Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm “nâng cao chất lượng dạy môn tập đọc ở lớp 2”

Tập đọc là một môn học thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tấng bậc khác nhau. Đầu tiên là đọc giải mã chữ, âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ “chìa khoá”, câu “chìa khoá” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn; với những bài văn, phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giá được những giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy lúc đầu biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản các tầng bậc khác nhau: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt. Bốn kĩ năng đọc được hình thành trong hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Trong dạy học không xem nhẹ kĩ năng nào cũng như không thể tách rời chúng.

doc10 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm “nâng cao chất lượng dạy môn tập đọc ở lớp 2”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢI TIẾN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 2”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tập đọc là một môn học thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tấng bậc khác nhau. Đầu tiên là đọc giải mã chữ, âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ “chìa khoá”, câu “chìa khoá” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn; với những bài văn, phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giá được những giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy lúc đầu biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản các tầng bậc khác nhau: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt. Bốn kĩ năng đọc được hình thành trong hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Trong dạy học không xem nhẹ kĩ năng nào cũng như không thể tách rời chúng.
Nhằm thực hiện mục tiêu dạy học ở cấp tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng mà đặc biệt là phân môn Tập đọc, góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng mình và trọng người khác. Vì vậy, việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên. Muốn thực hiện được nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh, trước hết người thầy phải tự rèn luyện mình có giọng đọc chuẩn, có như thế mới đảm bảo được việc rèn luyện đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh được.
Qua thực tế giảng dạy từ năm học 1996 cho đến nay. Tôi nhận thấy rằng hiện nay trong nhà trường nói chung và ở lớp 2 nói riêng còn rất nhiều học sinh chưa đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu nội dung bài theo quy định tiêu chuẩn của cấp học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, chưa đạt được yêu cầu với kĩ năng cần đặt ra.
Những hạn chế này của giáo viên và học sinh là do một số nguyên nhân sau đây:
- Đối với giáo viên: Chưa thật sự hoà nhập với việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu đặt ra của cấp học, chưa chịu rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc lưu loát văn bản, còn hiểu quan niệm sai lầm là học sinh yêu cầu biết đọc là được, không cần thiết việc đọc đúng của học sinh như thế nào, tuỳ hứng của giáo viên muốn đọc sao thì đọc. Đối với việc rèn luyện cho học sinh đọc đúng, đọc hiểu, đọc lưu loát giáo viên chưa thật sự quan tâm và tập trung nghiên cứu để tìm ra biện pháp cụ thể sát với từng em học sinh. Chưa chú trọng đến kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu và đọc lưu loát theo quy định. Chưa rèn cho học sinh tính cẩn thận trong khi đọc. Trong khi đọc giáo viên còn yêu cầu học sinh đọc nhanh đọc chữ là được.
- Học sinh: Đa số học sinh chưa chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng đọc cho bản thân, đọc dễ hiểu, đọc để cảm thụ văn bản, mà chủ yếu đọc được là được rồi.
- Phụ huynh học sinh: Chưa thật sự quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng đọc cho con em mình, nhiều phụ huynh học sinh chỉ biết con mình biết chữ là được, chứ không cần yêu cầu kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu như thế nào. Vẫn còn một số phụ huynh còn quan niệm chỉ cần học giỏi toán là được, chữ biết viết là được, nhìn chữ đọc được là được.
- Cơ sở vật chất phương tiện giáo dục: Hiện nay điều kiện của Trường tiểu học Sông Đốc 1 cơ sở vật chất còn nghèo nàn, phòng học, về ánh sáng vẫn chưa đảm bảo lắm, bàn ghế chưa đúng quy cách, chưa phù hợp với học sinh học lớp 2. Đồ dùng phục vụ cho giảng dạy môn Tập đọc còn thiếu nhiều.
- Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học Sông Đốc 1 và bàn thân tôi tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp, tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc lưu loát là một công việc cần thiết, đóng vai trò quan trọng để giúp học sinh đọc thông, viết thạo và rèn những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, tính kỉ luật, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo trong học tập. Với ý nghĩa này việc đọc lưu loát, đọc đúng, đọc hiểu không phải chỉ quan hệ với các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu trong việc học tập trong nhà trường. Nếu đọc đúng, đọc hiểu, đọc lưu loát thì học sinh có điều kiện ghi chép đúng mẫu chữ, rõ ràng tốc độ nhanh, thì học sinh có điều kiện học tập tốt kết quả sẽ đạt cao hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi chọn làm cải tiến sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn Tập đọc ở lớp 2” nhằm góp phần giảng dạy ngày càng tốt hơn. Trong quá trình trình bày cải tiến sáng kiến kinh nghiệm không sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học cấp trường đóng góp về cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giải pháp nâng cao mục tiêu, nội dung dạy học bài tập đọc.
- Nhiệm vụ thứ nhất của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách và thói quen làm việc với sách cho học sinh làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
- Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh Dạy học không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn và có cả nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Mục tiêu của giờ học là cái đích mà thầy trò cần đạt được sau giờ học, nó sẽ được cụ thể hoá thành các nội dung dạy học. Để tiến hành dạy một giờ tập đọc, giáo viên cần có kĩ năng đầu tiên vô cùng quan trọng – Kĩ năng xác định mục tiêu của giờ học.
- Xác định mục tiêu giờ tập đọc là kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Vì vậy giáo viên chỉ ra được tốc độ đọc, những nội dung luyện đọc đúng, diễn cảm, đọc như thế nào.
- Xác định nội dung dạy học càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hành giờ dạy càng hiệu quả bấy nhiêu. Cụ thể là:
+ Học sinh cần đọc bài tập đọc trong thời gian bao lâu (để xác định tốc độ đọc, luyện kĩ năng đọc nhanh).
+ Những từ ngữ, câu nào học sinh cần luyện đọc thành tiếng (đọc đúng và đọc diên cảm), chúng cần được đọc lên như thế nào và vì sao lại chọn những từ ngữ ấy, câu ấy để luyện đọc.
+ Toàn bài cần đọc với giọng điệu như thế nào? Tốc độ, cưòng độ, cao độ, trường độ; giọng đọc dùng từ, câu ra sao để thể hiện giọng điệu chung này?
+ Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao? Những tình tiết nào của câu chuyện cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng như thế nào?
+ Nội dung chính của bài tập đọc là gì, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu chuyện là gì? Học sinh được giáo dục điều gì sau khi đọc bài tập đọc?
- Cần đánh dấu ký hiệu cho những từ ngữ, câu cần luyện đọc thành tiếng và những từ ngữ, câu quan trọng cần dạy nội dung trong văn bản SGK, cũng có thể ghi chú nội dung bài vào lề sách. Nhờ vậy khi lên lớp nhìn vào SGK ta có thể dễ dàng nhớ được các nội dung dạy học.
- Nắm chắc mục tiêu, nội dung dạy học tức là giáo viên đã chuyển được nội dung, mục tiêu dạy học thành cái “của mình”. Lúc này mục tiêu, nội dung dạy học không còn nằm trong sách, trong giáo án nữa. Trong giờ lên lớp, giáo viên không cần hướng đến giáo án để nhớ đến các nội dung dạy đọc. Như vậy, việc chiếm lĩnh mục tiêu, nội dung dạy học của giáo viên đã được hoàn tất trước giờ lên lớp. Trong giờ học giáo viên chỉ còn tập trung sức lực, trí tuệ để hướng dẫn học sinh, tổ chức quá trình chiếm lĩnh nội dung dạy học cho phù hợp với các em.
2. Giải pháp về phương tiện dạy học trong giờ tập đọc.
Các phương tiện dạy học thường được sử dụng trong giờ tập đọc là bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập, đồ chơi phục vụ cho học-đọc, băng hình, băng tiếng đồ dùng, các phương tiện góp phần không nhỏ để tạo hiệu quả giờ dạy tập đọc.
