Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Làm quen chữ cái: Chữ ê dễ thương - Thạch Thị Thu Thảo

1. Mục tiêu:

- Trẻ phát âm to rõ được chữ ê.Trẻ nhận biết được chữ ê trong từ, nhận dạng một số chữ cái thông qua trò chơi. Trẻ biết được ngày 20/11 là ngày "Nhà giáo Việt Nam". Biết được công việc, một số hoạt động của cô giáo của ngày 20/11.

- Rèn kĩ năng, phát âm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, tăng cường cho trẻ từ “bông hồng, nhà giáo, xúc xắc ”

- Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô và kính trọng yêu thương biết ơn thầy cô giáo của mình.

2. Chuẩn bị :

+ Đồ dùng của cô: Giáo án powerpoint, nhạc, tranh từ “nhà giáo việt nam”, bài hát, xúc xắc, hộp quà có chữ cái, vạch chuẩn, 4 rổ quà, nhạc không lời

+ Đồ dùng của trẻ: Mũ, làm thiệp tranh in rỗng chữ ê, hột hạt: hạt đậu xanh, đậu trắng, mè đen, nuôi hình sao, màu nước, tâm bông, khăn giấy ướt, gạo, len, vỏ dừa khô

+ Thời gian thực hiện: 20-25 phút

+ Địa điểm: Trong lớp

 

