Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Họ hàng của gia đình

I/ YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Trẻ biết nói về gia đình nhỏ, gia đình lớn, họ hàng bên nội, bên ngoại có những ai.

- Hiểu được những mối quan hệ, cách xưng hô với mọi người trong họ hàng của gia đình.

- Biết các hoạt động cùng nhau mang lại hạnh phúc gia đình.

- Biết vận động theo tiết rấu chậm bài hát, thích nghe hát.

- Trẻ biết xếp được bộ phận của bộ bàn ghế

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái đã học.

- Biết tô chữ e, ê đúng quy trình chữ, trùng khít nét chấm mờ

- Biết tách gộp tronng phạm vi 6.

 

doc27 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 13678 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Họ hàng của gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH :
HỌ HÀNG CỦA GIA ĐÌNH
 Thời gian thực hiện: 1tuần. (Từ22~27/10/2012)
I/ YÊU CẦU:
1/ Kiến thức: 
- Trẻ biết nói về gia đình nhỏ, gia đình lớn, họ hàng bên nội, bên ngoại có những ai.
- Hiểu được những mối quan hệ, cách xưng hô với mọi người trong họ hàng của gia đình.
- Biết các hoạt động cùng nhau mang lại hạnh phúc gia đình.
- Biết vận động theo tiết rấu chậm bài hát, thích nghe hát.
- Trẻ biết xếp được bộ phận của bộ bàn ghế
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái đã học.
- Biết tô chữ e, ê đúng quy trình chữ, trùng khít nét chấm mờ
- Biết tách gộp tronng phạm vi 6.
- Trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, biết kể chuyện cùng cô.
2/ Kỹ năng: - Phát triển tư duy ngôn ngữ, ghi nhớ, tưởng tượng và chú ý có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với chuẩn mực văn hoá cho trẻ.
- Phát triển sự khéo léo của đôi tay, sự phối hợp tay mắt nhịp nhàng.
- Rèn trẻ tính mạnh dạn tự tin, ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc.
- Rèn kỹ năng xếp và dán hợp lý, kỹ năng phết hồ và dán thành bộ bàn ghế
- Rèn tư thế ngồi của trẻ.
3/ Giáo dục:
- Quan tâm giúp đỡ người trong gia đình: kính trọng người lớn, nhường nhịn các em nhỏ.
- Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình.
II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Khám phá xã hội: 
- Tìm hiểu họ hàng nhà bé. 
- Trò chuyện bé mang họ gì? Cách xưng hô trong gia đình và họ hàng, mối quan hệ trong họ hàng nhà bé.
* Làm quen với toán:
- Gộp, tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 6.
- Ôn: Thêm bớt trong phạm vi 6.
.
 Đọc thơ: “Thương ông”, “Thăm nhà bà”, “Giữa vòng gió thơm”, 
Làm quen chữ cái
- Tập tô chữ cái( e, ê ).
- Trò chơi ngôn ngữ: “ Tìm chữ cái trong từ’’
 Truyện: 
- Đọc đồng dao, ca dao về tình cảm gia đình.
 PT NGÔN NGỮ
 PT NHẬN THỨC
HỌ HÀNG GIA ĐÌNH 
 PT THẨM MĨ
 PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
 PT THỂ CHẤT
*Tạo hình.
- Xếp và dán hình bàn ghế
*Âm nhạc:
- Hát: “Bầu và bí”, 
- Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ
- Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
* Chơi đóng vai: “Gia đình, bán hàng, bác sĩ, cô giáo
* Góc xây dựng: Nhà của bé.
* Biết cách ứng xử lễ phép, lịch sự với người thân trong gia đình, họ hàng nhà bé
*Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Giới thiệu các món ăn trong gia đình, các thực phẩm cần cho gia đình, và lợi ích của chúng.
* Vận động:
- Đi dồn trước, dồn ngang, trên ghế thể dục.
III/ KẾ HOẠCH TUẦN
THỂ DỤC SÁNG
1/ Nội dung:
- Tập với bài: “ Thật đáng yêu”
- Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao, ra trước.
- Bụng: Hai tay đưa lên cao nghiêng người.
- Chân: Ngồi khuỵu gối.
- Bật: Bật tách chụm
