Trường THCS Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương - Màu sắc trong tranh Đề tài

Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp, con người không ngừng khám phá và vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Nghệ thuật mang đến cho con người niềm vui, sự say mê, phấn khởi, tin tưởng vào cuộc sống. Cuộc sống của con người gắn liền với nghệ thuật. Con người biết xúc động, cảm nhận và sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật tô điểm cho cuộc sống, giúp con gúp con người thêm lạc quan, yêu đời, yêu quê hương đất nước và gắn bó với nhau trong một cộng đồng.

 ở cấp học trung học cơ sở yêu cầu với các em được tăng lên rõ dệt. Ngoài các phân môn vẽ theo mẫu, thưởng thức mĩ thuật, trang trí các em được học các bài vẽ theo đề tài rất quen thuộc. Xuất phát từ ý tưởng của mình các em được thể hiện sáng tạo và chân thược. Từ hình vẽ, bố cục, đặc biệt là cách thể hiện màu sắc. Tuy nhiên cách thể hiện màu sắc đối với các em lại có sự khác biệt rõ rệt theo hai chiều hướng tự nhiên và có chủ định, có trường hợp trở thành tiêu cực. Với một giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật điều này làm tôi suy nghĩ và băn khoăn rất nhiều!

 Lựa chọn đề tài” Hướng dẫn học sinh vẽ màu trong tranh đề tài” tôi dựa trên 2 lí do cơ bản sau.

1.Về mặt lí luận.

Thế giới tự nhiên muôn màu, muôn sắc. Yếu tố màu sắc tác động vào con người gây ra những giác cảm, xúc cảm như: vui buồn, yêu ghét, say mê .Màu sắc là một bộ phận quan trọng của hội họa, là yếu tố góp phần tạo lên bức tranh đẹp, hấp dẫn và mang tính nghệ thuật. Màu sắc được coi là một thứ ngôn ngữ quan trọng trong của hội họa truyền tải tâm tư tình cảm và tính cách của người vẽ . Do đó màu sắc đóng góp lớn vào sự thành công của bài vẽ. Màu sắc không thể và không bao giờ tách khỏi môi trường sống của con người. Màu sắc không chỉ là tiếng nói riêng của một tâm hồn mà còn là tiếng nói của cả một dân tộc mang tính phong tục. Màu sắc là ngôn ngữ của tác phẩm là bầu tâm sự, cảm xúc của người nghệ sĩ, người vẽ gửi gắm trong tác phẩm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường THCS Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương - Màu sắc trong tranh Đề tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs lai cách-cẩm giàng hd
Màu sắc trong tranh đề tài
 Phần i
Đặt vấn đề
	Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp, con người không ngừng khám phá và vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Nghệ thuật mang đến cho con người niềm vui, sự say mê, phấn khởi, tin tưởng vào cuộc sống. Cuộc sống của con người gắn liền với nghệ thuật. Con người biết xúc động, cảm nhận và sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật tô điểm cho cuộc sống, giúp con gúp con người thêm lạc quan, yêu đời, yêu quê hương đất nước và gắn bó với nhau trong một cộng đồng.
	ở cấp học trung học cơ sở yêu cầu với các em được tăng lên rõ dệt. Ngoài các phân môn vẽ theo mẫu, thưởng thức mĩ thuật, trang trí các em được học các bài vẽ theo đề tài rất quen thuộc. Xuất phát từ ý tưởng của mình các em được thể hiện sáng tạo và chân thược. Từ hình vẽ, bố cục, đặc biệt là cách thể hiện màu sắc. Tuy nhiên cách thể hiện màu sắc đối với các em lại có sự khác biệt rõ rệt theo hai chiều hướng tự nhiên và có chủ định, có trường hợp trở thành tiêu cực. Với một giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật điều này làm tôi suy nghĩ và băn khoăn rất nhiều!
	Lựa chọn đề tài” Hướng dẫn học sinh vẽ màu trong tranh đề tài” tôi dựa trên 2 lí do cơ bản sau.
1.Về mặt lí luận.
Thế giới tự nhiên muôn màu, muôn sắc. Yếu tố màu sắc tác động vào con người gây ra những giác cảm, xúc cảm như: vui buồn, yêu ghét, say mê.Màu sắc là một bộ phận quan trọng của hội họa, là yếu tố góp phần tạo lên bức tranh đẹp, hấp dẫn và mang tính nghệ thuật. Màu sắc được coi là một thứ ngôn ngữ quan trọng trong của hội họa truyền tải tâm tư tình cảm và tính cách của người vẽ . Do đó màu sắc đóng góp lớn vào sự thành công của bài vẽ. Màu sắc không thể và không bao giờ tách khỏi môi trường sống của con người. Màu sắc không chỉ là tiếng nói riêng của một tâm hồn mà còn là tiếng nói của cả một dân tộc mang tính phong tục. Màu sắc là ngôn ngữ của tác phẩm là bầu tâm sự, cảm xúc của người nghệ sĩ, người vẽ gửi gắm trong tác phẩm.
