Tổ chức họp khối có hiệu quả trong trường Tiểu học

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu của một đất nước, nơi nào Giáo dục phát triển là ở đó đời sống người dân phát triển.

- Xã hội càng ngày càng phát triển thì đòi hỏi sự nghiệp Giáo dục phải phát triển theo. Sự nghiệp Giáo dục phát triển kèm theo đó người làm Giáo dục phải có trình độ về văn hóa lẫn nghiệp vụ sư phạm.

- Muốn có tay nghề cao, vững thì người giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu, dự giờ trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp

- Nói thì dễ nhưng làm lại là một việc khó, nghiên cứu lấy gì để nghiên cứu trong khi đó điều kiện lại khó khăn, tài chánh không cho phép.

- Việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm, nghe thật hay nhưng thật chất có bao nhiêu tiết dự giờ đem lại hiệu quả, giúp cho người dự học hỏi từ đồng nghiệp của mình, hay chỉ là mang tính đối phó cho đủ số lượng tiết dự theo quy định, mà giờ dự đó có mang lại hiệu quả hay không thì chưa xác định được.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức họp khối có hiệu quả trong trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN DUYÊN HẢI	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Duyên Hải, ngày 28 tháng11 năm 2011
Họ và tên: Đỗ Văn Danh
Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục – Đào tạo Duyên Hải
Kinh nghiệm 
“Tổ chức họp khốicó hiệu quả” trong trường tiểu học.
A/- Đặc vấn đề:
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu của một đất nước, nơi nào Giáo dục phát triển là ở đó đời sống người dân phát triển.
- Xã hội càng ngày càng phát triển thì đòi hỏi sự nghiệp Giáo dục phải phát triển theo. Sự nghiệp Giáo dục phát triển kèm theo đó người làm Giáo dục phải có trình độ về văn hóa lẫn nghiệp vụ sư phạm.
- Muốn có tay nghề cao, vững thì người giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu, dự giờ trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp
- Nói thì dễ nhưng làm lại là một việc khó, nghiên cứu lấy gì để nghiên cứu trong khi đó điều kiện lại khó khăn, tài chánh không cho phép.
- Việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm, nghe thật hay nhưng thật chất có bao nhiêu tiết dự giờ đem lại hiệu quả, giúp cho người dự học hỏi từ đồng nghiệp của mình, hay chỉ là mang tính đối phó cho đủ số lượng tiết dự theo quy định, mà giờ dự đó có mang lại hiệu quả hay không thì chưa xác định được.
- Vậy làm thế nào để nâng cao tay nghề cho giáo viên?
B/- Giải quyết vấn đề:
Từ những ý nghĩ trên qua nhiều năm làm công tác chuyên môn đã được đi học hỏi nhiều nơi và dự giờ rất nhiều đối tượng, nên việc nâng cao tay nghề cho giáo viên là việc làm rất thiết thực trong ngành tôi viết kinh nghiệm của mình trong việc bồi dưỡng khối trưởng “Qua họp khối” và đã vận dụng thành công ở một số trường trong huyện.
a/-Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trường tiểu học là một cấp học rất quan trọng của một con người. Từ đây các em học sinh “chơi mà học - học mà chơi”. Ngay từ ở Tiểu học để có một trình độ hiểu biết, khả năng tư duy logic tốt, nhạy bén tự tin trong giao tiếp,.ở tiểu học đã được giáo viên dạy ngay từ ở cấp học này, làm được công việc trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ và tay nghề sư phạm cao. 
- Thực trạng của vấn đề:
+ Thuận lợi:
Toàn huyện có 24 trường tiểu học đa số các điểm chính của trường thuận tiện trong việc đi lại bằng xe;
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các khối trưởng đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn;
Phần lớn giáo viên trong toàn huyện đã được quan tâm và đưa đi đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn;