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ tập đúng động tác theo nhạc 
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển các cơ và hô hấp cho trẻ.
- Rèn thói quen tập thể dục sáng và tăng cường thể lực cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Yêu thích tập luyện thể dục sáng.
3/ Chuẩn bị: Sân tập rộng, sạch, mát
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ xoay các khớp cổ tay cổ chân nhẹ nhàng theo nền nhạc
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Cho trẻ tập các động tác theo nhạc cùng với cô. 
- Tập 3 - 4 lần các động tác
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng .
- Trẻ xoay các khớp cổ tay chân 
- Trẻ tập theo cô 
- Trẻ tập các động tác điều hòa nhẹ nhàng cùng cô
------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC 
1/ Nội dung:
* Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ, cô giáo
* Góc xây dựng: “Xây nhà của họ hàng bé”.
* Góc học tập: Ôn chữ số từ 1 đến 6. Thêm bớt trong phạm vi 6.Xem tranh truyện về chủ đề, kể chuyện theo tranh về chủ đề gia đình, chơi lô tô, đô mi lô.
+ Tìm, gạch chân, xếp chữ cái a, ă, â, e, ê.
+ Hoàn thành vở Toán và Tập tô.Xếp số lượng thành viên trong họ hàng của gia đình họ hàng nhà bé.
* Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán tranh về các thành viên trong họ hàng nhà bé, làm đồ chơi về các đồ dùng gia đình. Làm sách về họ hàng nhà bé.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ về gia đình
+ Hát, biểu diễn các bài hát, bài thơ có nội dung theo chủ đề.
2/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện một số hành động của vai chơi.
- Trẻ biết tái tạo lại một số công việc, trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, thông qua các vai chơi: Bố, mẹ, người bán hàng, mua hàng trong trò chơi ở các góc.
- Trẻ xây được ngôi nhà thờ họ, có vườn cây, ao cá, tường bao, cây xanh
- Trẻ biết được mọi người họ hàng qua tranh ảnh
- Trẻ nhận biết các chữ cái a, ă, â, e, ê trong các từ của chủ đề: 
- Trẻ hoàn thành được các bài trong vở Toán và Tập tô.
- Trẻ vẽ, nặn, cắt, dán được các người trong họ hàng theo ý trẻ.
- Trẻ hát, múa, biểu diễn được 1 số bài về chủ đề.
b. Kỹ năng:
- Rèn và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng chơi, để tạo ra sản phẩm phù hợp với nội dung chơi ở các góc.
c. Giáo dục: 
- Trẻ chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè.
- Biết ứng sử lễ phép với mọi người trong họ hàng.
- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhẹ nhàng.
3/Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Đồ nấu ăn, đồ bán hàng các loại thực phẩm, đồ chơi, đồ dùng dạy học.
- Góc xây dựng: Nút khối, cây hoa, cỏ nhiều loại cây khác nhau 
- Góc học tập: Tranh ảnh về các thành viên trong họ hàng nhà bé, sách đóng, kéo hồ dán, tranh chưa hoàn thiện, đồ chơi, lô tô chữ cái và số
- Góc nghệ thuật: Giấy màu các loại, đất nặn, bút màu, giấy vẽ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà đều yêu”
- Chúng mình vừa hát bài hát ai?
- Cho trẻ kể về họ hàng của mình?
* Khái quát, giáo dục trẻ xưng hô lễ phép
* Hoạt động 2:Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô nêu chủ đề chơi, nhận góc chơi theo số lượng quy định.
- Bạn nào chơi góc phân vai? các con chơi gì? Ai là bố? 
Ai là mẹ?... Gia đình con hôm nay định làm gì? Đi mua những thực phẩm đó ở đâu? Ai là chủ cửa hàng? Thái độ của chủ cửa hàng ra sao? Người mua hàng mua xong phải làm gì? Bạn nào đóng vai người nấu ăn?
+ Muốn có thực phẩm để nấu ăn phải làm gì?
