Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy - Đề tài: Trèo qua ghế dài 1,5x30 cm

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết trèo qua ghế dài mà vẫn giữ được thăng bằng.

- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi Chạy tiếp cờ.

2. Kĩ năng:

- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.

 

docx18 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 13804 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy - Đề tài: Trèo qua ghế dài 1,5x30 cm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28: CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
Thời gian thực hiện từ ngày 19/3 đến ngày 23/3/2012
Thứ 2, ngày 19/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: - Trèo qua ghế dài 1,5x 30cm
 - TCVĐ: Chạy tiếp cờ
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết trèo qua ghế dài mà vẫn giữ được thăng bằng.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi Chạy tiếp cờ.
2. Kĩ năng:
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Động tác tay: Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau.
- Động tác chân: Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối.
- Động tác lườn: Chân bước rộng bằng vai, hai tay chống hông, xoay người sang phải, xoay người sang trái
- Động tác bật: hai tay chống hông bật cao tại chỗ 
* Vận động : Trườn theo hướng thẳng:
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập 2 lần 
- Cho hai tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- Đi, chạy các kiểu chân.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Trò chơi: + Chèo thuyền.
 + Thuyền về bến.
 - Chơi TD: Đồ chơi phương tiện giao thông, nút, phấn.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Chèo thuyền”, “Thuyền về bến”.
2. Kĩ năng:
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
3. Thái độ
 - Hứng thú chơi với các đồ chơi: Đồ chơi phương tiện giao thông, nút, phấn.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
 - Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Thuyền giấy, cờ. Đồ chơi phương tiện giao thông, nút, phấn.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi : Chèo thuyền.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ Luật chơi: Tất cả các bạn ngồi quay về một phía và cùng phối hợp một động tác.
+ Cách chơi: Cho trẻ ngồi xuống chiếu theo hàng dọc 5 – 10 trẻ, chân hơi dạng vừa phải, bạn nọ ngồi nối tiếp bạn kia, hai tay bám vào vai bạn ngồi trước, hơi cúi người về phía trước, ngửa người ra phía sau, vừa đẩy vừa nói: “Chòe thuyền, chèo thuyền” (khỏang 10 lần).
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ.
* Trò chơi vận động: Thuyền về bến. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Luật chơi: Thuyền về đúng bến theo đúng tín hiệu.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thuyền có màu khác nhau, khi cô nói: “Tất cả các thuyền ra khơi đánh cá”, các cháu làm động tác chèo thuyền, vượt sóng. Khi nào cô nói: “Trời sắp có bão to”, thì tất cả các thuyền sẽ về bến của mình (thuyền màu nào về bến có cờ màu ấy), lần sau cô đổi chỗ các bến, và cho trẻ đổi thuyền cho nhau.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi phương tiện giao thông, nút, phấn.
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi: Đồ chơi phương tiện giao thông, nút, phấn.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, rửa tay, chuyển hoạt động khác.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn đồ chơi.
TRÒ CHƠI MỚI: Thuyền về bến.
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Thuyền về bến”.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện phản xạ nhanh, nhận biết màu cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị.
- Mỗi trẻ một thuyền có màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng).
- 3 lá cờ có màu giống với thuyền cắm ở ba lọ làm bến.
- Lớp học sạch sẽ thoáng mát.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1. Gợi mở.