Màu sắc không phải nó tự tạo nên được nó, nhưng cũng không khó khi buộc nó phải vận động tạo nên chính nó.
2.Về mặt thực tiễn.
Qua 5 năm giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở tôi nhận thấy việc vẽ màu trong tranh đề tài của hầu hết HS đều gặp khó khăn. Bên cạnh những bài vẽ đạt tốt nói chung( tập chung vào những em có năng khiếu tốt về hội họa) có sự hài hòa về bố cục, hình mảng nhưng màu sác chưa được giải quyế tốt nên đã làm giảm tư tưởng thẩm mĩ của người vẽ. Nguyên nhân chính là do chưa làm nổi bật được hình tượng chính tất cả cứ đều đều như nhau, không rõ đậm nhạt, sáng tối và tương quan nóng lạnh. Các em còn rất lúng túng khi pha màu, nhận biết về màu. khi bắt tay vào vẽ màu các em không biết dùng màu nào cho thích hợp, vì vậy bài không có gam chủ đạo và mất đi sự phong phú, đa dạng của màu sắc. bài vẽ lại rơi vào tình trạng “ nghèo màu” không có trọng tâm.
Từ thực tế đó tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp riêng của mình giúp các em vẽ màu tốt hơn nhận biết và phân biệt cho mỗi bức tranh đề tài với những chủ đề khác nhau. Tuy nhiên để thực hiện được điều này đòi hỏi người GV phải kiên trì, tỉ mỉ trong một thời gian dài đặc biệt là đối với HS khối 6, lớp học đầu tiên của bấc THCS được làm quen với môn mĩ thuật với các khái niệm chuyên ngành.
Thực hiện dề tài này, tôi có mong muốn sẽ giúp các em chủ động trong khâu cuối của bài vẽ theo đề tài nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những mặt còn tồn tại. Bên cạnh đó còn tìm ra những mối liên hệ về màu sắc với thiên nhiên và màu sắc với hội họa để có những phát hiện lí thú về màu sắc. Từ đó tăng thêm niềm say mê húng thú của HS với môn học Mĩ thuật nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. 
Phần II
Giải quyết vấn đề
I. Khái niệm cơ bản
1- Tranh đề tài
* Tranh đề tài là thể loại tranh phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người.
* Có nhiều thể loại tranh đề tài với HS THCS tranh đề tài có hai loại tiêu biểu.
+ Tranh phong cảnh: cảnh vật là chính.
+Tranh về cuộc sống xung quanh: Hoạt động của con người là chính.
2- Màu sắc: có hai loại màu
a.Màu sắc trong tự nhiên:
Màu trong tự nhiên: ánh sáng chiếu lên mọi vật do vậy mọi vật đều có màu sắc.Theo phân tích quang phổ chiếu một chùm ánh sáng qua lăng kính thì ta có được phổ ánh sáng gồm các màu giống như hiện tượng cầu vồng. Màu sắc được sắp xếp theo trình tự: Đỏ – Vàng – Da cam – Lục – Lam- Chàm – Tím.
-> ánh sáng là nguồn gốc co ta thấy được màu sác trong tự nhiên.
b. Màu trong hội họa:
Trong hội họa màu sắc được lấy từ khoáng chất, thực vật tạo thành cùng với chất kết dính. Hiện nay công nghiệp hóa chất phát triển màu sắc cũng phong phú đa dạng.
c. Khái niệm về màu sắc.
	Màu sắc là thuộc tính của sự vật và được tiếp nhận bằng trực giác.
3-Kết luận.
 Để HS có thể thực hiện tốt phần vẽ màu HS cần phải hiểu những khái niệm cơ bản nhất phục vụ cho bài học đặc biết là phải hiểu và nắm vững các khái niệm về màu sắc và thuộc tính của màu sắc.
II. Tiền đề cơ bản.
	Đối với bất cứ môn học nào cũng vậy, kiến thức cơ bản là “cái gốc” để phát triển “ phần ngọn” Với môn Mĩ thuật về màu sắc cũng vậy, các em không chỉ hiểu màu sắc đơn thuần là thuộc tính của sự vật mà cần phảI hiểu bản chất của nó. Điều này ngay khi học lớp 6 đầu tiên GV phảI làm cho HS nắm chắc thành thạo khái niệm, cách gọi tên đọc tên màu, tác động của màu đó với tình cảm con người.