- Bé nào muốn làm chú công nhân xây dựng thì về góc xây dựng? Góc xây dựng các bé chơi gì? xây nhà có những gì? Xây như thế nào? Ai là người chỉ huy công trình? Người chỉ huy công trình phân công công việc như thế nào?...
- Còn bé nào muốn chơi ở góc nghệ thuật? Các bé chơi gì? - Bé nào chơi ở góc học tập? Góc học tập các con chơi gì?
à Cho trẻ về góc chơi cô nhắc nhở trẻ chơi ngoan đoàn kết, nói nhỏ đủ nghe.
- Cho trẻ về các góc, chuẩn bị đồ chơi để tiến hành chơi.
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Tất cả cá góc cùng tiến hành chơi.
 Cô đến từng góc chơi gợi ý, đưa ra những tình huống chơi để trẻ xử lý các tình huống đó
- Ví dụ: Tình huống 1: Trẻ ở nhóm bác sỹ khi khám bệnh chưa biết thao tác tai nghe, hoặc lấy thuốc chưa đúng. Cô đến gợi ý trẻ đeo và nghe chuẩn đoán đúng bệnh, và lấy thuốc đúng thì bệnh nhân mới chóng khỏi bệnh.
 Tình huống 2:Tương tự cô cũng thăm dò ý tưởng của trẻ ở góc xây dựng.
+ Bác đang làm gì vậy?
+ Xây nhà như thế nào?
+ Trang trí quang cảnh ở xung quanh ra sao? Ở đâu?
- Tương tự các góc khác, cô cung cấp, gợi mở cho trẻ chơi.
- Đầu tuần: +Góc phân vai chơi 1-2 nhóm. 
 +Góc xây dựng: Xây mô hình các khu vực của nhà.
 +Góc học tập: Ôn chữ số từ 1 đến 6, thêm bớt trong phạm vi 6. Xem tranh truyện về chủ đề, kể chuyện theo tranh về chủ đề gia đình, chơi
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt, dán các loại nhà
- Cuối tuần: +Góc phân vai: Chơi cả các nhóm
 +Góc xây dựng: Hoàn thiện khu vực của nhà như vườn cây, ao cá, khu chăn nuôi
 +Góc học tập: Tìm các chữa a, ă, â, e, ê trong các từ về chủ đề. Hoàn thiện vở Toán và tập tô. Xem tranh họ hàng của trẻ. 
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán tranh về, làm đồ chơi về các đồ dùng gia đình. Làm sách về các thành viên trong họ hàng nhà bé.
* Hoạt động 4: Nhận xét:
- Cô đến từng nhóm cùng trẻ nhận xét buổi chơi qua quá trình chơi, sản phẩm của trẻ, sự sáng tạo.
H Đ CỦA TR Ẻ
- - Cả lớp hát
- - 2-3 trẻ trả lời
-
- 2 trẻ nêu
-- Trẻ đứng theo hàng c của từng góc chơi
- Trẻ nhận nhóm chơi.
-- Trẻ nêu được kĩ
năng chơi
-
-- Trẻ về các góc
- Trẻ tự chơi
-- Trẻ trả lời
Các trò chơi trong tuần
- Trò chơi mới: “Đếm tiếp”
- Ôn trò chơi:“Về đúng nhà”“gia đình gấu ” “nu na nu nống” “địa chỉ nhà ai”, “dung dăng dung dẻ” “mèo đuổi chuột”
IV/ THỜI GIAN BIỂU
H Đ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Hoạt
động
học
có
chủ
định
VĐCB: 
Đi dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục
PTNT
 Đề tài:
Tìm hiểu họ hàng nhà bé
PTNN
- Thơ “thương ông”
PTNT
- Gộp, tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 6
PTNN
Đề tài: Tập tô chữ cái: e, ê
PTTM
- Hát: Gia đình
- Nghe: Khúc hát ru của người mẹ trẻ.
- T/c: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Hoạt
động
ngoài
trời
- Quan sát tranh vẽ gia đình 3 thế hệ cùng chung sống. 
- Trò chơi
+ Hướng dẫn chơi: “Đếm tiếp”.
+ Ôn chơi: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:Xâu hoa lá, xếp hình, vẽ phấn
- Quan sát thời tiết
- Ôn trò chơi:
 “Gia đình gấu”
 ” “nu na nu nống”
- Chơi tự do:
+ Vẽ phấn, tung bóng, đánh cầu, xếp hình bằng sỏi 
- Trò chuyện về cậu mợ của bé.
- Tổ chức trò chơi: “Đếm tiếp”, “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do: Ô ăn quan , tung bóng , vẽ phấn, chơi đồ chơi ngoài trời
- Trò chuyện về chú thím của bé.
- Tổ chức trò chơi: “Địa chỉ nhà ai”, “mèo đuổi chuột”
- Chơi tự do:
+Vẽ trên sân
+ Nặn đất
+ Xếp hình
+ Xâu hoa lá
- - Quan sát: Tranh những ngày tập trung của họ hàng gia đình.
- Chơi: Gia đình gấu
- Chơi: Địa chỉ nhà ai
- Chơi tự do: Vẽ phấn, chơi xếp hình, nhặt lá rụng, chơi với đồ chơi ngoài trời
- Quan sát: Tranh vẽ họ hàng gia đình
