Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề chính: Trường Vàng Anh của bé

- Tập cho trẻ thói quen ở lại bản trú, ăn trưa ở trường.

- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, ca, bát, thìa.

- Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống,sinh hoạt.

- Phối hợp các bộ phận trên cơ thể thực hiện các vận động theo nhu cầu bản thân, tập thể dục.

- Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường.

 

doc39 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề chính: Trường Vàng Anh của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG MỤC TIÊU- NỘI DUNG CHÍNH
CHỦ ĐỀ CHÍNH: TRƯỜNG VÀNG ANH CỦA BÉ
Thời gian: 3 tuần. Từ ngày 12 đến 30/9/2011
Lĩnh vực phát triển
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1
PHÁT
TRIỂN THỂ CHẤT
- Tập cho trẻ thói quen ở lại bản trú, ăn trưa ở trường.
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, ca, bát, thìa....
- Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống,sinh hoạt...
- Phối hợp các bộ phận trên cơ thể thực hiện các vận động theo nhu cầu bản thân, tập thể dục....
- Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường.
2
PHÁT
TRIỂN NHẬN THỨC
- Trẻ biết tên trường Vàng Anh, ở Tam Hiệp-Núi Thành-QN.
- Lớp MG lớn bé học.
- Cô hiệu trưởng, hiệu phó, cô giáo chủ nhiệm,....
- Phân biệt các khu vực trong trường và công việc của các cô trong khu vực đó.
- Biết tên các bạn trong lớp.
- Phân biệt đồ dùng, đồ chơi,của lớp.
- Đếm, nhận biết chữ số, số lượng trong phạm vi 5
.
3
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Biết bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ,...của bản thân bằng lời nói.
- Biết lắng nghe cô, bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi theo hiểu b biết của bé.
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, mạch lạc về trường mầm non.
- Biết nói năng lễ phép, rõ ràng, mạch lạc.
4
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
- Trẻ tham gia tích cực hoạt động văn nghệ chuẩn bị khai giảng năm học mới.
- Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình về trường mầm non.
- Hát, múa một cách tự nhiên các bài hát về trường mầm non.
5
PHÁT TRIỂN TC-XH
- Trẻ biết kính trọng,yêu quý cô giáo, các cô trong trường, thân thiện, hợp tác với các bạn trong lớp.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,vệ sinh chung.
- Thực hiện một số quy định của lớp,của trường.
- Trẻ tích cực tham gia lễ hội( ngày hội đến trường, trung thu)
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011
Chủ đề nhánh: BÉ VUI HỘI TRUNG THU
Tên hoạt động: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU
I. Mục đích yêu cầu: 
 1/ Kiến thức: 
 - Trẻ biết được tết trung thu có ở mùa thu.
 - Biết được tết trung thu dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng.
 2/ Kỹ năng: Biết được một số trò chơi của ngày tết trung thu.Biết thể hiện một số trò chơi như múa lân, trước đèn lồng..
 3/ Giáo dục: Trẻ biết yêu thích cảnh đẹp của thiên nhiên, vui tươi nhộn nhịp trong ngày tết dành cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
 Cô: Tranh vẽ ngày tết trung thu, có đèn lồng, múa lân. Có ông trăng tròn, có chị Hằng Nga .trống cơm, đầu lân.
 Trẻ: Mặc nạ, trống, lồng đèn, bánh, quả, trang phục múa lân.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động học:
1. Mở đầu hoạt động: 
 - Cô cho trẻ hát bài “ Đêm trung thu”
 - Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về ngày gì?
 - Thế ngày tết trung thu dành cho ai?
 - Ngày tết trung thu có ở mùa nào? Vì sao con biết?
 - Mẹ con thường mua những đồ chơi gì cho con vào dịp tết trung thu.
