Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Một số loại rau, củ, quả - Phạm Thị Phượng

- Cô và trẻ đọc bài thơ “Ăn quả”

- Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Vậy bạn nào giỏi kể tên các loại quả mà con biết nào?

- Các con ạ, các loại quả cung cấp vitamin và rất bổ dưỡng, chúng mình hãy ăn nhiều quả để cao lớn và khỏe mạnh nhé

 

doc24 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4830 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Một số loại rau, củ, quả - Phạm Thị Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ (TUẦN 02)
Thứ ba, ngày 20 tháng 01 năm 2015
LÀM QUEN CHỮ CÁI L, M, N
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi biết phát âm chính xác chữ cái l, m, n, 
- Trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phát âm chính xác và nhận dạng được các chữ cái có trong từ, nhận biết được chữ cái đã học
- Cung cấp kiến thức cho trẻ về chủ đề thực vật
2. Kĩ năng
- Thông qua trò chơi phát triển khẳ năng nghe, nhìn cho trẻ, biết cách chơi với những chữ cái l, m, n
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ có tính kỉ luật trong giờ học
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Rổ đựng chữ cái l, m, n, chữ rỗng
- Tranh thẻ từ “Quả lê” “Quả mít” “Mướp đắng”
- Trang chữ cái l, m, n dán quanh lớp
- Các ngôi nhà gắn các chữ cái l, m, n
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Đồ dùng giống của cô khích thước nhỏ hơn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ đọc bài thơ “Ăn quả”
- Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Vậy bạn nào giỏi kể tên các loại quả mà con biết nào?
- Các con ạ, các loại quả cung cấp vitamin và rất bổ dưỡng, chúng mình hãy ăn nhiều quả để cao lớn và khỏe mạnh nhé
2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái l, m, n
a, Làm quen với chữ cái L
- Nhìn xem, nhìn xem cô có tranh vẽ gì nào?
- Ai có nhận xét gì về “Quả lê” nào?
- Các con thấy bên dưới tranh có gì? Từ dưới tranh là từ gì? 
- Cô và trẻ phát âm từ “Quả lê”
- Và cô có có một bất gờ dành cho chúng mình này, đó chính là từ “Quả lê” cô ghép được từ những thẻ chữ rời
- Bây giờ bạn nào giỏi hãy lên tìm các chữ cái có trong từ “quả lê” mà con đã được học?
- Còn chữ cái nào mình chưa được học?
- Hôm nay cô sẽ đi giới thiệu cho chúng mình một chữ mới đấy các con thích không nào?
- Đó chính là chữ l
- Cô giới thiệu chữ l cho cả lớp biết
+ Cô phát âm 2 lần
+ Mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Giấu tay, giấu tay
- Các con xem trong rổ của các con có gì nào
- Vậy chúng mình cùng sờ, đường bao của chữ l cùng cô nào
=> Nhìn vào chữ cái l bạn nào có thể cho cô biết chữ l được cấu tạo như thế nào?
- Cô lắng nghe và chốt lại: Gồm một nét thẳng đứng
- Các con có biết chữ l được viết in hoa khi nào không?
- Cô giới thiệu chữ cái l viết hoa, viết thường..giờ học lần sau cô sẽ giới thiệu với chúng mình sâu hơn về chữ cái l viết thường nhé
b, Làm quen với chữ cái M
- Trốn cô, trốn cô
- Chúng mình nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ?
- Dưới tranh cũng có từ chỉ nội dung bức tranh đấy các con ạ đó là từ “Quả Mít”
- Cô chỉ vào từ dưới tranh và đọc
- Cả lớp đọc cùng cô
- Các con ạ cô cũng đã ghép được từ “Quả mít” từ những thẻ chữ rời đó
- Từ “Quả mít” cô đã ghép được bằng bao nhiêu thẻ chữ( trẻ đếm)
- Bạn nào giỏi lên tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ “Quả mít”
- Cô chốt lại từ đã học và từ trẻ chưa được học 
- Đây là chữ cái M mà hôm nay cô cho các con làm quen cô phát âm mẫu 2-3 lần.
- Cho lớp phát âm 2-3 lần.
- Cho trẻ phát âm theo tổ, cá nhân.
- Trong rổ đồ chơi của các con có gì ? Các con cùng cầm và sờ theo đường bao của chữ m in rỗng và nói cho cô biết cấu tạo của chữ m?
- Chữ m có đặc điểm gì ?