- Chơi: Gia đình gấu, địa chỉ nhà ai
- Chơi tự do: chơi xếp hình, tung bóng, cắp cua, thả vật chìm nổi. 
- Nêu gương cuối tuần.
Hoạt
động
chiều 
- Đọc thơ “thương ông”
- Chơi: Về đúng nhà của mình.
- Nêu gương cuối ngày
- Hát bài “gia đình”
- Trò chơi “nhà bé ở đâu” 
- Nêu gương cuối ngày 
- Xếp, dán bàn ghế (mẫu)
- Nêu gương cuối ngày 
- Chơi “về đúng nhà của mình”
- Đọc đồng dao: “ Mau mau tỉnh dậy”
- Nêu gương cuối ngày 
- Tập múa hát: Cháu yêu bà
- Chơi ở góc học tập, góc nghệ thuật
-Vệ sinh trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày.
V/ KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 22-10-2012.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/ Nội dung:
- Vận động cơ bản: “Đi dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục”
- Bài tập phát triển chung:
- Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay: Hai tay đưa trước lên cao
- Chân: Ngồi khuỵu gối tay cao ra trước.
- Thân: Cúi gập người tay chạm ngón chân
- Bật: tiến trước
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đi tự nhiên phối hợp chân tay nhịp nhàng, đầu không cúi, định hướng đúng.
b. Kỹ năng
- Phát triển, rèn sự khéo léo ở trẻ
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện môn thể dục..
3/ Chuẩn bị 
- Sân tập sạch sẽ, ghế thể dục
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ nêu tên chủ đề, nêu những người họ hàng mà trẻ biết?
* Hoạt động 2:Khởi động:
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi mũi chân =>đi thường =>đi bằng gót chân => đi thường => đi nghiêng bàn chân =>đi nhanh dần=> chậm dần=> chạy nhanh dần, chậm dần(=>đi thường và trở về 2 hàng dọc, điểm số 1-2 =>.chuyểnhàng.
 * Hoạt động 3:Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp, (nhấn mạnh động tác tay chân thêm 1-2 lần x 8nhịp.
b. Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Làm mẫu 2 lần:
*L1: Không phân tích.
*L2: Phân tích: Cô đứng ở 1 đầu ghế: Bắt đầu, hai tay chống hông, mắt nhìn đầu ghế kia, chân phải bước lên trước 1 bước nhỏ, thu chân trái sát gót chân phải, tiếp tục bước chân phải lên trước và thực hiện như trên đến đầu ghế bên kia thì dừng lại và bước dồn ngang về đầu ghé cũ, rồi về cuoiis hàng.
 Gọi 1 trẻ lên tập thử.
- Trẻ thực hiện: Lần lượt cho trẻ lên tập. Từng trẻ tập 2-3 lần
- Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài tập
 Cho một trẻ tập tốt lên tập lại 1lần.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
HĐ CỦA TR Ẻ
- 2-3 trẻ nêu
- Trẻ khởi động theo tín hiệu.
 - Trẻ tậpcác động tác
- Trẻ quan sát cô
- 1 trẻ tập thử
- Trẻ tập
- Trẻ đi nhẹ nhàng
-------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/ Nội dung:
- Quan sát tranh vẽ gia đình 3 thế hệ cùng chung sống. 
- Trò chơi
+ Hướng dẫn chơi mới: “Đếm tiếp”.
+ Ôn chơi: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Xâu hoa lá, xếp hình, vẽ phấn
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết đánh giá nhận xét về từng người trong tranh.
- Biết gia đình có 3 thế hệ: Ông bà, cha mẹ, con cái .
- Nắm được luật chơi và cách chơi các trò chơi vận động. 
b. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, phát triển ghi nhớ cho trẻ
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định cho trẻ.
c. Giáo dục: 
- Yêu quý những người ruột thịt trong gia đình của mình, xưng hô lễ phép.
- Chú ý, mạnh dạn trong học tập, vui chơi 
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/ Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ gia đình 3 thế hệ.
- Địa điểm quan sát, đồ chơi cho trẻ chơi các trò chơi.
- Phấn vẽ, lá cây
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
*Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Đọc đồng dao: Mau mau tỉnh dậy
- Bài đồng dao các con vật gọi như thế nào?
- Con gọi mọi người trong họ hàng nhà mình thế nào?
* Hoạt động 2: Quan sát tranh gia đình 3 thế hệ.
- Cô có tranh vẽ gì? Con nhận xét gì về bức tranh này?
+ Tranh vẽ những ai? Cho trẻ lên chỉ và nêu: ông bà, bố mẹ, anh, chị và em bé.
+ Gia đình trong tranh có tất cả bao nhiêu người?
+ Có mấy thế hệ?
=>Cô giới thiệu: Gia đình trong tranh có 3 thế hệ chung sống dưới một mái nhà đó là ông - bà, bố - mẹ, con.
-Trẻ tự liên hệ với gia đình của mình.
- Con yêu quý gia đình của mình không? Vì sao?
=>Cô tổng quát lại và giáo dục trẻ biết tôn trọng ông bà, người lớn tuổi.
* Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi:
- Trò chơi mới: Đếm tiếp
Luật chơi: Ai không đỡ được bóng, hoặc không đếm tiếp được bị loại khỏi cuộc chơi.
Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn rộng, bạn ở giữa tung bóng cho bạn nào thì bạn đó đếm 1, tung bạn tiếp theo đếm 2Trò chơi tiếp tục như vậy với trẻ cuối cùng.
Trẻ chơi: Cho trẻ chơi 4 tổ đứng thành 4 vòng tròn.
- Ôn chơi: Lộn cầu vồng
 Cô giới thiệu trò chơi.
 Cô nhấn mạnh luật chơi
Trẻ chơi cô quan sát trẻ
* Hoạt động 4: Chơi tự do: 
- Cô có 3 nhóm chơi: Xâu hoa lá, xếp hình, vẽ phấn
- Trẻ thích chơi nhóm chơi nào thì về nhóm chơi đó
- Trẻ chơi cô quan sát trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ đọc
- 2 trẻ trả lời
- 2 trẻ trả lời
- 3 - 5 trẻ nêu
- 2- trẻ liên hệ đến gia đình mình
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi theo nhóm
- Trẻ nêu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi theo nhóm
-
------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Đọc thơ “ông cháu nhà vịt”
- Chơi: Hãy đoán xem đó là ai
- Vệ sinh trả trẻ.
2/ Yêu c ầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ thích đọc bài thơ, đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.
- Nắm được cách chơi trò chơi .
b. Kỹ năng
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định, ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động1: Trò chuyện về chủ đề.
- Hát cháu yêu bà
- Hỏi trẻ tên bài hát? Bài hát nói về ai?
- Cho trẻ giới thiệu về ông bà của trẻ?.
* Hoạt động 2: Làm quen bài thơ “ông cháu nhà vịt”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần kết hợp tranh minh họa.
- Cho cả lớpđọc 2-3 lần
- Cho tổ, nhómđọc
- Cá nhân trẻ đọc
* Hoạt động 3: Chơi “hãy đoán xem đó là ai”
- Cô nhắc lại cách chơi .
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
Vệ sinh trả trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Cả lớp hát
- 2-3 trẻ nêu.
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp chơi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 23-10-2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
 (Lĩnh vực phát triển nhận thức)
1/ Nội dung
 Tìm hiểu về "Họ hàng nhà bé" 
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên, vị trí, trách nhiệm của từng người trong họ hàng gia đình mình.
- Biết có nhiều người trong họ hàng bên nội, bên ngoại như: ông bà nội (ngoại), cô, dì, chú, bác
- Biết thực hiện các hoạt động cô tổ chức. 
b. Kỹ năng
- Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét cho trẻ .
c. Giáo dục: 
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
-Yêu quý gia đình, kính trọng những người trong họ của mình.
- 3/Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ cây gia đình.
- Lô tô về các thành viên trong gia đình .
- Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, bàn ghế ngồi cho trẻ.
