Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Giao thông - Lê Thị Thùy Linh

- Làm theo yêu cầu khi được cô giáo gợi mở

- Sử dụng hình thức thay thế phù hợp để giải quyết khi chơi với đồ dùng đồ chơi

( Lấy que làm cầu, lấy lá cây làm ô)

- Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau và thảo luận.

- Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.

- Phân loại theo đặc điểm cấu tạo, màu sắc, chất liệu

 

docx83 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Giao thông - Lê Thị Thùy Linh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
Thực hiện 03 tuần ( từ ngày 18/3/2019 đến ngày 5/4/2019)
Các chủ đề nhánh
Tuần
Tên chủ đề nhánh
Số tuần
Thời gian thực hiện
27
Một số phương tiện giao thông
01
Từ 18/3 - 22/3/2019
28
Một số phương tiện giao thông
01
Từ 25/3 – 29/3/2019
29
Bé học luật giao thông
01
Từ 1/4 – 5/4/2019
 2. Các mục tiêu đánh giá
Số
TT
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu đánh giá
Mục tiêu duy trì
Cộng
1
Giáo dục phát triển thể chất
2,3,5,9,14
5
2
Giáo dục phát triển nhận thức
26,31,32,37,38,44,56
43
8
3
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
60,65,71
61,69,72
6
4
Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 
76
1
5
Giáo dục phát triển thẩm mĩ
92
90,91,94,95,96
6
Tổng
12
14
26
 3. Mục tiêu- Nội dung - Hoạt động giáo dục
MỤC TIÊU
	NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
I.Phát triển thể chất
A.Phát triển vận động
1.Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản
 MT2: Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động 
-Trẻ biết đi khuỵu gối, đi lùi
- Đi bằng gót chân
- Đi bằng mép ngoài bàn chân
- Đi khuỵu gối, đi lùi
- Đi trên ghế thể dục
- Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn
* Hoạt động học
- Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn nhà
- Trò chơi: Ô tô về bến
MT3: Trẻ thể hiện sức mạnh , sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể khi vận động chạy , biết phối hợp chân tay nhịp nhàng 
- Trẻ biết chạy được liên tục 60 m
- Đi chạy thay đổi tốc độ, theo hiệu lệnh
- Chạy 60 m 
phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Không có biểu hiện mệt mỏi thở dồn, thở gấp, thở hổ hển, kéo dài..
* Hoạt động học
- Chạy chậm 60 m, ném trúng đích nằm ngang 
MT 5: Trẻ có kỹ năng bật nhảy và giữ được thăng bằng cơ thể
- Phối hợp chân tay nhịp nhàng
- Bật liên tục về phía trước
- Bật xa 35 - 40cm
- Bật tách khép chân qua 5 ô
- Bật qua vật cản 10 - 15 cm
* Hoạt động học
- Bật qua vật cản 10- 15 cm
- Trò chơi: Bánh xe quay
2. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp tay mắt , sử dụng một số đồ dùng dụng cụ
MT9: Trẻ biết vẽ hình các phương tiện giao thông 
- Trẻ biết xé cắt được phương tiện giao thông 
- Trẻ biết xây dựng và nắp ghép với 10- 12 khối 
- Gấp thuyền , máy bay
- Tô, vẽ hình tranh đoàn tàu ,ô tô 
- Cắt theo đường thẳng
- Xé , thuyền trên sông
- Nắp ghép phương tiện giao thông 
- Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác.
- Gấp thuyền , máy bay
- Tô, vẽ hình tranh đoàn tàu, ô tô.
- Cắt theo đường thẳng
- Xé , thuyền trên sông 
- Nắp ghép phương tiện giao thông 
B. Dinh dưỡng sức khỏe
2. Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
MT14: Trẻ biết tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vãi, đổ thức ăn
- Cầm bát, thìa đúng cách, xúc ăn gọn gàng
* Giờ ăn
- Hướng dẫn trẻ vào giờ ăn cầm bát thìa đúng cách
II.Phát triển nhận thức
1. Khám phá khoa học
MT26: Trẻ biết được đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông, phân loại các PTGT theo 1-2 dấu hiệu
- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1-2 dấu hiệu
* Hoạt động học
- Khám phá một số phương tiện giao thông đường bộ
- Phân loại một số phương tiện giao thông theo một 1-2 dấu hiệu
- Làm quen một số biển báo giao thông đơn giản
MT31: Trẻ biết sử dụng cách thức hợp lý để giải quyết vấn đề đơn giản 
“ Làm cho ván kê dốc hơn để ô tô chay nhanh hơn”
- Làm theo yêu cầu khi được cô giáo gợi mở
- Sử dụng hình thức thay thế phù hợp để giải quyết khi chơi với đồ dùng đồ chơi 
( Lấy que làm cầu, lấy lá cây làm ô)
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động ngoài trời
MT32: Trẻ nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. 
- Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau và thảo luận.
- Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.
- Phân loại theo đặc điểm cấu tạo, màu sắc, chất liệu
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động ngoài trời
2. Làm quen với toán
MT 37 : Trẻ đếm đối tượng trong phạm vi 9, và đếm theo khả năng
- Đếm đối tượng trong phạm vi 9, và đếm theo khả năng
- Các chữ số thứ tự trong phạm vi 9
+ Hoạt động học
- Đếm đối tượng trong phạm vi 9, và đếm theo khả năng
+ Hoạt động vui chơi
- Chơi - Hoạt động ở các góc
MT 38: Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 8
- Gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 8
bằng 2 nhóm khác nhau và đếm
+ Hoạt động học
- Cô dậy trẻ gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 8
+ Hoạt động vui chơi
+ Chơi- Hoạt động ở các góc
MT43:Trẻ biết so sánh sự khác nhau và giồng nhau của hình vuông , tam giác, hình tròn , hình chữ nhật 
- Phân biệt so sánh sự khác nhau và giồng nhau của hình vuông , tam giác, hình tròn , hình chữ nhật
* Hoạt động học
- So sánh sự khác nhau và giồng nhau của hình vuông , tam giác, hình tròn , hình chữ nhật
T/C: Ghép hình
+ Chơi- Hoạt động ở các góc
MT44 :Trẻ biết sử dụng vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản
- Chắp ghép các hình, hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
- Xếp hình bằng vật liệu đơn giản
+ Hoạt động vui chơi
+ Hoạt động tự chọn
III. Phát triển ngôn ngữ
MT56: Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
- Nghe hiểu nội dung câu đơn, câu mở rộng, câu phức
- Nhìn vào người khác khi họ đang nói.
- Không nói chen vào khi người khác đang nói 
- Biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
+ Chơi- Hoạt động ở các góc
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
MT60:Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự
- Kể lại truyện đã được nghe
- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Biết kể lại sự việc theo trình tự
- Kể lại truyện đã được nghe
MT61:Trẻ thuộc thơ ca dao và đồng dao
- Đọc thơ ca dao và đồng dao
* Hoạt động học
- Thơ:Xe cần cẩu
- Tiếng động quanh em
* Ca dao đồng dao: Nu na nu nống
* Chơi- Hoạt động ở các góc
* Hoạt động chiều
MT65: Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe và hiểu nội dung chuyện kể
- Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe 
- Nói tính cách của nhân vật, đánh giá được hành động của các nhân vật trong chuyện.
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Nghe và hiểu nội dung chuyện kể thơ, đồng dao, ca dao 
MT 69: Trẻ biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh 
- Dạy trẻ kể chuyện theo tranh 
- Dạy trẻ kể chuyện theo tranh “Ba ngọn đèn”
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi
* Hoạt động chiều
MT71: Trẻ nhận ra được các ký hiệu thông thường trong cuộc sống: Nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm
- Nhận ra và số ký hiệu thông thường, Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm
 - Nhận ra nơi nguy hiểm, nối ra 
- Vào cấm lửa, biển báo giao thông
* Sinh hoạt hàng ngày
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi
* Hoạt động chiều
* Hoạt động học: Làm quen với một số luật giao thông đơn giản
MT72:Trẻ nhận dạng được một số chữ cái
- Nhận dạng một số chữ cái và phát âm
 - Nhận biết và phát âm chữ cái p, q
* Góc thư viện: Xếp chữ cái p, q bằng hột 
+ Hoạt động tự chọn
IV.Phát triển tình cảm xã hội
MT76:Trẻ biết cố gắng hoàn thành công việc được giao
- Vui vẻ nhận công việc được giao mà không lưỡng lự hoặc tìm cách từ chối.