 - Cô tóm ý và nói cho trẻ biết ngày tết trung thu có ở mùa thu và đặc biệt ngày tết này dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng.
2. Hoạt động trọng tâm: 
 a/ Quan sát tranh trò chuyện
 - Cô hỏi trẻ cô có tranh vẽ về ngày gì?
 - Trong tranh gồm có những ai?
 - Chị Hằng đang làm gì?
 - Các bạn nhỏ đang chơi những trò chơi gì?
 - Con thích chơi trò chơi nào nhất trong đêm hội trung thu.
 - Cô gợi hỏi trẻ có nhận xét gì về bầu trời của đêm rằm trung thu.
 - Sau mỗi lần trẻ trả lời cô đều tóm ý nhắc lại.
 - Lồng giáo dục. Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp của quê hương mình.
 - Cô gợi hỏi trẻ thích chơi trò chơi gì trong ngày tết trung thu.
b/ Trò chơi chuyển tiếp.
 - Trẻ nêu lên ý thích của trẻ và cô cho trẻ chơi múa lân, rước đèn lồng, hát múa cùng nhau.
c/ Trò chơi cũng cố kiến thức:
 * Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
 - Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa đọc đồng dao “ Dung dăng dung dẻ” đến đoạn ngồi sập xuống đất thì trẻ ngồi xuống đất, cô đứng hoặc khum lưng tuỳ cô, trẻ không không được làm theo.
 - Luật chơi: Nếu trẻ nào không chú ý ngồi xuống đất mà làm theo cô thì cô mời lên phía trước nhắm mắt lại, cô để rổ đồ chơi ra và trẻ dùng tay sờ vào rổ đồ chơi đó chọn một cái và trả lời đó là cái gì. Nếu trả lời đúng được tuyên dương trả lời sai thì bị nhảy lò cò.
 - Số lần chơi tuỳ tình hình lớp.
 - Cô nhận xét khen trẻ.
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
 - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi xuống sàn chia trẻ làm 3 đội, mỗi đội 1 quả bóng vừa hát vừa chuyền bóng đến hết bài hát quả bong dừng lại ở tay của bạn nào trong đội thì bạn đó có nhiệm vụ nêu lên 1 trò chơi hoặc một đồ hoặc một tên của loại bánh có ở tết trung thu.
 - Luật chơi: Nếu đội nào trả lời không đúng đội đó sẽ bị nhảy lò cò toàn đội 1 lần. 
 - Số lần chơi tuỳ tình hình lớp.
 - Cô nhận xét khen trẻ
3. Kết thúc hoạt động:
 - Cô cho trẻ hát bài kết thúc giờ học.
NHẬN XÉT
....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011
Chủ đề nhánh: BÉ VUI HỘI TRUNG THU
Tên hoạt động: THỂ DỤC
Đề tài: BÉ NÀO NÉM XA NHẤT( NÉM XA BẰNG 1 TAY)
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết đưa tay cao để ném xa bóng bằng 1 tay.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo trong khi thực hiện như ném đúng tư thế làm bong bay xa. Rèn kỹ năng vận động của đôi bàn tay.
 3. Giáo dục: Giờ học tập trung chú ý, thích vận động. 
II. Chuẩn bị: 
 - Cô: Bóng, cờ thể dục, sân bãi an toàn sạch sẽ, máy cat set, giây thừng.
 - Trẻ: Mỗi trẻ một quả bóng
III. Tiến trình tổ chức hoạt động học :
1. Mở đầu hoạt động: Khởi động
 - Cô cho trẻ khởi động với bài hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”
2. Hoạt động trọng tâm: Trọng động
a/ BTPTC:
 - Hô hấp: động tác 1: Thổi bóng bay.
 + Trẻ tập theo nhịp hô của cô: 2 lần*8 nhịp
 - Tay vai: động tác 2: Tay thay nhau quay dọc thân.
 + Cô thực hiện mẫu một lần. Sau đó cô cùng tập với trẻ.
 - Chân: động tác 3: Bước khuỵu một chân ra phía trước chân sau thẳng.
 + Cô làm mẫu một lần sau đó cô cùng tập với trẻ.
 - Bụng: động tác 4: Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
 + Cô cùng tập với trẻ
 - Bật: động tác 1: Bật tiến về phía trước.
 + Cô hô trẻ bật
b/ Vận động cơ bản:
 - Động tác bổ trợ: Cô cho trẻ vừa hát vừa chơi chuyền bóng qua đầu.
 - Số lần chơi tuỳ tình hình lớp.
 - Cô nhận xét khen trẻ và hỏi có thích ném bóng cùng cô không?
 - Cô cho một vài trẻ lên ném tự do cô nhận xét khen trẻ.
 - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang, đối diện cách nhau 2, 5 – 3m.
 - Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1.
