Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non

- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Khi rửa tay không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo, đi vệ sinh đứng nơi quy định, sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng quy cách

 

doc10 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4612 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỂ: TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian: Từ ngày 08/09/2014 đến 27/09/2014
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Mạng hoạt động
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
CS15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Khi rửa tay không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo, đi vệ sinh đứng nơi quy định, sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng quy cách
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng sau mỗi hoạt động, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
CS16: Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày
- Các thao tác lau mặt, chải răng
- Thời điểm cần lau mặt, chải răng
- Tự lau mặt, chải răng đúng theo các thao tác
- Thể hiện ý thức tự chăm sóc bản thân
- Giờ đón trẻ, cô cùng trẻ trò chuyện thói quen tự phục vụ bản thân của trẻ.
CS18: Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Luôn giữ cho quần áo tươm tất, không bôi bẩn lên quần áo
- Biết giữ đầu tóc luôn sạch sẽ, gọn gàng, chải đầu nếu tóc rối
- Sau giờ ngủ trưa, hướng dẫn trẻ tự chải tóc, quần áo gọn gàng
CS19: Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày.
- Kể tên một số món ăn quen thuộc trong trường MN
- Các bữa ăn trong ngày ở trường, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Biết một số loại bánh, hoa quả có trong ngày tết trung thu.
- Tổ chức giờ ăn trưa.
- HĐNT “Tham quan khu nhà bếp”
- Tổ chức kịch bản “Tết trung thu”
CS21: Nhận ra và không chơi với đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm
- Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép
-Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm
- Tổ chức “hoạt động góc” đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi.
- Trò chuyện với trẻ về đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ chơi sắc nhọn, vật gây cháy nổ.
- Hoạt động góc (góc học tập xem lô tô một số đồ vật gây nguy hiểm)
CS24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi không được người thân cho phép.
- Phân biệt người lạ, người quen.
- Không theo khi người lạ rủ.
- Xin phép cô giáo khi nhận quà của người lạ.
- Giờ đón trẻ, trả trẻ
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề trường mầm non
- Vẽ chân dung cô giáo.
- Vẽ theo ý thích, vẽ tranh chủ đề trường MN ở góc tạo hình.
CS12: Chạy nhanh 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây.
- Tư thế xuất phát, tư thế chạy
- Chạy tại chỗ, chạy chậm
- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây.
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, zích zắc theo hiệu lệnh.
- Chạy nhanh 18m từ 5-7 giây
- TC: “Ai nhanh nhất”
- Đi kiễng chân 
- Trò chơi: “ Nhảy vào, nhảy ra
- Chạy theo đường zích zắc.
- TC: “Ai nhanh nhất”; “
2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
CS33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày
Tự giác làm việc
- Thể hiện sự thích thú khi được làm việc
- Những công việc cần làm vừa sức với mình
- Chủ động và độc lập trong công việc mình làm
- Lao động vệ sinh lớp học, trường học.
- Hoạt động góc (cất đồ chơi đúng nơi quy định); hoạt động học (tự kê bàn ghế);…
- Hoạt động học tập tô, vẽ,…
CS34: Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- Mạnh dạn xin phát biểu ý kiến
- Nói, hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách lưu loát, rõ ràng, không sợ sệt, rụt rè, e ngại
- Hoạt động góc, hoạt động có chủ đích,....
CS36: Biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Bộc lộ tình cảm với cô giáo, bạn bè và người thân.
- Hòa đồng với bạn bè, cùng nhau giả quyết công việc chung của lớp 
- Tổ chức kịch bản “ ngày hội đến trường của bé”
- Tổ chức kịch bản “ tết trung thu”
CS38: Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.
- Yêu quý trường MN qua sự đa dạng phong phú của đồ dùng, đồ chơi.
- Thể hiện thái độ, tình cảm của mình trước vẻ đẹp của trường MN qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện.
- Trò chuyện về trường Mầm non của bé.
- Trò chuyện về lớp MG của bé
- Quan sát đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi lớp học.
