Vài phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc có hiệu quả ở Lớp 6
Trước tình hình đổi mới của đất nước ,việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ tương lai cho đất nước là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết , nó đòi hỏi những người làm công tác giáo dục và các lực lượng giáo dục khác phải kết hợp chặt chẽ ,đồng bộ để phát triển trí tuệ và phẩm chất đạo đức cho học sinh.Thế hệ tương lai của nước nhà sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự nghiệp giáo dục trong các nhà trường nhận rõ trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng vô cùng vinh quang ấy , bản thân ngoài công tác giảng dạy ,tôi còn công tác chủ nhiệm lớp – tôi luôn xác định rõ phương hướng và nhiệm vụ của hai mặt giáo dục là “ dạy chữ” và “ dạy người”.Giáo dục đào tạo học sinh trở thành người có nhân cách ,có tri thức để trở thành người có ích cho xã hội như Bác Hồ đã nói “ vì lợi ích mười năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Một giáo viên bộ môn hầu như ai cũng hoàn thành tiết học là hết,nhưng GVCN thì dường như không xa rời các em.Là người bám sát lớp nhưng GVCN cũng không phải là người làm thay cho các em mọi việc.Một giáo viên chủ nhiệm giỏi là phải lựa chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về cách quản lý lớp học .Chính các em là người thay GVCN điều hành mọi hoạt động của lớp và luôn theo sát các thành viên trong lớp hơn bất kì một thầy cô nào.Vì thế lựa chọn được một đội ngũ cán bộ lớp làm việc tốt để dẫn dắt lớp mình đi lên là một công việc không dễ ,đặc biệt là đối với HS lớp 6-HS khối đầu cấp của trường . Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Vài phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc có hiệu quả ở lớp 6”, mong nhận được ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô.
PHỤ LỤC A.Đặt vấn đề .... Trang 2 I.Lý do chọn đề tài.. Trang 3 II.Thực trạng Trang 4 1.Thuận lợi. Trang 5 2.Khó khăn.. Trang 6 B.Giải quyết vấn đề... Trang 4 I.Các biện pháp thực hiện. Trang 4 1.Lập phiếu khảo sát thông tin cá nhân... Trang 4 2.Điều tra thông tin qua học bạ của học sinh.. Trang 6 3.Bầu chọn ban cán sự lớp và cán sự bộ môn. Trang 7 4.Đối thoại trực tiếp với cán bộ lớp. Trang 8 5.Cho học sinh làm phiếu đề xuất hàng tuần Trang 8 II.Kết quả Trang 10 C.Kết luận:... Trang 11 1.Ý nghĩa Trang 11 2.Phạm vi áp dụng... Trang 11 3.Bài học kinh nghiệm Trang 11 4.Ý kiến đề xuất.. Trang 12 *** Các từ viết tắt : GVCN:Giáo viên chủ nhiệm HS: Học sinh TH: Tiểu học SHCN: Sinh hoạt chủ nhiệm GVBM: Giáo viên bộ môn BGH:Ban giám hiệu CN :Chủ nhiệm A.ĐẶT VẤN ĐỀ : I .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước tình hình đổi mới của đất nước ,việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ tương lai cho đất nước là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết , nó đòi hỏi những người làm công tác giáo dục và các lực lượng giáo dục khác phải kết hợp chặt chẽ ,đồng bộ để phát triển trí tuệ và phẩm chất đạo đức cho học sinh.Thế hệ tương lai của nước nhà sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự nghiệp giáo dục trong các nhà trường nhận rõ trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng vô cùng vinh quang ấy , bản thân ngoài công tác giảng dạy ,tôi còn công