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát bài “cả nhà đều yêu” và hỏi trẻ :
+ Các con hát bài hát nói về ai?
+ Các con hãy kể về họ hàng của gia đình mình nào? (Cô chú, cậu gì...
=> Mỗi người đều có họ hàng bên nội, ngoại
* Hoạt động 2: - Quan sát tranh 1: Gia đình 3 thế hệ
+ Trong tranh có những ai?
+ Cô giới thiệu ông bà sinh ra bố và hỏi trẻ cách xưng hô?
+ Cô giới thiệu ông bà sinh ra mẹ và hỏi trẻ cách xưng hô?
+ Ai sinh ra các con, cách xưng hô thế nào?
+ Con mang họ của ai?
=> Cô khái quát: Ông nội bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bố, mẹ là những người thân yêu, gần gũi với các con nhất. và các con sẽ mang họ cuả bố.
- Quan sát tranh 2: Họ hàng bên nội
- Trong tranh có ai?
Cô giới thiệu chị và em của bố, hỏi cách xưng hô với chú bác.
- Ngoài sinh ra bố các con ông bà nội còn sinh ra các anh. chị, em của bố.
+ Vậy chị của bố các con phải gọi là gì và xưng hô như thế nào?
Tương tự với em trai, em gái của bố?
*=>Cô khái quát: Các thành viên có mối quan hệ gần gũi với ông bà nội là anh, em của bố các con gọi là họ hàng bên nội
- Quan sát tranh 3: Họ hàng bên ngoại tương tự
* So sánh họ hàng nội, ngoại
+ Giống: Đều là họ hàng gia đình bé
+ Khác: Họ hàng bên nội là những người thân của bố
Họ hàng bên ngoại là những người thân của mẹ.
* Ngoài ông, bà nội, ông bà ngoại còn có ngững người họ hàng xa
+ Các con có biế họ hàng thường tập trung vào ngày nào không?
 Cô cho trẻ xem tranh
* Hoạt động 3: Luyện tập
Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh
Ví dụ: Cô nói họ nội
Cô nói họ ngoại
Trò chơi 2: Kể đủ 3 thành viên
* Hoạt động 4 
 Vẽ họ hàng nhà bé 
HĐ CỦA TRẺ
Cả lớp hát 
2-3 trẻ trả lời
2-3 trẻ kể
Ông nội, bà nội,bố
- Bác, chú
Gọi là bác và xưng cháu.
- Trẻ nêu nhận xét
Ngày giỗ, tết, cưới hỏi
Kể ông nội. bà nội, chú cô
Trẻ kể tương tự
Trẻ vẽ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/Nội dung:
- Quan sát thời tiết
- Ôn chơi: Gia đình gấu
 Nu na nu nống
- Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, xếp hình bằng sỏi, bóng, đánh cầu
2/ Mục đích yêu cầu
 a. Kiến thức:
- Biết thời tiết hôm nay thế nào
- Hiểu được luật chơi cách chơi
b. Kỹ năng:
- Trẻ chú quan sát diễn đạt ý hiểu của mình rõ ràng mạch lạc
- Thông qua bài học rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ 
c. Giáo dục:
- Trẻ trang phục phù hợp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
3/Chuẩn bị
 - Sân tập sạch sẽ thoáng mát 
- Phấn, bóng,quả cầu, 6 cái bảng con 
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho trẻ hát bài: “Ông cháu”
- Bài hát có tên là gì?
- Ông, bà là người sinh ra ai?
- Để ông bà vui lòng con phải làm gì?
* Hoạt động 2: Quan sát thời tiết
- Thời tiết hôm nay thế nào? 
- Vì sao con biết có gió?
- Nhờ có gì con biết trời nắng? 
- Trời nắng giúp ích gì cho chúng ta?
- Khi thời tiết thay đổi con thấy thế nào?
- Làm thế nào khi thời tiết thay đổi? (Ăn, mặc thế nào? Khi đi ra đường phải làm gì để tránh bụi...)
à Cô chính xác lại cho trẻ hiểu
* Giáo dục: Trẻ trang phục gọn gàng sạch sẽ phù hợp với thời tiết, tránh bụi bẩn....
* Hoạt động 3: Trò chơi :
 * Chơi: “Gia đình gấu, nu na nu nống”. 
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cô nhấn mạnh luật chơi
 - Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ
* Hoạt động 4: Chơi tự do:
- Cô có 4 nhóm chơi: Vẽ phấn, đánh cầu, tung bóng, xếp hình cho trẻ nhận nhóm chơi mà trẻ thích
- Trẻ chơi cô quan sát trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
-Trẻ hát
-3-4 trẻ kể: 
-2-3 trẻ trả

File đính kèm:

  • doct3 họ hàng của gia đình.doc
Giáo Án Liên Quan