CS 41: Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích
- Trấn tĩnh, hạn chế cảm xúc và những hành vi tiêu cực
VD: Đánh bạn, cào, cấu, gào khóc, quăng đồ chơi ...Khi được người khác giải thích, an ủi, chia sẻ 
- Biết sử dụng lời nói để diễn tả cảm xúc tiêu cực
( Khó chịu, tức giận...) của bản thân khi giao tiếp với bạn bè, người thân
- Giờ đón trẻ, giờ hoạt động góc,... mọi lúc mọi nơi.
CS42: Dễ hòa đồng chơi với bạn
- Nhanh chóng hòa đồng vào 
hoạt động chung với nhóm bạn
- Qs trẻ trong sinh hoạt hàng ngày
CS49: Trao đổi ý kiến của mình với các bạn.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với các bạn trong nhóm hoặc người lớn gần gũi.
- Chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác hoặc nhóm bạn.
- Thảo luận nhóm qua hoạt động góc, hoạt động có chủ đích
CS51: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
- QS trẻ mọi lúc, mọi nơi
CS 57: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thường xuyên thực hiện 1 số hành vi bảo vệ môi trường.
- Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi , đồ dùng đúng nơi, ngăn nắp, gọn gàng . Tham gia quét, lau chùi lớp học.
- Tắt điện khi ra khỏi lớp, sử dụng tiết kiệm nước.
- Chăm sóc cây trong vườn trường, không hái hoa bẻ cành.
- Lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày phù hợp VD:
+ Cất đồ dùng đúng nơi, ngăn nắp, gọn gàng . +Tham gia quét, lau chùi lớp học.
+ Kê dọn bàn ăn, giường ngủ.
+ HĐNT: Nhặt lá trên sân trường. Dạo quanh sân trường.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
CS62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động
- Lắng nghe và hiểu được những lời nói, chỉ dẫn của người khác liên quan đến 2, 3 hành động.
- Biết trả lời lại bằng những hành động, lời nói phù hợp.
- Thực hiện được theo lời chỉ dẫn các hành động có liên quan trực tiếp.
- Thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn
- QS, trò chuyện với trẻ trong các hoạt động hàng ngày
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi theo nhóm, 
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát.
QS, trò chuyện với trẻ trong các hoạt động hàng ngày
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện.
- Các tình huống các nhân vật trong chuyện
- Tên, tính cách của các nhân vật trong chuyện, đánh giá được tính cách của nhân vật trong chuyện.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non.
- Thơ “Gà học chữ”
- Thơ “Làm quen chữ số”
- Thơ “Tình bạn”
- Đồng dao “Nu na nu nống”, “dung dăng dung dẻ”
CS65: Nói rõ ràng
- Phát âm đúng theo các âm phụ, âm đầu, âm cuối và các điệu
- Phát âm đúng các chữ cái tiếng việt.
- Nói rõ ràng các từ ngữ
- Phát âm rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được
- Sử dụng lời nói rõ ràng, dễ dàng, thoải mái, nói với âm lượng vùa đủ
- Làm quen với các nét cơ bản.
- Làm quen chữ cái o,ô, ơ
CS75: Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác nói
- Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt.
- Không nói chen vào khi người khác đang nói lời người khác ...
- Tôn trọng người nói bằng việc lắng nghe, hoặc đặt các câu hỏi, nói ý kiến của mình khi họ đã nói xong.
- Trò chuyện về lớp học của bé.
CS78: Không nói tục chửi bậy
Không nói hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào
CS80:Thể hiện sự vui thích với sách
CS81: Có hành vi bảo vệ sách
- Tìm sách để đọc
- yêu cầu người khác đoc
- Giở cẩn thận từng trang khi xem, không quăn, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách
- Để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng.
- Nhắc nhở hoặc không đồng tình khi bạn làm rách sách;băn khoăn khi thấy cuốn sách bị rách và mong muốn cuốn sách được phục hồi 
- Góc học tập, giờ sử dụng sách (tạo hình, toán)
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức
CS91:Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt
-Nhận biết và phát âm được nhóm chữ o, ô, ơ
-Làm quen với các nét cơ bản
-Nhận biết chữ o, ô, ơ
CS96: Phân loai được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng
- Trẻ nói được công dụng và chất liệu của những đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Xếp những đồ dùng, đồ chơi vào một nhóm và gọi tên nhóm.
- Quan sát đặc điểm nổi bật của đồ dùng đồ chơi trong lớp.