- Gọi trẻ giới thiệu cấu tạo chữ m
+ Cô giới thiệu cấu tạo của chữ m: Gồm một nét thẳng trái và hai nét móc phải liên tiếp
+ Cho cả lớp nhắc lại 1- 2 lần
+ Cho các nhân nhắc lại
- Cô giới thiệu thêm về các kiểu chữ m: chữ m in thường, chữ m viết thường, chữ m in hoa.
c, Làm quen với chữ cái n
- Trời tối, trời sáng
- Chúng mình nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ?
- Dưới tranh cũng có từ chỉ nội dung bức tranh đấy các con ạ đó là từ “Quả na”
- Cô chỉ vào từ dưới tranh và đọc
- Cả lớp đọc cùng cô
- Các con ạ cô cũng đã ghép được từ “quả na” từ những thẻ chữ rời đó
- Từ “quả na” cô đã ghép được bằng bao nhiêu thẻ chữ 
- Bạn nào giỏi lên tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ “quả na”
- Cô chốt lại từ đã học và từ trẻ chưa được học 
- Đây là chữ cái n mà hôm nay cô cho các con làm quen cô phát âm mẫu 2-3 lần.
- Cho lớp phát âm 2-3 lần.
- Cho trẻ phát âm theo tổ, cá nhân.
“Giấu tay, giấu tay”
- Trong rổ đồ chơi của các con có gì ? Các con cùng cầm và sờ theo đường bao của chữ n in rỗng và nói cho cô biết cấu tạo của chữ n
- Chữ n có đặc điểm gì ?
- Gọi trẻ giới thiệu cấu tạo chữ n
+ Cô giới thiệu cấu tạo của chữ n: Gồm một nét thẳng trái và một nét móc phải
+ Cho cả lớp nhắc lại 1- 2 lần
+ Cho các nhân nhắc lại
- Cô giới thiệu thêm về các kiểu chữ n: chữ n in thường, chữ n viết thường, chữ n in hoa.
3. Hoạt động 3: So sánh (l và n) (n và m) (m và l)
- Chữ cái l và n giống nhau và khác nhau ở điểm gì?
- Chữ cái n và m có điểm gì giống và khác nhau?
- Chữ cái m và l điểm giống và khác nhau là gì?
- Cô lắng nghe và chốt lại:
4. Hoạt động 4 : Trò chơi
* Trò chơi 1: Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi
+ Xung quanh lớp mình có rất nhiều từ có chứa các chữ cái l, m, n các con hãy lên tìm theo yêu cầu của cô
+ Lần 2: Cho trẻ tìm chữ có trong tên của các bạn trong lớp
- Luật chơi: Bạn nào tìm sai phạt hát một bài
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô quan sát và động viên trẻ kịp thời
*Trò chơi 2 Tìm nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Xung quanh lớp mình cô đã chuẩn bị các ngôi nhà và có các thẻ chữ cái l, m, n. cô sẽ phát cho các con mỗi bạn một thẻ chữ cái tương ứng với các ngôi nhà, chúng mình đi vòng quanh và hát bài “em yêu cây xanh” khi có hiệu lệnh tìm nhà, tìm nhà thì chúng mình chạy thật nhanh về ngôi nhà có chữ cái giống chữ cái các con cầm trên tay
- Luật chơi: Bạn nào về sai nhà thì phải nhảy lò cò về nhà mình
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô quan sát và động viên trẻ kịp thời
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và ra chơi
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ nhận xét theo ý hiểu
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm 3 lần
- Trẻ quan sát
- Trẻ lên tìm chữ cái đã học
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Quả mít
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên tìm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- lắng nghe
- Cả lớp nhắc lại
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Quả na
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ quan sát
- Trẻ đếm
- Trẻ lên tìm
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Trẻ phát âm
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời và thực hiện
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Lắng nghe
- Trẻ so sánh 
(5-6 trẻ)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 
- Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: quả su su
Trò chơi: Gieo hạt
Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, nâng cao thể trọng cho trẻ với thời tiết và môi trường.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của quả su su
- Biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh
2. Kĩ năng
 - Trẻ có kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định
- Biết chơi trò chơi cùng bạn đoàn kết
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong mọi hoạt động
- Biế ăn uống đủ chất dinh dưỡng
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Quả su su
- Đồ chơi tự do cho trẻ
2. Chuẩn bị cho trẻ
Trang phục ngọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát quả su su
- Cô cho trẻ ra ngoài trời, vừa đi vừa hát bài “Bắp cải xanh”
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề
- Cô nói mục đích buổi hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ quan sát và trải nghiệm 1-2 phut
- Cô cho trẻ quan sát “quả su su”
+ Nhắc lại từ “su su”
+ Ai có nhận xét gì về quả su su?