 - Lần 2 vừa ném vừa giải thích. 
 - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, tay (tay cùng phía với chân sau) cầm túi cát đưa từ trước xuống dưới ra sau lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa ở thời điểm tay cao nhất. 
 - Cô ném lại lần 3 cho trẻ xem
 - Mời 2 trẻ khá lên ném thử
 - Cô nhận xét khen trẻ.
* Trẻ thực hiện:
 - Lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.
 - Cô quan sát, chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ ném đúng kỉ thuật.
 - Lần 2 cô mời từng tổ thực hiện
 - Lần 3 tổ chức cho 2 tổ thực hiện ném dưới hình thức thi đua với nhau.
 - Mời 2 trẻ khá lên ném lại củng cố
c/ Trò chơi vận động: Kéo co
 - Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 4 đội thi đua kéo cùng nhau. Sau đó chọn ra 2 đội thắng cuộc thi đua kéo sau đó chọn ra một đội vô địch trong trò chơi.
 - Luật chơi: 4 đội thi đua kéo đội nào thắng cuộc sẽ tiếp tục thi cùng nhau sau đó đội nào vô địch sẽ được tặng một tràn pháo tay.
 - Trẻ cùng thi đua chơi với nhau.
 - Cô nhận xét khen trẻ.
3. Kết thúc hoạt động : Hồi tĩnh
 - Trẻ đi lại nhẹ nhàng vài vòng.
 - Kết thúc giờ học./.
NHẬN XÉT
....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG HỌC
	Thứ 4 ngày 14 tháng 9 Năm 2011
Chủ đề nhánh: BÉ VUI HỘI TRUNG THU	 
Tên hoạt động: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài:	BÉ ÔN TẬP CÁC SỐ 1-2, SO SÁNH CHIỀU RỘNG
I. Mục đích yêu cầu:
 1/ Kiến thức: Trẻ nhận biết các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 1-2. Nhận biết được các chữ số 1-2. Nhận biết được chiều rộng của 2 đối tượng
 2/ Kỹ năng: Trẻ nhận biết nhanh, đếm đúng. Biết so sánh được chiều rộng của hai đối tượng
 3/ Giáo dục: Giờ học tập chú ý, mạnh dạng tự tin, giao lưu cùng cô trong giờ học.
II. Chuẩn bị: 
 - Cho cô: một số đồ dùng đồ chơi có số lượng 1- 2 để quanh lớp, một chiếc túi có đựng đồ dùng, hai hộp bánh có chiều rộng khác nhau. 3 ngôi nhà có gắn chữ số.
 - Cho trẻ: Vở bài tập toán, đồ dùng đồ chơicho mỗi trẻ có số lượng 1-2 chữ số 1-2, mỗi trẻ có 2 mảnh giấy hai màu khác nhau, kích thước khác nhau.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động học :
1/ Mở đầu hoạt động:
 - Cô cho trẻ chơi dung dăng dung dẻ
 - Cô hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
 - Cô khen trẻ và tặng cho trẻ một chiếc túi cô mời một trẻ lên mở túi.
 - Cô cho trẻ gọi tên đồ dùng trong túi
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Ôn số lượng 1-2. Nhận biết chữ số 1-2.
 - Cô cho trẻ đếm các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 1-2 xung quanh lớp.
 - Cô ngợi hỏi trẻ để chỉ nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng 1-2 cô sẽ dùng chữ số mấy?
 - Cô tóm ý nhắc lại cho trẻ nghe 1 lần và giới thiệu chữ số 1-2 cho trẻ xem lại 1 lần.
 - Cô cho cả lớp đồng thanh chữ số 1-2.
 - Cô mời một số trẻ lên chọn chữ số gắn vào.
 - Cô nhận xét khen trẻ.
b. Ôn so sánh chiều rộng.
 - Cô chọn một nhóm đồ dùng có số lượng là 2, cô chồng 2 băng giấy khác màu lên nhau, cô hỏi trẻ có những nhận xét gì về hai băng giấy đó 
 - Xong cô chọn tiếp 2 băng giấy khác cô mời 1 trẻ lên chồng thử hai băng giấy lên nhau xem thế nào.
 - Cô hỏi trẻ băng giấy màu gì rộng hơn? Băng giấy nào hẹp hơn?
+Băng giấy màu xanh rộng hơn màu đỏ hẹp hơn
 - Cô cho trẻ thực hiện trên đồ dùng của trẻ.
 - Cô gợi hỏi một số trẻ để trẻ trả lời băng giấy nào rộng, băng giấy nào hẹp.
3. Hoạt động 3: Trò chơi
 - Trò chơi: Tìm đúng nhà
 - Cách chơi: Cô tặng cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ số cho trẻ vừa đi vừa hát cùng cô, đến đoạn bài hát cô quy định thì chạy về nhà. Trẻ có thẻ số nào thì về đúng ngôi nhà số đó.