- Cô trò chuyện cùng với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thủy, cho một vài trẻ tự kể về những phương tiện giao thông đường thủy mà trẻ biết, công dụng của chúng
ð Giờ học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng làm những chiếc thuyền ra khơi đánh cá và thi xem thuyền nào sẽ về bến nhanh hơn.
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Thuyền về bến.
- Luật chơi: Thuyền về đúng bến theo đúng tín hiệu.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thuyền có màu khác nhau, khi cô nói: “Tất cả các thuyền ra khơi đánh cá”, các cháu làm động tác chèo thuyền, vượt sóng. Khi nào cô nói: “Trời sắp có bão to”, thì tất cả các thuyền sẽ về bến của mình (thuyền màu nào về bến có cờ màu ấy), lần sau cô đổi chỗ các bến, và cho trẻ đổi thuyền cho nhau.
- Cô cho 1 trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, đổi thuyền cho trẻ, đổi chỗ bến.
- Cô nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
- Trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trẻ chơi
- Trả lời - Ra chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 20/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HOA HỌC
 Đề tài: - Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thuỷ. 
I: Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, công dụng, chất liệu của một số phương tiện giao thông đường thuỷ. 
2. Kĩ năng: 
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, các giác quan cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chú ý khi đi đường , biết chấp hành khi tham gia giao thông 
II: Chuẩn bị: 
 Tranh và lô tô xe đạp, xe máy, ô tô tàu hoả, thuyền , ca nô
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
Hát: “ Em tập lái ô tô”
 + Bài hát nói về điều gì?
 + Ô tô là phương tiện đường gì?
 + hãy kể tên một số phương tiện giao thông đường bộ mà con biết ?
=> Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, ngoài ra còn có rất nhiều phương tiện giao thông hoạt động ở các đường khác nhau
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy. 
 - Cho cả lớp đứng lên vừa hát vừa làm động tác lái thuyền bài “Em đi chơi thuyền”
 + Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? 
 + Thuyền là phương tiện giao thông đường nào?
 + Hãy kể tên một sô phương tiện giao thông đường thuỷ mà con biết?
=>Cô xuất hiện tranh cái thuyền cho trẻ quan sát và nhận xét cô lần lượt đàm thoại với trẻ
 + Cô có tranh gì đây? Thuyền được làm bằng gì?
 + Thuyền đi ở đâu? Thuyền làm gì?
 + Thuyền dùng để làm gì?
=> Thuyền làm bằng gỗ , bằng nhiều tấm gỗ ghép lại thành cái thuyền , thuyền chỉ đi được trên sông hay còn gọi là dưới nước, nước còn gọi là thuỷ lên người ta gọi là giao thông đường thuỷ, thuyền có buồm rộng hướng gió dễ di chuyển động nhanh. Thuyền dùng để chở người, chở hàng hoá, chở người đi đánh cá
* Trò chuyện về tàu thuỷ(Tương tự như trò chuyện với thuyền)
* So sánh sự giống và khác nhau của thuyền với tàu thuỷ
 + Giống nhau: Đều gọi là phương tiện đường thuỷ
 + Khác nhau: Thuyền được làm bằng gỗ
 Tàu thuỷ được làm bằng sắt
3. Hoạt động 3: Thi chọn tranh lô tô.
 - Cách chơi: 2 tổ thi đua nhau lần lượt lượt từng trẻ bật qua vạch lên chọn lô tô theo yêu cầu của cô( Đường bộ và đường thuỷ ) thời gian là một bài hát tổ nào chọn được nhiều lô tô là tổ đó thắng cuộc 
 - Tổ chức cho trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ.
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
1-2 trẻ nêu
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp tham gia
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Cây bàng.
 - Trò chơi : Trời nắng, trời mưa.
 - Chơi tự do: Vòng, gậy, hột hạt....
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên, các bộ phận và đặc điểm, ích lợi của cây bàng.
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi các trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”.
2. Kĩ năng: 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, thể lực.
3. Thái độ
 - Giáo dục biết chăm sóc bảo vệ cây, yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
 - Cây bàng.