doc6 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Làm quen chữ cái: Chữ ê dễ thương - Thạch Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: Bản thân
Đối tượng: Lớp 3- 4 tuổi
Số lượng trẻ: 30 trẻ
Ngày dạy: 20/11/2019
Người dạy: Thạch Thị Thu Thảo
I.Đón trẻ-Thể dục sáng - Điểm danh
- Cô trò chuyện thói quen hàng ngày đến lớp của trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu trong lớp. Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc.
- Thể dục sáng
- Điểm danh
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động- LQCC: Chữ ê dễ thương
1. Mục tiêu:
- Trẻ phát âm to rõ được chữ ê.Trẻ nhận biết được chữ ê trong từ, nhận dạng một số chữ cái thông qua trò chơi. Trẻ biết được ngày 20/11 là ngày "Nhà giáo Việt Nam". Biết được công việc, một số hoạt động của cô giáo của ngày 20/11.
- Rèn kĩ năng, phát âm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, tăng cường cho trẻ từ “bông hồng, nhà giáo, xúc xắc ”
- Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô và kính trọng yêu thương biết ơn thầy cô giáo của mình.
2. Chuẩn bị : 
+ Đồ dùng của cô: Giáo án powerpoint, nhạc, tranh từ “nhà giáo việt nam”, bài hát, xúc xắc, hộp quà có chữ cái, vạch chuẩn, 4 rổ quà, nhạc không lời
+ Đồ dùng của trẻ: Mũ, làm thiệp tranh in rỗng chữ ê, hột hạt: hạt đậu xanh, đậu trắng, mè đen, nuôi hình sao, màu nước, tâm bông, khăn giấy ướt, gạo, len, vỏ dừa khô
+ Thời gian thực hiện: 20-25 phút 
+ Địa điểm: Trong lớp 
3.Tổ chức hoạt động :
STT
Cấu trúc-
Thời gian
Hoạt động của cô và trẻ
1
Hoạt động 1: Bé cùng hát
( 4 phút )
 - Cô và cháu cùng hát và vận động bài “Bông hồng tặng cô”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
(Cô mời trẻ dân tộc lên nói từ “Bông hồng” bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó mời bạn khác nói từ “Bông hồng” bằng tiếng việt, mời trẻ dân tộc nhắc lại từ Tiếng Việt
+ Các bạn thường thấy bông hồng màu nào?
+ Bông hồng dùng để làm gì?
+ Bài hát con vừa hát nói về ai? (Trẻ trả lời).
- Cô đã dạy con những gì?
- Công việc hàng ngày của cô là gì?
=> Cô gợi ý: Dạy các con học, học vẽ, học hát, đọc thơ kể chuyện, hàng ngày cô phải chăm sóc, nuôi dưỡng các con. Xem các con giống như con của mình, còn các con xem cô như người mẹ hiền thứ hai. Như thế các bạn phải chăm ngoan, nghe lời cô nhé!
2
Hoạt động 2: Chữ ê dễ
 thương
 ( 10 phút )
Các bạn ơi, cùng lắng nghe cô đọc câu thơ này nhé
(bài thơ cô giáo của em)
+ Câu thơ này nhắc đến ai?(cô giáo)
Vậy ngày hội vui của các thầy cô trong tháng này vậy các con có biết đó là ngày gì không?
-Trẻ trả lời (Nhà giáo việt nam)
Cho trẻ chơi “ trời tối, trời sáng”.
*Xem tranh “ Nhà giáo việt nam ”
- Mời cả lớp nhắc lại từ “ Nhà giáo việt nam” 
(Cô mời trẻ dân tộc lên nói từ “Nhà giáo” bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó mời bạn khác nói từ “Nhà giáo” bằng tiếng việt, mời trẻ dân tộc nhắc lại từ Tiếng Việt
- Thế ngày nhà giáo Việt Nam là ngày mấy tháng mấy? (20/11).
=> Để nhớ ơn quý thầy cô giáo, hằng năm vào ngày 20/11 người ta tổ chức  ngày tết, ngày lễ trọng đại chỉ để dành riêng cho bậc thầy cô - người đã có công dạy dỗ các cháu nên người đấy các con a!
- Dưới tranh Nhà giáo việt nam cô có từ “ Nhà giáo việt nam” cả lớp cùng đọc lại với cô
Cô sao chép cho trẻ xem từ “Nhà giáo việt nam”
Mời trẻ so sánh từ dưới tranh và từ cô sao chép có giống nhau không?
- Các con hãy lắng nghe từ “ Nhà giáo việt nam” có bao nhiêu tiếng nhe? 
- Vậy trong từ “Nhà giáo việt nam” có chữ cái nào đã học rồi, bạn nào hãy lên tìm chữ cái đã học và phát âm chữ cái đó?
- Các bạn xem còn chữ màu gì? 
- Mời 2 trẻ lên hỏi có biết chữ này là chữ gì không?
Vậy chúng mình cùng làm quen chữ ê nhé!