Được sự quan tâm của cấp lãnh đạo trong việc chỉ đạo chuyên môn.
+ Khó khăn:
Một số điểm trường cách xa điểm chính việc đi lại phải qua sông;
Còn một số trường vẫn chưa có phó hiệu trưởng; 
Ban giám hiệu chưa thật sự quan tâm đến họp khối;
Ban giám hiệu chưa ngồi họp cùng với khối nào trong trường;
Ban giám hiệu chưa kiểm tra, góp ý cho kế hoạch của khối trưởng;
Các khối trưởng chưa qua lớp tập huấn;
Khối trưởng yếu về chuyên môn nghiệp vụ;
Tổ chức họp khối chưa được thường xuyên;
Đa phần các khối trong trường đều là khối ghép từ 2 khối lớp trở lên;
Tay nghề giáo viên trong trường không đồng đều;
Khối trưởng chưa mắn được quy trình tổ chức hợp khối;
Nội dung họp khối nghèo nàn, chung chung.
 Các thành viên trong khối nặng việc lo kinh tế và gia đình;
b/- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Người khối trưởng cần biết và hiểu được các vấn đề quan trọng sau:
Vai trò của người khối trưởng trong nhà trường:
Khối trưởng là người được hiệu trưởng chỉ định, được sự tính nhiệm của đồng nghiệp trong khối;
Khối trưởng là cánh tay nối dài của Ban giám hiệu nhà trường;
Khối trưởng chịu trách nhiệm công việc của khối với nhà trường;
Khối trưởng là cầu nối giữa giáo viên trong khối, các khối khác,đoàn thể trong trường và ngoài xã hội.
Nhiệm vụ của khối trưởng:
Đọc và hiểu kế hoạch của trường. Biết xây dựng kế hoạch chung của khối theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình; kế hoạch dạy - học và các hoạt động giáo dục khác.
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: dự giờ, tổ chức hội giảng, thao giảng, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy , giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong khối theo kế hoạch của nhà trường.
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Điều lệ trường tiểu học).
Thành viên trong một khối:
Mỗi khối có ít nhất 03 thành viên trở lên.(Khối trưởng, thư ký khối, khối viên).
Thời gian tổ chức họp khối:
Số lần họp khối 03 lần /tháng.
Thời gian họp theo giờ hành chính, kết thúc họp tùy theo nội dung của khối.(cũng tùy vào tình hình thực tế của trường mà quy định thời gian họp).
KHỐI TRƯỞNG CHUẨN BỊ NỘI DUNG CHO HỌP KHỐI
Đây là bước quan trọng mà người khối trưởng cần thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo, khoa học và hiệu quả. Để cho thành viên trong khối không nhàm chán và thật sự bổ ích, mang tính khả thi trong lần họp khối như:
- Chọn địa điểm họp khối thoáng mát, rộng rãi, có bảng lớp.
- Vào họp biết được tâm trạng của khối viên.
- Khối viên đi họp cần mang sách giáo khoa, sổ ghi chép.
- Có sự khôi hài, thoái mái, gần gũi, ân cần, luôn nở nụ cuời.
- Khối trưởng cần chuẩn bị nội dung họp kỹ lưỡng như:
1/- Đánh giá tình hình tuần qua.(nêu lên được những ưu điểm, tồn tại trong tuần qua).
Thực hiện chương trình, thời khóa biểu.(Qua dự giờ, thông tin từ đông nghiệp dự giờ chéo, tập học sinh)
Thực hiện giờ giấc.(Thu nhận thông tin từ điểm trưởng đối với điểm lẻ hoặc qua phụ huynh học sinh)
Thực hiện soạn giảng.(kiểm tra giáo án)
Thao giảng, dự giờ(kế hoạch đã đưa ra tuần trước mà thành viên trong khối thực hiện)
Thực hiện việc giảm tải chương trình, chuẩn kiến trhức kỹ năng;
Thực hiện việc chấm điểm, đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 32/BGD-ĐT.(Kiểm tra vở học sinh, bài kiểm tra, sổ ghi điểm)
2/- Báo cáo tình hình học sinh:
Nếu không có tăng hoặc giảm khỏi báo cáo.
Nắm thông tin thêm các giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém.
3/- Thông tin những vấn đề của nhà trường:
Thông báo từ BGH yêu cầu giáo viên thực hiện hoặc thông báo về tập huấn, hội họp..
4/- Triển khai văn bản mới:(nếu có)