Khi chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần xác định mục đích sử dụng đồ dùng đó là gì, nó được sử dụng vào lúc nào và cách sử dụng nó ra sao. Chẳng hạn: những bức tranh minh hoạ cho bài tập đọc chỉ nên dùng để giới thiệu bài, gây hứng thú đọc cho học sinh hoặc dùng để dạy nghĩa của một số từ ngữ trong bài; bảng phụ cần được sử dụng để ghi sẵn các câu cần luyện đọc thành tiếng, ghép sẵn các bài tập; các phiếu bài tập, vở bài tập cần được sử dụng tối đa
3. Giải pháp về cách tiến hành những hoạt động dạy - học một giờ tập đọc.
- Hình thức thực hiện: Thông hiểu nội dung chính của từng đoạn, cả bài sao cho việc đọc đúng sẽ giúp cho hiểu đúng và sự thông hiểu nội dung sẽ chi phối trở lại tạo ra một cách đọc có chất luợng cao hơn. 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ ngữ, câu, đoạn, bài theo hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. Với những từ ngữ, câu khó đọc, phải luyện tập đi từ đọc từ, đọc cụm rồi mới luyện đọc cả câu. Điều quan trọng là trang bị cho học sinh phương pháp đọc chứ không phải là những kiến thức cụ thể. Vì vậy những thao tác luyện đọc thành tiếng, tìm hiểu bài chỉ được giáo viên hướng dẫn mẫu trên một khổ thơ, đoạn văn. Với những khổ thơ, đoạn văn còn lại của bài, học sinh có thể tự mình nêu câu hỏi, ra bài tập, thảo luận, trả lời và rút ra kết luận.
+ Tiếp tục luyện đọc với yêu cầu cao hơn chủ yếu là luyện đọc đoạn, bài và hướng đến mục đích đọc hay, đọc diễn cảm (yêu cầu đọc cá nhân, cả bài hay đoạn và trả lời câu hỏi để kiểm tra việc đọc thành tiếng và hiểu nội dung gắn với đoạn vừa đọc. Giáo viên điều chỉnh, sửa chữa hoặc yêu cầu học sinh đọc cá nhân đoạn mà mình yêu thích và giải thích vì sao yêu thích đoạn đó. Học sinh lựa chọn đoạn văn đọc, trả lời, chỉ ra được giá trị, nét đặc sắc của đoạn mình đọc. Giáo viên nhận xét đánh giá. Cuối cùng cho học sinh đọc cả bài, nêu ý chung của bài.
4. Giải pháp về quy trình dạy-học:
4.1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên cho 2-3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng bài tập đọc hay bài thuộc lòng trước đó, sau đó đặt một số câu hỏi về nội dung bài tập đọc hoặc học thuộc lòng để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
4.2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Nhiệm vụ của hoạt động giới thiệu bài là nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học (hoặc bài gì, cần chú ý những gì về cách đọc, cách tìm hiểu bài) và gây hứng thú học tập cho học sinh. Riêng đối với bài tập đọc mở đầu một chủ điểm mới, trước hết giáo viên cần giới thiệu vài nét chính về chủ điểm. 
- Có thể nhiều cách giới thiệu bài. Ví dụ: Gợi mở bằng câu hỏi hoặc bằng tranh ảnh, băng hình, vật thật (nếu cần thiết) hay diễn giảng bằng lời. Tuy nhiên dù theo cách nào, phần giới thiệu bài cũng cần ngắn gọn, không làm mất thời gian luyện đọc và tìm hiểu bài. 
- Mục đích: Kích thích học sinh thích đọc bài tập đọc.
- Cách thực hiện: 
+ Dùng tranh ảnh, băng nhạc, băng hình giới thiệu gây hứng thú. 
+ Đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích học sinh tiến hành đọc để tìm lời giải đáp. 
(Khi giới thiệu bài không nên nói trước hết nội dung bài sẽ làm cho học sinh mất hứng thú đọc. Lời giới thiệu không quá dài dòng).
4.2. Bài mới:
4.2.2. Đọc mẫu:
- Mục đích: Đưa ra mẫu về đọc thành tiếng. Đây chính là cái đích mẫu hình thành kĩ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Giáo viên dùng giọng đọc mẫu cho học sinh có biểu tượng ban đầu về một nội dung văn bản. Lúc này đọc mẫu là một phương tiện cho học sinh làm quen với văn bản để chiếm lĩnh nội dung của nó. Bước đọc mẫu rất quan trọng vì cách tiếp xúc trực tiếp, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Nó quyết định việc học sinh yêu thích hay không yêu thích văn bản được đọc.
Yêu cầu đọc mẫu phải đảm bảo chất lượng, đọc đúng chuẩn: Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm.
- Cách thực hiện:
Giáo viên đọc mẫu hoặc cho học sinh nghe các nghệ sĩ đọc từ băng ghi âm.