+ Nhà bạn nào trồng cây su su?
+ Hàng ngày con có được ăn quả su su không?
- Cô lắng nghe nhận xét và chốt lại
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Gieo hạt”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi?
- Cô lắng nghe và chốt lại
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô quan sát dộng viên trẻ 
- Hỏi lại tên trò chơi?
- Nhận xét và khen trẻ
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các đồ dùng, đồ chơi ở các góc
- Cho trẻ về góc chơi trẻ thích
- Cho trẻ chơi với bóng, sỏi, phấn
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
- Nhận xét và khen trẻ
- Cho trẻ vệ sinh vào lớp
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trải nghiệm
- Trẻ quan sát
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Gieo hạt
- Trẻ chơi theo ý thích
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tìm và khoanh tròn những hành vi sai 
của con người với môi trường
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết các hành vi sai, của con người, với môi trường sống
- Biết khoanh tròn vào đáp án đúng
2. Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng bảo vệ môi trường, nhận ra việc làm sai
- Biết khoanh tròn vào đáp án, trắc nhiệm
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Biết bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Tranh về hành vi sai của con người với môi trường
- Bút cho trẻ khoanh tròn
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trẻ ngồi bàn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Cô giới thiệu tên bài học
- Cho trẻ quan sát tranh về hanh vi sai của con người với môi trường
- Cô hướng dẫn trẻ khoanh vào hành vi sai của con người
- Cô nhận xét và khen trẻ
- Hướng trẻ vào bài mới
- Vệ sinh trả trẻ 
Thứ năm, ngày 22 tháng 01 năm 2015
VĂN HỌC
Truyện: Sự tích cây vú sữa
(Kể chuyện cho trẻ nghe)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ 3tuổi biết tên truyện, tác giả, hiểu nội dung câu truyện, biết lắng nghe và hiểu nội dung câu truyện
- Trẻ 4-5 tuổi hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện, nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện, nắm được nhân vật trong chuyện
- Qua câu truyện trẻ biết yêu thương cha mẹ và ngoan ngoãn
2. Kĩ năng
- Biết chú ý lắng nghe và bộc lộ diễn tả lại cảm xúc của các nhân vật có hồn
- Phát triển khả năng sáng tạo, phán đoán, tưởng tượng
- Rèn cho trẻ thói quen mạnh dạn tự tin
3. Thái độ
- Trẻ chú ý trong giờ học
- Biết yêu cây xanh và bảo vệ chăm sóc cây xanh
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Tranh minh họa truyện “Sự tích vú sữa”
- Video truyện “Sự tích vú sữa”
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trước hoạt động cho trẻ làm quen với truyện
- Tâm lý thoải mái 
- Trang phục gọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Các con ơi chúng mình đang học chủ đề lớn là gì?
- Bạn nào giỏi kể tên các loại quả mà con biết nào
- Có rất nhiều loại quả cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, chúng mình hãy ăn nhiều quả để lớn cao và khỏe mạnh nhé
- Trời tối, trời sáng
+ Cô bức tranh gì đây?
+ Bạn nào đã được ăn quả vú sữa?
+ Các con có biết vì sao quả vú sữa thơm ngon như dòng sữa mẹ không?
- Hôm nay cô có một câu truyện rất cảm động, nói về nguồn gốc của quả vú sữa đấy câu chuyện có tên là “ Sự tích cây vú sữa” theo truyện cổ tích việt nam cô và các con cùng nhau đi tìm hiểu nhé 
2. Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm
+ Câu chuyện có tên là gì?
- À đó chính là câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” theo truyện cổ tích việt nam
- Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa
* Nội dung câu chuyện nói về người mẹ rất yêu thương con và cậu con không biết thương mẹ đã bỏ nhà đi để người mẹ đau buồn thương nhớ con và đã ra đi, biến thành cây vú sữa, cây ra quả gọi là quả vú sữa, khi cậu bé trở về thì đã không còn mẹ nữa.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện có tên là gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Người mẹ trong truyện có thương yêu con không?
- Nhưng cậu bé thì như thế nào? Cậu có yêu thương mẹ mình không?
- Vì sao cậu lại bỏ nhà đi?