 - Luật chơi: Trẻ nào tìm về không đúng số nhà với thẻ số đang có sẽ bị nhảy lò cò.
 - Cô cho trẻ chơi 4-5 lần. Cô nhận xét khen trẻ.
 - Trò chơi: Tay ai khéo
 - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi xuống sàn nhà dùng bút màu tô nhóm đồ dùng có số lượng 1- 2 dùng bút nối nhóm đồ dùng với số lượng.
 - Luật chơi: Trẻ chọn đúng nhóm đồ dùng và tô đúng với số lượng qui định và nối đúng nhóm đồ dùng với chữ số.
 - Đội nào tô đúng nối đúng số lượng đội đó sẽ thắng
 - Trò chơi: Ai nhanh tay
 - Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 đội lần lược từng trẻ mỗi đội bật qua 3 vạch chạy đến chọn nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 1 hoặc 2 khoanh tròn nhóm đồ dùng lại chạy về cuối hàng bạn khác tiếp tục bật lên khi nào có hiệu lệnh hết giờ thì dừng lại.
 - Luật chơi: Trẻ mỗi đội bật qua hai vạch chạy đến chọn và khoanh tròn nhóm đồ dùng có số lượng 1 hoặc 2( Mỗi trẻ chỉ khoanh một nhóm đồ dùng). Hết thời gian qui định đội khoanh được nhiều nhóm đồ dùng, đúng nhóm sẽ thắng.
 - Cô nhận xét khen trẻ 
4. Kết thúc hoạt động:
 - Nhận xét , tuyên dương./.
NHẬN XÉT
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2011
Chủ đề nhánh: BÉ VUI HỘI TRUNG THU
Tên hoạt động: VĂN HỌC
Đề tài: Thơ: TRĂNG SÁNG 
I. Mục đích yêu cầu:
 1/ Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. 
 2/ Kỹ năng:
 - Trẻ đọc diễn cảm, biết thể hiện điệu bộ sắc thái theo nội dung bài thơ.
 - Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng
 3/ Giáo dục: Trẻ biết yêu quê hương, yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
 - Cô; Tranh vẽ theo nội dung bài thơ, dưới tranh có từ của nội dung bài thơ, que chỉ.
 - Trẻ: Tranh vẽ theo nội dung bài thơ cho trẻ chơi trò chơi. Giấy phông, bút chì đen, bút chì màu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động :
1. Mở đầu hoạt động: 
 - Cô cho trẻ hát bài “Gác trăng”
 - Qua bài hát cô trò chuyện cùng trẻ về đêm trăng.
 - Cô gợi hỏi: Ai canh gác cho trăng tròn và sang để các con được vui chơi.
 - Bầu trời đêm trung thu có trăng như thế nào?
 - Cô tóm ý trẻ và nói cho trẻ biết. Bầu trời đêm trung thu có ánh trăng chiếu sáng sân nhà. Để nói lên vẽ đẹp của trăng tác giả “Nhược Thuỷ” đã sáng tác bài thơ “Trăng sáng” để tặng cho các con hôm nay các con cùng cô học thuộc bài thơ này.
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ đọc thơ “Trăng sáng”
a/ Cô đọc mẫu:
 - Cô đọc bài thơ lần 1. Thể hiện điệu bộ sắc thái
 - Cô tóm tắc nội dung bài thơ.
 - Bài thơ trăng sáng đã nói lên vẽ đẹp của trăng, toả ánh sáng khắp mọi nơi, tác giả tả trăng tròn như cái dĩa, trăng khuyết giống như chiếc thuyền trôi và những đêm trăng sáng trăng đi theo bước chân của các con như cùng đi chơi với các con
 - Cô đọc lần 2: Vừa đọc vừa cho trẻ xem tranh.
 - Lần 3: Cô đọc trích dẫn giảng giải nội dung bài thơ.
 + Đoạn 1: Từ sân nhà em  sáng ngời.
 - Đoạn thơ này muốn nói lên sân nhà con sáng lên vào ban đêm là nhờ có ánh trăng chiếu sáng.
 + Đoạn 2: Từ trăng tròn như cái  đi chơi
Đoạn thơ này muốn nói lên vẽ đẹp của vầng trăng tròn như chiếc đĩa, còn những đêm trăng khuyết thì trăng giống con thuyền và trăng cũng đi theo các con để được đi chơi cùng các con.
 - Cô giải thích từ khó “Trăng khuyết” “Lơ lững” 
 + Trăng khuyết là trăng chưa đến độ tròn còn lõm giống như lưỡi liềm người ta gọi là trăng khuyết.
 + Lơ lững: có nghĩa là treo lừng thừng nhìn như dễ bị rơi.
 - Cho trẻ hát “Ánh trăng hoà bình”
b/ Đàm thoại:
 + Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì?
 + Trong bài thơ tác giả tả trăng giống cái gì?