Khi đọc mẫu, giáo viên cần cầm sách đúng quy cách: đỡ sách bằng lòng bàn tay trái, ngón tay trỏ kẹp giữa hai trang sách. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo để theo dõi bài đọc. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại. Trong khi đọc, giáo viên cần thỉnh thoảng nhìn lên học sinh để tạo nên sự giao cảm, thu hút học sinh. Mặc dù vậy, việc hướng vào người nghe trong khi đọc không được làm bài đọc bị gián đoạn. Muốn thế ở nhà, giáo viên phải đọc kỹ bài nhiều lần.
4.2.3. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Luyện đọc: 
+ Học sinh luyện đọc thành tiếng đoạn văn hoặc khổ thơ. 
 Đọc nối tiếp nhau trước lớp: mỗi học sinh đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại nhiều vòng, sao cho mỗi học sinh lớp đều được đọc ít nhất một lần).
+ Kiểm tra đọc thành tiếng (yêu cầu học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài đã học; yêu cầu thực hiện một bài luyện đọc thành tiếng: nhận xét giọng đọc, ngữ điệu của đoạn vừa đọc).
* Luyện đọc và tìm hiểu bài: (luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu).
- Mục đích: Luyện đọc để học sinh luyện đọc được như mẫu và hiểu được nội dung bài đọc. 
- Hình thức thực hiện: 
+ Học sinh đọc cá nhân, trả lời câu hỏi, làm bài tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới cần giải nghĩa, phát hiện các hình ảnh, chi tiết có giá trị tiêu biểu, làm bài tập để xác định cách đọc và luyện cho học sinh cách đọc.
Đọc theo cặp hoặc đọc theo nhóm: mỗi học sinh đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại nhiều vòng, sao cho mỗi học sinh đều được đọc tất cả các đoạn trong bài).
1-2 học sinh đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Tìm hiểu bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK (hoặc các câu hỏi được chia tách, bổ sung của giáo viên) theo hình thức dạy học thích hợp. 
- Đọc diễn cảm (với văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại (với các văn bản phi nghệ thuật).
+ Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn văn (khổ thơ): 
Một số học sinh đọc: mỗi em đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. 
Giáo viên hướng dẫn điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. 
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc một đoạn văn (khổ thơ).
Một số học sinh đọc: mỗi em đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. Giáo viên dùng lời nói hoặc lời nói kết hợp ghi bảng, sử dụng đồ dùng dạy học để hướng dẫn học sinh cách đọc.
Học sinh đọc đoạn văn (thơ) đã được giáo viên hướng dẫn cách đọc. 
Giáo viên sửa lỗi cho các em.
+ Học sinh đọc diễn cảm trước lớp. 
Học thuộc lòng đối với những bài yêu cầu học thuộc lòng. 
+ Học sinh tự nhẩm học thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong SGK. Đối với những lớp yếu, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp giúp học sinh học thuộc lòng. Ví dụ: xoá dần các chữ trong mỗi dòng, mỗi câu, mỗi khổ thơ hay ngược lại, chỉ viết chữ đầu, chữ cuối mỗi dòng, mỗi câu, mỗi khổ thơ
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thi học thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn vừa đọc thuộc. 
4.2.4. Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa của bài tập đọc. 
- Nêu nhận xét về tiết học. 
- Nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.
5. Đề xuất về biện pháp trình bày bảng:
5.1. Yêu cầu chung:
Việc ghi bảng cần phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thẩm mỹ, cụ thể là: 
- Nội dung ghi bảng phải ngắn gọn, chính xác.
- Hình thức ghi bảng phải đẹp.
- Tiến trình ghi bảng phải kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học.
5.2. Các mô hình trình bày bảng:
Có nhiều cách trình bày bảng, giáo viên có thể áp dụng cách trình bày bảng sau:
Thứ  ngày  tháng  năm 2009
Tập đọc
Tên bài
(tên tác giả)
Luyện đọc	 Tìm hiểu bài:
Từ: .	Từ ngữ: 
Câu: ..	.	Đoạn 1: Từ  đến ..
Đoạn (khổ thơ): .	Ý chính: ..
Cả bài: ..	Đoạn 2: Từ  đến ..
	Ý chính: ..