- Không chán nản hoặc chờ đợi vào sự giúp đỡ của người khác.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
* Hoạt động học
* Hoàn thiện sách chủ đề
* Góc nghệ thuật
* Âm nhạc
MT 90:Trẻ chú ý lắng nghe tỏ ra thích thú,vỗ tay ,nhún nhảy khi được nghe cô giáo hát
- Nghe và nhận ra các loại khác nhau
* Hoạt động học
- Em đi chơi thuyền
- Anh phi công ơi
- Những con đường em yêu
MT 91: Trẻ biết hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát, biết vận động nhịp nhàng theo nhịp của bài hát
- Hát đúng giai điệu của bài ca thể hiện tình cảm, biết vận động nhịp nhàng theo nhịp của bài hát
* Hoạt động học
- Em tập lái ô tô
- T/C: Phương tiện nào chạy nhanh
- Em đi chơi thuyền
- T/C: Phương tiện nào chạy nhanh
MT92:Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp các bài hát, bản nhạc
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
- Hoạt động góc nghệ thuật 
- Vui chơi tự chọn
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi
* Hoạt động chiều
* Tạo hình
MT94 :Trẻ biết tô , vẽ phối hợp các nét thẳng , xiên, ngang, cong tạo thành bức tranh 
- Vẽ , tô nét thẳng , xiên, ngang, cong tạo thành bức tranh 
* Hoạt động học
- Vẽ đoàn tàu
* Góc nghệ thuật
* Hoạt động ngoài trời
MT95: Trẻ biết cắt, xé theo đường thẳng, đường cong ,và dán thành sản phẩm
- Cắt, xé theo đường thẳng, đường cong 
*Hoạt động học
- Xé dán thuyền trên sông
* Góc nghệ thuật
* Hoạt động ngoài trời
MT96: Trẻ biết làm lõm, dỗ bẹt đất nặn tạo thành sản phẩm 
- Làm mềm đất chia đất
Gắn đính , miết mịn 
* Hoạt động học
- Nặn cột đèn giao thông
- Hoạt động góc nghệ thuật 
- Nặn theo ý thích
- Vui chơi tự chọn 
CHỦ ĐỀ NHÁNH I: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thực hiện 01 tuần: từ ngày 18/3/2019 đến ngày 22/03/2019
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THÚC TỔ CHỨC
- Thể dục buổi sáng
- Tập theo nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Hô hấp: Làm tiếng còi xe.
- Tay: Đưa 2 tay lên cao, sang ngang.
- Chân: 2 tay ra trước khụy 2 chân.
- Lườn: 2 tay lên cao nghiêng người sang 2 bên.
- Bật: tách khép.
- Trẻ tập đúng các động tác ứng với lời ca của bài tập.
- Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục vào mỗi buổi sáng.
- Giáo dục trẻ có tính đoàn kết.
- 90% trẻ tập tốt.
I. Chuẩn bị: Sân tập rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
II. Tiến hành: 1. HĐ1: - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc.
2. HĐ2: a) Khởi động: 
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo vòng tròn để thực hiện các động tác đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót bàn chân, đi thường, đi nhanh, đi chậm trên nền nhạc bài hát “Thể dục buổi sáng”.
- Cho trẻ về 2 hàng ngang dãn cách đều.
b) Trọng động:
- Cô để trẻ tự tập các động tác trong bài tập phát triển chung với nhạc bài hát “em đi qua ngã tư đường phố”
- Đồng diễn bài Bé khỏe bé ngoan
c) Hồi tĩnh:
- Cô cùng trẻ đi lại nhẹ nhàng trên nền nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”.
3. HĐ3: 
- Cô tập trung trẻ lại. Nhận xét giờ học.
- Cho trẻ đi vệ sinh rồi vào lớp.
- Trò chơi có luật cũ mới trong tuần.
- Trò chơi mới: + TCVĐ: Tiến lùi.
 ô tô vào bến
 + TCHT: Đúng hay sai?
 Xe đạp, xe máy
- Trò chơi mới soạn và hướng dẫn vào chiều thứ 2 và 4 hàng tuần.