CS97:Kể tên được 1 số địa điểm công cộng nơi trẻ sống
-Kể và trả lời được câu hỏi về những địa điểm công cộng, TMN nơi trẻ sống, hoạt động hàng ngày
* THMTXQ:
- Trò chuyện về TMN
- Trò chuyện về lớp mẫu giáo
CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh.
- Nghe hát: “Đi học”; “ngày đầu tiên đi học”; “Em yêu trường em”
CS100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Lắng nghe bài hát
- Hiểu nội dung bài hát
- Thể hiện hài hát đúng giai điệu.
- Hát rõ lời bài hát.
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Tổ chức kịch bản “ ngày hội đến trường của bé”
- Tổ chức kịch bản “ tết trung thu”
- TC: “Tai ai tinh”; “bạn nào hát”
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Thích thú với các loại hình âm nhạc.
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Nghe và nhận ra sắc thái của các bài hát bản nhạc.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Hát VĐ: “Ngày vui của bé”; “Em đi MG”, “Vườn trường mùa thu”
-Biểu diễn cuối chủ đề TMN
CS102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để làm sản phẩm.
- Biết đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi 
- Nặn con lật đật.
CS104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 10.
- Chọn thẻ số tương ứng(hoặc viết) với số lượng đếm được
* Toán:
 - Ôn đếm thêm bớt tạo sự bằng nhau các nhóm đối tượng trong phạm vi 2, nhận biết CS 1,2
- Ôn nhận biết chữ số trong phạm vi 3.đếm theo khả năng.
- Ôn nhận biết số lượng và chữ số 4, nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
CS 112: Hay đặt câu hỏi
- Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh.
- Nói rõ ràng, trọn câu.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh
- QS trẻ trong giờ HĐC, HĐNT, trò chuyện cùng cô giáo
CS 113: 
* NHIỆM VỤ CỦA CÔ:
- Hoàn thành các loại hồ sơ của cô và trẻ.
- Soạn bài đầy đủ trước tuần dạy.
- Làm đồ chơi bổ sung chủ đề.
- Tham gia hội thi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh
- Thu các khoản tiền đầu năm của trẻ
- Cân, đo chấm biểu đồ cho trẻ.
- Tổ chức kịch bản “Ngày hội đến trường của bé” và kịch bản: “ Vui hội Trung thu”.
 TỔ CHỨC NGÀY HỘI NGÀY LỀ
* Ngày khai giảng năm học 2014-2015
I. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết được ngày 5 tháng 9 năm 2014 là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường ở tất cả các bậc học.
- Trẻ hào hứng, hồi hộp thích được đi học.
- Thông qua “ngày hội đến trường của bé” trẻ thêm yêu quý cô giáo, bạn bè. 
II. Chuẩn bị.
1. Quy mô tổ chức: cả trường
2. Trang phục: cô và các cháu, phụ huynh mặc quần áo đẹp.
3. Cảnh trí: Phông trang trí cảnh ngày hội đến trường, cờ, hoa, bóng bay,…
III. Tiến hành.
* HĐ1: Ổn định tổ chức.
Trẻ ngồi thành dãy xung quanh lớp
Cô giáo điều khiển chương trình lên phía trước sân khấu và nói: “cô chào tất cả các con”. Trẻ trả lời: “chúng con chào cô ạ”
- Các con ơi! Hôm nay là ngày hội đến trường, là ngày vui của các bé.Cô cùng các con hãy mang những lời ca, tiếng hát của mình để hòa chung vào ngày vui của các con có đồng ý không nào!
- Mở đầu chương trình là bài hát “Trường của chúng cháu là trường MN” do các cháu MG lớp 5a2 trường MN Mai Động biểu diễn.
- “Ngày đầu tiên đi học mẹ dắt tay đến trường. Em vừa đi vừa khóc………” đó cũng là lời của bài hát “Ngày đầu tiên đi học” với sự thể hiện của bè Hà Phương và Hồng Thu.