 - Vòng, gậy, hột hạt 
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”. Hỏi trẻ:
? Bài hát nói tới việc gì vậy ?
? Mưa xuống cây cối như thế nào ?
ð Giờ học hôm nay cô sẽ cho lớp mình quan sát cây bàng.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cây bàng.
 - Cô đưa trẻ tới gốc cây bàng, trẻ đứng xung quanh cây bàng quan sát 1, 2 phút , cô hướng cho 3, 4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, các bộ phận, đặc điểm, ích lợi của cây.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung gì trẻ chưa trả lời được: Đây là cây bàng, gồm có thân cây, cành cây và lá cây. Thân cây to thẳng màu nâu, cành nhỏ màu nâu có nhiều cành, trên cành có nhiều lá, lá bàng to, mịn có hình bầu dục, màu xanh. Vì tán lá xòe rộng và lá bàng to nên trời nắng mà ta đứng dưới gốc cây rất mát và rễ chịu, ngòi ra cây xanh còn tạo cho không khí trong lành, môi trường xung quanh trường ta xanh mát.
- Vậy muốn cây luôn xanh tốt thì các con sẽ làm gì?
ðGiáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ cây xanh để tạo môi trường xanh sạch đẹp.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Trời nắng, trời mưa.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi lại trẻ cách chơi và luật của trò chơi.
- Nếu trẻ chưa nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Khi trẻ chơi cô bao quát, giúp đỡ động viên trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi 
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Vòng, hột hạt, gậy...
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Vòng, hột hạt, gậy...
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời
- Chơi trò chơi. 
- Chơi trò chơi.
- Thu dọn vào lớp
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Duyệt giáo án:
Ngày /3/2012.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 21/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: Truyện: Kiến con đi ô tô
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, thuộc truyện “Kiến con đi ô tô”, bước đầu biết kể cùng cô và các bạn.
2. Kĩ năng: 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
- Rèn kỹ năng kể diễn cảm và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên các PTGT phải ngồi ngoan, không thò đầu, thò tay ra ngoài, chấp hành các quy tắc giao thông
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa câu chuyện “Vì sao thỏ bị cụt đuôi”.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô hỏi trẻ:
+ Sáng nay ai đưa các con đi học?
+ Đi bằng phương tiện giao thông gì?
+ Trên đường đi các con còn nhìn thấy những phương tiện giao thông nào nữa?
+ Khi ngồi trên các phương tiện giao thông chúng ta phải ngồi như thế nào nhỉ?
- Giáo dục trẻ ngồi trên các phương tiện giao thông phải ngồi ngoan, không quay ngang quay ngửa, không thò tay, thò đầu ra ngoài
ð Trước đây chú thỏ nào cũng có một cái đuôi dài và rất xinh xắn, không hiểu vì sao bây giờ đuôi của các chú thỏ lại ngắn và cụt thế nhỉ, muốn biết lí do tại sao các con hãy lắng nghe cô giáo kể câu chuyện: “Vì sao thỏ bị cụt đuôi”.
2. Hoạt động 2: Cô kể mẫu.
- Cô kể mẫu cho trẻ nghe 2 lần, cô kể chậm, kể diễn cảm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật.
- Lần 2: Cô kể kết hợp chỉ tranh minh họa.
3. Hoạt động: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Thỏ và Nhím chơi với nhau như thế nào?
- Tính Thỏ như thế nào? Tính Nhím như thế nào?
ð Thỏ và Nhím là một đôi bạn tốt và chơi rất thân với nhau, Thỏ thông minh nhưng nghịch ngợm, hay nhảy nhót leo trèo khắp nơi, còn Nhím thì hiền lành và chịu khó, tính cẩn thận và chắc chắn.
- Ai giỏi kể cho cô đoạn truyện miêu tả Thỏ và Nhím là đôi bạn tốt và nói về tính cách của hai bạn?
- Một hôm Thỉ rủ Nhím đi đâu chơi? Cạnh con đường có gì nhỉ?
- Thỏ nói với Nhím như thế nào nhỉ?
- Nhím trả lời bạn như thế nào?
ð Một hôm Thỏ rủ Nhím ra ven rừng chơi và Thỏ rủ Nhím chạy qua đường sang bãi đất trống bên cạnh để hái hoa, bắt bướm, nhưng Nhím sợ có nhiều ô tô chạy trên đường nên bảo Thỏ đừng sang.