 + Những đêm trăng khuyết trông trăng như thế nào?
 + Trăng cùng các con đi đâu?( đi chơi)
c/ Dạy trẻ đọc thơ:
 - Cô cho trẻ đọc thơ dưới hình nhiều hình thức như: Đọc cả lớp, đọc theo tổ, đọc nhóm, cá nhân.
 - Cho trẻ thi đua cùng nhau.
d/ Trò chơi:
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
 - Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 3 đội lần từng trẻ mỗi đội bật qua 2 vòng tròn chạy đến chọn một bức tranh có nội dung giống như câu thơ cô vừa đọc gắn lên bảng chạy về cuối hàng, bạn khác tiếp tục bật lên khi nào có hiệu lệnh hết giờ thì dừng lại cô và trẻ cùng chơi.
 - Luật chơi: Đội nào chọn đựơc nhiều tranh đúng đội đó sẽ thắng, cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.
 - Cô nhận xét khen trẻ. 
3. Kết thúc hoạt động:
 - Hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
 - Chuyến hoạt động./.
NHẬN XÉT
....................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2011
Chủ đề nhánh: VUI HỘI TRUNG THU
Tên hoạt động: TẠO HÌNH
Đề tài: CẮT DÁN ĐÈN LỒNG
I. Mục đích yêu cầu:
 1/ Kiến thức: Trẻ biết tên và đặc điểm của một số loại đèn lồng
 2/ Kỹ năng: Trẻ biết cách gấp giấy, cắt và dán thành chiếc đèn lồng
 3/ Thái độ: Thích được tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
II. Chuẩn bị:
 - Cô: Mẫu đền lồng của cô
 - Trẻ: Giấy màu, hồ dán, bút chì đen, bút chì màu. 
III. Tiến trình tổ chức hoạt động :
1. Mở đầu hoạt động: 
 - Cô cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
 - Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát ngày gì?
 - Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày hội trung thu.
 - Ngày Tết Trung Thu nhà cháu có treo đèn lồng không ?
 - Loại đèn gì ?
 - Ai mua cho cháu ?
 - Cô cũng có một số đèn lồng rất đẹp con có muốn xem không ?
2. Hoạt động trọng tâm:
a, Quan sát mẫu
 - Cho trẻ quan sát một số chiếc đèn lồng, gợi hỏi trẻ về tên gọi, hình dáng, màu sắc, chất liệu của một số đèn lồng
b/ Quan sát mẫu đèn lồng cắt dán của cô
- Cô cho trẻ chuyển đội hình đến xem một số đèn lồng của cô và các bạn học sinh cũ làm tết trung thu năm trước, cùng đàm thoại cùng cô về một số đèn lồng.
 + Trẻ quan sát, gọi tên, nhận xét một vài đặc điểm của một số chiếc đèn lồng của cô.
 - Hỏi trẻ: Cháu có muốn làm những chiếc đèn lồng thật đẹp để trang trí nhà mình vào ngày Tết Trung Thu không ?
 - Hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau cắt dán thật nhiều chiếc đèn lồng để trang trí cho lớp mình và mang về trang trí cho nhà thêm đẹp trong ngày Tết Trung thu nhé.
c/ Cô vừa làm mẫu vừa phân tích: 
 - Cô gấp đôi tờ giấy thành hình chữ nhật sau đó dùng kéo cắt theo đường thẳng thành các nan giấy ( Khoảng cách là 1cm).
 Lưu ý nhắc trẻ cắt từ sống giấy lên và không cắt rời ( chừa lại khoảng 1cm)
 - Sau đó mở ra và dán 2 đầu nan giấy lại.
d, Trẻ thực hiện:
 Cô gợi hỏi trẻ :
 - Con thích làm đèn lồng màu gì ?
 - Con sẽ cắt dán đèn lồng ntn ?
 - Cho trẻ về bàn thực hiện ý tưởng của mình
 - Cô bao quát, gợi ý, giúp trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
 - Mở nhạc cho trẻ nghe
e, Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
 - Trẻ cắt dán xong cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá cùng nhận xét sản phẩm của bạn
 - Con thích chiếc đèn lồng nào ?
 - Vì sao con thích ?
 - Cô chọn một số đèn lồng cắt dán đẹp, cân đối nhận xét lại cho các bạn cùng nghe
3. Kết thúc hoạt động: 
 - Cô cùng trẻ hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng” , nhạc và lời Phạm Tuyên
 + Trẻ vừa hát vừa rước đèn đi xung quanh lớp.
 - Chuyến hoạt động./.
NHẬN XÉ

File đính kèm:

  • docchu de TRUONG MAM NON.doc
Giáo Án Liên Quan