- Trò chơi cũ: Nghe giọng hát đoán tên bạn. Nu na nu nống. Tai ai tinh. Dung dăng dung dẻ. Thổi bóng. Bóng tròn to...
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN I
Từ ngày: từ ngày 18/3/2019 đến ngày 22/03/2019
Góc
Nội dung hoạt động góc
Mụt đích - yêu cầu
Hình thức - phương pháp hoạt động góc
- Góc xây dựng
- Góc phân vai
- Góc nghệ thuật
- Góc học tập
- Góc thiên nhiên
- Hình thành góc chơi.
- Xây dựng bến xe
- Gia đình.
- Bán hàng.
- Hát, múa các bài hát về giao thông
- Tô màu một số loại xe
- Xem tranh ảnh, trò chuyện về chủ đề.
- Chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường.
- Trẻ biết các góc chơi trong lớp.
- Biết đồ dùng đồ chơi trong góc đó.
- Trẻ biết ghép các miếng ghép để tạo thành bến xe thành phố
- Biết sử dụng đồ chơi một cách thành thạo.
- biết chơi theo nhóm và biết phối hợp với nhau trong khi chơi.
- Biết phân vai chơi, chọn nội dung chơi.
- Trẻ nghe hát và hát múa được một số bài về giao thông.
- Trẻ biết tômàu một số loại xe.
- Trẻ biết xem tranh và đàm thoại về tranh mà mình xem.
- Trẻ thể hiện được ý nghĩa của mình bằng lời nói.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong góc chơi.
I Chuẩn bị: gạch, nút, hàng rào, miếng ghép, phương tiện giao thông
II Tiến hành:
1. Trò chuyện:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề “Một số phương tiện giao thông”
- Cô khái quát lại. Giáo dục trẻ.
2. Hình thành góc chơi:
- Bạn nào cho cô biết lớp mình có mấy góc chơi? Đó là những góc chơi nào?
- Ai sẽ chơi ở góc nghệ thuật (phân vai, xây dựng, học tập, thiên nhiên)?
- Ở góc nghệ thuật (phân vai, xây dựng, học tập, thiên nhiên) các con sẽ chơi gì?
- Giáo dục trẻ khi chơi ở các góc phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi, không cãi nhau, đánh nhau.
- Cho trẻ lấy ảnh mang về góc chơi. Lấy đồ chơi và tham gia chơi.
3. Quá trình chơi:
- Cô bao quát trẻ, xử lí các tình huống xảy ra trong khi chơi.
- Hỏi han, động viên, khuyến khích trẻ ở các góc chơi.
+ Các bác thợ xây các bác đang xây dựng công trình gì vậy?
+ Đây là gì vậy? Bến xe thành phố bác xây dựng như thế nào vậy?
+ Các bác dự kiến khi nào thì xây xong công trình này vậy?
+ Các bác bán những mặt hàng gì vậy?
+ Cái này (chỉ tay vào đồ vật) là cái gì vậy? Bác bán bao nhiêu?
+ Bác sĩ ơi con vật này bị làm sao vậy? Phải chăm sóc và giữ gìn thế nào?
+ Các bác đang làm gì vậy? Các bác tô cái gì thế?
+ Các bác có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Các bác đang làm gì vậy? Sao lại phải tưới cây?
...
4. Nhận xét quá trình chơi:
- Cô thấy giờ chơi của chúng mình hôm nay chơi rất là ngoan.
- Cô đến từng góc và nhận xét quá trình chơi của trẻ.
- Cô khái quát và nhận xét: Cô thấy hôm nay các con chơi ở các góc chơi ngoan và nhập vai chơi tốt cô tuyên dương cả lớp chúng mình nào.
- Chúng mình hay cùng nhau đến thăm quan trang trại chăn nuôi mà các bác thợ xây vừa xây nhé!
5. Kết thúc:
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Hết giờ chơi” cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ-ngày
LVHĐ- ND
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
HÌNH THỨC - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
Thứ 2:
18/03/2019 1. HĐCCĐ
GDPTNT - KPKH
(MTXQ)
Khám phá một số phương tiện giao thông đường bộ
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi của các phương tiện giao thông
- Trẻ nói được đặc điểm cấu tạo, tiếng kêu, vận động và môi trường hoạt động của một số phương tiện giao thông
- Trẻ biết được ích lợi của các phương tiện giao thông.