- Khi cậu bỏ nhà đi người mẹ đã như thế nào? ( đau buồn)
Trích “Ngày xưa.chờ mong”
- Còn cậu đã bỏ đi đâu? Khi nào thì cậu với nhớ đến mẹ nữa?
- Khi về đến nhà mẹ còn nữa không? Mà cậu thấy gì?
- Thái độ của cậu bé như thế nào khi biết mẹ không còn nữa?
- Cây vú sữa có ra quả, không? Cậu cắn đến quả thứ mấy thì với thấy dòng sữa chảy ra?
- Trích: “ Không biết..thơm ngon”
- Các con ơi qua câu chuyện chúng mình thấy cậu bé có ngoan không? Vậy chúng mình có như cậu bé không?
+ Các con có yêu thương cha mẹ của chúng mình không?
=> Cô chốt lại: Các con ạ, qua câu truyện chúng mình hãy nhớ phải ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, chăm ngoan nhé, phải biết thương yêu cha mẹ, đừng ham chơi làm bố mẹ buồn như cậu bé trong truyện nhé.
- Bây giờ cô và các con cùng quay trở lại với câu chuyện qua một bộ phim nhé
+ Cô mở phim cho trẻ xem
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” và ra chơi.
- Thế giới thực vật
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trẻ lời
- Không ạ
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô kể
- Sụe tích cây vú sữa
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Mẹ, cậu bé
- Có ạ
- Ham chơi, không thương mẹ
- Vì bị mẹ mắng
- Rất đau buồn
- Lắng nghe
- Khi đói, rét, khi bị bạn bắt nạt..
- Không còn mẹ, thấy cây vú sữa
- Hối hận
- Có, lần thứ 3
- Lắng nghe
- Không
- Không
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem phim
- Trẻ chơi và ra chơi
 ______________________________________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MĐ: Cho trẻ giải câu đố về các loại rau, quả
TC: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, nâng cao thể trọng cho trẻ với thời tiết và môi trường
- Trẻ biết lắng nghe và hiểu câu hỏi của cô, trả lời câu đố về các loại rau, quả
- Biết chơi trò chơi và nắm được luật chơi, cánh chơi
2. Kĩ năng
- Biết trả lời câu hỏi của cô liền mạch và phát triển khả năng suy đoán, óc tư duy sáng tạo ở trẻ
- Chơi đoàn kết với bạn
3. Thái độ
- Biết ăn uống đủ chất dinh dưỡng
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Hệ thống câu đố về các loại rau quả
- Không gian rộng an toàn cho trẻ chơi
- Đồ dùng, đồ chơi tự do
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục gọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giải câu đố về các loại rau quả
- Cô cho trẻ ra ngoài trời, quan sát trang phục và sĩ số của trẻ
- Cô nói mục đích buổi hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ hít thở không khí trong lành và trải nghiệm 1-2phút
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề
- Cô đọc hệ thống câu đố cho trẻ giải
- Lắng nghe và nhận xét, khen trẻ
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên tròn chơi
- Hỏi lại trẻ cách chơi, luật chơi?
- Cô lắng nghe và chốt lại
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô quan sát và động viên trẻ
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu đồ dùng, đồ chơi
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Cô quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Nhận xét và khen trẻ
- Trẻ ra ngoài trời
- Trẻ trải nghiệm
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi 2- 3 lần
- Trẻ chơi theo ý thích
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ đọc bài đồng dao về củ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết đọc đồng dao cùng cô
- Biết về các loại rau củ
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ óc tư duy sáng tạo
- Biết trả lời câu hỏi của cô
3. Thái độ
Trẻ hứng thú trong mọi hoạt độn, biết chơi với bạn đoàn kết
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
Hệ thống câu đố, về củ
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phụ ngọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Cô giới thiệu tên bài 
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
- Đọc câu đố về củ cho trẻ giải
- Cô lắng nghe và nhận xét
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ
NHÁNH 3: MỘT SỐ LOẠI HOA
Thứ hai, ngày 26 tháng 01 năm 2015
THỂ DỤC
VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
TCVĐ: Nhảy tiếp sức 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết 3 tuổi tên vận động và biết đi trên ghế băng, và đầu đội túi cát không để rơi, biết chơi trò chơi
- Trẻ 4-5 tuổi biết tên vận động và tập đúng kĩ thuật, không làm rơi túi cát
- Biết chơi với bạn đoàn kết
2. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng phối hợp các giác quan
- Kĩ năng đi trên ghế băng, giữ thăng bằng
3. Thái độ
- Trẻ có tính kỉ luật trong học tập
- Tham gia hoạt động tích cực nhiệt tình
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Túi cát, ghế thể dục, rổ đựng túi cát
- Sân rộng bằng phẳng, thoáng mát
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục ngọn ngàng
- Tâm lý thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề
- Lắng nghe và khen trẻ
* Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu đi: Đi thường- đi kiễng gót- đi thường – đi bằng mũi bàn chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm lại - đi thường.