tác chủ nhiệm lớp – tôi luôn xác định rõ phương hướng và nhiệm vụ của hai mặt giáo dục là “ dạy chữ” và “ dạy người”.Giáo dục đào tạo học sinh trở thành người có nhân cách ,có tri thức để trở thành người có ích cho xã hội như Bác Hồ đã nói “ vì lợi ích mười năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người”. Một giáo viên bộ môn hầu như ai cũng hoàn thành tiết học là hết,nhưng GVCN thì dường như không xa rời các em.Là người bám sát lớp nhưng GVCN cũng không phải là người làm thay cho các em mọi việc.Một giáo viên chủ nhiệm giỏi là phải lựa chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về cách quản lý lớp học .Chính các em là người thay GVCN điều hành mọi hoạt động của lớp và luôn theo sát các thành viên trong lớp hơn bất kì một thầy cô nào.Vì thế lựa chọn được một đội ngũ cán bộ lớp làm việc tốt để dẫn dắt lớp mình đi lên là một công việc không dễ ,đặc biệt là đối với HS lớp 6-HS khối đầu cấp của trường . Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Vài phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc có hiệu quả ở lớp 6”, mong nhận được ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô. II .THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1.Thuận lợi : - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu ,tổng phụ trách Đội, đồng nghiệp. - Được sự quan tâm từ phía phụ huynh đã hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ việc học tập của HS - Đội ngũ thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình,tận tâm - Lớp chủ nhiệm là lớp được chọn từ học sinh có đạo đức - học lực từ khá trở lên. - Bản thân ở tập thể của trường nên có nhiều thời gian để quan tâm đến lớp. 2.Khó khăn: - Các em là những HS đầu cấp và đến từ nhiều trường tiểu học khác nhau : TH Lê Văn Tám,TH Nghĩa Trung, TH Trịnh Hoài Đức, TH Phú Trung bạn mới ,lớp mới, nên còn nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm với môi trường mới .Cũng chính vì điều đó GVCN lớp 6 khó có thể nắm bắt được hết những thông tin của các thành viên trong lớp chủ nhiệm của mình , hết sức khó khăn để có thể tìm ra một ban cán sự lớp làm việc sao cho có hiệu quả. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN : 1.Lập phiếu khảo sát thông tin cá nhân: Ở những khối lớp 7,8,9 GVCN có thể tìm hiểu thông tin HS mà mình chủ nhiệm thông qua GVCN cũ hoặc GVBM ,tổng phụ trách Đội...nhưng đối với HS lớp 6- đầu cấp- các em được chuyển lên từ những trường tiểu học khác nhau trên cùng một địa bàn hoặc khác địa bàn.Do đó GVCN mới không thể nắm bắt được tất cả các thông tin về các em để có hướng ổn định ngay từ đầu .Vì thế tôi đã lập một phiếu khảo sát thông tin cá nhân để tìm hiểu HS của mình. Dưới đây là mẫu phiếu khảo sát: Trường THCS Nghĩa Trung - PHIẾU KHẢO SÁT LỚP 6 1- NĂM HỌC 2010 – 2011 THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên học sinh : Ngày tháng năm sinh : Giới tính : Nơi sinh :. Quê quán : Họ tên cha :Nghề nghiệp : Họ tên mẹ : Nghề nghiệp :. Nơi ở hiện tại: Số điện thoại : - Điện thoại bàn : ...Di động : CÂU HỎI KHẢO SÁT: Khoanh tròn vào câu trả lời em đồng ý nhất Câu 1 : Học lực năm học vừa qua : a. Giỏi b. Khá Câu 2 : Hạnh kiểm năm học vừa qua : a . Tốt b. Khá Câu 3 : Chức vụ từng tham gia ở trường tiểu học là : a. Lớp trưởng b. Lớp phó c. Sao đỏ d. Chức vụ khác (ghi rõ ).. e. Không tham gia Câu 4: Năng khiếu của bản thân : Ca hát b. Cờ vua c. Bóng bàn d. Cầu lông e. Năng khiếu khác (ghi rõ ). Câu 5: Trong năm học này em sẽ quyết tâm đạt được kết quả của hai mặt giáo dục là : * Hạnh kiểm : a. Tốt b.Khá c.Trung bình * Học lực : a. Giỏi b. Khá c. Trung bình Câu 6 : Nguyện vọng được làm cán bộ lớp : A. Có , với chức vụ - a. Lớp trưởng B.Không - b. Lớp phó - c. Sao đỏ - d. Tổ trưởng Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ( Nếu có ) * Lý do em chọn những ý đã đánh dấu ở phía trên : * Về cách bầu chọn ban cán bộ lớp năm học này : * Những ý kiến khác : Qua phiếu khảo sát này đầu tiên GVCN có thể phân loại HS theo các tiêu chí : Học lực ,hạnh kiểm,năng khiếu ở các lĩnh vực,khả năng làm cán bộ lớp,hoàn cảnh gia đình,địa bàn cư trú,nguyện vọng .. Sự phân loại các thông tin trên là căn cứ để lựa chọn những em có năng lực và nhiệt tình vào ban cán sự lớp. Đối với lớp chủ nhiệm khi sử dụng phiếu khảo sát này tôi đã thu thập được những thông tin sau: - Học trái tuyến :15 em - Học lực năm học trước : Giỏi : 30/41 - Khá 11/41 - Hạnh kiểm năm học trước : 100% xếp loại hạnh kiểm tốt. - Năng khiếu về thể thao : Bóng bàn ,cờ vua ,cầu lông : 7 em - Năng khiếu về văn nghệ : 8 em - Từng tham gia cán bộ lớp với các chức vụ khác nhau : 28 em - Nguyện vọng làm cán bộ lớp trong năm học này : 10 em Có thể thấy rằng : HS ở lớp 6 đã có một sự thay đổi không giống như ở cấp TH, khi cô giáo bảo : “Em nào làm lớp trưởng,lớp phó ,tổ trưởng ..” rất nhiều cánh tay HS từ bên dưới giơ lên thật cao với nét mặt hồ hởi “ Em làm, em làm!” Khi các em đã lớn hơn một chút việc GVCN lựa chọn cán bộ lớp chẳng dễ tí nào. Bảo xung phong tự nguyện hiếm có ,mất thời gian ảnh hưởng tới việc học , sợ thầy cô trách mắng,sợ bạn bè cô lập..hoặc giả muốn làm nhưng lại không dám giơ tay .Với những thông tin trên phiếu khảo sát chỉ có GVCN là người đọc nên các em sẽ mạnh dạn trong việc trình bày nguyện vọng của mình hơn là trình bày trực tiếp trước lớp. 2. Điều tra thông tin qua học bạ của học sinh : Xem tất cả những thông tin của HS về năm học trước để tìm hiểu một cách toàn diện về HS chủ nhiệm. Tìm hiểu xem HS có khả năng đặc biệt gì để thành lập cán sự bộ môn. Qua học bạ Tiểu Học của lớp CN, tôi đã tìm thấy một số em có năng khiếu đặc biệt. VD : Em Nguyễn Chí Thiện và em Đỗ Văn Minh có khả năng đặc biệt về môn Toán, em Bùi Thị Anh Thư có năng khiếu rất tốt về môn Văn,em Phan Hoàng Phước có khả năng học tiếng Anh rất tốt,hay em Nguyễn Hoàng Thanh Nhi là một Liên đội trưởng xuất sắc,em Phạm Kim Ngân có khả năng dẫn chương trình như một MC thực thụ .. Để có những thông tin đáng quý này đòi hỏi GVCN phải thật sự lưu ý đến công tác tổ chức cán sự bộ môn ,phải rà soát tất cả các lời nhận xét của GVCN,GVBM năm học trước của HS . 