Văn bản được BGH ủy quyền để triển khai gấp.
5/- Thao giảng:
- Dự giờ tiết thao giảng.
- Chia sẻ kinh nghiệm tiết thao giảng.
- Chấm điểm tiết thao giảng.
- Xếp loại tiết thao giảng.(Nếu có tổ chức thao giảng)
6/- Trao đổi về công tác chuyên môn cho tuần tới:(Nếu có mở chuyên đề thì không phải thực hiện phần này)
Khối trưởng hỏi trong tuần qua anh (chị) có gặp những khó khăn gì trong quá trình dạy – học?(Khối viên trình bày). Không nên ngắt lời giáo viên hãy lắng nghe phần trình bày và ghi chép để giải thích.
Hãy để cho khối viên cùng suy nghĩ tìm giải pháp giải quyết vấn đề của bạn mình, nhằm tạo điều kiện phát huy sự hiểu biết của các thành viên trong khối.
Khối trưởng không nên dùng từ “nói sai” mà chỉ bổ sung ý mình vào ý bạn nhằm để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong khối.
Trong tuần tới nội dung bài học anh (chị) thấy những khó khăn gì? Ơû môn nào? Bài nào? Mà anh chị cần bàn trong buổi họp hôm nay? (phần này khối viên đã có chuẩn bị sẵn sẽ phát biểu). Khi có ý kiến thì trong khối đều lắng nghe, khối trưởng mời một giáo viên khác có ý kiến giải quyết vấn đề trên, có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Cuối cùng ý kiến của khối trưởng, chọn 1 trong những ý kiến hay để biểu quyết thực hiện.
Nếu trong trường hợp giáo viên không có ý kiến thì khối trưởng sẽ chọn một môn, một bài khó dạy mà khối trưởng đã chuẩn bị trước. Cho khối viên tham khảo, mời 01 thành viên lên bảng thực hiện phần trình bày bài học phần truyền thụ kiến thức và một số hoạt động của giáo viên và học sinh cho cả khối tham khảo. Sau đó chia sẻ kinh nghiệm phần này.
Tương tự như trên, lần lược hết môn này đến môn khác, hết bài này đến bài khác. Hết thành viên này đến thành viên khác tham gia thực hiện.(Phần này giới hạn ở tuần tới mà thôi)
Ví dụ: Toán ở lớp năm, bài: Hình tròn, đường tròn
7/- Khối trưởng thông qua nội dung lần họp kỳ sau:
Nội dung này được khối trưởng chuẩn bị trước, thông qua cho các khối viên, nếu cần bổ sung phần nào khối viên cho ý kiến.
8/- Ý kiến đề xuất:
Các thành viên trong khối cho ý kiến đề xuất nội dung họp lần sau với BGH, Phụ huynh học sinh, Đoàn thể trong trường, khối trưởng(phần này khối trưởng ghi nhận và phản hồi thông tin lại theo yêu cầu khối viên)
9/- Thư ký thông qua biên bản:
Các khối viên dò lại phần ghi của mình trong sổ họp chuyên môn.
10/- Đồng ký tên:
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai cho 24 trường, các khối trưởng áp dụng và thực hiện thí nghiệm trong huyện;
Trong quá trình thực hiện ở trường được sự đồng tình và thống nhất cao từ các khối trưởng;
90% các khối trưởng đều biết tổ chức sinh hoạt khối;
90% khối viên được nâng cao tay nghề một cách rõ rệt hơn;
Hiệu quả họp khối được nâng cao, khoa học hơn;
KẾT LUẬN
Qua sáng kiến kinh nghiệm “Việc tổ chức họp khối có hiệu quả” là một sáng kiến giúp cho các khối trưởng nắm và biết cách tổ chức một cuộc họp khối có chất lượng và hiệu quả được nâng lên.
Vì từ lâu việc họp khối chỉ mang tính đối phó, hoặc chỉ xem như là việc bắt buộc chưa có sự nhận thức đúng đắn là bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho giáo viên từ việc họp khối.
Từ bài học kinh nghiệm này mong rằng giáo viên hiểu rõ hơn việc họp khối là rất cần thiết với nghề.
Hy vọng rằng qua sáng kiến này được đồng nghiệp tiếp nhận chân thành chia sẻ những ý kiến đóng góp của các bạn cho bản thân tôi hoàn thiện tốt sáng kiến hơn để chúng ta cùng thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở địa phương.
Chúc các bạn thành công.
NGƯỜI THỰC HIỆN
 Đỗ Văn Danh
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM VE VIEC TO CHUC MOT BUOI HOPKHOI CO HIEU QUA.doc