- Ai giỏi kể lại đoạn truyện Thỏ rủ Nhím chạy qua đường để hái hoa, bắt bướm nhưng Nhím không đi?
- Khi Thỏ rủ Nhím , Nhím không đi, Thỏ nghĩ như thế nào?
- Khi Thỏ chạy qua đường thì chuyện gì đã xảy ra nhỉ?
ð Thỏ rủ Nhím chạy qua đường Nhím không chạy Thỏ chạy qua đường một mình và bị 1 chiếc ô tô chạy qua đè lên đứt đuôi.
- Bị đứt mất đuôi Thỏ như thế nào?
- Nhím đã khuyên bạn như thế nào?
ð Khi bị đứt mất đuôi Thỏ rất ân hận vì đã không nghe lời Nhím, Nhím động viên Thỏ từ giờ qua đường phải cẩn thận hơn, nhìn bên phải, bên trái, không có xe nào mới được qua đường.
ð Cô kết hợp giáo dục trẻ qua đuồng phải có người lớn dắt tay, phải nhìn trước nhìn sau không có xe mới được qua đường. 
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ kể.
- Cô cho một, hai nhóm trẻ lên kể chuyện cùng cô.
- Sau đó cho một vài cá nhân trẻ lên kể chuyện cùng cô.
- Trong khi trẻ kể cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ.
5. Hoạt động 5: Kết thúc.
 - Cô cho trẻ hát bài :Nhớ lời cô dặn” – Ra chơi.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trích dẫn.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Kể chuyện cùng cô.
- Trẻ hát và ra chơi.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Trò chơi : Lá và gió.
 - Trò chơi VĐ: Luồn luồn cổng dế.
 - Chơi tự do: Phấn, giấy, lá khô.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Lá và gió”, “Luồn luồn cổng dế”.
2. Kĩ năng: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
3. Thái độ
- Hứng thú chơi với các đồ chơi: Phấn, giấy, lá khô.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, giấy, lá khô.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi : Lá và gió.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ.
* Trò chơi vận động: Luồn cổng dế.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
* Luật chơi: Bạn nào bị chụp lại ở cổng thì bị loại ra ngoài một lần chơi.
* Cách chơi: Cô cho hai trẻ cầm tay nhau giơ cao làm cổng, các trẻ còn lại bám đuôi áo nhau, chui qua cổng vừa chui qua vừa đọc theo lời:
 “Luồn luồn cổng dế.
 Bắt con dế sang sông.
 Bắt con rồng sang biển.
 Bắt con kiến bẻ đôi.
 Nào anh em ơi!
 Hãy chụp lấy cái đuôi của tôi.”
Đến câu “Hãy chụp lấy cái đuôi của tôi” thì hai trẻ làm cổng sẽ chụp tay xuống chụp nhanh lấy bạn đi sau cùng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi, động viên, khen trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, giấy, lá khô.
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi: Phấn, giấy, lá khô.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đoàn kết với các bạn.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, rửa tay, chuyển hoạt động khác.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn đồ chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 22/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài: - Gộp hai nhóm phương tiện giao thông và đếm
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tách gộp 2 nhóm PTGTvà đếm, đặt thẻ số tương ứng.
2. Kĩ năng: 
- Luyện đếm trong pham vi 5
- Rèn ngôn ngữ nói mạch lạc bằng tiếng việt cho trẻ.
3. Thái độ 
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
II.Chuẩn bị:
 - Của trẻ: 3xe máy, 2 ô tô, Thẻ số 1-5.
 - Của cô: Giống của trẻ nhưng kích thước to hơn
III.Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1: Hoạt động 1: Gợi mở. 
- Cô cho trẻ nghe hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố
- Các con vừa nghe cô hát bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
=> Bài hát nói về các bạn nhỏ khi tham gia giao thông và chấm hành tốt luật giao thông.
2: Hoạt động 2: Ôn đếm trong phạm vi 5.
 - Cô cho trẻ tìm xem xung quanh lớp có nhóm PTGT có số lượng là 5 và nhóm nào có số lượng ít hơn 5
 - Cho 2 trẻ tìm nói kết quả.
 - Sau đó cho cả lớp kiểm tra 
3: Hoạt động 3: gộp 2 nhóm PTGT và đếm
 - Cho trẻ phát hiện trong rổ của cô có Những PTGTgì?
=>Hôm nay cô sẽ cho các con gộp 2 nhóm PTGT và đếm.
 - Cô có xe gì đây?
 - Các con

File đính kèm:

  • docxTUẦN 28.docx
Giáo Án Liên Quan