- Sau đó cho trẻ chuyển đội hình hai hàng ngang dãn đều
- Điểm danh tách hàng
2. Hoạt động 2: Trọng động
* BTPTC
- Động tác tay 1: Đưa hai tay ra trước và đưa lên cao
- Động tác chân 3: Đứng co một chân liên tục
- Động tác bụng 4: Hai tay đưa cao cúi người chân chạm ngón tay
- Động tác bật: Bật liên tục tại chỗ
* VĐCB “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”
- Lớp mình đang chuẩn bị cho hội thì gì ở trường vậy các con?
- Đúng rồi các con đang tập biểu diễn thời trang để đi thi bé khỏe bé ngoan phải không nào?
- Giờ học hôm nay cô và các con cùng nhau đi luyện tập để biểu diễn thời trang thật đẹp nhé
- Chúng mình cùng đi “trên ghế băng và đầu đội túi cát” nhé.
=> Cô làm mẫu
+ Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác
- Cô đứng ở dưới hàng và lên trước nghế khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô bước lên lấy túi cát ở rổ, bước từng chân lên ghế, và đứng trên ghế chân khép, tay chống hông, đầu đội túi cát, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh cô bước từng bước đi trên ghế đầu gẩng, và đi đến hết ghế, cô bước từng bước xuống và cầm túi cát cho vào rổ đi về cuối hàng đứng.
- Cô làm mẫu lần 3 ( nếu trẻ chưa hiểu)
+ Cho 1 trẻ khá lên tập mẫu
+ Cô quan sát và sửa sai kĩ thuật cho trẻ
+ Cho trẻ thực hiện 2-3 lần (cô giúp đỡ trẻ yếu)
- Quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Hỏi lại tên vận động?
- Nhận xét và khen trẻ
* TCVĐ “Nhảy tiếp sức”
- Các con học rất giỏi cô tặng cho chúng mình một trò chơi các con có thích không nào?
- Đó là trò chơi “Nhảy tiếp sức”
+ Cách chơi: Cô chia lớp làm hai đội chơi, nhiệm vụ của mỗi đội là nhảy đến đích và sau đó nhảy về cuối hàng, bạn tiếp theo nhảy lên và cứ thế cho hết hàng
+ Luật chơi: Đội nào về chậm hơn là đội thua cuộc
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cô quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Hỏi lại tên trò chơi?
3. Hoạt động 3: Kết thúc
Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chuyển đội hình
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ tập 3l x 8n
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ tập 3l x 8n
- Bé khỏe bé ngoan
- Vâng ạ
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ tập mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MĐ: Cho trẻ hát bài “Màu hoa”
TC: Cáo và thỏ
Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giúp trẻ hít thở không khí trong lành, và trải nghiệm với thiên thiên
- Trẻ biết tên bài hát, tác giả, biết hát đúng giai điệu, nhịp điệu của bài hát
- Củng cố kiến thức về chủ đề
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng ca hát
- Chơi đoàn kết với bạn
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong mọi hoạt động
- Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Nhạc bài hát “màu hoa”
- Đồ dùng, đồ chơi tự do
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục gọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Dạy trẻ hát bài “ Màu hoa”
- Cô cho trẻ ra ngoài trời, hít thở không khí trong lành
- Cô chú ý quan sát, trang phục sĩ số trẻ
- Cô nói mục đích buổi hoạt động ngoài trời
- Cô giới thiệu tên bài hát
+ Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần
+ Cho trẻ hát cùng cô
+ Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
- Cô lắng nghe và động viên trẻ
- Nhận xét và khen trẻ
2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Cáo và thỏ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hỏi lại trẻ cách chơi, luật chơi?
- Cô lắng nghe và chốt lại
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô quan sát và động viên trẻ
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu đồ dùng, đồ chơi
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Cô quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Nhận xét và khen trẻ
- Trẻ ra ngoài trời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
- Lắng

File đính kèm:

  • docGIAO AN THUC VAT 5 TUOI.doc
Giáo Án Liên Quan