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng quan sát so sánh trả lời câu hỏi
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động
I/ Chuẩn bị: Tranh ảnh mô hình xe đạp, xe máy, ô tô, xe xích lô............ Lô tô, giấy A4, bút sáp.........
II/ Tiến hành:
HĐ1: Ổn định gây hứng thú
- Cô giới thiệu chương trình “Diễn đàn giao thông”
- Hai đội chơi Xe máy, Ô tô
- Gồm có 2 phần: 
+ Phần 1: Bé cùng khám phá
 + Phần 2: Thử tài thách trí
HĐ2: Nội dung
Ngay sau đây xin mời hai đội đến với phần 1: Bé cùng khám phá
* QS xe đạp
- Hàng ngày bố mẹ đưa các con đến lớp bằng phương tiện gì?
- Cô có gì đây?
- Con nhận xét gì về xe đạp?( xe đạp có 2 bánh, yên xe, càng xe, 2 bàn đạp, xích, gác baga... cô gợi ý)
- Xe đạp muốn chuyển động được ta phải làm thế nào?
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp là loại hình phương tiện giao thông đường nào?
=> Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ thô sơ có: càng xe, yên xe, khung xe, 2 bàn đạp, hai bánh........ dùng để chở người và trở hàng. Xe đạp muốn chuyển động được ta phải dùng chân đạp 2 bàn đạp liên tục
* Qs xe máy:
- Các con nhìn thấy phương tiện giao thông nào?
- Xe máy có đặc điểm gì?
- Đi xe máy các con cảm thấy thế nào?
- Xe máy chuyển động nhờ có gì? Là phương tiện giao thông đường gì?
- Xe máy dùng để làm gì?
- Ngồi trên xe máy ta phải làm gì để đảm bảo an toàn?
* So sánh xe đạp với xe máy
- Xe đạp và xe máy giống nhau ở điểm gì?
- Xe đạp và xe máy khác nhau ra sao?
+ Giống nhau: cùng là phương tiện giao thông đường bộ, có 2 bánh
+ Khác nhau: cấu tạo xe, xe đạp chạy được nhờ sức người, chạy chậm hơn xe máy. Còn xe máy chạy bằng động cơ, có tiếng còi, chạy tốc đọ nhanh hơn xe đạp...
* Cô dùng câu đố về ô tô cho trẻ quan sát ô tô
- Các con nhận xét gì về ô tô?
- Ai có ý kiến khác?
- Ô tô có cấu tạo như thế nào?( 4 bánh, đầu xe, vô lăng, nhiều ghế ngồi, có dây an toàn, chở được nhiều người, nhiều hàng, tốc độ nhanh hơn, còi lớn...)
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Ô tô dùng để làm gì?
- Khi ngồi trên ô tô chúng ta cần chú ý điều gì?
* So sánh ô tô với xe máy xe đạp
- Con có nhận xét gì về ô tô và xe máy, xe đạp?
- Cô hỏi trẻ về điểm giống và khác nhau
+ giống nhau ở điểm nào? ( đều là phương tiện giao thông đường bộ)
+ Khác nhau ở điểm nào? ( Ô tô có 4 bánh to hơn xe máy và xe đạp, ô tô chạy nhanh hơn, chở được nhiều người và hàng hơn..)
* Mở rộng: cô cho trẻ kể về những phương tiện giao thông đường bộ khác
- Cô giới thiệu xe xích lô, xe tải, xe đạp điện...
=> Cô giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần chú ý đảm bảo an toàn
* Phần 2: Những trò chơi thông minh
TC1: Tìm nhanh nói đúng
TC2: Người tài xế giỏi
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi rồi cho trẻ chơi 2-3 lần..
* Nhận xét tuyên dương trẻ
2. HĐNT
 Quan sát thời tiết
- Trò chơi vận động: chuyển hàng về kho
+ TCDG: chi chi chành chành
- Chơi tự do: với lá và phấn.. 
Kiến thức
-Trẻ dạo chơi và quan sát thời tiết, phân biệt thời tiết hôm nay như thế nào.
*Kĩ năng 
-Trẻ chơi đúng luật có ý thức tham gia trò chơi. Trẻ chơi theo ý thích.