1-Màu cơ bản.
Gồm 3 màu: Đỏ, Vàng, Lam.
2- Màu nhị hợp.
	Là màu khi ta kết hợp pha hai màu cơ bản với nhau mà thành.
3-Màu bổ túc.
 Màu bổ túc là màu đứng cạnh nhau, bổ sung, tôn nhau lên. Trong vòng màu cơ bản nó nằm ở vị trí đối nhau 1800 giúp người xem cân bằng thị giác, tạo cho người nhìn có cảm giác vui tươi.
4- Màu tương phản.
	Những màu khi đặt cạnh nhau sẽ làm nổi bật nhau lên do có độ tương phản về màu mạnh.
5- Màu nóng: Đỏ- Vàng – NâuTạo cho người xem cảm giác ấm nóng, rực rỡ.
6- Màu lạnh: Lục – Lam – Chàm – Tímtạo cảm giác mát dịu nhẹ nhàng. 
III. Một số giải pháp thực hiện trong tiết dạy.
	Khi bắt đầu giảng dạy tôi rất lúng túng và khó giả thích với các em thế nào là màu đẹp mặc dù các em đã có những khái niệm cơ bản về màu. Nên việc đầu tiên tôi cho là ý nghĩa hơn cả, tôi cho HS xem một số bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng và của các bạn HS cùng lứa tuổi với các em. Dẫn dắt các em chủ yếu đi sâu vào phân tích màu trong các tác phẩm để thấy được màu đẹp. Và so sánh về màu sắc trong mỗi bức tranh để củng cố kiến thức về gam màu, tông màu, màu bổ túc, màu tương phản..
2.Từ phương pháp này bước đầu cho các em tiếp xúc với màu sắc trong tranh đề tài, cảm nhận dần về màu sắc tới yếu tố tình cảm.
	Vì vậy, GV luôn định hướng cho các em về ý thức dùng màu, động viên các em học hỏi nhưng sáng tạo. Khi HS vẽ màu GV không treo tranh mẫu, cũng như không trực tiếp sửa bài các em, chỉ đến khi bài vẽ của các em cơ bản hoàn thành GV giơ lên để HS cùng quan sát và góp ý.Điều này giúp các em hoạt động liên tục và quan sát liên tục bài vẽ của bạn mà GV đã sửa để áp dụng vào bài vẽ của mình.
 Điều cơ bản trong tiết học Mĩ thuật là không khí vui vẻ,thoải mái,đưa HS ra khỏi căng thẳng của các môn học khác.Không phân biệt HS khá với HS yếu. Luôn giúp các em tự tin hơn và có sự giao tiếp gần gũi với HS.
 GV cũng không chỉ đưa ra các bức tranh đẹp về màu sắc mà còn đưa ra các bức tranh chưa đẹp để các em so sánh. Các em đã biết tại sao bài vẽ màu chưa đẹp vì đặt màu chưa hợp lí,vì màu bẩn,xỉn,vì màu quá nóng,quá lạnh.
 3. Sau tiết học GV tập trung ghim bài của HS lên bảng và cùng cả lớp xem.Yêu cầu HS nhận xét chung và nhận xét chi tiết một số bài để các em phát huy và rút kinh nghiệm. GV có thể đặt một số câu hỏi củng cố về màu. Ví dụ : Trong bài vẽ trên em thấy có bao nhiêu màu ? Đâu là màu lạnh ? Vì sao người mặc áo trắng lại hơi hồng hồng khi ngồi cạnh người mặc áo đỏ ?...
 4. Một số lưu ý
 - Bài vẽ của HS dù đẹp hay chưa đẹp GV cũng lên giữ lại,tôn trọng thành quả mà các em đã tạo ra. Đồng thời cần lưu ý không nên chê quá nhiều cách dùng màu của các em mà nên định hướng dựa trên ý tưởng của các em.
 - GV trong bất kì trường hợp nào cũng không nên ép HS phải sử dụng màu theo ý muốn của mình .
 - GV cần định hướng cho HS dựa vào tự nhiên để phân tích các màu pha cho đúng.
Thường phải pha trộn nhiều màu với nhau mới tìm ra được màu đúng với tự nhiên.Vì màu sắc luôn tiếp thu ánh sáng và phản quang lại đối với mắt người.Luyện tập vẽ màu để tạo nên hòa sắc là một công phu rèn luyện lớn.GV cần hướng dẫn HS từng bước một để hình thành cho các em có sự nhạy bén,linh hoạt khi sử dụng màu sắc vẽ tranh đề tài.
