất tẩy rửa hoặc xà phòng trước khi dùng lại, không giặt chung với các đồ vải khác).TẠI TRƯỜNG HỌC3. Khai thác tiền sử tiếp xúc của người nghi ngờ: Đối với giáo viên, nhân viên: Thực hiện việc hỏi trực tiếp. Đối với trẻ : Mời cha mẹ học sinh đến trường để phối hợp hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ và thực hiện các biện pháp xử lý. Hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ và cách xử trí. Trong vòng 14 ngày trước đó học sinh có đến và đi về từ vùng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế (cả trong và ngoài nước). Nếu có, nêu địa điểm cụ thể. Trong vòng 14 ngày có tiếp xúc gần với những người đi về từ vùng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người nghi ngờ hoặc xét nghiệm có dương tính với Covid-19. (sống cùng nhà, học cùng lớp, sinh hoạt chung, làm việc cùng phòng, tiếp xúc trực tiếp trong khoảng ≤ 1- 2m, di chuyển trên cùng phương tiện,...)  Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế phường để khẳng định tiền sử tiếp xúc dịch tễ. Nếu cần thiết thì mời cán bộ y tế tuyến Quận, tuyến TP đến hỗ trợ.NỘI DUNG ĐIỀU TRA DỊCH TỄYÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÒNG, KHU VỰC CÁCH LYPhòng/Khu vực cách ly cần đảm bảo:1. Ưu tiên chọn phòng cách ly có công trình vệ sinh khép kín.2. Đảm bảo thực hiện phòng chống lây nhiễm bằng việc thực hiện vệ sinh thông khí, không dùng điều hòa; Hàng ngày lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong phòng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.3. Tại cửa phòng bố trí nơi rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh để thuận tiện sử dụng.YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÒNG, KHU VỰC CÁCH LY4. Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy. Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng của người cách ly vào thùng đựng chất thải. Đối với TH có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì thu gom, vận chuyển và xử lý như chất thải lây nhiễm theo hướng dẫn của TYT phường; Thu gom các rác thải sinh hoạt khác vào thùng đựng rác thải thông thường.5. Đảm bảo trang thiết bị y tế cơ bản theo quy định.6. Có nội quy khu vực cách ly: Hạn chế tối đa những người không phận sự vào khu vực cách ly; Đảm bảo an ninh, an toàn; Không tổ chức ăn uống tập trung trong khu vực cách ly; Cung cấp suất ăn cho người được cách ly và đảm bảo an toàn thực phẩm.Đường dây nóng Bộ Y tế: Sđt: 1900 -9095; 1900-3228 Sở Y tế Hà Nội:Sđt: 0969082115; 0949396115. TTYT quận Bắc Từ LiêmSđt: 0383340868TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

File đính kèm:

  • pptBài giảng COVID-19- c.ppt