*Thái độ
-Trẻ yêu thời tiết đẹp giúp con người dễ chịu
-Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
I. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
-Bóng, lá, phấn...
II. Tiến hành: HĐ1: Quan sát thời tiết
-Cô và trẻ đi dạo xung quanh, cô định hướng trẻ vào dối tượng cần quan sát
-Các con có cảm nhận gì về thời tiết hôm nay?
-Buổi sáng các con đi học thời tiết như thế nào?
- Chúng ta chọn mặc trang phục ra sao?
-Trời về trưa thì sao nhỉ? Đi ra sân phải làm thế nào?
-Vì sao phải làm như vậy?
è Giáo dục trẻ kĩ năng bảo vệ sức khỏe
HĐ2: Trò chơi:
a/TCVĐ-Chuyển hàng về kho
- Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô gợi ý để trẻ nói luật chơi, cách chơi. Cô nhắc lại.
- Cho trẻ chơi mỗi trò 3-4 lần.
=> Trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi, động viên, khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi. 
b/ TCGD-Chi chi chành chành
-Cô gọi 1 trẻ khá lên nhắc cách chơi luật chơi.
-Cô nhắc lại một lần nữa cách chơi cho trẻ nghe.
-Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
-Cô chú ý bao quát trẻ chơi
c/ Chơi tự do: 
- Cô cho trẻ chơi với lá, bóng, phấn
=> Trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
3. HĐ3: 
- Cô tập trung trẻ lại. Nhận xét giờ học.
- Nhắc trẻ đi làm vệ sinh rồi vào lớp.
3. HĐC
- Trẻ nhớ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi đúng cách, đúng luật.
- Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
I/ Chuẩn bị: - Mũ âm nhạc.
- Bóng, vòng, phấn, bảng, hột hạt...
II/ Tiến hành: 
1. Trò chơi có luật: * TCVĐ (Mới): Chim sẻ và ôtô.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: 1 bạn cầm vòng quay quay tay và chạy như đang lái ôtô vừa lái vừa kêu bíp bíp những bạn còn lại là những chú chim sẻ đang nhặt thóc. Khi chim sẻ nghe thấy tiếng kêu và thấy ôtô lại gần thì phải chạy về tổ. Nếu chú chim nào không chạy được về tổ thì phải giả làm người lái xe.
- Cô chơi mẫu.
- Cô cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
=> Trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn, động viên, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
* TCDG: 
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi trẻ luật chơi, cách chơi. Cô nhắc lại.
- Cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3lần.
=> Trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn, động viên, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
2. Chơi tự do:
- Cô giới thiệu đồ chơi cô mang theo.
- Hỏi trẻ chơi gì? Hướng trẻ chơi các trò chơi đúng với chủ đề.
=> Trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn, động viên, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
- Gần hết giờ cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
* Đánh giá cuối ngày
* Vệ sinh trả trẻ
*********************************
Thứ 3:
19/3/2019
1. HĐCCĐ: 
GDPTTM
(Tạo hình)
Vẽ đoàn tàu
( Đề tài)
1/ Kiến thức:
- Củng cố cho trẻ biểu tượng về đoàn tàu
- Trẻ biết vẽ đoàn tàu có đầu tàu và các toa tàu, bánh xe, đường ray...
- Trẻ biết vẽ thêm một số chi tiết khác như cỏ, cây, ông mặt trời, đám mây và tô màu hợp lí cho bức tranh sinh động có màu sắc đường nét, bố cục phù hợp.
2/ Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng vẽ các nét sổ thẳng, nét cong, nét xiên, nét ngang, di màu đều tạo nên bức tranh đoàn tàu hoàn chỉnh.
3/ Thái độ:
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động
- Phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ, trẻ có ý thức tạo ra sản phẩm, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
I Chuẩn bị:
Bút màu, giấy A4, bảng trưng bày sản phẩm, tranh tham khảo, 
II Tiến hành:
* Gây hứng thú
Chào mừng các bé đến tham dự hội thi “ Bé khéo tay”
- Xin chào đón 3 đội chơi, mời ba đội chơi giới thiệu về đội mình:
 + Đội 1: Tàu hỏa

File đính kèm:

  • docxLop 4 tuoi_12674927.docx
Giáo Án Liên Quan