 5. Tiểu kết
 Những giải pháp tôi thực hiện trên đây mới giải quyết được một phần những vướng mắc HS gặp phải khi vẽ màu.Vì vậy cần phải thực hiện phối kết hợp các phương pháp và không ngừng đổi mới,sáng tạo cách truyền thụ kiến thức cho HS ,thực sự lấy các em làm trung tâm của tiết học.
 VI. Kết quả
Thực trạng của học sinh trước khi áp dụng
Thực hiện kiểm tra trên bài vẽ của HS tôi cho HS được vẽ màu tự do từ các loại màu mà các em có.
 Kết quả như sau:
 Yêu cầu
 Thực nghiệm học sinh
 Kết quả
a. Dùng màu tự do để vẽ
34 HS trường THCS Lai Cách-Huyện Cẩm Giàng - Hải Dương 
Đều dùng màu nguyên chất chưa có hòa sắc.
b. Dùng một màu để vẽ
10 HS lớp 6B trường THCS Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương
Đều dùng màu sặc sỡ, chưa phân biệt đậm nhạt
c. Dùng hai màu để vẽ
10 HS lớp 6C – Trường THCS Lai Cách - Cẩm Giàng- Hải Dương
Đều dùng màu nổi bật đa số:đỏ – xanh - tím
d. Dùng ba màu gốc để vẽ tranh
10 HS lớp 6A – Trường THCS Lai cách - Cẩm Giàng - Hải Dương
Các em vẫn dùng các màu gốc,tươi nguyên màu sắc sặc sỡ.
 Như vậy,nếu như GV chưa có những định hìnhvề màu sắc cho các em mà để cho các em dùng 1,2 màu để vẽ các em sẽ rất lúng túng.Nhưng từ ba màu gốc hướng dẫn các em pha màu kết quả điều tra lần hai có khác hẳn với lần một. Các em đã biết qui luật pha trộn màu sắc,linh hoạt hơn khi dùng màu.Bài vẽ dùng màu phóng khoáng,thoải mái,tự do hơn.
Thực trạng của HS sau khi áp dụng
Để điều tra thực trạng của HS sau khi tôi áp dụng phương pháp đã nêu ở đề tài.Tôi không kiểm chứng trên bài vẽ mà thực hiện ở phiếu điều tra khoa học với một số câu hỏi lựa chọn.
Câu 1: Em vẽ màu xuất phát từ đâu ?
Từ ý thích 
Từ bài mẫu
Từ GV dạy
Câu 2: Em thích bước vẽ màu trong tranh đề tài không ?
Có
Không
Bình thường
Câu 3: Em thích vẽ màu như thế nào ?
Màu lạnh
Màu nóng
Màu trung gian
Câu 4: Em có hay luyện vẽ màu ở nhà không?
Có
Không
Thỉnh thoảng
Câu 5: Khi vẽ màu em thường sử dụng ?
Màu nóng
Màu lạnh
Màu trung gian
Nóng,lạnh xen kẽ
Câu 6: Theo em,màu sắc có tác động đến tình cảm con người không?
Có
Không
Bình thường
Câu 7: Em có nắm được thành thục cách pha màu từ ba màu gốc không?
Có
Không
Thỉnh thoảng
Câu 8: Em nhận thức về màu sắc bằng cách ?
Học các môn
Quan sát tự nhiên
Cách khác
 Tổng kết : Phương án A có 15 em = 44,1%
 B có 10 em = 29,4 %
 C. có 5 em = 14,7%
 D có 4 em = 11,8 %
Qua kết quả trên chúng ta thấy HS đã bước đầu có ý thức khi dùng màu và tìm hiểu về cách vẽ màu .
 Sau khi đã có vốn kiến thức về màu sắc khiến các em say mê hơn đối với môn Mĩ thuật nói chung và vẽ tranh đề tài nói riêng.Các em đã bước đầu nắm được quy luật về màu sắc để vẽ màu. Các em đã dùng màu rất bạo ,gây hiệu quả bất ngờ đối với bài vẽ,đảm bảo quy luật dùng màu.
3. Kết quả 
Tôi tiến hành điều tra và kiểm nghiệm kết quả trên bài vẽ tranh đề tài của HS khối lớp 7 về cách vẽ màu.
 Kết quả : Màu sắc các em sử dụng đẹp và có ý thức trong việc sử dụng màu.
Phần III
Kết luận và kiến nghị
 Màu sắc là ngôn ngữ của hội họa,phản ánh tâm tư,tình cảm và là thông điệp của tác giả muốn gửi gắm đến người xem.
 Cuộc sống vốn là một thể tạo hình tuyệt đối cả về hình lẫn về màu. Có hòa sắc nào phong phú như màu cây cỏ,chim muông ? Có ánh sáng nào đẹp bằng ánh sáng mặt trời thay đổi sớm chiều ? Người vẽ phải chỉ huy được sự cân đối,hài hòa màu sắc của sông núi,của rừng cây,của ruộng đồng vốn có sẵn trong tự nhiên để rèn luyện mĩ cảm.
 Tạo cho các em những nhận thức về màu,những hiểu biết về màu,một phần giúp các em thực hiện tốt bài học nhưng quan trọng hơn là tạo cho các em một tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên.Từ đó thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.Đồng thời làm tiền đề để các em bước vào cuộc sống sau này ,biết chọn cho mình một trang phục đẹp hài hòa về màu sắc,biết sắp xếp phối cảnh nơi ở sinh hoạt của mình gần gũi với thiên nhiên,hài hòa mà trang nhã.Biết làm đẹp cho mình là đã làm đẹp cho xã hội
 Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật độc đáo,nó có khả năng vĩnh cửu hóa cái điển hình của hiện thực xảy ra trong một khoảnh khắc nào đó của cuộc sống thành cái đẹp kì diệu của nghệ thuật.Trong đó màu sắc chiếm một vị trí hết sức quan trọng.Màu sắc có khả năng diễn tả mọi cảm xúc ,tâm lí con người gây ra những liên tưởng rộng lớn. Kho tàng mĩ thuật là một viên kim cương đa diện,chỉ tìm cách tiếp cận từng phía để nhận thức giá trị của nó thì chắc chắn là chưa đủ nhưng ở đây tôi cũng mạnh dạn đưa vào một khía cạnh của nghệ thuật hội họa nhằm góp phần vào việc phát hiện và tìm hiểu về hội họa cho HS và GV một cách có hệ thống.
 Thực tế qua sáu năm làm công tác giảng dạy môn Mĩ thuật tôi đã cố gắng đi sâu tìm hiểu những nhận thức về màu của HS .áp dụng phương pháp khác nhau với từng đối tượng HS có năng khiếu mĩ thuật và HS không có năng khiếu mĩ thuật. Căn cứ vào những kết quả học tập và sự tiến bộ của HS về màu sắc tôi thấy phương pháp mà tôi đưa ra ở đề tài này là có hiệu quả hơn cả.Tuy nhiên chỉ có sự nỗ lực cố gắng của HS và GV là chưa đủ mà còn có nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến.Vì vậy tôI cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình để góp phần nâng cao chất lượng môn Mĩ thuật ở trường THCS:
 - Đối với GV giảng dạy: cần phải hiểu tâm lí HS ,hiểu sự đam mê của các em để có phương pháp giảng dạy thích hợp.
 - Đối với phụ huynh HS : Tiếp xúc với HS tôi thấy da số các em đều có hứng thú học môn này,cá biệt có một vài em tự nhận thấy mình không có năng khiếu nên ngại vẽ trên lớp,về nhà lại để đấy .Nhưng về nhà các bậc phụ huynh còn coi đây là môn học phụ mà không hiểu tác dụng của môn học với tâm hồn các em nên không nhắc nhở,từ đó đã vô tình đóng lại cánh cửa rộng lớn để nhìn cảnh vật và thưởng thức cái đẹp của các em trước thiên nhiên và cuộc sống.Trí quan sát trở nên hạn chế,đôi mắt kém tinh tường và bàn tay không khéo léo,linh hoạt và tất nhiên năng khiếu thẩm mĩ trong quá trình quan sát và nhận thức cảnh vật thực tế của các em sẽ không được đánh giá,thức tỉnh.
 - Về cơ sở vật chất : phòng học,phòng vẽ ,bể nướcnhững điều tưởng như rất nhỏ nhưng lại góp phần trong chất lượng bài vẽ.
 Bên cạnh đó chúng tôi còn cần những tài liệu tham khảo Mĩ thuật và những buổi ngoại khóa thực tế lấy tài liệu.Nếu thiếu thực tế các tác phẩm sẽ thiếu đi phần hồn của sự sống.
 Tạo cho các em một tâm hồn nhạy cảm yêu thiên nhiên và cuộc sống,làm đẹp cho mình và cho xã hội là mong muốn lớn nhất của người dạy môn Mĩ thuật đồng thời cũng là để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS.

File đính kèm:

  • docSKKN(19).doc
Giáo Án Liên Quan