3.Bầu chọn ban cán sự lớp và cán sự bộ môn Như đã trình bày ở phần khó khăn , do các em đến từ những trường TH khác nhau nên khó tránh khỏi tình trạng HS sẽ bầu BCS lớp là bạn cùng trường với mình – ít chú ý đến năng lực . Vì thế GVCN phải nhấn mạnh cho HS thấy rằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết tập thể , của một ban cán sự lớp làm việc tốt chính là cơ sở , là điểm tựa vững chắc để các em có niềm tin , hăng say học tập và rèn luyện .GVCN phải là người chủ động nêu những thông tin mình đã cập nhật được từ phiếu khảo sát và học bạ để tất cả HS có thể biết được năng lực của một số bạn trong lớp.HS bầu cử tự do dân chủ sau khi đã nghe những thông tin từ GVCN. * Phân công công việc cụ thể cho ban cán sự lớp và cán sự bộ môn : -Lớp trưởng : Nguyễn Hoàng Thanh Nhi -Theo dõi chung các hoạt động của lớp,điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần. -Lớp phó học tập : 1.Bùi Thị Anh Thư - phụ trách môn Văn 2 .Nguyễn Chí Thiện - phụ trách môn Toán Hai lớp phó học tập theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần - Lớp phó lao động : Nguyễn Anh Tài - Phân công công tác vệ sinh lớp học ,tổng hợp và đánh giá vào tiết SHCN - Lớp phó văn thể mỹ : Trần Thị Nguyệt Nga- Đôn đốc các hoạt động văn nghệ ,thể dục thể thao - Tổ trưởng : Có 4 tổ trưởng -Điều hành các hoạt động của 4 tổ - Thư ký : Ghi biên bản tiết SHCN , tổng hợp số bạn được tuyên dương ,số bạn vi phạm - Sao đỏ : Đi trực . Ngoài ra còn hai cán sự bộ môn- em Đỗ Văn Minh phụ trách môn Toán - Em Phan Hoàng Phước phụ trách môn Anh Văn 4.Đối thoại trực tiếp với cán bộ lớp: Thông thường trong tiết SHCN ,GVCN để các em sinh hoạt rồi sau đó nhận xét tuyên dương phê bình rồi nêu kế hoạch , cán bộ lớp vi phạm thì còn bị phạt nặng hơn , GVCN khó có thể nghe được ý kiến của tất cả các em do thời gian không cho phép . Nhưng nếu mỗi tuần GVCN chịu khó bỏ ra một ít thời gian để tiếp xúc với ban cán sự lớp thì có thể sẽ lắng nghe được hết ý kiến của HS mình . GVCN tổ chức đối thoại trực tiếp với cán bộ lớp khoảng 5-7 phút (Một, hai lần / tháng - có thể là sau buổi SHCN hoặc giờ ra chơi hoặc thời gian nào đó có thể) để nắm bắt một cách cụ thể chi tiết tình hình của từng học sinh trong lớp,đồng thời tạo cơ hội để cán bộ lớp bày tỏ tâm tư nguyện vọng ý tưởng mới trong cách tổ chức lớp. GVCN nói chuyện một cách cởi mở gần gũi bắt đầu bằng những câu hỏi nhẹ nhàng “Mấy đứa thấy tình hình học tập trong tuần qua của lớp mình như vậy có ổn không ?”.Các em sẽ tự trả lời được và cũng chính từ đó các em phải điều chỉnh từ chính bản thân mình .Những khoảng thời gian đối thoại như vậy tưởng chừng dễ làm nhưng thật sự trước khi làm điều này GV phải tạo được sự gần gũi và niềm tin cho HS .Làm sao cho cuộc đối thoại không trở nên khô cứng mà vẫn đạt được hiệu quả thì cũng đòi hỏi không ít sự khéo léo cũng như trí lực của người thầy. 5.Cho học sinh làm phiếu đề xuất hàng tuần: Trước giờ SHCN tôi thu tất cả các phiếu đề xuất từ học sinh (HS làm ở nhà). Trong phiếu này tôi yêu cầu học sinh trình bày tâm tư nguyện vọng bao gồm: ưu - nhược điểm của bản thân trong tuần, những ý kiến góp ý cho cán bộ lớp,những điều khó nói Qua phiếu đề xuất này giáo viên có thể nắm rõ hơn cách thức và hiệu quả làm việc của cán bộ lớp.Ngoài ra ở phiếu này tôi còn thu hoạch được nhiều vấn đề “rất thật” từ học sinh.Ví dụ : em Nguyễn Hoàng Thanh Nhi bày tỏ là rất thích công việc lớp trưởng của mình nhưng hay bị ba mẹ phản đối vì sợ ảnh hưởng đến việc học.Tôi đã chủ động gặp phụ huynh của em để giải toả những lo lắng của ba mẹ em .