- Cả lớp lắng nghe cô phát âm chữ ê (3 lần)
- Cô mời cả lớp phát âm
- Mời tổ, nhóm, nhiều cá nhân.
- Cô chú ý trẻ phát âm chưa đúng và sữa sai
- Cô giới thiệuc chữ ê in hoa, chữ ê in thường, chữ ê viết thường, tuy cách viết khác nhau nhưng đều đọc là chữ ê. Mời lớp phát âm chữ cái ê
3
Hoạt động 3: Trò chơi với
 chữ cái ê
 ( 10 phút )
* Trò chơi: Xúc xắc vui
Các bạn ơi! Các bạn học rất giỏi bây giờ cô thử tài lớp mình nhé! Nên cô có một trò chơi rất vui có tên là “ Xúc xắc vui”
Cả lớp cùng hát bài hát bóng tròn to
 - Cách chơi: Cô và trẻ cùng đọc bài thơ hoặc hát bài hát chuyền viên xúc xắc, khi đọc đến từ cuối cùng của bài thơ, bài hát thì bạn đang cầm viên xúc xắc sẻ tung xúc xắc lên. Mặt xúc xắc hiện lên chữ cái nào thì bạn đó sẻ phát âm chữ đó, sau đó cả lớp mình cùng phát âm.
- Luật chơi: từ cuối bài thơ hay bài hát bạn nào cầm xúc xắc thì bạn đó tung viên xúc xắc lên và phát âm chữ đó.
Trẻ chơi lần vài lần
Cô nhận xét tuyên dương
Các bạn ơi! Các bạn chơi trò chơi rất giỏi bây giờ cô thử tài lớp mình thêm lần nữa nhé! Trò chơi rất vui có tên là “ai nhanh hơn”
* Trò chơi 2: "Ai nhanh hơn"
- Cách chơi: 2 đội chơi thi đua, lần lượt từng cháu ở mỗi đội bật lên 2 vạch nhặt 1 hộp quà có ghi chữ e hoặc ê theo yêu cầu của cô đặt vào rổ của đội mình rồi chạy về cuối hàng, đến lượt bạn khác lên chơi. 
- Luật chơi: Kết thúc đoạn nhạc đội nào được hộp quà có mang chữ cái đúng yêu cầu của cô nhiều hơn thì đội đó được thưởng. Mỗi bạn chỉ được chọn 1 hộp
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Tổng kết khen đội được thưởng.
* Trò chơi: "Bé khéo tay"
Cho trẻ xem lip các sản phẩm tự tạo
- Cách chơi: Cô và trẻ cùng đọc đồng dao ra ngoài tạo nên những tấm thiệp có chữ cái ê tặng cô nhân ngày 20/11
Trẻ tự sáng tạo
Cô nhận xét tuyên dương
	Kết thúc: Hát bài “Bông hồng tặng cô”
III.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thí nghiệm tan và không tan
Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
1.Mục tiêu:
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát. Cung cấp kiến thức về những chất nào tan hay không tan trong nước. Nước rất đáng quý nên phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ. Tăng cường cho trẻ từ “chất tan, không tan, nước sạch ”
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi. Trẻ biết đoàn kết, hoà thuận với bạn trong khi chơi. Biết giữ gìn vệ sinh chung.Trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
2.Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: các ly nhựa đậng đường, muối cát sỏi.
- Đồ dùng cho trẻ:............., các đồ dùng đồ chơi ngoài trời như: Bóng,cát, bong bóng, dây thun, dây thừng, vẽ ô nhảy lò cò, chong chóng, lá cây, vòng, các rau củ đã gọt sẵn tạo thành phương tiện giao thông, giang hàng phương tiện giao thông , bột làm bánh phụt linh, xích đu, ..
- Thời gian: 30- 35 phút
- Địa điểm: Ngoài sân
3.Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ hát và vận động bài hát "Mời bạn ăn"
 Các bạn vừa hát bài hát gì?
 Các bạn ăn gì để mau lớn và khỏe mạnh?
 Vậy các bạn nhìn xem cô có gì đây?
-> Trò chuyện với trẻ về đồ dùng cô đã chuẩn bị 
+ Chúng mình nhìn xem cô có gì đây?
 + Nước đường, muối, sỏi và cát chúng mình biết để làm gì không?
*Thị Nghiệm tan và không tan Thí nghiệm với đường
 - Cô cho trẻ đứng xúm xít quanh cô. 
Cô chỉ vào bàn đã để sẵn vật dụng để làm thí nghiệm. 
Cô hỏi trẻ: ( Cô gọi 1- 2 trẻ trả lời ) 
- Hôm nay cô sẽ cho lớp chúng mình làm 1 thí nghiệm.
 Lớp chúng mình có thích không nào?
 Thí nghiệm này có tên là “ Chất nào tan trong nước “
 - Cô đã rót sẵn nước lọc vào cốc. 
Bây giờ cô sẽ lấy 1 thìa đường rồi đổ vào cốc nước xong cô sẽ khoáng cốc nước thật nhẹ nhàng. 