- Tiếp theo chương trình là bài: “Cháu đi mẫu giáo”
- Tiếp theo chương trình là bài: “ Chị ong nâu và em bé”
- Một tiết mục không kém phần sôi động do các chú thỏ đến từ lớp 5A2 với bài múa “ ALiBaBa”
- Tập thể các diễn viên nhí với bài: “ Chào ngày mới”
- Với giọng thơ hết sức truyền cảm, ấm áp cháu Tiến Thành thể hiện bài thơ “Cô giáo của em”
- Tập thể bd bài: “Ngày vui của bé”
- Cô giáo múa hát xen kẽ
* Tổ chức trò chơi “ Kéo co”
- Đại diện trẻ lên hứa với cô giáo trong năm học mới.
- Kết thúc chương trình bài hát “Ngày vui của bé” vang lên cả trường hát. Các lớp từ từ ra sân chơi trong tiếng nhạc, tiếng hát sau đó trở về lớp của mình.
 ………………………..*********……………………
NGÀY HỘI NGÀY LỄ
 *Vui Hội Trung thu
I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU
1. Kiến thức.
- Trẻ biết ngày hội rằm tháng 8(âm lịch) là tết Trung thu của thiếu nhi.
- Biết một số hoạt động lễ hội trong ngày tết trung thu: rước đèn, múa sư tử, trông trăng,…
2. Kĩ năng.
- Biết cùng cô giáo chuẩn bị sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp học, bày mâm ngũ quả cho ngày tết trung thu.
3. Thái độ.
- Mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể
-Thể hiện sự vui mừng, phấn khởi được đón tết trung thu.
- Trẻ có ý thưc hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thể hiện hành vi văn minh trong ngày lễ hội truyền thống.
II. CHUẨN BỊ.
1. Quy mô tổ chức: 3 lớp khu tập trung Thôn 4, Nho Lâm.
2. Trang phục: cô và các cháu, mặc quần áo đẹp.
3. Cảnh trí: Đèn lồng, bày cỗ trung thu, đèn ông sao, mũ sư tử, trống.
4. Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo….. thôn 4
III. TIẾN HÀNH.
* HĐ1: Ổn định tổ chức.
- Cho một trẻ cầm loa chạy từ ngoài của vào:
“Loa, loa, loa
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa…loa…loa”
- Cô giáo đóng vai chị Hằng bước vào vừa đi vừa vẫy tay:
Chị Hằng: Chị chào tất cả các em! Hôm nay là ngày gì mà các em chuẩn bị nhiều thư vậy?
Ở trên cung trăng chị Hằng thấy các bé tập trung đông vui chị Hằng cũng muốn chung vui cùng với các bé.
- Trẻ đứng thành vòng tròn cầm tay nhau háy bài “múa vui” ST: Lưu Hữu Phước 
 Chị Hằng thấy các bé đến trường Mầm non được múa hát bên cô giáo và các bạn cuộc sống thật thanh bình biết bao.
- Tốp ca trẻ với bài “Ánh trăng hòa bình” ST: Hồ Bắc.
- Trẻ nói:
“Trời mùa thu trong xanh
 Gió lay nhẹ lá cành
 Tiếng chim vui ca hát
Rộn ràng mùa thu sang”
- Hai trẻ lên vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Vườn trường mùa thu”
- Chị Hằng: Ngày tết Trung thu các bé được múa hát dưới ánh trăng hòa bình, còn các chú bộ đội phải đứng gác canh giữ biển trời. Các em hãy múa tặng các chú bộ đội bài hát “Gác Trăng” nào!
- Cho cả lớp múa bài “Gác Trăng” của TG: Hoàng Văn Yến
- Trẻ nói:
“Trung thu trăng chiếu sáng
 Soi tỏ cánh đồng làng
 Tuổi thơ vui ngày hội
Rước đèn trong đêm trăng”
- Tốp ca trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao” TG: Phạm Tuyên
- Các cháu vừa đi rước đèn hát bài “Đêm trung thu” TG: Phùng Như Thạch
- Một trẻ cầm loa:
“Loa, loa, loa
 Đêm trung thu vui quá
 Sư tử múa dưới trăng
 Chúng cháu chơi dung dăng
 Cùng chị Hằng vào hội”
Chị Hằng cùng các bé phá cỗ, và phát kẹo cho các bé.
Chị Hằng chào tạm biệt các bạn nhỏ vẫy tay theo nhạc bài “Trăng sáng”

File đính kèm:

  • docke hoach chu de truong mam non 5 tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan