Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở tiểu học

Tiếp tục quán triệt Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;

 “Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp công nghệ thông tin vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

 

doc21 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Bối cảnh của đề tài	trang 2
2. Lý do chọn đề tài 	trang 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 	trang 3
4. Mục đích nghiên cứu	trang 3
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu	trang 3
Chương 2 : PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 	trang 4
2. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin	trang 5
3. Các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học	trang 7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	trang 18
Chương 3 : PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm	trang 19
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm	 trang 19
3. Khả năng ứng dụng triển khai	 trang 20
4. Những kiến nghị, đề xuất	 trang 20
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Bối cảnh của đề tài
Tiếp tục quán triệt Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;
 “Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp công nghệ thông tin vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Lý do chọn đề tài 
 Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục và của Sở giáo dục và đào tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong tương lai, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
 Nhưng làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một môn học nào cũng gặp phải khi có ý định đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đó cũng chính là đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở tiểu học” mà tôi đã học tập và đúc rút kinh nghiệm trong những năm qua. 
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
	Cán bộ giáo viên Trường Tiểu học An Thuận huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
4. Mục đích nghiên cứu
	Nhằm trao đổi, học tập đánh giá khả năng nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin của bản thân ở mức độ nào để nâng dần khả năng sử dụng.
	Thực hiện một đổi mới trong giảng dạy.
	Tạo hứng thú trong học tập và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Qua đó nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
	- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
	- Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. 
	- Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.
Chương II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
	- Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, tất cả các đối tượng với những hiệu quả mà Công nghệ thông tin đã mang lại, đặc biệt là trong giáo dục. Cụ thể là tất cả các đối tượng có thể giao tiếp trao đổi với nhau ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Việc thường xuyên sử dụng Công nghệ thông tin trang bị cho người sử dụng kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
	- Việc truy cập Internet cũng tạo cho cán bộ quản lí, giáo viên niềm say mê, hứng thú trong học tập và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập.
	- Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong một bài giảng có sử dụng công nghệ.
	- Ngoài ra, công nghệ giúp chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc cùng lúc, có khả năng chuyển sự chú ý một cách nhanh chóng, thời gian đáp ứng nhanh, luôn thực hiện kết nối, thúc đẩy quá trình làm việc nhóm, nghe nhìn và tư duy. 
	- Hơn nữa, công nghệ liên kết các nguồn tri thức lại với nhau, kết nối công dân toàn cầu. Điều này làm cho không gian địa lý bị xoá nhoà và công nghệ trở thành một phần trong cuộc sống.
	- Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. 
	- Một máy tính nối mạng không chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email mà nó là kênh kết nối chúng ta với cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở cách xa nửa vòng trái đất. Mạng máy tính toàn cầu thực sự đã tạo ra một thế giới mới, trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử, giáo dục điện tử, trò chơi trực tuyến, các diễn đàn, các mạng xã hội, ...
	- Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc, trong đời sống thường ngày. Trong lĩnh vực giáo dục, các bậc phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc con cái; các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với nhau, để xây dựng một "kho tài nguyên" khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinh cũng có thể thông qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến thức về học tập và thi cử.
2. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin:
	- “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”. Đúng vậy, giảng dạy bằng giáo án điện tử hiện nay được nhiều trường áp dụng để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất. Cái được lớn nhất ở giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến học sinh. Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc Giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử, những chuyện đó chỉ cần một lần click chuột. Để làm được điều đó ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn.
2.1. Thuận lợi
- Nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, nhà trường đã có kế hoạch đầu tư trang thiết bị công nghệ như máy vi tính, đèn chiếu, trang thiết bị âm thamh,  Hệ thống máy tính của trường được nối mạng internet 04 máy bàn và 02 máy xách tay, 02 đèn, màng chiếu. 
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin của trường trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực: dạy học, quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, quản lý điểm, quản lý tài chính và nhiều công việc khác.
- Phong trào tự học, tự nghiên cứu trong đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin ứng dụng vào đổi mới phương pháp. Trong dạy học việc ứng dụng công nghệ thông tin được nhiều giáo viên đã có kỹ năng soạn giáo án điện tử, kỹ năng sử dụng các chức năng đa phương tiện vào dạy học. Số tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng tăng qua từng năm.
- Giáo viên tham gia học tin học, soạn bài giảng ngày càng tăng. 
2.2. Khó khăn
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường vẫn một số bất cập:
- Trình độ tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc của một số cán bộ giáo viên còn hạn chế.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở một số giáo viên còn lúng túng: như việc sử dụng máy chiếu, các phần mềm ứng dụng soạn giảng, nhiều giáo viên còn lạm dụng công nghệ, nặng về trình chiếu,...
- Một số giáo viên còn ngại sử dụng các phương tiện công nghệ, ngại soạn giáo án điện tử vì tốn rất nhiều thời gian, công sức.
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu của một số cán bộ giáo viên chưa cao do vậy khi tiếp cận sử dụng một số phần mềm vào quản lí và dạy học gặp khó khăn.
- Nhiều giáo viên chưa có thói quen ứng dụng tin học trong công tác thống kê, xử lý công việc chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp. Một số giáo viên chưa biết sử dụng máy tín.
- Cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp hàng năm nhưng so với yêu cầu công việc và sự phát triển của xã hội thì vần chưa đáp ứng kịp.