Các con hãy đoán xem sẽ có hiện tượng gì xảy ra nào? 
( Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời ) 
* Cô KQ: Đúng rồi! những hạt đường trắng sẽ tan hết vào nước nên chúng mình sẽ không thể nhìn thấy nữa.
 * Thí nghiệm với sỏi, cát . 
Vậy theo các con, cát và sỏi có tan được trong nước không? 
(Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời )
 - Cô sẽ rót nước tiếp vào cốc và xúc thêm sỏi và cát bỏ vào cốc rồi khuấy thật kỹ xem sỏi và cát có tan ra không nhé.
 Ai có nhận xét gì về cốc nước của cô bây giờ nào?
 - Cốc nước này có uống được nữa không? 
Vì sao? ( Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời )
 Chúng mình vừa được xem cô làm thí nghiệm rồi. 
Ai cho cô biết đường ,muối, sỏi cát cái gì được tan trong nước? Cái gì không tan trong nước. 
* Cô KQ: Đường và muối có thể tan trong nước.
 Còn cát và sỏi khi cho vào nước sẽ không tan ra mà chìm xuống vì chúng rất cứng và nặng nữa đấy. 
- Giáo dục: Nước sạch rất đáng quý nên khi chúng ta sử dụng để uống, vệ sinh, rửa chén, giặt đồ thì chúng mình phải cùng nhau tiết kiệm nước.Và phải giữ gìn vệ sinh thân thể cho sạch sẽ. Khi ăn không làm rơi vãi và phải tự xúc ăn. Khi uống nước chúng mình chỉ nên rót ít một, uống hết thì lại rót tiếp, tránh đổ thừa nước làm lãng phí. Sau khi rửa tay xong, chúng mình phải khóa chặt vòi nước để nước không chảy tràn ra ngoài. Các con đã nhớ chưa nào?
 Trẻ làm thí nghiệm Chia trẻ ra 4 bàn cô chuẩn bị sẵn (Trong quá trình trẻ làm cô đi quan sát trẻ) Nhận xét trẻ làm thí nghiệm
 Trò chơi vận động: 
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng  cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt. 
- Luật chơi:
Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được hai- ba vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc. Còn mèo bắt được chuột thì chú chuột sẻ bị phạt nhảy lò cò nhé
 Cho trẻ chơi vài lần
 Cô nhận xét tuyên dương
* Chơi tự do 
- Trong sân trường có rất nhiều đồ chơi: Bóng, bong bóng, cát, dây thun, dây thừng, vòng, phấn , vẽ ô vẽ nhảy lò cò, bẹ dừa, lụt bình, rau củ quả tạo thành phương tiện giao thông, giang hàng phương tiện giao thông , bột làm bánh phụt linh, xích đu, . Ngoài ra có các loại lá Lá dừa, các loại lá để cháu kết lại thành các sản phẩm cháu thích.
- Giáo dục: Khi ra sân chơi phải biết chơi một cách an toàn, phải biết bảo vệ đồ chơi và chơi đoàn kết với bạn, chơi với cát cẩn thận không để rơi vào mắt bạn, khi chơi không xô đẩy lẫn nhau.
- Cô quan sát trẻ chơi và chơi cùng trẻ 
- Kiểm tra sĩ số trẻ cho trẻ đi vệ sinh rửa tay rồi vào lớp
V/ Hoạt động vui chơi: 
Góc xây dựng : Xây dựng cửa hàng quần áo 
Góc phân vai: shop dép
Tạo hình : Tô màu quần áo
Góc thư viện : Xem tranh ảnh album về bạn 
Góc khoa học : Chăm sóc cây xanh
 TRẺ ĂN TRƯA-NGŨ TRƯA - VỆ SINH- ĂN XẾ
VI/ Hoạt động chiều: 
1.Bé chơi góc tạo hình
2.Ôn luyện kỹ năng phát âm
- Phát âm chữ cái ê
- Trẻ thực hiện cô theo dõi- quan sát.
3.TCTV	
Bây giờ các bạn cùng nhắc lại với cô các từ nhé " bông hồng, nhà giáo, chất tan, không tan, nước sạch"
Cả lớp cùng nhắc lại
Mời vài cá nhân
4.Thực hành vở LQCC
Các bạn cùng hát với cô bài “đường và chân”!
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu trong sách chữ cái e, tô hình “mẹ bế bé”
- Cô nhắc lại cách di màu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cách cầm màu bằng tay phải, ngồi thẳng lưng, di màu tử từ không lem ra ngoài.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát, hướng dẫn trẻ kém. Động viên trẻ thực hiện.
- Nêu gương
 Vệ sinh - trả trẻ
Lâm Tân, ngày 17 /11 / 2019
GV
Thạch Thị Thu Thảo
Lâm Tân, ngày .. / 11 / 2019
P.HTCM Duyệt

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 3 tuoi_12721584.doc