Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình (3 tuần)

PTVĐ

- Tập các bài tập phát triển cơ chân ,tay, bụng, bật, hô hấp

VĐCB:

- Đi nối bàn chân tiến lùi.

- Đập và bắt bóng bằng 2 tay.(ĐGCS 10)

- Bật liên tục vào 5 ô

 

docx6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình (3 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện chủ đề : 3 tuần (Từ ngày 27/10/2014 đến ngày 14/11/2014)
	 Tuần 1: Gia đình của bé (Từ ngày 27/10/2014 đến ngày 31/10/2014) 
	Tuần 2: Ngôi nhà gia đình bé sinh sống (Từ ngày 03/11/2014 đến ngày 07/11/2014)
	Tuần 3: Đồ dùng gia đình bé (Từ ngày 10/11/2013 - 14/11/2014)
I.Mục tiêu
STT
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Nhật ký
1
Phát triển thể chất
PTVĐ
* Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn:
- Trẻ biết nghe hiệu lệnh, phối hợp tay chân nhịp nhàng để phối hợp các vận động : Đi , ném, nhảy và các trò chơi vận động
- Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ
- Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản
DDSK
- Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày.(CS 19)
- Trẻ có thể hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.( CS 21)
- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (CS 22)
PTVĐ
- Tập các bài tập phát triển cơ chân ,tay, bụng, bật, hô hấp
VĐCB:
- Đi nối bàn chân tiến lùi.
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay.(ĐGCS 10)
- Bật liên tục vào 5 ô
TCVĐ:
- Gia đình gấu.
- Có bao nhiêu đồ vật .
- Chuyền bóng
- Cầm bút đúng bằng ngón tay cái và ngón trỏ, đỡ bằng ngón giữa.Tô màu đều
-Cắt rời được hình không rách, đường cắt lượn sát theo mép vẽ
DDSK
-Trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
-Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm.
+Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép.
-Nhận ra một số việc làm gây nguy hiểm và 
2
Phát triển nhận thức
*KPXH
- Trẻ có hiểu biết về gia đình, ngôi nhà của mình
- Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng ( CS 96).
* LQVT
- Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng không gian:
- Xác định vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác ( CS 108)
*Khám phá XH
- Trò chuyện về gia đình bé(CS 27)
- Trò chuyện về ngôi nhà bé ở.
- Đồ dùng gia đình bé
* Làm quen với toán
- Số 6(tiết 3)
- Nhận biết goi tên khối cầu,khối trụ,khối vuông,khối chữ nhật và nhận dạng các hình trong thực tế.
- Xác định vị trí phải trái, trước, sau có sự định hướng của đối tượng khác
3
Phát triển ngôn ngữ
* Trẻ nghe hiểu lời nói:
- Có khả năng miêu tả về các đồ dùng, đồ chơi trong gia đình 
- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè dành cho lứa tuổi trẻ em.( CS 64)
- Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi( CS 63)
* Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc:
- Trẻ nhận biết và phân biệt, phát âm , được chữ cái mới e, ê
- Trẻ kể tên một số đồ dùng trong gia đình bé như ĐD để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng sinh hoạt
- Biết đọc diễn cảm cùng cô.
- Tự kể chuyện,nêu nhân xét của bản thân .
+ Đọc thơ: Chia bánh, Bé và mèo hoang…
+Truyện: Bàn tay có nụ hôn…
- Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những hành dộng hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
-Trẻ cầm đúng sách , lật từ trái sang phải, nhìn đọc từ trên xuống dưới
- LQCC: e, ê
4
Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ có kỹ năng tạo hình ; vẽ, xé dán, nặn
- Trẻ nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc(CS101)
- Hát đúng giai điệu bài hát trong chủ đề.( CS 100)
- Chơi các trò chơi.
- Trẻ sử dụng một số nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm :
 Tạo hình
- Cắt đồ dùng trong gia đình.
- Vẽ người thân trong gia đình
+Vẽ ngôi nhà
- Nặn theo ý thích
- Trẻ đưa ra ý kiến nhận xét của mình qua các sản phẩm tạo hình
* Âm nhạc
- Tổ chức cho trẻ vận động theo các bài hát, nhún ký chân, vỗ tay theo tiết tấu phối hợp, tiết tấu nhanh…
*Hát :Cả nhà thương nhau,ngôi nhà mới,Cả nhà đều yêu,Đồ dùng bé yêu, Gia đình gấu…
* Nghe hát
- Ba ngon nến lung linh
- Tổ ấm gia đình.
- Bàn tay mẹ.
- Gánh gánh gồng gồng
* Trò chơi
- Nghe tiết tấu tìm đồ vật, bao nhiêu bạn hát, ai nhanh nhất, …
- Nghe giai điệu đoán tên bài hát(ĐGCS 99)
5
Phát triển tình cảm- xã hội
* Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc:
- Nhận biết các trạng thái, cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác 
( CS 35) 
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói cử chỉ và nét mặt.( CS 36)
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè( CS37)
 Trẻ thể hiện sự tôn trọng với người khác: Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân.( CS 58)
-Thể hiện sự nhận thức về bản thân: Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình
(CS 27)
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.(CS 43)
- Nhận ra và nói được trạng thái, cảm xú vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận…của người khác qua nét mặt , cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xú trực tiếp hoặc qua tranh ảnh
- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau ở mọi hoạt động : Hoạt động góc, trò chơi…
- Nhận ra tâm trạng của người thân và bạn bè, biết chia vui và an ủi phù hợp khi họ ốm, mệt hoặc buồn rầu bằng lời nói và cử chỉ. Chuc mừng, động viên, khen ngợi, reo hò, cổ vũ.
- Nói được sở thích của bạn bè, người thân . Ví dụ: Bạn …thích ăn cá nhưng con không thích, Bố hay đọc báo, Bạn Anh thích chơi búp bê…
- Nói được một số thông tin về cá nhân như: họ, tên, tuổi, tên lớp/ trường mà trẻ học…
+Nói được một số thông tin gia đình như: họ tên của bố mẹ, anh, chị, em…
+Nói được địa chỉ nơi ở như: tên làng xóm, số điện thoại của bố mẹ 
-Chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện sẵn lòng trả lời câu hỏi trong giao tiếp, giao tiếp thoải mái tự tin

File đính kèm:

  • docxCHUDE GIA DINH.docx
Giáo Án Liên Quan