Để từ đó em làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. II .KẾT QUẢ Năm học 2006 - 2007 được BGH phân công chủ nhiệm lớp 6, tôi phải thay đổi ban cán sự lớp đến 3 lần trong học kì I.Khi đó tôi lựa chọn theo cảm tính và theo ý kiến chủ động của học sinh. Năm học 2007 - 2008 được BGH phân công chủ nhiệm lớp 65 tôi bắt đầu có ý tưởng xây dựng cán bộ lớp theo những phương pháp 1,2,3 nêu trên ,tôi đã làm tương đối tốt công tác tổ chức cán bộ lớp.So với các lớp khác ban cán sự lớp CN của tôi ít khi bị GVBM nhắc nhở. Năm học đó tôi không phải thay đổi bất cứ một vị trí nào.Tuy nhiên cán bộ lớp hay bị áp đặt theo cách mà tôi chỉ đạo cho các em ,nên mối quan hệ giữa cán bộ lớp và học sinh trong lớp chưa thật sự tốt. Năm học 2009- 2010 được BGH phân công chủ nhiệm lớp 73 tôi đã phát triển thêm ý tưởng thứ 4 và thứ 5 như đã trình bày .Lớp CN của tôi đã có một ban cán sự lớp làm việc rất hiệu quả,được sự tín nhiệm của cả lớp đem lại khá nhiều thành tích tốt. Năm học 2010 – 2011 này tôi lại được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6 , tôi lại có điều kiện để kết hợp những ý tưởng trước đây của mình. Tôi đã xây dựng được cho lớp chủ nhiệm của mình một ban cán sự lớp thực sự có ý thức,tình thần trách nhiệm,luôn gương mẫu trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện. - Lớp trưởng tuy không học giỏi nhất lớp nhưng là một học sinh gương mẫu trong tất cả các hoạt động,là một Liên đội phó có năng lực.Tiết SHCN hàng tuần em luôn đưa ra được những kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể cho lớp trong tuần tiếp theo. - Lớp phó học tập Bùi Thị Anh Thư dẫn đầu lớp về việc học tập với những thành tích đáng nể.Hai lớp phó học tập luôn có kế hoạch cụ thể để giúp đỡ các bạn trong việc học . Không phải chỉ báo cáo chung tình hình học tập như một lớp phó học tập thông thường. - Ban cán sự lớp đã theo dõi ,động viên và thống kê số hoa điểm 10 trong đợt thi đua hoa điểm 10 do đội phát động – Kết quả là tập thể lớp đạt giải nhất với 121 điểm 10, trong đó có giải nhất và hai giải 3 cá nhân - Tham gia thi cắm hoa đạt giải nhì . - Thành lập được hai đội nhóm nòng cốt là đội văn nghệ và đội thể dục thể thao .Đội văn nghệ hoạt động với hiệu quả rất tốt : Tham gia tập luyện nhiệt tình khi được giao nhiệm vụ phục vụ văn nghệ trong các buổi lễ , hội . Đã kêu gọi các bạn trong lớp nhịn ăn quà vặt để ủng hộ các bạn miền Trung bị lũ lụt với số tiền 112.000đ,thu gom giấy vụn được 70 kg - Cán sự bộ môn đã giúp đỡ một số bạn học yếu môn Văn như Nam , Hoa học tốt hơn - Học sinh được phân công làm cán bộ lớp có khả năng lãnh đạo ,mạnh dạn hơn,linh hoạt hơn,tự tin hơn,có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân cũng chính vì điều đó trong số những em là cán bộ lớp của lớp tôi có 4 em nằm trong đội nghi thức mẫu của trường , hai em nằm trong ban chỉ huy liên đội ,trong đó có 1 em là Liên đội phó . - Trong đợt thi Olympic tiếng Anh qua Internet có 11 em dự thi trong đó có 7 em nằm trong ban cán sự lớp và ngoài GVCN ra thì cũng chính ban cán sự lớp đã động viên giúp đỡ các bạn lập tài khoản và vượt qua các vòng thi tự luyện. - Kết quả hai mặt giáo dục của lớp trong HKI năm nay Hạnh kiểm Học lực Tốt 41 / 41 chiếm 100% Giỏi 23 / 41 chiếm 56,1% Khá 0 Khá 17 / 41 chiếm 41,5 TB 0 TB 1 / 41 chiếm 2,4% Yếu 0 Yếu 0 Không thể không kể đến vai trò của cán bộ lớp và cán sự bộ môn đã phát huy hết năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao. C.KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa : Trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi nhận thấy xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực là một công việc hết sức cần thiết – đó chính là cánh tay đắc lực giúp GV hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm. Khi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực vững vàng thì GVCN chỉ việc chỉ đạo từ phía sau giúp học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo, chủ động trong mọi công việc. Như vậy thì trọng trách giáo dục các em cũng sẽ bớt nặng nề hơn. Từ đó mình có thể làm tốt các công tác kiêm nhiệm khác . 2. Phạm vi áp dụng : Theo tôi SKKN này có thể thực hiện ở các lớp 6- lớp đầu cấp ( trừ lớp hai buổi yếu kém) và một số phương pháp trong SK có thể áp dụng ở những khối lớp khác ở bất kì một trường THCS nào.Nhưng việc áp dụng sáng kiến này tốn thời gian đòi hỏi GV phải thật sự có “tâm” với lớp chủ nhiệm với HS của mình. 3.Bài học kinh nghiệm Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, muốn xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp làm việc tốt, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau: - Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải làm việc một cách có khoa học và hoàn thành tốt các công tác kiêm nhiệm. Những tư cách phẩm chất tốt của người thầy sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả làm việc của học sinh. - Một yếu tố không thể thiếu là: Tôi luôn trau dồi, tìm kiếm,trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, học hỏi những cách tổ chức cán bộ lớp của những GVCN khác , phát huy tài năng sẵn có của các em học sinh nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự quản của cán bộ lớp. - Ngoài ra giữa giáo viên và học sinh phải có một mối quan hệ trong sáng nhưng gần gũi thân thiết.Giáo viên phải xem học sinh giống như con em mình, theo dõi từng bước trưởng thành của các em thì mới kịp thời phát huy tài năng hoặc khắc phục những nhược điểm được. 4.Ý kiến đề xuất : Để làm việc có hiệu quả và phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của cán bộ lớp.Thì phía nhà trường ,tổng phụ trách Đội, thầy cô giáo và quý phụ huynh cần ủng hộ ,tạo điều kiện tốt hơn nữa.Ví dụ: Tổ chức cuộc thi “Chi đội trưởng xuất sắc”, “Ban cán sự lớp giỏi” hoặc có những ưu tiên riêng dành cho cán bộ lớpđể học sinh có khả năng phát huy hết tiềm năng của mình . Trên đây là những điều tôi đã làm và mong muốn các phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi trong những năm học tới. Trong khi trình bày sẽ không khỏi những thiếu sót, rất mong Ban giám hiệu và các cấp quản lý, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý chân thành để sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn, góp thêm vào kho tàng giáo dục những kinh nghiệm quí báo. Nghĩa Trung , ngày 15 tháng 03 năm 2011 Người viết SKKN Trần Thị Ngọc Tuyền NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -CẤP TRƯỜNG- ...................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .. ************************************* NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -CẤP HUYỆN- .......................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................
File đính kèm:
- SKKN DA CHINH SUA.doc