3. Các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
	Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó:
	- CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
	- E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạng Internet. 
3.1. Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy
	Từ nhiều năm nay, trong các nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector),... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
	Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên. Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
	Việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại. Để soạn các bài giảng điện tử, giáo viên được khuyến khích học và sử dụng các phần mềm:
	Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp.
	Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những chức năng chuyên dụng cho bài giảng và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác.
	Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. 
	Ngoài ra, trong quá trình soạn bài, giáo viên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet. Trang web của Trung tâm hỗ trợ giáo viên ( là nơi cung cấp nhiều công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình soạn các bài giảng điện tử có chất lượng cao.
	- Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến
Internet chính là một thư viện khổng lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại. Vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet để làm tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
	Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy:
	+ Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến
	- Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng lồ. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v.v...
	- Youtube.com là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. 
	- Thư viện tư liệu giáo dục ( là trang web chia sẻ các tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam.
	- Thư viện bài giảng điện tử ( ): Đây là trang web cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước.
	- Thư viện giáo trình điện tử (  là trang web tập hợp các giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên cả nước.
	Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
	+ Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, 
(   , 
3.2. Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội
	Khi kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nhưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn trên mạng.
	Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT (  ) trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục. Ngoài ra còn có Diễn đàn giáo viên trong hệ thống thư viện trực tuyến của Violet ( và còn rất nhiều blog giáo dục khác.
	Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi đó là những trang web cá nhân) cho mình. Với các blog được tạo, giáo viên có thể: lưu trữ các tư liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo môn học; chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống, bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình; tổ chức việc dạy học thông qua blog; tổ chức các diễn đàn về một số chủ đề giáo dục; ngoài ra blog cũng là nơi giáo viên khắp nơi trong cả nước có thể giao lưu, kết nghĩa với nhau...
	Trong thực tế tuy còn có nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được đối với các blog nhưng tùy theo từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao. Đặc biệt, các giáo viên nếu biết tận dụng những chức năng của blog thì hoàn toàn có thể sử dụng blog để làm tốt hơn công việc giảng dạy của mình. Hiện tại, đã có hàng ngàn giáo viên tạo trang web cá nhân được thừa kế bản quyền từ thư viện Violet.vn. Ngoài ra,các địa chỉ mạng xã hội khác để tạo blog được dùng nhiều nhất ở Việt Nam có thể kể đến là:    ...Việc tạo blog hiện nay, thủ tục rất đơn giản, rất dễ thực hiện đối với mọi người.
3.3. Một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng blog trong dạy học ở trường tiểu học:
	Sau một thời gian ngắn tạo và sử dụng website cá nhân phục vụ cho việc giảng dạy ở trường; mặt khác, được sự cộng tác, ủng hộ của nhiều bạn đồng nghiệp, tôi rút ra được một số nhận xét và kinh nghiệm bước đầu:
	3.3.1. Tuy thực chất chưa phải là một hình thức e-learning theo đúng nghĩa của nó nhưng việc sử dụng trang web cá nhân trong việc dạy học cũng là một bước khởi đầu quan trọng cho việc phát triển hình thức e-learning trong thời gian tới - một xu thế tích cực cần được phát triển ở nước ta. Ngày nay các giáo viên có thể tạo cho mình một trang web cá nhân để sử dụng cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học.
	+ Trước khi tạo trang web, người tạo cần có định hướng về trang web của mình (về nội dung, về kết cấu các thư mục cần có) sao cho phù hợp đặc điểm môn học, mục đích sử dụng của bản thân và có thể duy trì, phát triển trang web lâu dài. 
	+ Kiên trì, từng bước thực hiện vững chắc việc xây dựng trang web theo hướng đã dự kiến. Việc tạo lập một trang web rất dễ dàng, nhưng duy trì, "nuôi dưỡng" và phát triển nó thì hoàn toàn không phải là một việc đơn giản, dễ dàng. Luôn luôn bám sát mục đích tạo trang web cá nhân để phục vụ cho việc dạy học.
	3.3.2. Mỗi người có một cách thiết kế trang web cá nhân khác nhau tùy theo mục đích riêng của mình. Tuy nhiên theo tôi, cần tạo những thư mục riêng như: tư liệu, bài giảng điện tử, giáo án (đề cương chi tiết học phần, đề cương bài giảng ), câu hỏi ôn tập & đề thi, tài liệu tham khảo... Điều này cũng giúp thuận lợi trong việc tìm kiếm, tham khảo những tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu môn học.
	Mặt khác, người tạo có thể thiết lập liên kết đến những website hoặc những tài liệu có chất lượng cao, thiết thực cho việc giảng dạy ở những website khác. Việc này giúp cho giáo viên thuận lợi và có định hướng đúng đắn trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng để tham khảo, thực hiện các bài giảng theo yêu cầu của mình.
	Theo tôi, nếu tạo website cá nhân thuộc hệ thống violet.vn thì chúng ta sẽ thuận tiện trong việc thực hiện điều này. Mặt khác, giáo viên sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên khá phong phú trong hệ thống thư viện trực tuyến Violet do cộng đồng giáo viên tham gia đóng góp.
	3.3.3. Để có thể sử dụng website cá nhân vào việc dạy học:
	+ Giáo viên thiết kế bài giảng điện tử, thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thiết kế bài thuyết trình, thực hiện một bộ sưu tập tư liệu cho môn học, tài liệu chuyên môn, ... 
	+ Sau khi được báo cáo, trình bày, tổ chức thực hành, giảng dạy trên lớp và được góp ý, chỉnh sửa, những bài giảng, giáo án đó được lưu trữ và chia sẻ cùng các đồng nghiệp và được lưu trữ lâu dài.
	+ Trong quá trình sử dụng trang web cho việc giảng dạy, cần xây dựng, thống nhất một "nội quy" của trang web để tránh tình trạng bài giảng, tài liệu được tải lên tuỳ tiện, không đúng mục đích sử dụng. 
	3.3.4. Thông qua việc thực hành như trên, tôi nhận thấy 
kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử được nâng lên, ngoài phần mềm Powerpoint được sử 

File đính kèm:

  • docSKKN UDCNTT (ẨN).doc