	Đoạn 3: Từ . đến .
	Ý chính: ..
 III/. KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG:
Qua thực hiện năm học 2007-2008 đến nay (qua dự giờ đồng nghiệp và kiểm tra của nhà trường), áp dụng các biện pháp đã nêu trên, để giúp học sinh rèn luyện cách đọc đúng, đọc hiểu, đọc lưu loát. Tôi thấy rằng cách đọc của học sinh có nhiều tiến bộ, có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện trong giảng dạy hàng ngày của bản thân tôi, là tấm gương cho học sinh noi theo và sự tận tình chỉ bảo hướng dẫn của tổ chuyên môn, của lãnh đạo nhà trường về giảng dạy phân môn tập đọc lớp 2. Qua đó đã góp phần rèn luyện cho học sinh một đức tính rất quan trọng là tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình và đối với thầy cô giáo. Thông qua kết quả giảng dạy của tôi trong năm học vừa qua và đến giữa học kì 1 năm học 2009-2010 học sinh đã có nhiều thành tích vượt trội hơn so với các năm học trước cụ thể như sau:
* Năm học 2007-2008:
- Học sinh khen thưởng giỏi: 10 em, đạt tỉ lệ 30,3%
- Học sinh đạt giải viết chữ đẹp cấp trường: 10 em, đạt tỉ lệ 30,3%
- Học sinh đạt “vở sạch chữ đẹp”: Loại A: 15 em, đạt tỉ lệ 45,4%
* Năm học 2008-2009:
- Học sinh khen thưởng giỏi 15 em đạt tỉ lệ: 45,4%
- Học sinh đạt giải viết chữ đẹp cấp trường: 12 em, tỉ lệ 36,3%
- Học sinh đạt “vở sạch chữ đẹp”: Loại A: 25 em, tỉ lệ: 75,7%
 *Năm học 2009 – 2010 
- Học sinh giỏi môn Tiếng Việt: 16 em tỉ lệ 53%
- Học sinh đạt giải viết chữ đẹp cấp trường: 15 em tỉ lệ 50%
- Học sinh đạt “vở sạch chữ đẹp”: Loại A: 23em tỉ lệ 76%
Bản thân tôi áp dụng có hiệu quả,trong các buổi họp chuyên môn của tổ khối , tôi mạnh dạn thông báo rộng rãi đến đồng nghiệp của mình cùng trao đổi qua các tiết dạy dự giờ rút kinh nghiệm thống nhất xây dựng chuyên đề áp dụng cho khối 2,3 và chất lượng tiết dạy được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao 
 * Năm học 2010 – 2011 
- Học sinh giỏi môn Tiếng Việt: 25 em đạt 67 %
- Học sinh đạt giải viết chữ đẹp cấp trường: 28 em Tỉ lệ 75%
- Học sinh đạt “vở sạch chữ đẹp”: Loại A: 28 em Tỉ lệ 75 %
 - Đặc biệt trong đợt thi VCĐ cấp huyện học sinh lớp tôi có 1 em đạt giải nhất .
Tôi tin rằng năm học 2011 – 2012 và những năm học tiếp theo khi áp dụng cải tiên, sáng kiến kinh nghiệm này vào trong nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc, được sự kiểm tra và chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường trong việc giảng dạy phân môn tập đọc ở lớp 2, tin chắc rằng học sinh sẽ đạt được nhiều kết quả cao nhất. 
 Sông Đốc, ngày 20 tháng 08 năm 2011
 Người thực hiện
 Chu Thị Thu Hoè
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn tập đọc lớp 2.
Tác giả: Chu Thị Thu Hoè
Tổ trưởng
Trường
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
 Ngày  tháng  năm 20
 Tổ trưởng
Xếp loại chung:
 Ngày  tháng  năm 20
 Hiệu trưởng
Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trần Văn Thời
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo 
Xếp loại chung:
 Ngày  tháng  năm 20
 Trưởng phòng
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn tập đọc lớp 2.
Tác giả: Chu Thị Thu Hoè
	Trường
Phòng GD & ĐT huyện Trần Văn Thời
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn 

File đính kèm:

  • docCAI TIEN SANG KIEN KINH NGHIEM NANG CAO CHAT LUONGDAY MON TAP DOC O LOP 2.doc
Giáo Án Liên Quan